Truyền thông TC phản ứng gay gắt trước việc ông Lý Gia Thành rút tài sản khỏi thị trường nước này

Cac Bai Khac

No sub-categories

Truyền thông TC phản ứng gay gắt trước việc ông Lý Gia Thành rút tài sản khỏi thị trường nước này

Tác giả: Frank Fang, Epoch Times | Dịch giả: DK Lam, 19 Tháng Chín , 2015

Nhà đại tư bản Hồng Kông Lý Gia Thành chúc tết các phóng viên khi ông tham dự một cuộc họp báo tại Hồng  Kông vào ngày 26 tháng 2 năm 2015 (Philippe Lopez/AFP/Getty Images)

Người đàn ông giàu nhất châu Á, ông Lý Gia Thành, đang rút dần tài sản của mình ra khỏi Trung Quốc, đây là một dấu hiệu đầy sức thuyết phục cho thấy ông nhìn ra viễn cảnh không mấy sáng sủa khi tiếp tục đầu tư ở đây. Sau khi phát ngôn viên Tân Hoa Xã chính thức lên án hành động của ông Lý, nhiều kênh truyền thông nhà nước khác liên tục viết bài ủng hộ ý kiến này. Với giọng điệu có tính công kích ngầm, các bài viết này tuyên bố TC không hề bối rối, dù chỉ một chút, khi ông Lý ra đi.

Được trìu mến gọi với tên “Superman” (siêu nhân) ở Hồng Kông vì sự nhạy bén kinh doanh của mình, ông Lý, 87 tuổi, đã chuyển dần tài sản từ TC sang Châu Âu từ năm 2011. Ông Lý là một nhà đại tài phiệt sinh tại Triều Châu và là một nhà từ thiện lớn, ông đã sáp nhập công ty điện với công ty phát triển cơ sở hạ tầng của mình, và hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông.

Hành động này nhận được những phản ứng gay gắt từ chính quyền TC. Vào ngày 12 tháng 9, Học viện Liaowang liên kết với Tân Hoa Xã đăng bài viết “Đừng để Lý Gia Thành rời đi như vậy”. Bài viết chỉ trích ông đồng thời đe dọa rằng vị thế chính trị của ông ở TC sẽ bị đe dọa nếu ông vẫn muốn “ra đi”.

3 ngày sau, tờ Secuities Times, một tờ báo chịu sự chỉ đạo của Nhân Dân Nhật Báo, đăng một bài bình luận tựa đề “Hãy để Lý Gia Thành rời đi nếu ông ta muốn – Trời xanh vẫn còn đó”.

Giọng điều của bài viết ngày 15 tháng 9 trên tờ Securities Times còn gay gắt hơn bài báo của Tân Hoa Xã. Tác giả Hoàng Hạ Bằng buộc tội ông Lý Gia Thành đổ tiền vào Châu Âu, nơi được “pháp luật đảm bảo tốt hơn” để “con cháu có thể dễ dàng thừa hưởng” tài sản của ông ta thay vì mang lại lợi ích cho xã hội TC.

Tác giả Hoàng thừa nhận rằng chính quyền không có nhiều lựa chọn cho trường hợp này. “Nếu chính quyền viện cớ và không cho nhà đầu tư rời đi, những công ty bất động sản khác chắc chắn sẽ lo lắng”.

Ngoài ra, theo Hoàng, TC “sắp trải qua một đợt cải tổ ngành công nghiệp và cần nhiều vốn đầu tư hơn” và là một nền kinh tế đang đi lên khi so sánh với châu Âu “già cỗi và yếu ớt”, nơi mang lại rất ít cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận.

Hoàng kết luận “Hãy để Lý Gia Thành rời đi nếu ông ta muốn- Trời xanh vẫn còn đó”

Một ngày sau, tờ báo được nhà nước chi phối Tin tức Bắc Kinh lặp lại quan điểm của tác giả Hoàng khi cho rằng để công ty của ông Lý tiếp tục ở lại TC sẽ ảnh hưởng đến tính tin cậy của thương trường, và tuyên bố “Việc ông Lý Gia Thành đi hay ở lại hoàn toàn không thể hiện gì cho tình hình kinh tế Trung Quốc”. Bài bình luận này cố gắng miêu tả hành động của ông Lý chỉ đơn thuần là một quyết định kinh doanh, không liên quan gì dến chính trị.

Cư dân mạng TC không hề bị thuyết phục bởi những lập luận của các cơ quan ngôn luận nhà nước.

Một bình luận trên Sina Weibo (một mạng xã hội như Twitter của TC) cho rằng: “Với giọng điệu tuyên bố như thế này, tôi cảm giác [Lý Gia Thành] đã đúng!”,