Tập San Tân Ðại Việt Số 9 – 2015
Mục Lục
Chánh trị, Kinh tế
Bs Mã Xái: Dân chủ hoá: Cách mạng hay Diễn Biến Hoà Bình trong hiện tình đất nước và thế giới.
TS. Nguyễn Ngọc Sẵng: Kịch Bản Nào Cho Việt Nam Trong Đại Hội Đảng Cộng Sản Lần Thứ 12…
Nguyễn văn Trần: Giáo lý của người cách mạng cộng sản trên thế giới 1917 – 2015…
Phan Văn Song: Khủng hoảng tài chánh Tàu, cơ hội cho Việt Nam thoát trung
Phan Văn Song: Việt Nam, Tấm Khiêng Muôn Thuở Chống Tàu. Xưa Cờ Vàng, Nay Cờ Đỏ, Tạo Mâu Thuẩn Giữa Người Quốc Gia, Mỹ Đang Thay Ngựa Giữa Dòng.
Tin tức, thời sự
Nhữ Đình Hùng:
-Thoả-hiệp về chương-trình Nguyên-tử của Iran”
-Téhéran đề-nghị một kế-hoạch hoà-bình cho Syrie
-Nga đưa đề-nghị thành-lập một liên-minh có cả Damas để chống…
-Khủng-bố trên xe lửa TGV Thalys ngày 21.08.2015!
-Bắn nhau qua lại giữa Bắc và …
Tài liệu tham khảo
GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn Lý thuyết xã hội
Nguyễn Xuân Nghĩa: Mỹ Hoa tao ngộ mới lạnh mình
Trần Bình Nam: Những vấn đề của Hoa Kỳ khi trở lại Á châu – Thái…
Giáo Già: Thư cho con Văn Hóa Giáo Dục Việt Cộng Dạy Con Người Tàn Ác, Mất Nhân Tính
Thanh Thủy: Tham luận 108
Sưu tầm, Văn, Thơ
GS Châu Tiến Khương: Tâm tình bên tách cà phê
Nguyễn thị Cỏ May: Phụ nữ là phải đẹp
Nguyệt Quỳnh: Sâu và Người
Nguyễn thị Cỏ May: Lại chuyện dựng tương Hồ Chí Minh
Dân chủ hoá: Cách mạng hay Diễn Biến Hoà Bình trong hiện tình đất nước và thế giới – Bác Sĩ Mã Xái
Dân chủ hóa Việt Nam là nhu cầu ưu tiên hiện nay cho một nước Việt Nam tự do dân chủ pháp trị, cho dân giàu nước mạnh; ngày nào mà chế độ toàn trị còn ngự trị thì đồng bào ta còn tiếp tục chịu đựng những bất hạnh đau thương, tiếp tục chứng nghiệm sự bạo tàn, vô nhơn đạo, những tội ác do đảng CSVN gây ra, khoác dưới chiếc áo Mác-Lê mục rữa, phản dân tộc, sẵn sàng làm chư hầu cho Bắc phương, tiếp tục phá nát tiền đồ của tổ quốc, đưa dân tộc đến chỗ diệt vong. Do đó mục tiêu của cuộc đấu tranh của chúng ta là phải giải trừ chế độ cộng sản Việt Nam nhổ bỏ tận gốc chủ nghĩa Mác-Lê bằng sức mạnh dân tôc, dựa trên ý thức hệ dân tộc, huy động được sức mạnh của toàn dân trong nước và hải ngoại, với sự yểm trợ của thế giới tự do, phù hợp thời đại toàn cầu hóa, thời đại thông tin. Giải thể chế độ CSVN là phương cách hữu hiệu để dân chủ hóa đất nước, bằng con đường Cách Mạng hay theo sách lược Diễn Biến Hòa Bìnhh, căn bản là ôn hòa bất bạo động, nhưng đôi khi hình thức bạo loạn cũng có tác dụng nhứt định thúc đẩy quá trình dân chủ hóa.
Trong thời gian gần đây, vấn đề Dân chủ hóa Việt Nam lại được đem ra thảo luận trên các cơ quan truyền thông Âu Châu, Hoa Kỳ trong bối cảnh tranh chấp quyền lực quyết liệt giữa các chóp bu lãnh đạo đảng CSVN trước thềm Đại hội tòan quốc 12 (2016), làm nhiều người suy luận có thể đưa đến đột phá chính trị bất ngờ; và thêm vào biến chuyển đó một “Kỷ nguyên mới về mối quan hệ Mỹ Việt” chung quanh hội nghị thượng đỉnh “lịch sử” Obama-Nguyễn Phú Trọng (7/2015) tại Phòng Bầu dục trong tòa Bạch Ốc khiến nhiều nhà phân tích cho rằng Hà Nội đang chuyển hướng có ý định “thoát Trung”, Trọng lại được TT Obama hứa hẹn không đá động vì tới thể chế chánh trị, xác định tôn trọng chủ quyền và sự vẹn toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, còn Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Osius trong buổi gặp gỡ cộng đồng tị nạn Nam Cali đã không úp mở: HK không tìm cách thay đổi thể chế chánh trị của Việt Nam, cũng trong luận điệu đó, cựu đại sứ Peter Peterson lại phát biểu thêm rằng Hoa Kỳ cũng không màng nghĩ đến vấn đề ý thức hệ mà CSVN vẫn mãi tôn thờ và Osius còn tuyên bố là CSVN sẽ có tiến bộ nhơn quyền và sớm có tự do dân chủ! Nhưng thực tế thì nhơn quyền chỉ có thụt lùi tại Việt Nam, nhưng do nhu cầu chánh trị, Hoa kỳ vẫn muốn Hà Nội về với mình như một đối tác tiềm năng trong chiến lược Tái Cân Bằng về Châu Á Thái Bình Dương, và mời CSVN vào mạng lưới mậu dịch tự do tiêu chuẩn cao là hiệp hội Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP trong khi đó TC không được mời. Chánh phủ Hoa Kỳ đặc biệt trong thời Obama-Clinton tỏ ra tích cực can dự vào Biển Đông vì quyền lợi hàng hải chiến lược và quyền lơi tự do lưu thông trên biển, trên không và quyết tâm bám trụ tại ĐNA, Hoa Kỳ do đó giữ được sự tin cậy của ASEAN và thế giới trong vị thế của siêu cường, và nhờ đó tạo điều kiện cho Hà Nội xoay trục về Hoa Thạnh Đốn, và có ý định quay lưng với Trung Cộng vì thái độ lộng hành và trịch thượng trong biến cố giàn khoan HD-981. Theo thăm dò của PEW, nhơn dân Việt Nam nhìn sự hiện diện của HK với thái độ tích cực, trái lại đa phần rất tiêu cực đối với Trung Cộng. Sở dĩ Hoa Kỳ nhúng tay mạnh hơn vào Việt Nam vì nhu cầu đạt được TPP chớ không vì tự do dân chủ cho Việt Nam. Nhưng can dự sâu vào Việt Nam, các giá trị tư do, dân chủ, nhơn quyền của Mỹ sẽ có tác động tốt cho “diễn tiến hòa bình“ điều mà Việt Cộng rất sợ hiệu ứng “mưa lâu thắm đất”; trên tờ báo Nhân Dân ngày 10/6/2015 Trung tướng CSVN Nguyễn Viết Thắng cho đăng bài “Phòng ngừa, đẩy lùi nguy cơ ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ “ trong đó đổ lỗi cho các thế lực thù địch đã vận dụng chiến lược “Diễn Biến Hòa Bình” như một trong những thủ đoạn hết sức thâm hiểm để thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng CSVN, muốn chuyển chế độ XHCN sang môt quỹ đạo khác, Thắng muốn nói vào quỹ đạo tư bản Mỹ. Khi Trọng đi Mỹ về, bản chất giáo điều của ông lại thêm một lần nữa lộ diện trong bài phát biểu tại đại hội Hội Báo Chí lần thứ 10 (9/8/2015) rằng không có đa đảng, đa nguyên chánh trị; thế thì làm gì có cải cách chánh trị nói chi đến cách mạng. Nhiều người cho thấy nhà nước CSVN đã được Hoa Kỳ lên giây cót để an tâm nắm giữ thể chế. Trọng trong nhiều trương hợp đã từng khẳng định trung thành với chủ nghĩa Mac-Lê và tiếp tục quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Sau 20 năm tiệm tiến gần với Mỹ kể từ ngày có liên lạc ngoại giao (1995) đảng CSVN không hề có ý định thay đổi thể chế, cho nên dù phe theo Tàu hay theo Mỹ thắng cuộc trong Đại Hội 12, không ai dám tin rằng Nguyễn Tấn Dũng tạo được sự đột phá “thay rượu đổi bình”. (Theo đồn đoán từ truyền thông lề trái đồng chí X sẽ là Tổng Bí Thư đảng, có thể kiêm luôn Chủ tịch nước!)
Dưới sự lãnh đạo của đảng CS, Việt Nam trên mọi mặt đã lâm vào thế tụt hậu, yếu kém từ lãnh vực kinh tế, giáo dục , y tế, và nguy hiểm hơn sau 30 năm thống trị miền Bắc và 40 năm trên cả nước, cộng sản Hà Nội đã thay đổi nền tảng xã hội nhân bản bằng một nền văn hóa cướp giựt XHCN, đạo đức xuống cấp thê thảm, và tệ hại hơn khả năng còn bị Hán hóa.
Đất nước cần sự thay đổi; ai sẽ làm cuộc thay đổi, mô hình thay đổi nào thích hợp cho đất nước? Canh tân hay Cách Mạng, ôn hòa hay bạo lực? Trong những năm gần đây thấy xuất hiện phong trào đấu tranh dân chủ, cho tự do tôn giáo, những cuộc xuống đường chống Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông, biểu tình của công nhân về quyền lợi bảo hiểm xã hội, của nông dân khiếu kiện, dân oan mất đất Kiến nghị về sửa đổi HP 1992 để xoá bỏ điều 4 HP, kêu gọi đa nguyên chánh trị… và Kiến nghị của 61 đảng viên kỳ cựu. Sự thật phải nói phong trào dân chủ đã hiện diện khá lâu như vụ Nhân Văn Giai Phẩm ở Miền Bắc, các đảng cách mạng truyền thống, Phong trào Thống Nhứt Xây Dựng Dân Chủ (1993), Khối 8406, Cao Trào Nhân Bản. Một sự kiện đáng chú ý là sự dấn thấn của tuổi trẻ sinh ra và lớn lên trong lòng XHCN đã nhập cuộc vào phong trào dân chủ. Đến nay có trên hai mươi tổ chức xã hội dân sự (XHDS) độc lâp ra đời, không được nhà nước cộng sản thừa nhận về măt pháp lý, bên cạnh cả trăm tổ chức XHDS quốc doanh, đứng đầu là Mặt Trận Tổ quốc.
Phương tiện truyền thông tân tiến đã hỗ trợ hữu hiệu cho phong trào dân chủ và các tổ chức XHDS đẩy mạnh tiếng nói dân chủ, nhơn quyền lan sâu vào quần chúng, trao đổi với quần chúng hiểu rõ và thúc đẩy cuộc tranh đấu cho quyền của người dân đã bị CSVN tước đoạt; phương tiện truyền thông giúp mở rộng không gian đấu tranh, giải quyết vấn đề liên lạc kết nối các đoàn thể với nhau, truyền thông giúp tiếp cận thông tin toàn cầu, những chuyển động tiến hóa của nhơn loại, rút kinh nghiệm những bài học đấu tranh cách mạng, những mô hình chuyển hóa từ toàn trị sang dân chủ; truyền thông cũng giúp nhơn dân thấy rõ bộ mặt thật của chế độ gian trá, tham nhũng nhưng hèn nhát với Trung Cộng lại ác với dân, truyền thông giúp cho những người cộng sản và nhơn dân so sánh mô hình XHCN của Hà Nội sau 40 năm thống trị đất nước trong hòa bình với mô hình tự do dân chủ pháp trị của nền Đệ nhị VNCH (1967-1975)
Nói chung thì những lực lượng dân chủ tại Việt Nam dù đang phát triển trong mọi giới, kể cả những người CS phản tỉnh, cấp tiến nhưng vẫn chưa có sự kết hợp chặt chẽ và tổ chức thành môt lực lượng đủ mạnh để đối lập với đảng CSVN do hệ thống tình báo công an được Trung Công huấn luyện hoặc trực tiếp giúp CSVN khống chế bằng mọi cách, nhằm giữ chặt chư hầu CSVN trong quỹ đạo cộng sản Trung Quốc. Lich sử cho thấy các cuộc cách mạng, hay diễn biến hòa bình, ngay cả những đột phá chánh trị đều chịu sự tác động ít nhiều của các cường quốc và trong hiện tình đất nước, vị thế đia chánh trị của Việt Nam lại nằm trên bàn cờ chánh trị giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Cộng. Chiến lược Đổi Trục/ Tái Cân Bằng về Á Châu-TBD nhằm ngăn ngừa mộng bành trướng của Trung Cộng và quyết tâm bảo vệ quyền tự do lưu thông thương mãi trên biển, trên không tại Biển Đông tuy là vì “quyền lợi quốc gia“ Hoa Kỳ nhưng cũng làm giảm bớt áp lực Bắc Kinh lên Việt Nam; việc mời gọi CHXHCNVN tham gia TPP tuy là vì quyền lợi của Hoa Kỳ và cho ASEAN và khu vực Châu Á-TBD, nhưng cũng để thuyết phục CSVN tuân thủ và thực thi nhân quyền, cải tổ cấu trúc kinh tế theo qui luật của kinh tế thị trường và sau 20 năm quan hệ Mỹ Việt càng ngày có vẻ nông ấm hơn, nhưng điều này không có nghĩa có sự đột phá cận kề để Hà Nội sớm thoát Trung, hay Việt Cộng có thể lọt ngay vào lòng tư bản Mỹ, trừ phi chế độ Tập Cận Bình sụp đổ vì không cứu vãn nổi nền kinh tế tài chánh đang chao đảo và không còn kiểm soát nổi những xáo trộn trong tình hình chánh trị xã hội trong nước; và những căng thẳng trầm trọng đang chờ họ Tập trong chuyến thăm đầu tiên Hoa Kỳ với tư cách của một nguyên thủ quốc gia.
Trở lai vấn đề dân chủ hóa Việt Nam hiện nay, những người chủ trương cải cách chú trọng đến sửa đổi cái cũ cho phù hợp hơn với thời cuộc nhưng thể chế toàn trị cộng sản vẫn còn đó, giống như việc tên chúa ngục chỉ lo cải thiện đời sống cho tù nhơn, cho tù nhơn sống thoải mái hơn nhưng cái nhà tù kiên cố vẫn còn đó. Cái mô hình canh tân này làm chúng ta nhớ lại lời ông Obama bảo Trọng cứ an tâm, HK không có kế hoạch thay đổi chế độ, chỉ nhắn nhủ Trọng chăm sóc hơn về quyền con người cho đồng bào ông. Trong khi đất nước cần một sự thay đổi toàn diện thì lãnh đạo đảng CSVN chỉ quan tâm về sự sống còn của mình; chế độ toàn trị, độc tài sẽ tiếp tục ít nhứt là 5 năm nữa (nhiệm kỳ 2016-2021) sau Đại Hôi 12; đất nước sẽ đi về đâu? Khi chế độ độc tài toàn trị vẫn còn đó-nguyên nhân làm cho quốc gia tụt hậu trên mọi mặt, đất nước sắp mất vào tay TC? Trong nước Ts Nguyễn Quang A người khởi xướng Diễn đàn XHDS chủ trương tiếp cận đến dân chủ hóa bằng xã hội dân sự, chủ trương thực hiện dân quyền, nâng cao dân trí làm cho người dân biết các quyền của mình và cứ thế mà thực hiện, không cần phải xin phép, thông qua ai; ông không ủng hộ các hình thức bạo lực, ông từng tuyên bố là rất ghét cách mạng. Ông cho rằng tiến trình dân chủ hóa Việt Nam đang ở giai đoạn chuẩn bị có thể kéo dài 5 đến 10 năm trước khi bước sang giai đoạn chuyển đổi, và giai đoạn củng cố sau cùng; ông có trình bày thêm về khái niệm “đảng vận” để kích động đảng viên tự diễn biến, tự chuyển hóa. Liệu cái đảng cố nắm giữ quyền lực bằng mọi cách – như nhóm tứ trụ Trọng Sang Hùng Dũng hiện thời – sẽ chuyển biến ra sao, trong bao lâu để canh tân xứ sở? Hoặc chừng nào cấp lãnh đạo CSVN được “ngộ ra” hay được “khai sáng” dưới áp lực của quần chúng, của XHDS để thực hiện “mô hình dân chủ hóa từ trên xuống” . Tiến sĩ Nguyễn quang A là người được nuôi dưỡng trong môi trường XHCN và từng được giới thiệu là người khá am tường về các kịch bản dân chủ ở các nước Đông Âu, Á Châu, đã nhiều lần từ hơn thập niên qua được ra nước ngoài.
CSVN đã thất bại trong xây dựng phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ từ sau ngày cướp chánh quyền 1945 và từ sau 30-4-75 áp đặt chế độ toàn trị lên cả nước. Một sự thay đổi toàn diện với một từng lớp lãnh đạo mới do dân vì dân và cho dân là một đòi hỏi thúc bách môt cuộc cách mạng toàn diện, một mô hình đấu tranh dân chủ từ dưới lên trên, nhưng ôn hòa tránh bạo lực, đổ máu, chứ không phải chỉ thuần canh tân theo kiểu mua thời gian thống trị cho cộng sản Hà Nội; chủ động kế hoạch rút ngắn thời gian chuẩn bị để sẵn sàng nắm lấy thời cơ cho một chuyển đổi; nhơn dân không còn tin tưởng ở sự lãnh đạo của đảng CSVN, và sự bất mãn với chế độ càng ngày càng gia tăng, trở thành những mồi lửa cách mạng, những áp bức đàn áp của nhà nước toàn trị sẽ đun sôi lòng câm phẩn ở nhơn dân chờ dip nổ tung. Sự thành công tuỳ thuộc vào ý chí, thế và lực của quần chúng; khối quần chúng phải đông đảo ở nhiều nơi đủ để đối đầu với nhiều đoàn thể chánh trị, phong trào dân chủ đã có những liên lạc; sự phản tỉnh của những cột trụ đàn áp của của nhà cầm quyền cộng sản sẽ là yếu tố khá quan trọng (công an, quân đội…) các tổ chức XHDS đang lớn mạnh có vai trò nhứt định trong tiến trình dân chủ hóa.
Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng quốc nội, nhưng cộng đồng tị nan cộng sản Việt hải ngoại nhứt là ở Hoa Kỳ có vai trò rất quan trọng trong tư thế như một hậu phương hỗ trợ quốc nội về vật chất cũng như tinh thần, làm công tác quốc tế vận, công tác vận động hành lang, chia sẽ nhận thức, tin tức và các chuyển biến trên thế giới. Cộng đồng hải ngoại luôn đề cao cảnh giác trước nghị quyết 36, nay lại đối phó chỉ thị 45 (26/5/2015) của Bộ chánh trị cộng sản trịch thượng kêu gọi hải ngoại xoá bỏ mặc cảm, định kiến.
Lâp trường kiên định của Đảng Tân Đại Việt (TĐV) là cương quyết đấu tranh giải thể chế độ độc tài toàn tri CSVN; xây dựng một chế độ tự do dân chủ pháp trị, dựa trên Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn; bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền Việt Nam; không chấp nhận hòa giải, hòa hợp với CSVN dưới bất cứ hình thức nào. Đảng TĐV chủ trương một thay đổi toàn diện, một cuộc cách mạng ôn hòa, tránh đổ máu; chủ trương cộng tác với các đoàn thể dân chủ ở hải ngoại trong đội hình hàng ngang và hỗ trợ các thành phần dân chủ đa dạng trong nước, nhằm tạo sức mạnh chung trong đấu tranh giải trừ chế độ cộng sản, xây dung nền dân chủ pháp trị.
Tạm Kết
Tình hình biến chuyển thế giới từng giây phút; những diễn biến chánh trị có chiều hướng định hình trong quan hệ Việt –Trung -Mỹ, ảnh hưởng tất nhiên đến cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam. CSVN cần xích gần Mỹ để giải quyết vấn đề kinh tế và được nhẹ bớt áp lực từ Trung Cộng, mà gần Mỹ lại hợp với ý muốn của nhơn dân Việt Nam. Mỹ thì cần Việt Nam vì nhu cầu kềm chế TC ở Biển Đông và ĐNA do đó có thể nhân nhượng CSVN về điều kiện nhơn quyền để kết thúc sớm cuộc đàm phán TPP. Hoa Kỳ cũng để CSVN yên tâm với thể chế chánh tri và ý thức hệ của họ. Cả hai nước đều cùng có lợi; lợi riêng cho VC bám chặc thể chế toàn tri cho đảng, và Hoa Kỳ thì được lợi cho quốc gia, có thể bán đươc võ khí sát thương cho CSVN. Phong trào dân chủ được lợi gì trong mối bang giao này? Kịch bản Đại Hội 12 có lợi gì cho chánh tình Việt Nam khi giả định rằng tân Tổng bí thư Nguyễn Tấn Dũng trở thành một nhà độc tài theo kiểu Putin? Liệu Tập Cân Bình và Obama sẽ còn tiếp tục chánh sách vừa ”hợp tác vừa cạnh tranh” để giải quyết những hồ sơ đầy căng thẳng trong chuyến viếng thăm vào tháng Chín này trong đó có vấn đề Biển Đông?
Dù CSVN trên đà phá sản nhưng lại biết lợi dụng vị thế địa chánh trị quan trọng của Việt Nam nên lúc thì làm thân chư hầu cho Trung Cộng, rồi khi bị thiên triều cho thất sủng thì quay lại phương Tây tìm chỗ dựa mới và Hoa Kỳ thì sẵn sàng áp dụng nguyên tắc ngoại giao “trên đời này không có ai là thù, cũng không có ai là bạn, mà chỉ có quyền lợi quốc gia”. Tương lai chánh trị Việt Nam một lần nữa lọt vào hai tay chơi cờ là hai cường quốc Mỹ-Trung đã có lần coi VNCH là con chốt thí qua sông.
Dân chủ hóa đòi hỏi sự kiên trì, sự hy sinh và ý chí quyết thắng của toàn dân. CSVN rồi sẽ bị giải thể; lich sử cho thấy không một chế độ độc tài tàn bạo nào có thể tồn tại; Liên Xô rồi cũng sụp đổ, Đông Âu rồi cũng dân chủ hóa, Đài Lan Nam Hàn rồi cũng chuyển hóa, Miến Điện chuyển dần sang dân chủ. Cuộc đấu tranh cho nền dân chủ pháp trị cho Việt Nam sẽ phải thành công.
Chính Nghĩa tất thắng.
Kịch Bản Nào Cho Việt Nam Trong Đại Hội Đảng Cộng Sản Lần 12 – Nguyễn Ngọc Sẵng
Trên con đường đến Đại Hội 12 của đảng cộng sản Việt Nam chúng ta thấy xuất hiện nhiều sự kiện rất đáng chú ý. Muốn đoán Việt Nam sẽ ở trong kịch bản nào, thiết nghĩ chúng ta cần xem nhân vật nào là thiết kế viên và ai là diễn viên, cùng những thế lực tác động vào kịch bản. Sau đây chúng tôi xin lược trình một số diễn biến nổi bật trong sân khấu chánh trị VN hiện tại để từ đó nhìn ra kịch bản trong tương lai.
Tôi chỉ xin nêu lên những sự kiện nổi bật trong thời gian gần đây. Móc thời gian xin lấy từ sự kiện bỏ phiếu tín nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng đến thời gian nầy.
Chỉ còn vỏn vẹn sáu tháng nữa là đại hội đảng cộng sản bắt đầu. Trong khoảng thời gian chạy nước rút đó, có thể sẽ xảy ra những cảnh tượng bi phẫn để đưa đến kịch bản mới cho Việt Nam và quyết định vận mạng chánh trị, kinh tế cả nước trong năm năm sắp tới.
A- Thiết kế viên của kịch bản
Thiết kế viên thứ nhất, không ai khác hơn là Trung Cộng, họ muốn Việt Nam mãi mãi chịu dưới áp lực kinh tế, chánh trị, cả mặt quân sự để phục vụ Giấc Mơ Trung Hoa và có thể trở thành nước chư hầu phương Nam của họ. Họ không coi Việt Nam là đồng minh, họ chỉ muốn VN là chư hầu; họ không cần cam kết quan hệ bền vững, mà họ chỉ muốn có sự qui phục lâu dài (Mạnh Kim). (kịch bản Bắc Kinh).
Thiết kế viên thứ hai là Mỹ, họ muốn Việt Nam trở thành đối tác toàn diện với họ và có thể sẽ ký kết hiệp ước quân sự giữa hai bên với mục đích xử dụng Việt Nam là một quân bài trong chuổi bao vây sự bành trướng của Trung Cộng. Họ dùng lợi ích kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ làm động lực và họ sẽ làm nhiều cách để Việt Nam thấy rõ được hưởng lợi khi là đồng minh trong chiến lược Xoay Trục sang Thái Bình Dương của họ. (kịch bản Tây phương)
Trong chính trường Việt Nam hiện có hai nhóm được coi là đại diện cho hai kịch bản đó. Nhóm ông Nguyễn Phú Trọng tiêu biểu cho kịch bản Bắc Kinh và nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng được coi như “thụ ủy” cho kịch bản Tây phương mà Mỹ là đại biểu. Ở đây cũng cần lưu ý là người Mỹ rất thực tế, ông Trọng hay ông Dũng đều như nhau, ai chấp nhận và thực hiện chiến lược Chuyển Trục sang Thái Bình Dương là được.
B- Nhân vật chính của các kịch bản.
Nguyễn Phú Trọng: đại diện cho kịch bản Bắc Kinh, nhưng tôi xin được nói đến nhân vật Nguyễn Bá Thanh trước.
Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành phố Đà Nẵng, được chuyển về Hà Nội nắm chức vụ trưởng ban Nội Chính Trung Ương và được ông Trọng đề cử vào Bộ Chánh Trị (nhưng thất bại). Nhưng thình lình có tin ông nhiễm phóng xạ và tin tức loan ra nhanh chóng nhưng bị phe báo lề phải phủ nhận. Cuối cùng thông tin từ Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Trung Ương: Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị đầu độc! được chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ – ARS” và lập tức được chuyển đến bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, Mỹ), đây là cơ quan chuyên nghiên cứu và điều trị nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra.
Tháng sau ông được chuyển về Việt Nam điều trị và qua đời ít lâu sau đó. Người tín cẩn bị đầu độc chết, đó là sự thật bại, sự suy thoái quyền lực đau đớn của ông Trọng.
Phạm Quang Nghị
Người cùng phe với ông Trọng, được cử đi Mỹ thay ông Phạm Bình Minh, được ngoại trưởng Mỹ John Kerry chính thức mời. Ông là Ủy Viên Bộ Chính Trị kiêm Bí Thư Thành Ủy Hà Nội. Ông được xem là người có nhiều khả năng được kế vị chức tổng bí thư sau khi ông Trọng nghỉ vào đầu năm 2016. Ông Nghị không có tên trong thành phần phái đoàn đi Mỹ với ông Trọng. Ộng cũng là nhân vật “diện kiến” giới chính khách Mỹ vào tháng Bảy năm ngoái. Nhưng từ sau chuyến đi, dường như vai trò của ông bị lu mờ. Có phải chăng phe thân Bắc Kinh đã yếu thế?
Phùng Quang Thanh
Sự vắng mặt của ông trong hai hội nghị quan trọng của đảng cộng sản Việt Nam gây ra rất nhiều đồn đoán, nhất là tin ông Thanh đang chữa bịnh tại Pháp. Ngày 2 tháng 7/ 2015 trả lời cho BBC, Giáo sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương, đưa ra trong cuộc phỏng vấntuyên bố: “Các kết quả xét nghiệm tại Việt Nam cho thấy Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh chưa có dấu hiệu bị ung thư”. Giáo sư Khải cho biết ông Thanh được chuyển sang Pháp từ ngày 24/6.
Xét nghiệm không thấy có triệu chứng bệnh ung thư, tại sao lại đưa sang Pháp điều trị? Lý giải thế nào để phản biện lại những đồn đoán về việc loại trừ phe thân Trung Cộng trong đại hội 12. Với điều kiện sức khoẻ như vậy, ông Phùng Quang Thanh sẽ không hội đủ điều kiện để đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Nước, như dư luận đồn đoán sau khi bỏ phiếu tín nhiệm kỳ rồi. Ông đã không tham dự Đại Hội Thi Đua Quyết Thắng Toàn Quân Lần Thứ IX năm 2015 khai mạc sáng thứ Tư 1 tháng 7 tại Hà Nội, sự kiện do Quân Ủy Trung Ương và Bộ Quốc Phòng tổ chức. Ông Thanh cũng vắng mặt trong cuộc họp Chính Phủ Thường Kỳ tháng 6 hôm 29 tháng 6 vừa qua. Ông Thanh là Bộ Trưởng Quốc Phòng, nhiệm vụ là bảo vệ đảng, nhưng sa vào hoàn cảnh bi đát nầy, phe Bắc Kinh yếu thế rõ rệt.
Nguyễn Phú Trọng:
đại diện cho kịch bản Bắc Kinh, Ông Trọng phải diện kiến Tập Cận Bình từ 7 đến 10 tháng 4 năm 2015 trước khi đi Mỹ hội kiến với Tổng Thống Obama Hoa Kỳ ngày 7 tháng7 năm 2015. Chuyến viếng thăm TC của ông Trọng có thể để củng cố quyền lực cho phe đảng, cũng có thể có những hứa hẹn những điều làm Trung cộng yên lòng và họ sẽ không làm cản trở chuyến đi Mỹ của ông.
Chuyến đi cũng hàm ý được Mỹ thừa nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tạo tư thế cho đảng cộng sản VN tiếp tục lãnh đạo đất nước trong ít nhất 5 năm nữa, cũng là liều thuốc an thần cho giới lãnh đạo Bắc Kinh về mối bang giao VN-Mỹ không đi quá xa như Bắc Kinh lo sợ. Gần đây có những động thái chứng tỏ ông Trọng đưa ra những cố gắng sau cùng để lấy thanh thế cho đảng trước khi ông hết nhiệm vụ năm 2016. Vài vụ sau đây:
1/. Ngăn chận thành công chuyến đi Mỹ của Phạm Bình Minh theo lời mời của ngoại trưởng Mỹ Kerry.
2/. Cử Phạm Quang Nghị, người cùng phe, đi Mỹ thay ông Phạm Bình Minh.
3/. Ông Trọng đề cử 2 người vào Bộ Chánh Trị là Nguyễn Bá Thanh và Vương Ðình Huệ nhưng Ban Chấp Hành Trung Ương đã lại bác bỏ.
4/. Sau khi đi Trung Cộng về, ông đi Mỹ và được Tổng Thống Obama hứa tiếp theo nghi thức quốc trưởng. Theo thông cáo của Tòa Bạch Ốc cuộc thảo luận giữa ông Obama và ông Trọng ngày 7/7 sắp tới sẽ bao gồm ba trọng điểm: (1) Tăng cường hợp tác kinh tế sâu rộng, đặc biệt với việc sớm kết thúc đàm phán TPP; (2) mở rộng khuôn khổ sự tiếp cận cảng Cam Ranh của Hải Quân Mỹ; và (3) năng cấp hợp tác quốc phòng thông qua việc tiến tới hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
5/. Phái đoàn đi Mỹ của ông Trọng không có Phạm Quang Nghị cũng không có bộ trưởng công an Trần Đại Quang và Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đinh Thế Huynh – hai nhân vật còn tuổi để ứng cử vào Bộ chính trị khóa tới.(theo Việt Nam Thời Báo).
Sự đuối thế của ông Trọng quá rõ cho dù ông đã hết sức gắng gượng. Đó chứng tỏ xu hướng thân Bắc Kinh có thể sẽ bị loại trừ nhanh chóng, hoặc bằng chánh trị, có thể bằng con đường không êm thấm. Trang mạng Boxum của Trung Cộng nói phái thân Hoa thất thế.
Nguyễn Tấn Dũng:
được coi là “thụ ủy” của kịch bản Tây phương. Ông Dũng bị tố cáo tội tham nhũng, thất bại trong việc điều hành kinh tế ở Việt Nam. Dưới trướng ông là nhóm lợi ích. Họ ra sức vơ vét của cải từ tài nguyên quốc gia đến đất đai, ruộng vườn của người dân đem bán rồi chia nhau. Đến nổi bà Đoan phải thốt lên: “ăn hết không chừa thứ gì”. Nhưng họ là nhóm có thế lực tài chánh thực sự ở Việt Nam hiện nay, điều nầy tạo thêm sức mạnh cho ông Dũng.
Sau đây là một vài sinh hoạt tạo đà cho ông trong cuộc chạy đua vào đại hội 12 năm 2016:
1/. Ông thất bại trong việc điều hành kinh tế, nên vào tháng 10 năm 2012, khi Bộ Chính Trị định kỷ luật, nhưng Ban Chấp Hành Trung Ương đã bác bỏ. Ông thắng một bàn ngoạn mục làm ngơ ngác phe Bắc Kinh và khiến ông Trọng bật khóc.
2/. Ông thành công trong việc cử ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào Bộ Chánh Trị, nối thêm vây cánh cho phe ông.
3/. Nguyễn Bá Thanh, người được coi thân cận ông Trọng chết với đầy nghi vấn, là một lợi thế cho ông Dũng.
4/. Quốc hội chấp nhận đề nghị nới rộng quyền chánh phủ, trước đó ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch quốc hội, phản bát, và gần đây chính ông chấp nhận đề nghị nầy. Đó là hành động đầu hàng ông Dũng.
5/. Việc ông Phùng Quang Thanh đi chữa bệnh ở Pháp, gián tiếp loại trừ quyền lực ông, người thuộc phe ông Trọng. Lý do sức khoẻ của ông Thanh không đáp ứng yêu cầu cho chức vụ Chủ Tịch Nước. Thêm một thắng lợi cho phe Tây phương.
6/. Tướng Đỗ Bá Tỵ, phe ông Dũng, được đề cử thay thế nhiệm vụ Phùng Quang Thanh và liền sau đó Tư Lệnh và Chánh Ủy Bộ Tư Lệnh bảo vệ thủ đô Hà Nội bị thay thế. Một lợi thế rất lớn cho ông Dũng, vì vậy ông mới dám mạnh dạn kêu gọi quân đội trung thành với tổ quốc mà không đề cập phải trung thành với đảng như từ khi thành lập đảng đến bây giờ.
Những dấu hiệu trên đây chứng minh gần như rõ ràng là phe Tây phương đang thắng thế.
C- Những thế lực gây áp lực chánh trị
Trong chiến lược Xoay Trục của Mỹ sang Châu Á, Việt Nam chắc chắn được Mỹ lưu tâm vì vị trí địa chánh trị. Vì vậy Mỹ áp dụng nhiều biện pháp để giúp VN phát triển kinh tế cũng như vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á, và trên hết là vấn đề bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN. Do đó họ đã liên tục gởi những nhân vật cao cấp trong chánh phủ sang để hội đàm với cấp lãnh đạo VN. Sau đây là những chuyến đi gần đây nhất.
Trợ lý Ngoại Trưởng Phụ Trách Kiểm Soát và Thanh Sát Vũ Khí của Hoa Kỳ, ông Frank A. Rose, có chuyến công du đến Việt Nam và các nước châu Á từ 5 đến 16 tháng 7. Ngày 13 đến 14 tháng 7 ông sẽ có mặt tại Hà Nội, Việt Nam để làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại Giao và Trung Tâm Vệ Tinh Quốc Gia về các vấn đề liên quan an ninh không gian và kiểm soát vũ khí đa phương. Tháng Ba năm ngoái, ông Rose đã có chuyến thăm và làm việc với Trung Tâm Vệ Tinh Quốc Gia (VNSC) thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Hồi tháng Hai năm nay, Thứ Trưởng Ngoại Giao Phụ Trách Vấn Đề Kiểm Soát Vũ Khí và An Ninh Quốc Tế của Hoa Kỳ, bà Rose Gottemoeller, cũng đã có chuyến thăm Việt Nam để thảo luận về an ninh khu vực, hợp tác an ninh và an ninh hàng hải.
Sau khi Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam ngày 1 tháng 6 năm 2015, trong đó ông Carter và người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh ký một văn bản về thúc đẩy hợp tác quốc phòng. Thời Báo Hoàn Cầu lại có bài xã luận kêu gọi Việt Nam giữ cái đầu lạnh trước ‘lời đường mật’ của Hoa Kỳ. “Người Việt Nam thừa biết Washington đang dùng Hà Nội để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông”.
Trước đó, trợ lý Ngoại Trưởng đặc trách các vấn đề về chính trị và quân sự Hoa Kỳ Puneet Talwar cũng đã có chuyến thăm Việt Nam hồi cuối tháng Giêng. Trong một phát biểu tại Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, ông Talwar nói việc “mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam” là “yếu tố mang tính quyết định” cho nỗ lực xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ.
Bà Bộ Trưởng bộ Nội Vụ Hoa Kỳ cũng có mặt tại Hà Nội vào cuối tháng 6 năm 2015.
Bao nhiêu chuyến đi, tiếp xúc của những giới chức cao cấp hai bên để làm gì nếu không phải để thuyết phục Việt Nam theo quỹ đạo của phe Tây phương.
Áp lực chánh trị từ những tổ chức xã hội dân sự, những nhà tranh đấu cùng những đảng viên cộng sản phản tỉnh.
Theo thiển ý, những áp lực chánh trị từ những thành phần nầy chưa đủ mạnh để tạo sự thay đổi chánh trị trong nước, nhưng họ đang từng bước vững mạnh và tiếng nói của họ có được sự chú ý nghiêm chỉnh từ nhà cầm quyền. Vụ ngừng chặt cây xanh ở Hà Nội là một bằng chứng.
Phần nữa, đại đa số dân chúng ít khi biểu lộ thái độ chính trị, nhưng không có nghĩa là họ phó mặc, không quan tâm. Họ có thái độ chánh trị rõ rệt.
Theo sự thăm dò của cơ quan PEW, cơ quan được đa số những nhà nghiên cứu tín nhiệm kết quả thăm dò. Pew đưa ra bản kết quả thăm dò như sau:
– “78 phần trăm người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ”.
– Họ “Nói ‘không’ với Trung Quốc”.
– “Trung Quốc nhìn chung nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế, tuy nhiên Nhật Bản và Việt Nam là hai nước nổi bật trong cuộc khảo sát vì có quan điểm rất tiêu cực về Trung Quốc với tỉ lệ lần lượt là 89 và 74 phần trăm. 19 phần trăm người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc, cao hơn năm ngoái 3 điểm phần trăm”.
– Về quân sự, đồ biểu dưới đây cho biết sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Châu Á được 71% người Việt Nam cho là tốt và 13% cho là xấu.
Những con số đã chứng tỏ quan điểm chánh trị của người Việt Nam. Tự nó là một áp lực mà nhà cầm quyền Hà Nội đã, đang thấy và đặc biệt quan tâm.
Cùng với áp lực chánh trị từ những tổ chức xã hội dân sự, những nhà tranh đấu, những đảng viên cộng sản phản tỉnh, tất cả những tiếng nói nầy sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi trong tương lai.
Tóm lại, những vận động ngoại giao của Mỹ và những đòi hỏi của đồng bào trong nước có một số điểm gần giống với chánh sách của ông Nguyễn Tấn Dũng hơn là chánh sách của phe đảng quyền, trừ phi họ xoay chiều nhanh chóng để phù hợp và tồn tại.
Kịch bản có thể thấy trong và sau đại hội đảng cộng sản lần thứ 12
Tôi xin đưa ra dự đoán, chỉ là dự đoán mà thôi, dựa trên những phân tích trên.
1/. Ông Trọng sẽ hưu trí và phe Đảng chỉ chiếm những vị trí kém quan trọng, đảng cộng sản VN tiếp tục suy yếu kể từ Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Phú Trọng cho đến khi bị đào thải.
2/. Ông Dũng có thể sẽ là Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nước như trường hợp Tập Cận Bình với quyền hạn tuyệt đối và vẫn giữ đảng cộng sản như là bình phong để áp dụng chánh sách độc đảng, độc đoán.
3/. Có thể có một số thay đổi để biến Việt Nam thành nước “tự do, dân chủ” chỉ trên danh nghiã, nhưng trên thực tế là chế độ độc tài, sắt máu kiều Putin cai trị Nga Sô.
4/. Vì nhu cầu khẩn cấp để cải thiện kinh tế, ông Dũng sẽ xích gần với Mỹ nhanh hơn, tham dự chặt chẻ hơn trong hệ thống kinh tề tư bản.
5/. Vì nhu cầu kiềm chế Trung Cộng ở biển Đông, Mỹ có thể nhượng bộ một số yêu cầu để Việt Nam trở thành quân bài trong thế Xoay Trục của Mỹ, tạo cơ hội cho kinh tế VN được tăng trưởng. Mỹ có thể bải bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí mà Thượng Nghị Sĩ John McCain vừa kêu gọi hôm 5 tháng 7 năm 2015 và ông đề nghị chánh phủ Hoa Kỳ bán cho Việt Nam những vũ khí cần thiết để tự bảo vệ.
Việt Nam không có nhiều thì giờ để chần chờ, Mỹ không còn đủ kiên nhẫn để đợi. Chúng ta hãy chờ xem những diễn biến có tánh cách “định hình” trong quan hệ Mỹ- Việt-Trung trong thời gian gần đây khi Tổng Thống Obama, và Tổng Bí Thư Tập Cận Bình sẽ cùng đến Việt Nam trong cuối năm nay.
Vui cười
Jake đang hấp hối. Bà vợ ngồi cạnh giường.
Anh ta nhìn lên, phều phào:
– Anh có điều muốn thú thật với em.
Bà vợ trả lời:
– Không cần đâu anh.
Anh ta nhấn mạnh:
– Không. Anh muốn chết với tâm bình thản. Anh đã ngủ với em gái của em, với bạn thân của em, với cô bạn của bạn em và với mẹ của em nữa!
Bà vợ trả lời:
– Em biết, hãy nằm im cho thuốc độc nó ngấm.
Giáo lý của người cách mạng cộng sản trên thế giới từ 1917 – 2015 – Nguyễn văn Trần
«Giáo lý của người cách mạng» (*) của Serge Netchaïev là một bản văn gồm có 26 nguyên tắc nền tảng dành rìêng cho người làm cách mạng. Lê-nin, dĩ nhiên, là người thuộc lòng bức cẩm nang này. Đây có thể nói là tài liệu cội nguồn hướng dẩn người cộng sản làm cách mạng cướp chánh quyền, cầm quyền và giữ chánh quyền từ năm 1917 cho tới ngày nay (năm 2015).
Tóm lược tài liệu này tưởng cũng cần thiết để giúp hiểu thêm cộng sản. Người cộng sản cần đọc qua để nhìn lại việc làm của mình trong quá trình cách mạng có đúng theo những lời kinh điển này hay không. Thật ra những người cộng sản lãnh đạo, chẳng có mấy người đọc Mác-Lê. Từ vỡ lòng cách mạng, họ chỉ được đọc những gì cấp trên cho đọc. Kinh điển cộng sản chánh gốc vẫn là những điều xa lạ. Nên có lần Ông Lữ Phương, nguyên Thứ trưởng Thông tin Văn hóa của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Miền nam Việt nam, hỏi Ông Võ văn Kiệt «Phải chăng Ông Lê Duẩn không đọc Tư Bản Luận của Mác?». Ông Kiệt phá lên cười «Cấp lãnh đạo ta, không có ai đọc tới đó cả.Vả lại, họ cũng không cần đọc thì mới lên làm lãnh đạo được». Những người khác đọc «Giáo lý của người cách mạng» để hiểu nguyên lý cách mạng cộng sản và nhờ đó sẽ hiểu tại sao người cộng sản có thể giết hằng triệu triệu người một cách tự nhiên, không biết bận tâm tới những tình cảm mà người không cộng sản cho là thiêng liêng, như tình gia đình, tình đồng bào ruột thịt,… Và đọc để hiểu cụ thể người cộng sản ở Việt nam từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Đỗ Mười, … tại sao phải cướp chánh quyền và cai trị đất nước độc tài, gian ác.
Vài ghi chú về sai biệt giữa các bản văn
Cùng nói về giáo lý cách mạng, có 2 bản tài liệu có cái tựa như giống nhau, nếu đọc qua vội, dễ bị lầm cho đó là một: «Giáo lý của người cách mạng», tác giả là người nga Serge Netchaïev và «Giáo lý (không có chữ của) cách mạng» của tác giả cũng người Nga Michel Boukanine.
Có nơi cho rằng 2 ông Serge Netchaïev và Michel Boukanine là đồng tác giả tài liệu «Giáo lý của người cách mạng» (Catéchisme du révolutionnaire 1869). Nhưng ở một nơi khác, 2 ông A. Blin và G. Chaliand quả quyết chính Serge Netchaïev là tác giả (Histoire du Terrorisme de l’Antiquité à Al-Qaida, Bayard, Paris, 2004, trg 153).
Ngoài ra, Jean Préposiet, trong quyển Histoire de l’anarchisme (Pluriel, Paris 2012), cũng cung cấp thêm một văn bản «Cương Lĩnh của người cách mạng (1869)». Bản văn này có vài chỗ khác với bản văn trên đây nhưng nội dung hoàn toàn không có gì mâu thuẩn nhau đáng chú ý.
Nội dung «Gìáo lý của người cách mạng»
Trong quyển «Le Jeune Staline» (Le Livre de Poche, Paris, 2010), tác giả người Anh S.S Montefiore kể lại chuyện Staline thời trai trẻ được Lê-nin biết tới và tuyển dụng vì bản tánh du đảng, đầu gấu, đã có thành tích ăn cướp, để đào tạo Staline trở thành tên cướp với tầm vóc lớn hơn, tầm vóc quốc gia, để đủ khả năng tổ chức đánh cướp ngân hàng lớn lấy tiền lập đảng cộng sản và hoạt động cướp chánh quyền. Serge Netchaiev, trong tác phẩm «Giáo lý của người cách mạng», có dạy rõ để trở thành người cách mạng cộng sản «Mọi thứ như sự âu yếm, tánh ủy mị, tình ruột thịt, bằng hữu, tình ái, lòng biết ơn và ngay cả danh dự, tất cả đều phải được thủ tiêu để nhường chỗ cho một thứ đam mê duy nhứt và lạnh lùng là cách mạng».
Chính nhóm khủng bố «Ý Chí Nhân Dân» (Volonté du Peuple) lúc bấy giờ lấy tư tưởng của Serge Netchaiev làm kim chỉ nam mà «Giáo lý của người cách mạng» đã khai sanh ra Lê-nin và Staline. Giáo lý dạy «phải biến cái thế giới những người du đảng thành một sức mạnh vô địch và bất diệt» (Le Jeune Staline, trg 180-183).
Như vậy chúng ta có thể nói không sai những lãnh tụ cộng sản có thành tích lẫy lừng về khủng bố, đàn áp, sát hại dân chúng của mình như Lê-nin, Staline, Mao, Fidel Castro, Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Pol Pot,… đều là tín đồ thuần thành của Giáo chủ Serge Netchaïev mà thánh kinh của họ là «Giáo lý của người cách mạng».
26 điều răn dạy
«Giáo lý của người cách mạng» gồm 26 điều mà người làm cách mạng chí thành phải nằm lòng, được chia làm 4 tiết và được sơ lược giới thiệu dưới đây, những phần quan trọng được giữ nguyên.
1 – Thái độ của người cách mạng đối với chính mình
Người cách mạng là người «bị qui phạt», hay đúng hơn «bị vác thánh giá» (condamné), tức không thể nghĩ hay làm bất kỳ việc gì khác được. Hắn không có quyền lợi riêng tư, không có quan hệ, không có những tình cảm, không có những ràng buộc, không có tài sản và, ngay cả cái tên của hắn, hắn cũng không được có nữa. Ở con người của hắn, tất cả đều bị thu hút vào một quyền lợi duy nhứt, một tư tưởng duy nhứt, một đam mê duy nhứt, đó là cách mạng.
Từ chiều sâu thẳm của con người hắn, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động, hắn dứt khoát cắt đứt mọi liên hệ với trật tự đã có và thế giới học thức trong toàn bộ, với luật pháp, tư hữu, qui ưóc xã hội và cả những nguyên tắc đạo lý. Hắn phải là kẻ thù không khoang nhượng của thế giới này, và nếu hắn tiếp tục sống ở đó, chính là để tiêu diệt cái thế giới đó như ý muốn. Người cách mạng khinh bỉ các giáo lý thuần túy, từ bỏ các ngành khoa học thường thức,… Chỉ công nhận một ngành khoa học duy nhất, đó là khoa học hủy diệt. Hắn sẽ nghiên cứu ngày đêm không ngừng nghỉ khoa học sống động về xã hội dân sự, với các đặc điểm, cơ năng, chức năng, và toàn bộ trật tự xã hội ở mọi mặt để nhằm phá hủy ngay lập tức cái trật tự xã hội xấu xa đó. Người cách mạng miệt thị và thù ghét đạo đức xã hội hiện hữu.Theo hắn, chỉ có bất cứ thứ gì đem đến thắng lợi cho cách mạng đều là đạo đức, bất cứ thứ gì cản trở cách mạng đều là vô đạo đức, và tội ác (Sau 30/04/1975, dân Miền nam học tập chánh trị, được nghe cán bộ vc nói lại trọn vẹn câu này).
Người cách mạng không đội trời chung với xã hội hiện tại, vì «hễ có tao thì không thể có mày nữa».
Giữa xã hội chưa được giải phóng và hắn là một cuộc chiến thường trực không hề có hòa giải, hòa hợp, diễn ra có thể công khai hay bí mật, nhưng luôn luôn sanh tử. Hắn phải sẵn sàng chết và sẵn sàng chịu đựng mọi đòn tra tấn.
Người cách mạng nghiêm khắc với chính mình và cả với những kẻ khác.
Mọi thứ tình cảm đều ủy mị, phải thủ tiêu, chỉ giữ và nuôi dưỡng niềm đam mê duy nhất, lạnh lùng, vô cảm là cách mạng.
Trong thâm tâm hắn, hắn chỉ có một niềm hân hoan duy nhất, một an ủi duy nhất, một phần thưởng duy nhất, một thỏa mãn duy nhất, đó là sự thành công của cách mạng.
Suốt ngày suốt đêm, hắn chỉ có một suy tư, một mục đích, đó là sự hủy diệt tối ưu nhứt.
Vì đặt lợi ích cách mạng lên trên mọi lợi ích khác, hắn sẵn sàng giết mọi người cản trở công tác của hắn, bằng chính hai tay của hắn.
2 – Thái độ của người cách mạng với các đồng chí
Người cách mạng chỉ yêu quý và kết bạn với những kẻ cùng làm cách mạng như hắn. Mức độ tình đồng chí, sự tận tâm và các bổn phận khác đối với đồng chí, chỉ được xác định bởi mức độ ích lợi của đồng chí này đóng góp cho cách mạng hủy diệt.
Khi một đồng chí gặp khó khăn, người cách mạng phải quyết định có nên trợ giúp hay là không. Trợ giúp không xét theo tình cảm cá nhân của mình, mà chỉ căn cứ trên lợi ích của sự nghiệp cách mạng. Hắn phải cân nhắc sự hữu ích của đồng chí đang gặp khó khăn đối với cách mạng để lấy quyết định có đáng trợ giúp không?
3 – Thái độ của người cách mạng với xã hội
Người cách mạng sống trong xã hội của một Nhà nước (mục tiêu phải tiêu diệt) chỉ vì hắn tin tưởng sẽ hủy diệt toàn bộ và nhanh chóng xã hội đó. Hắn không thể là người cách mạng nếu hắn cảm thấy thương xót bất cứ điều gì của xã hội ấy. Nếu hắn có khả năng, hắn phải tính đến hủy diệt mọi quan hệ hay mỗi người của xã hội đó. Đối với hắn, mọi thứ và mọi người của xã hội đó đều xấu xa, ghê tởm cần phải được thanh toán sạch. Với lòng không đội trời chung với xã hội hiện hữu, người cách mạng phải thâm nhập khắp nơi, trong các giai cấp hạ lưu và trung lưu, trong các tiệm buôn, các nhà thờ, các giới trưởng giả, giới công chức, quân đội, văn học, công an mật vụ, và ngay cả trong những cung điện (thời Quân chủ, Tổng thống phủ, Thủ tướng phủ thời Cộng hòa).
Toàn bộ thành phần xã hội dơ bẩn ấy phải được chia làm 6 loại. Loại 1 phải bị tuyên án tử hình ngay tức khắc. Phải lập danh sách thứ tự những tên tội phạm này theo sự tác hại của chúng đối với sự nghiệp cách mạng, để xử tử theo thứ tự ưu tiên.
Khi lập danh sách, chúng ta không nên chú trọng đến những hành vi phản động và các thứ căm thù phát sinh vì những kẻ thù này có thể kích động dân chúng phản ứng bất lợi cho cách mạng. Phải chú ý đến mức độ ích lợi của cái chết của mỗi tên phản động đối với sự nghiệp cách mạng. Vậy phải trừ khử trước hết những kẻ rất có hại cho tổ chức cách mạng, sự ám sát hàng loạt dữ dội sẽ gây kinh hoàng cho chánh quyền hiện hữu. Loại ra khỏi chánh quyền những viên chức cương quyết và có thật tài sẽ làm suy yếu quyền lực của chánh quyền đó.
Loại 2 gồm những kẻ mà ta tạm tha mạng để chúng kích động sự nổi loạn của quần chúng có lợi cho cách mạng.
Loại 3 gồm những nhân vật cao cấp, và những người, tuy không có tài năng và thực lực đặc biệt, nhưng giàu sang, có địa vị xã hội cao, có ảnh hưởng, có quyền lực, và có nhiều quen biết. Khi chúng ta dùng bạo lực vạch mặt họ, chỉ cho họ thấy họ là những kẻ có tội ác với nhơn dân để họ sẽ trở thành tay sai của chúng ta.
Tài sản của họ, ảnh hưởng của họ, quyền lực của họ, và những quen biết của họ là một kho tàng vô tận của chúng ta, hỗ trợ hiệu quả cho sự nghiệp của chúng ta.
Loại 4 gồm những người có tham vọng chính trị, và những đảng viên các đảng tự do. Chúng ta cùng mưu tính với họ, giả vờ tuân thủ các kế hoạch của họ. Đến khi chúng ta nắm quyền kiểm soát họ, thì chúng ta vạch mặt họ và dùng họ để gây rối loạn trong nước.
Loại 5 gồm những lý thuyết gia, những tên mưu đồ, những người cách mạng, và những kẻ chuyên nói và viết dông dài về chính trị. Chúng ta nên cổ xúy họ, để họ sáng tác những tuyên bố nảy lửa, kêu gọi bạo loạn, sau cùng, làm sao cho phần lớn bọn họ biến mất không để lại tung tích, và những người cách mạng thực sự nhờ đó hưởng lợi.
Loại 6 khá quan trọng chỉ gồm các phụ nữ, có thể chia làm 3 loại nhỏ.
Loại phụ nữ 1 gồm những người nhẹ dạ, ngu xuẩn, không trí óc, mà chúng ta xử dụng như đàn ông loại 3 và loại 4.
Loại phụ nữ 2 gồm những phụ nữ hăng say, tài năng, tận tâm, nhưng chưa đi với chúng ta, vì họ chưa giác ngộ cách mạng, chưa có kinh nghiệm thực tế, và thiếu lòng say mê cách mạng. Họ phải được xử dụng như đàn ông loại 5.
Loại phụ nữ 3 gồm những phụ nữ đi hoàn toàn với chúng ta, được chúng ta kết nạp, và chấp nhận toàn bộ chương trình của chúng ta. Chúng ta phải xem họ như một kho tàng quý giá nhứt, đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng của chúng ta.
4 – Thái độ của Đảng cách mạng đối với nhơn dân
Đàng không có một mục đích nào khác hơn là giải phóng trọn vẹn nhơn dân và đem lại hạnh phúc cho nhơn dân, nghĩa là của công nhân lao động.
Nhưng vì Đàng tin chắc rằng sự giải phóng và hạnh phúc của nhơn dân chỉ có thể giành được bằng một cuộc cách mạng nhân dân quét sạch tất cả các chướng ngại vật trên tiến trình cách mạng nên Đảng đóng góp tất cả sức mạnh và tài nguyên làm khủng bố và phá hoại để vừa làm cho dân chúng sợ mà dễ chấp hành chỉ thị của cách mạng, vừa gia tăng những đau khổ làm cho nhơn dân kiệt lực để thúc đẩy họ phải tổng nổi dậy.
Đàng không chấp nhận một cuộc «cách mạng nhơn dân» là một phong trào quần chúng tổ chức theo tư tưởng Tây phương và kết thúc một cách trân trọng với những sở hữu và các truyền thống của trật tự xã hội, và trước điều mà người ta gọi là văn minh, đạo đức. Loại Phong trào quần chúng này cho đến nay chỉ nhằm lật đổ một hình thức chánh quyền và thay thế bằng một thứ khác, và xây dựng một Nhà nước mệnh danh là cách mạng.
Nhơn dân chỉ có thể được giải phóng bởi một cuộc cách mạng hủy diệt tận gốc rễ Nhà nước, và hủy bỏ tất cả các truyền thống, các giai cấp, và trật tự xã hội hiện tại (lúc đó là nước Nga).
Vả lại Đàng không có ý định áp đặt lên nhơn dân một tổ chức từ trên mà hình thành, bởi đó là công việc của các thế hệ mai sau. Sự nghiệp của chúng ta là làm một cuộc hủy diệt khủng khiếp, rốt ráo, toàn bộ, và không khoang nhượng.
Để tìm cách tiếp cận với nhân dân, trước hết Đàng liên minh với những nhân vật không ngừng chống đối chánh quyền, một cách trực tiếp hay gián tiếp, bằng lời và bằng hành động,…Đảng cũng liên minh với những kẻ cướp táo bạo, đó là những người cách mạng thực sự và duy nhứt.
Bìến đổi các bang hội lục lâm, ăn cướp, du đảng thành một lực lượng vô địch, có khả năng hủy diệt tất cả các cản trở trên đường đi của mình, đó là sự nghiệp của đảng, mưu đồ của đảng, và mục đích của đảng.
Vì thế khi tiếp cận với nhơn dân, chúng ta trước hết phải tìm cách kết hợp với những thành phần nhơn dân vô sản, họ không ngừng chống đối những thành phần liên hệ xa gần với chánh quyền như công chức, tư sản, doanh thương,… Chúng ta làm cách mạng là phải liên kết với những kẻ cướp bạo dạn bởi họ mới là những người cách mạng thật sự (lúc bấy giờ chống lại nhà nước Nga).
Giải tán những băng đảng cướp để biến chúng thành một sức mạnh cách mạng vô địch để tiêu diệt tất cả trên tiến trình cách mạng, đó sẽ là sự nghìệp của tổ chức cách mạng của chúng ta, của kế hoạch của chúng ta, đó sẽ là mục đích thật của người cách mạng cộng sản chúng ta.
Nhận xét
Kiểm điểm lại thành tích của đảng cộng sản ở Việt nam, chúng ta có thể quả quyết Hồ Chí Minh và đảng cộng sản do ông dựng lên đúng là sản phẩm trí tuệ tinh ròng của Serge Netchaïev. Nói cách khác, theo quan hệ tông chi, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản việt nam là con đẻ của Lê-nin và Staline, gọi Mao bằng bác, cháu đích tôn của Serge Netchaïev.
Hồ Chí Minh và đại bộ phận đảng viên lãnh đạo đều không giữ tên thiệt của mình. Riêng Hồ Chí Minh có hằng trăm tên khác nhau.
Hồ Chí Minh đúng là một người cộng sản gưong mẫu bực nhứt. Những ngày đầu xuống tàu thủy của Tây rửa chén, rửa chảo, quét đọn nhà bếp, Hồ Chí Minh lãnh lương còn biết gởi tiền về nuôi cha ở Việt nam. Nhưng từ sau khi trở thành người cộng sản, ông bỏ hẳn tình cha con anh chị em vì cho đó chỉ là thứ tình cảm ủy mỵ tiểu tư sản. Trong thập niên 50, về Hà nội, Bà Nguyễn thị Thanh tới thăm, ông chỉ tiếp chị không quá 30 phút vì bận việc nước?
Vâng lời Staline, chấp hành chỉ đạo của Mao Trạch-đông, ông ban hành lệnh cải cách ruộng đất để thanh toán giới nông dân có ăn và trung lưu, cả quân nhơn, cán bộ đảng viên gốc tiểu tư sản và có học, theo kháng chiến vì lòng yêu nước thật sự, để sau đó đảng cộng sản chỉ còn đảng viên gốc du đảng, tội phạm hình sự, bần cố nông, những người vốn dễ vâng lời không cần suy nghĩ. Thanh lọc xã hội để phục vụ cách mạng.
Trong vụ Bà Năm Cát Hanh Long, Hồ Chí Minh hiện rõ, nổi cộm đúng là một người cộng sản chuyên chính. Khóc tỏ lòng thương tiếc người phụ nữ nạn nhơn để tránh gây xúc động trong quần chúng bất lợi cho cách mạng lúc đó, ông vẫn để cho Đội Cải cách giết nạn nhơn đúng theo đạo đức cách mạng.
Để tự bênh vực việc làm gian ác của mình, Hồ Chí Minh viết trên báo Nhân Dân tố cáo Bà Năm là «Địa chủ ác ghê» với những tội do chính ông bịa đặt hoàn toàn.
Xin kể một giai thoại về Hồ Chí Minh để thấy tại sao ông chủ trương hủy diệt triệt để xã hội khi cách mạng cướp được chánh quyền. Tháng 6/1946, Tướng Salan của Pháp cùng Hồ Chí Minh trên đường qua Pháp, máy bay dừng lại ở Ấn độ. Nghe Tướng Salan ca ngợi vẻ đẹp của Đền Taj Mahal trong lúc thăm viếng, Hồ Chí Minh trả lời: «Tôi bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp kiến trúc, nhưng tôi muốn đừng ai mời tôi chiêm ngưởng những đề tài loại này. Chúng tôi sẽ phải khởi đầu từ mảnh đất trống trơn. Chính từ đó, chúng tôi sẽ rút tỉa tinh hoa cách mạng của chúng tôi sau khi đã thanh toán sạch quá khứ» (Salan, Memoires, t. I, trg 386, Jacques de Folin trích dẩn trong Indochine, 1940-1955, Perrin, Paris, 1993).
Vì lợi ích cách mạng, Hồ Chí Minh không ngần ngại nói dối để gạt cả thế giới khi trả lời hãng Reuter, ông quả quyết: «Việt Minh không phải là một đảng toàn trị, Việt Minh không phải cộng sản» (Jacques de Folin, sđd, trg 189)
Sau khi Lê-nin chết, Hồ Chí Minh hội nhập vào bộ máy của Kominterne. Và sợ bị nghi ngờ thân Boris Savourine, ông còn tự đặt mình trọn vẹn dưới trướng của Zinoviev và Staline. Từ đây, Hồ đã tích cực hoạt động khủng bố dưới sự lãnh đạo của bộ máy bí mật Kominterne. Nhắc lại những chi tiết này để giúp những người còn ảo tưởng Hồ Chí Minh là người dân chủ, yêu nước, muốn vận động vai trò lịch sử hồ chí minh để dựa vào đó chuyển hoá chế độ hiện tại ở Việt nam theo dân chủ, xin hãy rũ bỏ đi ảo tưởng nguy hiểm này.
Tướng Giáp khẳng định Hồ chí Minh là một người cộng sản cuồng tín nhưng theo ý tốt của Giáp nhằm đề cao lãnh tụ: «Bác Hồ đến với chủ nghĩa lê-nin (léninisme). Với Bác, chủ nghĩa lê-nin chính là mặt trời mang lại niềm vui và hạnh phúc. Ngọn cờ chủ nghĩa lê-nin chính là biểu tượng của đức tin, là ngọn đuốc của hi vọng, con đường cứu nước duy nhứt» (Jacques de Folin, sđd, trg 80).
Di sản của Marx và Netchaïev với «Giáo lý của người cách mạng» vốn là cha đẻ các phong trào cách mạng cộng sản trong thế kỳ XX (Alnert Camus, L’homme révolté, Gallimard, Paris, 1951, trg 210) vẫn còn được người cộng sản hà nội ngày nay áp dụng vào thực tế cai trị Vìệt nam ở nhiều mặt, như khủng bố những người yêu nước trong sáng, lương thiện, phần lớn là phụ nữ và tuổi trẻ bằng lực lượng công an du đảng, thẳng tay sát hại đồng chí tranh giành quyền lực, cướp tài sản nhơn dân,…. Dưới ánh sáng của «Giao lý của người cách mạng», đảng cộng sản hà nội quả thật là một đảng cướp: cướp chánh quyền vì chưa bao giờ biết thỏa hiệp với nhơn dân, cướp tài sản nhơn dân, cả mạng sống nhơn dân… khi nắm đưọc chánh quyền.
Riêng về chủ thuyết lãnh đạo, sau khi cộng sản sụp đổ toàn bộ do không khả năng mở ra tương lai, Việt Nam ngày nay đã thay đổi rõ, đảng cộng sản chỉ «Giữ độc tài chánh trị với độc đảng. Tư tưởng duy nhứt, đam mê duy nhứt, mục đích duy nhứt của đảng cách mạng chỉ là tiền!».
(*) Trong bài «Chung quanh những luận điểm mới về Hồ Chí Minh – Dĩ bất biến, ứng vạn biến và giải pháp Dân chủ Việt nam», tác giả, tôi, có ghi xuất xứ «Giáo lý của người cách mạng, Serge Netchaïev» khi nói về Hò Chí Minh phải cướp chánh quyền ở Chánh phủ Trần Trọng Kim.
Khủng Hoảng Tài Chánh Tàu, Cơ Hội Cho Việt Nam Thoát Trung? – Phan Văn Song
Hôm nay, thứ năm 27 tháng Tám, vào 15 giờ – giờ Paris, năm 2015. Sau khi chỉ số các cổ phiếu của thị trường chứng khoán Shanghai tuột dốc, -8%, vào ngày thứ hai và cả qua ngày thứ ba – lôi theo các thị trường chứng khoán thế giới. Mãi qua đến sáng thứ năm này, thị trường Shanghai mới có vẻ phục hồi, (+1,55%, theo bản tin giữa ngày, khi chúng tôi bắt đầu ngồi viết bài này). Cũng lúc ấy, chỉ số các cổ phiếu các thị trường HongKong, Sydney, Séoul và Tokyo cũng đang trên đà đi lên, đang ổn định dần. (Chiếu bản tin Ngân hàng BNP thị trường chứng khoán tài chánh từng giờ).
Tuy các thị trường chứng khoán Á Châu đang trên đường phục hồi, theo gương của Wall Street Huê kỳ, tuy tất cả có vẻ đang trên đường trở về một trạng thái ôn hòa sau một cơn sốt khủng hoảng cấp tính, tình hình thị trường tài chánh thế giới vẫn còn nhiều bấp bênh do kinh tế Tàu đang trên đà xuống dốc.
New York – Mỹ cứu bồ : Một lần nữa, anh cao-bồi Huê kỳ với chiếc nón Stetson, và tánh tình quả quyết đã nhảy vào cứu bồ thế giới. Theo nhận xét của các chuyên viên ngân hàng và các dân môi giới áp phe – cuộc chê – courtier buôn bán cổ phiếu, các thị trường chứng khoán Á Châu sở dỉ ngóc đầu lên là nhờ cái tài tháo vát và cái tánh lạc quan muôn thuở của anh Huê kỳ, là nhờ thị trưòng chứng khoán Con Đường Bức Tường (Bích Đạo) – Wall Street, Nửu Ước – New York, Huê kỳ.
Chỉ số Dow Jones Industrial Average, sau ngày thứ tư cũng đã vọt lên 4% sau 6 ngày thụt lùi, sau lắm đắn đo, tiên đoán, và dám « cá độ », rằng Fed – Ngân Hàng Trung Ương Liên Bang Mỹ – sẽ không nâng lãi suất trong lúc nầy – cuối năm chăng ? – do những khó khăn và khủng hoảng kinh tế Tàu.
« New York lên cao hỗ trợ mạnh các thị trường Á Châu và Tàu, thế nhưng … ». Zhang Yanbing, chuyên viên kinh tế của hảng môi giới-courtier Zheshang Securities, cắt nghĩa cho Hảng thống tấn AFP – Pháp. « … Tinh thần các nhà đầu tư tuy có phần lạc quan hơn, nhưng họ cũng phải nghĩ rằng, nếu có một cuộc vực dậy e rằng còn phải chờ một thời gian nữa … ». Và kết luận : « Các nhà đầu tư sẽ còn nhiều khổ sở ! ».
Thật vậy, các thị trường thế giới vẫn phải, dù sao, vẫn còn bị bóng ma của những khó khăn của nền kinh tế Tàu ám ảnh, chưa kể cái nạn khó tránh của một sự truyền nhiểm. Vì, ta chớ quên rằng tổng sản lượng của nền kinh tế Tàu đang chiếm 13% của Tổng Sản Lượng toàn cầu (với số dân đông bằng 20% thế giới!)
1/ Khủng Hoảng Tài Chánh Tàu :
Đang tuần Thế vận Hội Điền Kinh Thế Giới tại thủ đô Trung Hoa Cộng Sản, Bắc kinh –Beijing, xuất chiêu phát ra thêm một sáng kiến, tạo thêm một bộ môn điền kinh mới. Bộ môn « thị trường chứng khoán đâm đầu xuống nước-plongeon boursier », thị trường chứng khoán Shanghai đang nhảy plongeon – đâm đầu xuống nước. Thị trường chánh của Tàu, lớn nhứt của Trung Cộng đang rơi, mất 7,63% ngày thứ ba, sau khi tụt 8,49% ngày hôm trước. Đây là chỉ số thường nhựt tuột dốc, rơi đài lớn nhứt từ 8 năm nay. Và song song, cùng đồng hành, với một hậu trường kinh tế trên đường bi quan – bi quan, cũng từ cả trên hai năm nay rối !
Thời Oanh Liệt Nay Còn Đâu:
Còn đâu thời của những con số tăng trưởng hằng năm viết bằng hai con số ? Ngay từ năm 2010, nhịp độ tăng trưởng của Tàu Cộng đã đang trên đà chậm lại rồi, để cuối cùng đến năm ngoái, 2014, chỉ còn 7,4%. Một chỉ số chưa bao giờ thấy từ năm 1999. Với chơn trời mới của năm 2015, cũng chả thấy gì khả quan cho lắm! Beijing nhắm mục tiêu tăng trưởng 7%, nhưng đã có người xem đó là đã quá không tưởng, là đã quá lạc quan quá rồi!
Trung Cộng, « công xưởng của toàn thế giới » ngày nay, chỉ còn là hư danh, khó khăn lắm mới giữ có tý hàng xuất cảng. Bộ máy công kỹ nghệ hoạt động yếu hẳn, và dĩ nhiên, để đối lại, con số hàng nhập cảng cũng xuống theo, vì thiếu mãi lực tiêu thụ. Tóm lại bộ máy kinh tế Tàu, đầu tàu kinh tế thương mại thế giới đang yếu dần.
Và Vai Trò Của Giới Lãnh Đạo Tàu?:
Giới lãnh đạo, Nhà Nước Tàu đã nhìn thấy sự tuột dốc của Trung Cộng từ khuya rồi. Và từ hai năm nay, Beijing đã không ngớt tuyên bố rằng sẽ ‘tái phối trí nền kinh tế » để tạo lại sự phát triển, một phát triển loại mới, có thể kém ngoạn mục, nhưng chắc chắn (đó là lời hứa) là sẽ bền vững. Beijing muốn tạo một nền kinh tế mới, bằng tạo mãi lực cho người dân Trung Hoa để tạo « một thị trường quốc nội », và bớt nhắm vào thị trường xuất cảng, quá phụ thuộc vào thị trường ngoại quốc, và cán cân hối suất. Beijing cũng muốn cải tổ cơ chế guồng máy sản xuất, chuyển dần qua công nghiệp tư nhơn. Thế nhưng, mọi thay đổi, mọi cải cách, mọi chuyển hóa đòi hỏi cả một công trình, to lớn, đau đầu, nhứt là với một hệ thống cổ-lỗ-sỉ gồm các doanh nghiệp nhà nước, quốc doanh, khổng lồ, với kiểu cách làm ăn không cần lỗ lã, với một lối quản trị bừa bãi, thiếu kiểm soát, đầy gian lận, tham nhũng, chôm chỉa, rút ruột …Và vì vậy, vai trò Nhà Nước Tàu (cũng như Nhà Nước Việt Cộng) cuối cùng chỉ còn là hai vai trò : Chữa Lửa, và Công An. Chữa lửa khi vỡ nợ, và Công An để bắt Tham Nhũng và Chôm Chỉa
Những năm tháng gần đây, để cứu chỉ số tăng trưởng, Nhà Nước Tàu đã liên tục chữa lửa, với những biện pháp cho cổ máy nặng nề chạy lại : hạ lãi suất, hạ giá đồng Nguyên-Nhân Dân Tệ… Tất cả những biện pháp ấy như « nước đổ lá môn », không làm tình hình kinh tế Tàu sáng sủa gì thêm. Trái lại việc phá giá đồng Nguyên lại bị thế giới đánh giá là Tàu đang tạo một cuộc « chiến tranh tiền tệ» với các đồng tiền trên thế giới, nhứt là với các quốc gia vùng láng giềng Đông Nam Á. Và cũng vì làm như vậy, vô tình, đã vạch áo cho thiên hạ thấy rõ cái bề trái của nền kinh tế tài chánh cũa Tàu, thật sự, là đang bệnh nặng (thật sự bệnh nặng lâu rồi, bệnh nặng ngay sau những cái « Nổ » biểu diễn cường điệu Thế Vận Hội và Hội Chợ Quốc Tế năm 2008 !)
Khủng Hoảng Kinh Tế Tàu, Khủng Hoảng Chứng Khoán Tàu ?
Thị trường chứng khoán là một thị trường đầy bất ngờ, đầy mâu thuẩn. Từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015, tại thị trường Shanghai, chỉ số các cổ phiếu tăng vọt khủng khiếp, 150%. Dân chúng Tàu đổ xô ùn ùn đi mua (và chơi) cổ phiếu, nhảy vào sòng bài chứng khoán, như nhảy vào sòng bạc casino vậy ! Dưới sự xúi dục, thậm chí thúc dục, hô hào, quảng cáo của Nhà Nước Tàu. Với chỉ số chứng khoán tàu hoàn toàn phấn khởi ấy, thị trường chứng khoán Tàu chẳng mấy chốc, biến thành một thị trường ảo, với những chỉ số ảo tưởng, nếu không nói đến không tưởng, hoàn toàn xa vời, không phản ánh với thực tế của thị trường và nền kinh tế Tàu. Và, … chuyện phải đến, cuối cùng, cũng phải đến thôi :
Tháng 8 năm 2015, thị trường chứng khoán Tàu lớn nhứt, thị trường chứng khoán Shanghai tuột dốc,… rơi 30% trong vòng 3 tuần, và dĩ nhiên sẽ tiếp tục, rơi, tiếp tục tuột …….
(Nhớ lúc xưa ở Sài gòn với Phong trào Trứng Cút, Phong trào Nuôi Cút. Lúc ấy dư luận và báo chí người Việt ta đỗ thừa là do nghề của các Thầy Chú Cắt Chú tung hoành, đầu cơ, làm giá, báo hại một lô người Việt Nam, thường là dân Sài gòn, chết dở chết đứng một dạo ! Một tâm trạng ghét « Ba Tàu » cũng do thời ấy mà ra !
Bây giờ ngày nay, dân Tàu chơi «Chứng khoán Shanghai » cũng « bị gạt » như hồi đó, dân Sài gòn chơi « Trứng Cút » bị gạt vậy ! Dân Tàu, ngày nay cũng đi vay, cũng đi mượn nợ ngân hàng,…để « chơi chứng khoán » ! Chắc cũng có người tự tử vì tán gia bại sản, như năm xưa, ở Sài gòn mình dạo nào chăng ?
Nhà nhận định thời sự kinh tế của Ngân hàng Pháp Natixis-AM, Philippe Waechter có lời bàn với nhựt báo Le Monde trên mạng : « Hiện nay, ở Trung Quốc đang xảy ra một cuộc nổ bóng bóng của thị trường chứng khoán Shanghai, cũng vì Shanghai là nơi có một cuộc thổi phồng rất lớn của thị trường chứng khoán. Vì vậy, sự tuột dốc ngày hôm nay, chỉ là sự điều chỉnh của thị trường ảo (do chứng khoán) để đi sát với thực tế của thị trường thật thôi ! »
Khủng Hoảng Tàu, Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu ?
Khủng hoảng chứng khoán Tàu kéo theo khủng hoảng thế giới là một sự tự nhiên.
« Những nhà đầu tư ngày nay đang ở trong trạng thái hốt hoảng, Franklin Pichard, Giám đốc của Barclays Bourses nhận định. Người đầu tư nào vào thị trường Trung Quốc, cũng một cách tự nhiên, phải tự đặt những câu hỏi về sự tăng trưởng của Trung Quốc. Họ tất nhiên, phải nghĩ rằng, khi gặp một nển kinh tế (Tàu) hạ cánh quá vội vàng và quá đột ngột như thế nầy ; họ, dĩ nhiên, phải kết luận rằng, nhứt định sẽ lôi theo những khó khăn cho nền kinh tế quốc tế. »
Ngay ngày thứ sáu, ngay khi chỉ số chứng khoán CAC 40 của Paris đã tuột giá 4 ngày liền liên tiếp. Ngay khi chỉ số Dow Jones cũng rơi xuống mực thấp nhứt của trong năm. Người ta, dĩ nhiên, chờ một phản ứng … (của một ai đó ?).
Thế nhưng, suốt hai ngày cuối tuần, mặc dù với một tình hình nguy biến như vậy, Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc vẫn im lìm, im hơi lặng tiếng, không một tuyên bố, gieo thất vọng cho làng chơi chứng khoán và dân đầu tư thế giới. Và, …
Và, như một cơn lốc, như dưới một cơn nóng sốt, đầy hoảng hốt, ngày thứ hai mở màn, … với những phản ứng mạnh, chỉ số các cổ phiếu của các thị trường chứng khoán thế gìới đều lả đả, rơi rụng : thị trường Milan rơi -5,96%, đến thị trường Paris cũng rụng theo -5,35%, rồi thị trường London cũng thế, -4,67 %, và tiếp tục với -4,61 của thị trường Tokyo, và -3,58 ở New York !
Các thị trường chứng khoán mất giá, tuột dốc. Tình hình thật sự của nền kinh tế thế giới ra sao ?
Không chỉ riêng những nhà đầu tư, không chỉ riêng những cổ đông viên các xí nghiệp, các chủ nhơn các cổ phiếu, các dân chơi chứng khoán… là những nạn nhơn đâu. Tương lai kinh tế của các quốc gia đang lên cũng tối mù tối mịt, nhứt là những quốc gia sản xuất nguyên liệu và nhiên liệu, phần đông bán cho Tàu. Dầu hỏa là một thí dụ, Trung Cộng là một con « hạm » ăn dầu. Tàu là quốc gia thứ hai trên thế giới về tiêu thụ dầu hỏa. Với khủng hoảng kinh tế, Tàu sẽ giảm lượng mua dầu hỏa. Thị trường cầu kém, giá dầu sẽ hạ. Dầu hỏa, từ tám tuần nay đang liên tục hạ giá. Một chuyện hi hữu từ năm 1986.
Kết quả, và Ba Tây đang run, và Nga, và Nam Phi, và Nigéria hay Algérie, tất cả đều lên cơn sốt rét. Tất cả những quốc gia ấy hiện, đang có một nền kinh tế phụ thuộc quá nặng nề vào các nguyên nhiên liệu mà Tàu là khách sộp mua hàng. Và tình hình kinh tế các quốc gia ấy còn sẽ tệ hơn nữa, khi các quốc gia ấy lại nhận lại đầu tư của Tàu quá nhiều, và sẽ có cơ nguy Tàu thuyên giảm.
Đấy chỉ nói đến các quốc gia đang lên, kiểu Ngũ Quốc BRICS (Brésil-Russie-India-Chine-South Africa) với sản phẩm nguyên nhiên liệu. Vậy, riêng các quốc tiên tiến Âu Mỹ, thế nào ?
Đối với các quốc gia tiên tiến, trừ Nhựt có buôn bán trao đổi nhiều với Tàu, với Liên Âu và Mỹ, chưa hẳn hoàn toàn tiêu cực lắm, chưa hẳn hoàn toàn phải là khủng hoảng ! Âu Mỹ nhập cảng nhiều, xài nhiều hàng hóa Tàu, xuất cảng ít hàng cho Tàu, cán cân thương mãi luôn luôn số âm. Đồng Nguyên Tàu xuống, hàng Tàu phải rẽ, mãi lực người dân xứ tiên tiến phải lên thôi. Giá các nguyên liệu và nhiên liệu xuống cũng tốt cho cuộc sống gia đình Âu Mỹ. Còn hàng cao cấp bán cho Tàu, nếu là hàng có giá trị cao, như hàng chiến lược, hàng có kỹ thuật cao, ảnh hưởng không bao nhiêu, vì những loại hàng ấy cần thiết cho cơ xưởng sản xuất Tàu… những máy móc mẹ, những loại phụ tùng kỹ thuật cao…
2/ Và Việt Nam :
Một Cơ Hội để thoát ảnh hưởng Trung Cộng ? :
Đây có thể là một cơ hội cho Việt Nam thoát ảnh hưởng của Trung Cộng. Như chúng tôi đã trình bày, Việt Nam đang đứng trước một ngả ba đường. Với một Huê kỳ đang muốn thật sự lấy lại vai trò « sen đầm quốc tế », muốn thật sự làm người « đạo diễn chương trình » trên « Ao Nhà Thái Bình Dương của mình » một « hiệp sĩ chủ động luận kiếm Hoa sơn ở Đông Nam Á » ; một « trọng tài điều hòa mọi giao tiếp giữa các quốc gia cầu thủ trên sân cầu Đông Nam và Bắc Á » và muốn, vì những lẽ ấy, có mặt ở Đông Nam và Bắc Á. Huê kỳ trở lại ở Việt Nam, để có mặt ở Biển Đông, để có mặt trong vai trò kiểm soát con đường vận chuyển tiếp liệu thông thương hàng hóa thương mải quốc tế và đặc biệt của vùng Đông Nam và Bắc Á. Rất giản dị, và dễ hiểu thôi ! Và « Thoát Trung » là sự Sống Còn của Dân Tộc Đại Việt !
Vậy sao Hà nội vẫn mãi chần chờ ? Sao mãi… « Em chả ? »
« Tình trong như đã, mặt ngoài còn e » (Nguyễn Du, Kim Văn Kiều)
Sở dĩ, chần chờ không phải vì tình hình đất nước và nhơn dân Việt Nam đang gặp khó khăn hay phức tạp, mà thực sự, chính là do tình hình nội bộ của chính Đảng Cộng Sản cầm quyền rất đầy khó khăn và phức tạp.
Dĩ nhiên thay đổi là một khó khăn, dĩ nhiên thay đổi, cải cách là có lắm hy sanh. Nào là quyền lợi cá nhơn, quyền lợi Đảng, không khéo có thể mất trắng, có khi, vì đây là một truyền thống Á đông có thể mất mạng – truyền thống phe ta thích « nhổ cỏ tận rễ, bức cỏ tận gốc – có khi tru di tam tộc » -. Có lẽ cũng vì thế, mà bao nhiêu năm nay, mặc dù thấy rõ rằng rằng từ nay thuyết Cộng Sản « hết linh », các huyền thoại, do Công Sản xây dựng lên, hoàn toàn đều bị phá sản, bạch hóa, giải ảo, giải mã,… Mặc dù ngày nay tất cả mặt nạ đều bị lột xuống, từ Yêu nước, qua Cách Mạng, đến Chống Mỹ Cứu Nước, đến cả Chủ Nghĩa Cộng Sản, đến cả huyền thoại, tiểu sử của nhơn vật chánh, nhơn vật Hồ Chí Minh, – con người muôn mặt, lắm tên, lắm trò, đến đổi ngày nay, không biết lão ấy là người Việt hay người Hoa, người thật hay người giả. Dù nay chỉ còn là một xác chết, nửa thịt rửa, nửa sáp, nhưng vẫn bị bọn đàn em đệ tử hậu duệ tiếp tục dùng làm một cột trụ trung ương để tất cả những sự giả dối, những sự đểu giả, điêu ngoa xây quanh dàn dựng, – đều sụp đổ !
Phải, tất cả đều giả dối, đều « đồ dỏm », …dỏm từ lý thuyết, dỏm từ chế độ, dỏm cả văn hoá, dỏm cả đến những giá trị hằng ngày, xâm nhập vào cuộc sống xã hội, qua bằng cấp học vấn, qua cả hàng hóa, qua từng món ăn, từng vật dụng …và cả giá trị con người, tất cả là dỏm, là dối trá, là lường gạt, du côn, côn đồ. Nào là Phở chưởi, nào là Quán Chưởi, nay có cả Bác sĩ Chưởi, …- như trong một bản tin vừa đọc được hôm nay. Nào là những chuyện mất mặt, mất thể diện, mất sỉ diện quốc gia như những chuyện … các quan chức, các sanh viên du học, các du khách người Việt Nam ra nước ngoài, ăn cắp vặt, làm điếm, và tệ hơn nữa…ăn cắp chó để ăn thịt, trồng cần sa, đi buôn lậu …(Họ xé bỏ con người văn hóa Cộng Sản đã đành, họ xé bỏ cả luôn con người Việt và Văn Hóa Dân Tộc Việt – mất mặt công dân xứ Cộng Sản, mất mặt cả toàn thể dân tộc Việt chúng ta nữa ! Thật là Hạn Cộng Sản, Nạn Dân Tộc !) …Chán cho một nền văn hóa, một não trạng mới !
Vì những khó khăn, vì phức tạp trên trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho nên :
– mặc dù Đảng Cộng Sản cầm quyền với bao khó khăn. Ngoài thì, khi Tàu hiếp đáp, lúc Mỹ rủ rê. Trong thì, ban ngày ban mặt, khi bạn, khi bồ, nhưng lúc đêm về, cách mặt, cách lòng, bạn bồ đổi dạ, chỉ còn địch thù đánh đấm, giành chổ, chiếm sân.
– mặc dù với bao cựu đồng chí tỉnh ngủ chỉ trích góp ý, mặc dù với bao công dân yêu nước, sốt ruột, vừa chống đối, vừa khuyên can, kiến nghị, mặc dù được bao tổ chức Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Hải ngoại ve vãn, làm hòa (hay kiếm cháo ?)…
– Và, mặc dù đã được cả ông Tổng thống Mỹ, người bạn mới, người đồng minh mới, rủ rê, biệt phái cả một anh Đại sứ thủ vai chánh trong tuồng cải lương « Gương vỡ lại lành – Mỹ-Việt Cộng, xưa thù nay bạn, ai hồi chánh ai ?».
Anh Đại sứ người Mỹ, tuy là người « da trắng thực sự », thủ vai một nhơn vật rất « đầy chất Việt Cộng tánh ». Khi mang huy hiệu hữu nghị Việt Cộng-Mỹ đi thăm Cộng đồng người Việt Tỵ nạn Chống Cộng tại Mỹ để « dạy người Việt Chống Cộng, hãy sáng mắt để theo thời » ! Lúc đi Chùa dự lễ Vu Lan cùng với Mẹ và Chị như một người con Việt thuần túy ! Chứng minh bổn thân Ngài Đại Sứ, văn hóa Mỹ-Việt đề huề, hoàn toàn khắn khít.
Chương trình Đại Nhạc Hội do Ngài Đại Sứ tổ chức, rất Tùng Lâm : Đi thăm các Cộng đồng Người Việt Hải ngoại để bày tỏ « Nỗi Lòng Người Mỹ, Xưa là Tình Chị – (Việt Quốc Gia, Cờ Vàng), Nay là Duyên Em (Việt Cộng, Cờ Đỏ) ». Và cũng một cách gián tiếp, thi hành Nghị Quyết 36 của Cộng Sản đối với Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn, để xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải gì gì đó thôi ! Và đây, nhơn tiện, một cú đá giò lái, một cái « một dấu hiệu », cho mỗi người Việt Hải ngoại chúng ta hiểu, là một trang sử đã được lật qua ! Từ nay, đối với Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại rằng, từ nay, Mỹ Việt sẽ « mối tình cầm sắt đổi ra cầm cờ » như giữa Thúy Kiều và Kim Trọng vậy thôi !
Thế sao : Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn ngoan cố, bằng mọi giá bám trụ, vuốt mặt, cuối lưng, trói mình (theo gương Mạc Đăng Dung, mà Hà Nội đang ca tụng bằng cách lấy tên hiệu Vua là Mạc Thái Tổ để đặt tên đường, gián tiếp lên tiếng cho Tàu biết rằng mình vẫn theo Tàu) theo Tàu ? Có phải « theo Tàu » là cứu cánh ? Vì theo Tàu thì Đảng còn, Đảng còn, Quyền Lực, Quyền Thế còn, mạng sống còn ?
Hay có gì khác ? Và Chuyện dài Anh Ba X
Vì theo những tin đồn gần đây sẽ có chuyển biến nội bộ do một nhơn vật với nickname là Ba X sẽ gồm thâu tóm toàn quyền lực để giải phóng Việt Nam, theo Mỹ, Dân Chủ hóa Việt Nam vân vân …và Việt Nam sẽ … huy hoàng, đuổi Tàu, rước Mỹ và american way of life sẽ giải phóng đời sống dân tộc ta ! Hurrah !
Nhưng có bạn hỏi chúng tôi rằng : « khi nhơn vật Ba X đã làm xong cuộc cải tổ, tức là : – quét sạch xong các chướng ngại vật, dẹp các nhơn tố chống đối trong Đảng không cùng phe mình (nhóm bị xem rằng thân Trung Cộng ?). – cũng cố xong địa vị Xếp lớn Đảng, Tổng Thư Ký Đảng Cộng Sản cầm quyền, – cũng cố xong địa vị Xếp Nước, Chủ Tịch hay Tổng Thống Nước ; và với cách tổ chức mới, kiêm luôn chức – Tổng Tư Lệnh Quân đội Nhân dân, nghĩa là Xếp lớn Quân đội, cầm luôn Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương,
Xếp Ba X vốn gốc Công An, tự nhiên, nay là Xếp lớn Công An rồi, Như vậy từ nay Ba X gồm thâu thiên hạ…
« Vậy thì, bạn – tức là chúng tôi, người viết cùng các bạn đã từng có lập luận rằng Ba X đi chơi với Mỹ nên có hy vọng Ba X mở cửa Dân chủ hóa, Tự do hóa, Tư bản hóa, Mỹ hóa,… hằm bà lằng hóa, dân chúng người Việt nội hóa chúng ta – hãy cho độc giả một lý do gì, mà buộc anh Ba X, bỏ tất cả thế lực, chức tước, tham vọng chỉ để làm một Gorbatchev ! Từ bỏ tất cả những quyền lực chỉ để làm những cải tổ, để đem Việt Nam xoay hẳn một vòng 180 độ, đi từ cái tăm tối ra ánh sáng, đi từ cái Độc tài ra Dân chủ, đuổi tất cả những quân đội Tàu về, mở cửa cho các kỹ thuật tiên tiến, trả quyền tự quyết cho người dân , tạo một chế độ Dân Chủ cho đất nước…trả một quyền Tự do cho công dân đúng với một Hiến Pháp đầy Công bằng, Nhơn Ái… Anh Ba X đấy có điên không ? Vì anh ấy sẽ nhận nhiều rủi ro !
Trừ phi Ông ấy là một NHÀ THẬT SỰ Yêu Nước, Yêu Dân Tộc, Yêu Giống Nòi – vì vậy chúng tôi gọi bằng Ông, gọi bằng Nhà –
Vì muốn làm một sự cải tổ toàn diện, xoay 180 độ để Thoát Trung chơi với Mỹ khi còn vướng 16 chữ vàng 4 chữ Tốt, trước hết phải có một Quyền Lực mạnh, và người lãnh đạo ấy phải có tất cả mọi Quyền Thế để …
Giải Thể Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Phải, đó là một quy luật, muốn Thoát Trung, muốn làm cuộc cải tổ toàn diện cho Việt Nam, phải Giải Thể Đảng Cộng Sản Việt Nam !
Muốn Giải Thể Đảng Cộng Sản. Cần phải có một Vị Lãnh Đạo Có Tất Cả Mọi Quyền Lực.
Với toàn quyền lực, với một nhóm cộng sự viên quả quyết, người Lãnh tụ đó mới có thể làm một cuộc Cách Mạng đầu tiên là Thoát Cộng.
Và sau khi Thoát Cộng Việt Nam mới Thoát Trung hẳn, để đứng cạnh các quốc gia hoàn toàn độc lập, trong khối tư bản, với một thể chế Dân Chủ, biết tôn trọng các quyền Công dân và quyền Con Người.
Đây là sine qua non. Phải giải thể Đảng Cộng Sản !
Một Đảng xơ cứng, lỗi thời, phải xóa bỏ những lý thuyết hoang tưởng, phi khoa học như chủ nghĩa Mác Lê Mao Hồ. Đó là những giải quyết tự nhiên. Vì, đấy là những hàng rào cản trở cho cuộc cải tổ. Hãy vứt bỏ cả, tháo gở cả. Hãy làm một cuộc cách mạng hoàn toàn ! Một cuộc cách mạng văn hóa để gội rửa 70 năm sống trong u mê tăm tối, 70 năm bị một chủ nghĩa tà ma hớp hồn dân tộc. Một cuộc cách mạng kinh tế để đòi lại những tài sản dân tộc, tài nguyên quốc gia bị lạm dụng, ăn cắp, phung phí. Một cuộc cách mạng xã hội và giáo dục để trả lại những giá trị gia đình, những tương quan xã hội với những giá trị dân tộc.
Bằng chứng diển hình của Văn hóa Cộng Sản cụ thể to lớn nhứt, là ngày hôm nay, ở thế kỷ thứ 21, năm 2015 mà vẫn còn Văn Hóa Dựng Tượng. Dựng những vật vô tri, tốn cả tỷ đồng, vô tích sự, trong khi đất nước thiếu trường học, thiếu đường xá, cầu cống, thiếu cả nhà vệ sanh cho các con em trong các trường học… ! Văn hóa Cộng Sản ngày nay không xây cầu, không xây trường lại đi xây Tượng Đài !
Phải, đây là một cơ hội để Thoát Trung. Tàu đang bi khủng hoảng kinh tế, Tàu muốn cải tổ kinh tế bền vững như Tàu đã từng tuyên bố, Tàu đã bị phân tâm, nay sẽ bận tâm vì khủng hoảng kinh tế, không còn đầu óc để lo bành trướng Đại Hán.
Tàu đang lo xây dựng một « thị trường nội địa » vững mạnh và bền vững. Nhưng chánh sách phát triển nội địa của Tàu đang gặp khủng hoảng. Nghĩ rằng cần phải canh tân, Tàu chạy qua « làm địa ốc ». Nghĩ rằng Tàu nông dân từ nhà đất sẽ chuyển sang nhà gạch, kiểu biệt thự Huê kỳ. Kết cuộc ngày hôm nay hàng địa ốc Tàu dư thừa, chỉ có 1 trên 5 căn mới có người ở. Cả triệu nhà trống, cả triệu nhà hoang. Rồi đây, với hậu hoạn của khủng hoảng thị trường chứng khoán cộng với thị trường kinh tế đang hồi bế tắc, một loạt biến động xảy ra : nào di dân – một làn sóng dân gốc nhà quê hiện đang ở thành thị (các mingong – dân công – gốc nhà quê lên thành sống ở các thành phố lớn Tàu với giấy hộ khẩu tạm trú) hoặc tự động hoặc bị trục xuất trở về quê quán, vì thất nghiệp,… giải tỏa căng thẳng cho thành thị, nhưng gieo họa cho nông thôn. Thất nghiệp, sanh trộm cướp, khủng hoảng sanh nội loạn ! Những hãng xưởng ngoại quốc, vì làm ăn khó khăn sẽ ra đi ! Đầu tư ngoại quốc rút đi, đầu tư Tàu ở ngoại quốc chưa chắc sẽ rút về. Thị trường nhơn công Tàu không còn hấp đẫn vì giá nhơn công cao hơn các quốc gia khác như Việt Nam, Bangla Desh,… cộng thêm mãi lực kém vì kinh tế yếu kém, thị trường Tàu sẽ mất khách nhiều. Mặc dù có một gia tài dư dã, do Công Khố phiếu Huê Kỳ. Nhưng phải làm gì đây ? Bơm tiền vào để giữ hối suất đồng Nguyên ? Hay dám thả lỏng đồng Nguyên như Quỷ Tiền Tề Quốc tế đã khuyên không ? Tàu còn muốn đưa đồng Nguyên góp mặt với Thị trường Hối đoái Quốc tế nữa không ? Vì đồng Nguyên Yuan-Nhân Dân Tệ Renminbi vẫn chưa được xem là đồng tiền quốc tế. Và với cái tiếng đệ nhị kinh tế thế giới, Tàu vẫn không được mời vào nhóm G7, chủ trì nền kinh tế thế giới ! Với một ngày mai u ám nhưng vậy, Tàu có dám tiếp tục hung hăn ở Biển Đông nữa chăng ?
Vì vậy nhà cầm quyền Việt Cộng còn chần chờ gì nữa để đổi hướng ngoại giao ? Hợp tác với Mỹ, liên kết giao thương với Liên Âu, liên lập ngoại giao với láng giềng Asean là con đường sống còn, con đường phát triển cho tương lai Việt Nam.
Đúng, nhưng, trước hết, phải dẹp cái gai, xóa con kỳ đà cản mủi, cho tương lai và vận mệnh đất nước : Phải Giải Thể Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thoát Cộng để Thoát Trung.
Đó Là Một Bắt Buộc. Đó Là điều kiệu Cần và Đủ Để Tái Thiết Việt Nam.
Ai đây ? Bắt cứ, người ấy, nhóm ấy, sẽ được toàn dân ủng hộ ./.
Hồi Nhơn Sơn,
Tháng Chín 2015, Mùa «Tàu Rơi».
Thân Phận Việt Nam: Việt Nam, Tấm Khiêng Muôn Thuở Chống Tàu. Xưa Cờ Vàng, Nay Cờ Đỏ, Tạo Mâu Thuẩn Giữa Người Quốc Gia, Mỹ Đang Thay Ngựa Giữa Dòng – Phan Văn Song
Xưa Cờ Vàng, Nay Cờ Đỏ, Tạo Mâu Thuẩn Giữa Người Quốc Gia, Mỹ Đang Thay Ngựa Giữa Dòng.
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
(Nguyễn Du Kim Vân Kiều)
Chúng tôi, sau gần ba tuần đi thăm bạn bè xứ Mỹ, đươc đón nhận, được bạn bè chỉ rõ thêm, đóng góp thêm, vào cái nhìn vốn đã bi quan sẳn của chúng tôi, lại càng bi quan hơn, đối với tình hình đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhơn quyền, Công bằng, Lương thiện cho Việt Nam và người dân Việt Nam trong nước.
Nếu chỉ nói đơn thuần việc Chống Cộng, nói riêng, hay chuyện tranh đấu ủng hộ người dân Việt Nam trong nước, đứng lên giành quyền Tự quyết, thay Đảng Cộng Sản Việt Nam, giành lại quyền lèo lái Việt Nam, vượt quốc nạn Hán Hóa đang hoành hành, xây lại căn nhà Việt Nam hợp với ý nguyện của bao người Việt Nam mơ ước được một quốc gia Việt Nam tươi sáng, hào hùng, tử tế, nói chung. Chúng tôi lại càng tuyệt vọng hơn nữa! Phải, chúng tôi tuyệt vọng khi nhìn cách đối xử mới của ông chủ nhà đất Mỹ, đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản, trên đường ông, vì sắp từ giả nhiệm kỳ mình, đang sửa soạn một hướng chánh trị ngoại giao mới, đầy sà-phòng trơn trợt cho những người kế nhiệm!
Chúng tôi nhận thấy có hai hiện tượng quan trọng mong được bàn với quý vị. Hai hiện tượng nầy, chúng tôi đánh giá khá cao, xem đấy là những sự kiện-triệu chứng đánh dấu một khúc ngoặt trong công cuộc đấu tranh của toàn thể Người Việt chúng ta cho sự giải thể Đảng Cộng Sản Việt Nam để giải cứu đất nước Việt Nam. Chúng tôi xin được giải bày cùng quý vị:
1/ Tự Hủy Hoại Căn Cước và Chánh Thống:
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Hải Ngoại Đã Đánh Mất Quyền Đại Diện Tiếng Nói Đấu Tranh Chống Độc Tài Quốc Nội.
Tự Tố Cáo Những Cựu Lãnh Đạo, Các Cơ Chế Quốc Gia, Tôn Giáo Mình:
Càng tuyệt vọng hơn khi nhìn thấy cộng đồng người Việt quốc gia tỵ nạn, ngày nay, có những vết rạn nứt lớn. Không phải là những rạn nứt kiểu mất đoàn kết hay chia rẻ bình thường, giữa cá nhơn với nhau đâu, đây là một ấn tượng mới, lạ lùng hơn; chỉ có từ những năm tháng gần nay thôi. Chúng tôi có cảm tưởng, đây là một kiểu, «tự kiểm, tự thú tự tử – autocritique suicidaire». Vẫn biết người trí thức kiểu tây học thường đi tìm những thú vui trong những «tự phân tách tâm lý học – auto psychanalyse» để tự mỗ xẽ «đấm ngực – mea culpa – lỗi tại tôi mọi đàng» rất Thiên Chúa Giáo. Vẫn biết trí thức Đông phương, đạo đức Khổng Giáo, kiểu Nhựt Bổn thích, tự hạ nhục, khiêm nhường cúi gập mình xin lỗi! Đây, chúng tôi cảm thấy đang sống trong một không khí rất kỳ lạ! Tưởng như vì, bị một phần nào gò bó, uất ức, bí hơi, hậm hực, không bộc phát được, – nói nhưng người Pháp bị frustrations – do rất nhiều lý do. Thế thì bởi vì không Chống Cộng được thoải mái, nên người Việt Quốc Gia ta, bèn, xã láng «wánh nhau». Thật là:
Địch xa chờ mãi không thấy! Bạn gần, sẳn đạn, ngứa cò, chơi luôn! Xin thưa:
Giữa người quốc gia tỵ nạn ngày nay có một loại phong trào, một loại không khí chúng tôi xin mượn từ của một trí thức ở Paris, tạm gọi «tổ quốc ăn năn». Không ai chê mình, không ai chưởi mình, tự mình chưởi nhau cho đã! Người quốc gia tỵ nạn Cộng Sản, bổng nhiên, không ai bảo ai, (hay có một sự giựt giây nào chăng?), cùng nhau tự làm thịt, tự mổ xẽ, tự tố cáo lẫn nhau, và chia rẽ, chưởi rũa, «ăn cháo đá bát», mạ lỵ các vị lãnh đạo của thời đại huy hoàng của mình.
Cái thời đại huy hoàng chúng tôi muốn nói đây là cái khoảng từ năm 1949 khi Quốc Trưởng Bảo Đại đã giành lại Độc Lập từ tại ngưới Pháp một cách ôn hòa, một cách chánh thống với Hiệp Ước Élysée, đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi quân đội Cộng Sản Bắc Việt cưởng chiếm Thủ đô Sài gòn, tất cả là 26 năm.
Phải, với chúng tôi, đấy là một thời đại huy hoàng! Ngắn ngủi, chỉ 26 năm thôi mà đã cho chúng ta tất cả. Tất cả các thế hệ anh chị em, bà con người quốc gia có mặt ngày nay ở Hải ngoại đều nhận được ảnh hưởng từ văn hóa xã hội, đến thông thái, hiểu biết, được nhận sự giáo dục của thời đại huy hoàng ấy! Và
Vì dù thế nào đi nữa, vì dù các lãnh đạo, các nhơn sĩ, các quân dân cán chánh của thời đại ấy không «xuất chúng đệ nhứt thiên hạ», không «lãnh tụ anh minh hay chí sĩ của thời đại», hay «anh hùng đỉnh cao trí tuệ loài người» đi nữa! Cũng đã một thời, ban, tạo cho các thế hệ bạn bè đồng môn đồng lứa trên dưới đồng tuổi tác chúng ta, một tuổi trẻ an lành, hiền hòa, những tháng ngày «học trò» yên ổn,… cho cha mẹ chúng ta một cuộc sống gia đình, có trên có dưới, có đức có đạo, có luân lý, có an ninh xã hội… Họ đã ban, đã tặng, đã đúc cho mỗi mỗi chúng ta một nền tảng văn hóa, văn minh, hiểu biết, đầy tánh nhơn bản và khai phóng và tặng cho chúng ta một nền giáo dục đầy sáng tạo. Đời đời chúng ta, và con em chúng ta chịu ơn các vị khai quốc công thần ấy! Mặc những khó khăn do phía Cộng Sản tiếp tục đánh phá, mặc chiến tranh mỗi ngày mỗi leo thang, mặc máu lữa mỗi ngày mỗi lan tràn, mặc cho bao nhiêu uy hiếp – từ phía ngoài, do nền chánh trị «đi đêm» vừa «be bờ» vừa «phản chiến» của phía đồng minh đầy phù phép; từ trong nhà, do bọn «ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản» chạy theo ảo tưởng «chủ nghĩa đại đồng Mác Lê» -,… Và mặc bao phong trần, mặc bao sóng gió, đổi đời, dâu bể – rất nhiều gia đình phải bao lần di cư, bao lần chạy nạn, bao lần làm lại cuộc đời, bao lần đổi đời – Nhưng ngay từ những ngày đầu, khi toàn cả nước lấy lại Độc Lập, hay, và, sau nầy, ở miền Nam Việt Nam, nơi khoảng đất còn giữ vững thêm 20 năm nữa, từ sau Hiệp định Đình Chiến Genève tháng 7 năm 1954- mà miền Bắc đã vội vàng xé bỏ – vẫn được vững vàng xây dựng, vẫn oai hùng, vẫn can đảm bám trụ giữ gốc, giữ rễ, chẳng những từ tấc đất, tấc biển của giang sơn gấm vóc, mà cả gia tài đạo đức, luân lý, và tất cả gia tài văn hóa văn hiến của Tổ tiên.
Giữ vững tiếng nói, giữ vững văn hóa, giữ vững linh hồn Dân tộc Đại Việt trong suốt 26 năm, người Việt Quốc Gia của Miền Nam Cộng Hòa đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả là vừa Tự vệ giữ Nước, vừa Xây dựng Giang Sơn và Con Người! Thật đáng để chúng ta, những con cháu, những đàn em ngàn năm ngưởng mộ!
Xin cám ơn tất cả các bạn hữu xa gần đã cùng chúng tôi chia sẻ quan điềm nầy trong những buổi nói chuyện điện thoại hay tâm tình hay trong cộng đồng trong chuyến Mỹ du của chúng tôi vừa qua.
Vì vậy, xin tất cả quý anh em bà con bạn hữu chúng ta nên trân trọng thời đại quý báu nầy. Đây là những trang sử huy hoàng của Việt Nam phải ghi nhớ.
Và nhơn dịp nầy, chúng tôi cũng xin tất cả chúng ta một phút mặc niệm, cuối đầu cám ơn tất cả những vị lãnh đạo, nhơn sĩ, quân dân cán chánh của thời đại 1949-1975, thời đại của Quốc gia Việt Nam, thời đại của hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa, thời đại của Quốc Ca Tiếng Gọi Thanh Niên, của Lá cờ Vàng Ba sọc đỏ đã hát vang và phất phới trên toàn đất Việt đến 1954, và sau đó trên tất cả miền Nam Việt Nam, và nay, vẫn tiếp tục đại diện Cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản chúng ta tại Hải ngoại!
Vì những lẽ ấy, hãy vinh danh tất cả những người Việt Nam Quốc Gia đã để một dấu ấn quý giá cho lịch sử Việt Nam muôn thuở! Không ai có quyền bôi nhọ, phê bình chỉ trích, viết lại lịch sử cả. «Gặp thời thế, thế thời phải thế!» Cụ Ngô Thời Nhiệm đã trả lời rất rõ với Cụ Đặng Trần Thường, khi Cụ Trần chê Cụ Ngô là thất thời!
Vì trong những ngày tháng qua chúng tôi rất đau lòng, khi nhìn thấy, một phong trào viết lách bôi nhọ «bát cơm Cộng Hòa» đã nuôi dưỡng, chăm sóc họ suốt hai thập niên dài! Ai cũng muốn làm những chuyên gia, sử gia, người viết sử, kẻ chứng nhơn, mỗi mỗi người viết đều muốn làm những «nhà», những «gia», người chỉ trích, kẻ bình luận. Thuở đệ nhứt Cộng hòa, thì kẻ khen thờ ông Diệm, người chê chưởi ông Diệm. Thời đệ nhị Cộng Hòa, cũng vậy, hết chê khen các người đảo chánh, đến chê, bênh ông Thiệu, ông Kỳ, ông Khiêm. Thậm chí có cả ông «bình luận gia chánh trị» nào đó cho rằng ông Thiệu là một con «Ngựa Thành Troie» do người Mỹ gài vào Quân lực Việt Nam Cộng Hòa để làm «mất nước» (sic)! Lại cũng có giả thuyết rằng sở dỉ ông Thiệu để mất Việt Nam vì ổng là người Chăm??! Thật quái gở! Tất cả đều bắt chước kiểu viết lịch sử, trộn cái ảo, cái láo với cái thiệt, mờ mờ ảo ảo, thêm thắt, cộng trừ vào, tiếp nối với những hình ảnh xa xưa, nỗi niềm đất nước, thuở nhỏ oai hùng… để đánh lận con đen… «lộng giả vào (thành) chơn», chê bai các lãnh đạo từ Vua Bảo Đại, Ông Diệm, Ông Thiệu và các tướng lãnh… ai dỡ, ai hay, ai giết ai, ai hại ai… Và thêm vào đó, những vụ tố nào Phật Giáo là Việt Cộng nằm vùng, nào là Thiên Giáo bàn tay Vatican bán nước, nào Hòa Hảo, nào Cao Đài… giáo phái phụ với Bình Xuyên làm loạn… Stop! Xin ngưng lại!
Xin trả lịch sử về cho lịch sử! Xin để lịch sử sống với lịch sử! Vì nay:
2/ Mỹ Đang Thay Ngựa Giữa Dòng.
Mỹ (và Việt Cộng) Đang Tạo Một Thế Lực Ly Khai Mới Đại Diện Đấu Tranh Hải Ngoại Chống Nhà Nước Việt Nam:
Thay ngựa giữa dòng:
Một hiện tượng thứ hai, chúng tôi được chứng kiến rõ ràng hơn nữa. Dĩ nhiên, đây cũng không phải là cái gì mới cả, mà cũng không phải chuyện của một sớm một chiều đâu. Từ cả năm, cả tháng gần đây, đã là một chiều hướng, lộ rõ từ bao nhiêu năm nay rồi. Trong phạm vi ngắn ở đây, chúng tôi chỉ chú trọng vào hai sự việc rõ ràng nhứt gần đây thôi :
Ấy là việc Tổng Thống Obama mời hai tài tử mới của phong trào đấu tranh trong nước vừa được gởi ra, kẻ năm kia, người năm nay. Hai người nầy được Mỹ tạo dựng lên, thành hai nhà ly khai mới, đã được Nhà Nước Việt Cộng «xuất khẩu» từ Việt Nam gởi qua Mỹ, vào Toà Bạch Ốc, và việc ông Đại Sứ Ted Osius từ chối đứng chụp hình dước Lá Cờ Vàng.
Chúng tôi chả phải tài thánh gì, cũng như các bạn, tất cả chúng ta ai cũng đang nhìn rõ: Mỹ đang trở lại Việt Nam. Vì Việt Nam có cái may hay cái rủi, là có Biển Đông Việt Nam là Vùng Chiến Lược, là Sạn Đạo Sanh Tử để nuôi sống xứ Tàu. Con đường tiếp liệu sống còn chẳng những của riêng cho Tàu, mà cũng của các quốc gia Đông Bắc Á: Đài Loan, Nhựt, Đại Hàn, của cả tỷ dân nếu cộng tất cả những dân số các quốc gia ấy. Việt Nam có thể, nếu là một cường quốc, có thể kiểm soát thu vé và thu chi phí tiền «quá giang»! Nhưng hởi ôi! Tiềm lực của tài nguyên đất nước thì ngon lành, nhưng thế nước thì yếu xìu, thêm lãnh đạo lại cà chớn nữa, nên ngày nay, hết đi làm đầy tớ Tàu, lại đang xin làm «ở đợ – ô xin» Mỹ!
Phe ta, người Việt Quốc gia Việt Nam Tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam nghe Mỹ trở lại ôi thôi sướng bấn người lên, nghĩ rằng: «Chết Cha cái thằng Cộng Sản Việt Nam, phen nầy các ông về và Việt Nam Cộng Hòa thời Ông Thiệu ông Diệm sẽ trở về».
Bởi thế mới có cái chuyện các nhơn chứng gia, các chỉ trích gia vô duyên kia của phe ta có «giấc mơ hồi hương phục hồi giấc mộng quan to chức lớn», hỏi giấy chế độ gia đình trị ông Diệm ông Nhu, hỏi giấy chế độ ông Thiệu ông Khiêm vân vân…và vân vân…. Các bạn già ơi! Thức giậy đi… «nồi kê đã chín».
Phải sáng suốt nhận xét rằng: Người Việt Quốc Gia chúng ta ngày nay đang là một con cờ «hết thời» của Mỹ rồi. Nhưng đừng lo lắng về vận mạng và sứ mạng của Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thân yêu của chúng ta! Lá Cờ Vàng sẽ mãi mãi phất phới ở đất Mỹ. Nhưng Lá Cờ Vàng, mãi mãi chỉ sẽ là biểu tượng «Lá Cờ của Cộng Đồng Thiểu Số Người Mỹ gốc Việt» thôi. Và mãi mãi, vẫn sẽ giữ đúng vị trí của Lá Cờ Vàng của Cộng Đồng Thiểu số Người Mỹ gốc Việt, không thay đổi. Người Mỹ nhìn nhận rõ thế đứng của Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt không hơn không kém.
Thế hệ hậu duệ người Việt tỵ nạn Cộng Sản sẽ thoải mái nhận rõ vị trí của mình trong cộng đồng chung của Hiệp Chủng Quốc Huê Kỳ, họ là những công dân Mỹ xứng đáng, góp mặt trong tất cả những dòng chánh chánh trị và xã hội Huê Kỳ. Con cháu hậu duệ chúng ta sẽ là những hãnh diện cho cộng đồng gốc Việt chúng ta. Nhưng đó là những thành tựu của những thành viên của một thiểu số sắc dân xứ Huê Kỳ hiệp chủng, sáng giá, thông minh, tài đức đã được phát huy nở rộ trong một môi trường trong sáng của một chế độ ưu việt dân chủ đầy sáng tạo.
Nhưng những hậu duệ con cái chúng ta cũng chỉ sẽ đem lại những sự giúp đở nào cho đất nước của cha mẹ Việt Nam chúng, chỉ khi nào những người dân Việt Nam thật sự trong nước cần và mong muốn, và khi nào mọi trường thuận tiện để phát tiển, nghĩa là trong một chế độ Dân Chủ, Trong Sáng, Công Bằng, Phóng Khoáng, Nhơn Bản.
Việt Nam, nay chỉ là một quốc gia chậm tiến của đệ tam thế giới cũng như bao quốc gia chậm tiến khác của đệ tam thế giới, đang cần sự hổ trợ và giúp đở của các nước tiên tiến. That’s it! Không hơn không kém! Hâu duệ con cháu chúng ta, muốn đến giúp đở, sẽ (phải) đến với Việt Nam như một chuyên gia đến giúp một nước nghèo, như mọi nước nghèo. Và bổn phận các hậu duệ chúng ta dừng ở đó. Chớ mong gì, và đòi hỏi gì hơn. Đòi hỏi thêm. Tội nghiệp cho con cháu chúng ta, và tôi nghiệp cho người dân Việt Nam. Các thất bại sẽ làm nãn lòng các thiện chí!
Và chúng ta cũng phải sáng suốt nhận rõ vai trò ấy.
Từ 40 năm qua, mục tiêu thật sự của cuộc đấu tranh của người Việt Quốc Gia chúng ta chỉ là để giải thể Đảng Cộng sản cầm quyền trong nước. Nhưng đối với quốc tế, đối với Mỹ, cuộc đấu tranh ấy được hiểu, và chúng ta cũng thoải mái, tự dối lòng, dối với bạn, trình bày với quốc tế như vậy. Rằng cuộc đấu tranh ấy được đặt dưới danh nghĩa là đấu tranh cho Tự do, Dân Chủ, Nhơn Quyền. Bất cứ một cơ chế cầm quyền nào trong nước ngày mai, hành sử, cầm quyền với những chiêu thức Dân Chủ, tạo Tự Do, trọng Nhơn Quyền, có Pháp trị, Hiến định đều được chánh quyền Mỹ và dư luận quốc tế ủng hộ, chấp nhận và nhìn nhận, bất kể cái tên, cái họ.
Bằng chứng Cuba! Và tương lai e rằng sẽ là Việt Nam Cộng Sản!
Chánh quyền Obama sẽ có hai thành công: Cuba và ngày mai Việt Nam.
Nhóm Ly Khai (mới) ở Hải ngoại: một đối trọng để đối thoại với quyền lực trong nước:
Vì vậy, Mỹ cần phải có một thế lực ly khai đấu tranh chống Nhà Nước và Đảng Cộng Sản cầm quyền ở Việt Nam. Bằng một trò «úm ba la». Mỹ cùng với « ai đó » trong giới cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tạo một « Ly khai đấu tranh chống Nhà Nước Việt Nam ở Hải Ngoại» ở bên cạnh Mỹ để sẽ «nói chuyện với Nhà Nước Việt Nam».
Thành phần những người được mời nói chuyện với Obam cho thấy rõ:
Ông Cù Huy Hà Vũ, một Thái tử đỏ, (một loại Tập Cận Bình), ông Điếu Cày, đại diện tiếng nói bloggers, nhưng phát xuất từ giai cấp nông dân, binh sĩ – giai cấp người có công trong cuộc chống Mỹ cứu nước, (ngày mai Tạ Phong Tần cũng trong giai cấp ấy và cũng sẽ được qua Mỹ để làm đại diện phái nữ, – chúng tôi tiên đoán như vậy)
Người thứ ba, là Bác Sĩ Nguễn Quốc Quân đại diện Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, vì anh Quế là một người «từ lương tâm có khuôn mặt quốc tế»,
Và người thứ tư là đại diện Đảng Việt Tân vì Việt Tân là nhóm «đảng phái» ngoài nước, «chứng minh có người bị tù trong nước» – một anh giáo sư từ Pháp về dạy học trong nước! Hai người sau sẽ được xem là những người của miền Nam cũ để trấn an dư luận Cộng Đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn hải ngoại.
Mỹ vì «phải» trở lại Việt Nam, nên «phải» tạo «Ly khai đấu tranh chống Nhà Nước Cộng Sản đòi Dân Chủ và Nhơn Quyền cho Việt Nam». Thế thôi!
3/ Vai Trò Và Thái Độ Của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản:
Tuồng hát Lá Cờ Vàng đối trọng với Việt Cộng đến đây là giản hát. Nhưng chánh trị Huê Kỳ rất rõ ràng trong ngoài, trước sau. Đối nội, Cộng đồng người Việt gốc Quốc gia Tỵ nạn luôn luôn được các đời Tổng Thống Mỹ khác phe phái, trước sau, chiều chuộng chăm sóc. Vốn là một cộng đồng sáng giá, có một tỷ lệ hội nhập cao, cộng đồng Người Việt Quốc gia đóng góp lớn vào dòng chánh Huê Kỳ chánh trị, kinh tế hay xã hội, và chứng minh với người công dân Mỹ lâu đời, rằng tuy mới di cư đến từ dưới 50 năm nay nhưng đã đạt khá nhiều thành tựu.
Thế nhưng về mặt đối ngoại, Mỹ cần đồng minh ở Châu Á, ở bên bờ Thái Binh Dương phía Tây, ở Biển Đông. Việt Nam, tuy là cựu thù, tuy là Cộng Sản nhưng là một thành phần hiện hữu, hiện nay đang cầm quyền. Chỉ cần vài trả lời tý tý cho những đòi hỏi «rào cản» vướng víu thuộc loại «political correctnesschánh trị đàng hoàng» như Nhơn quyền, như Tự Do, như Dân Chủ… là OKê Salem ngay! Việt Nam là xứ Ngố, tý tý Dân Chủ, ty tý Nhơn Quyền để cái dài Truyền Hình các phóng viên không bị choked là OKê Salem mọi đàng! Lấy một chú Ngố, mặc bộ Vét Tây, mang cái Cà Vạt, đi đôi giầy đánh Xi bóng nhoáng… (quần lĩnh, áo the, giầy Gia định bóng của Cụ Tú Xương ngày xưa vậy!) Đem tất cả ra chưng hình là xong cả. Dân Chủ ngày nay, biểu tượng Way of Life kiểu Mỹ, là Mac Do, là Jean Levi’s là Coca… Và biết phát ngôn những câu nói «ra hồn, con cá, bài bản Nhơn Quyền, Dân Chủ, Tự Do» Chỉ cần một diễn viên, sở dỉ, khả thi!
Việt Nam, các Vua của triều đại Cộng Sản đương thời do Tàu dựng, hay của ngày mai do Mỹ dựng cũng thế thôi! Cái quan trọng đối với quốc tế và Âu Mỹ cần được đòi hỏi là làm sao trả lời những câu hỏi Nhơn Quyền, Dân Chủ… thế thôi! Và … và phải làm sao hợp với «thời thế». Và gặp thời thế thế thời phải thế! Có thế thôi! Tiếng Việt ta tuyệt diệu thật! Người Việt ta cũng kỳ diệu. Cha ông ta, tổ tiên ta vẫn dạy: ăn ở hạp thời, làm ăn hạp thế, thế yếu phải nương, thế mạnh thì ép,… Ngày nay, Việt Nam ở giữa hai quốc nạn:
Quốc nạn Hán hóa: Tàu Cộng càng ngày càng xâm chiếm lộ liễu các biền đảo quốc gia, thu hẹp khu vực kinh tế và khai thác của lãnh hải nước nhà– ngư dân Việt Nam từ nay không được quyền ra khơi khỏi 40 cây số bờ biển để đánh cá nữa, nếu không tàu thuyền ngư dân sẽ bị đâm, bị đụng chìm bởi những «tàu lạ Tàu có vũ khí hay không», có khi bị bắt bị phạt tiền, dụng cụ sanh hoạt bị tước đoạt vì đã «xâm phạm hải phận xưa của mình, nay của người ta»! – Thật đáng thương thay, thân phận của người dân một chế độ ươn hèn!
Đó là biển hải và biên giới, ngay trong nước trong đất liền, từ mảng lớn địa phận to đang nằm trong tay tài phiệt Tàu, từng mảng lớn cơ sở, cơ xưởng to, nhà máy lớn đều trong tay các công ty Tàu, và nguy hiểm hơn những công ty của quân đội Tàu, với những quân nhơn Tàu trá hình, đội lốt công nhơn: Vũng Án, Nhân Cơ… Ấy là chưa kể những người di dân Tàu cư ngụ tại Việt Nam Tất cả họp thành một đội ngũ của Đạo quân thứ Năm sẽ nếu khi cần, sẽ từ trong nội đánh ra ngoài. Một lần nữa đó là một con ngựa thành Troie rất nguy hiểm.
May thay, Quốc Nạn Hán Hóa cũng cùng là Hiểm Họa của Chủ Nghĩa Bành Trướng Tàu thành ra Quốc Tế Nạn nên Thế giới và Mỹ quan tâm. Vì quan tâm nên «Ra tay cứu bồ»! Nhờ Quốc Nạn mà hưởng được Quới Nhơn!
Quốc nạn Cộng hóa: Chế độ do một Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền, tự cho rằng của dân, do dân, vì dân, nhưng thật sự ngày nay càng ngày càng lộ rõ chỉ là chư hầu, bàn tay nối dài của «địch ngoại bang» Đảng Cộng Sản Tàu!
Toàn thể Đảng viên chỉ «ngậm miệng ăn tiền, giữ thân, giữ phận, giữ chức, giữ đảng» để củng cố vai trò ngự trị trên đất nước và dân chúng Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam thật sự đã bán đứng Việt Nam cho Tàu, cho ngoại bang từ cả 70 năm nay. Toàn bộ từ địa thế địa lý chánh trị đến tài nguyên địa dư và vai trò kinh tế cho Tàu Cộng!
Quản trị kém đất nước, trong nước tạo một nỗi bất công xã hội, với một hố sâu ngăn cách hai giai cấp: phe đảng và gia đình Đảng và phe thường dân.
Không có Độc lập và Quyền Tự quyết, tại vùng Đông Nam Á, nên Việt Nam đã tạo một sự mất thăng bằng, do làm tay sai của một cường lực đang bành trướng bá quyền đối với các quốc gia Đông Nam Á.Và đồng thời đối với quốc tế cũng tạo một hành lang bành trướng tiếp tay với chế độ vừa tân thuộc địa vừa tân đế quốc của Tàu Cộng.
Câu hỏi và cũng là bài toán nan giải với người Việt Nam ngày nay là người dân Việt Nam có thật sự muốn thay đổi chế độ không? Vì nói chống Tàu mà không bỏ chế độ Cộng Sản là chuyện phi lý. Vì Chế độ Cộng Sản Việt Nam là Con đẻ của Tàu Cộng.
Ngày nay, với hướng ngoại giao mới, Mỹ sẽ thân thiện giao lưu với Việt Cộng! Nếu ngày mai có một lãnh đạo Việt Cộng mới kiểu Raul Castro, thân thiện với Mỹ (để cản sức bành trướng Tàu), đáp được một vài đòi hỏi của cộng đồng quốc tế về mặt Nhơn Quyền, Dân Chủ… Vậy thì:
Thái độ Cộng đồng Người Quốc Gia Hải ngoại chúng ta sẽ thế nào? Chúng ta, chắc chắn vẫn phải cảnh giác, vẫn giữ đúng vai trò công dân Mỹ gia nhập trong đại gia đình công dân Mỹ có quyền đóng góp, nhưng chỉ theo dõi, và chỉ trích thế thôi!
Nhưng xin tất cả chúng ta hãy cẩn thận, chớ vội «bán cái» cho chánh trị người Mỹ. Mỹ bỏ Việt Nam Cộng Hòa không thương tiếc, thì ngày nay Mỹ bỏ Lá cờ Vàng cũng dễ dàng. Vì vậy chúng ta phải cương quyết bảo vệ Lá Cờ Vàng! Ta cũng đừng vội vã «vuốt đuôi – ủng hộ ai đó, là Minh Chủ, là Gorbatchev, là Eltsine, là …» Không khéo lại trớt quớt, quê lắm! Không thì phải gặp cảnh:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình, mình lại, thương mình xót xa (Nguyễn Du Kim Văn Kiều)
Chúng ta phải cương quyết trở lại vai trò của một cộng đồng thiểu số, tiếp tục đấu tranh đòi Nhơn Quyền, một Nhơn Quyền thật sự, chứ không phải ù ơ, hay lựa chọn, đấu tranh đòi Dân Chủ, một Dân Chủ thật sự, với quyền Công dân ứng cử, quyền lập Đảng, quyền thành lập Hội đoàn, thành lập những Nghiệp đoàn Công Nhơn vân vân …cho đất nước Việt Nam.
Chúng ta cẩn thận theo dõi những kịch bản khác nhau, những diễn viên khác nhau:
A) Thay lãnh đạo, nhưng vẫn Đảng Cộng Sản cầm quyền, vẫn như cũ, chỉ khác là chơi với Mỹ (Cảng Cam Ranh, chấp nhận viện trợ quân nhu, quân cụ, chiến cụ Mỹ … để cản sức bành trướng Tàu) nhưng không đuổi Tàu không dứt bỏ quan hệ 16 chữ vàng với Tàu.
B) Thay lãnh đạo, nhưng vẫn Đảng Cộng Sản cầm quyền. Nhưng thay hướng ngoại giao, đồng minh quân sự với Mỹ hẳn, và trục xuất toàn bộ Tàu.
C) Thay cả, lãnh đạo, tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản, giải tán Quốc Hội, bầu cử lại thay dân cử, đa đảng, đa nguyên vân…vân (lý tưởng đấy nhưng có không tưởng không?)
Và lúc ấy tùy theo kịch bản chúng ta sẽ có thái độ tương ứng.
Ngày nay tất cả đều là quá sớm. Nhẫn nại, bám trụ, tiếp tục đấu tranh cho Dân Chủ Tự Do Nhơn Quyền sớm trở về với Việt Nam. Cuộc đấu tranh đã gay go nay sẽ lắm gay go, nhưng, vận Nước còn hên, lòng dân ngày nay đã tỉnh ngộ, từ nay, phải vững tin vào dân. Nếu dân muốn thì quyền Tự quyết sẽ về với dân.
Và hãy vững tin ngày mai xán lạn sắp đến rồi.
Hẹn năm tới ở Sài gòn
Và mở bài bằng thơ Kiều, cuối bài cũng mựợn kết luận của Cụ Nguyễn Du:
Ngẫm hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người cô thân,
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Hồi Nhơn Sơn 30 tháng 8 2015
Vui cười
Có một ông quan rất sợ vợ. Có người mách ông ta một kế như sau:
– Một hôm nào đó, ông uống nhiều rượu vào cho say, khi say rượu là không biết sợ ai cả. Nhân cơ hội đó, ông đánh cho bà ấy một trận nên thân, lần sau bà ấy mới biết sợ ông.
Vị quan nọ quả nhiên làm theo kế đó, uống rượu vào, ngà ngà say nên đánh vợ một trận khá đau. Vợ ông ta có sợ ông ta thật. Nhưng sau khi tỉnh rượu vợ ông ta hỏi:
– Hàng ngày ông hiền lành vậy, mà sao hôm nay ông độc ác thế?
Vị quan nọ nói:
– Lúc đó tôi say rượu chẳng nhớ gì cả.
Nghe chồng nói là say rượu đánh vợ, vợ ông ta chẳng nói chẳng rằng liền tát ông ta hai cái ù tai. Vị quan vội nói ngay :
– Không phải tại tôi mà là người ta bảo tôi làm thế đấy.
Vợ quan liền nói:
– Ừ, kẻ bày mưu đáng ghét thật. Còn ông, làm quan mà tai mỏng như vậy thì cũng đáng đánh lắm rồi.
Thoả-hiệp về chương-trình Nguyên-tử của Iran” – Nhữ Đình Hùng/02.08.2015
Sau mười hai năm dài trừng phạt, đe dọa và thảo-luận, sáu cường-quốc gồm năm thành-viên thường-trực của HĐBA LHQ (Anh, Mỹ,Nga, Pháp, Trung-Hoa) và Đức (thường được gọi là nhóm 5 + 1) cùng với Iran đã đi đến một thoả-hiệp, vào ngày 14 tháng bảy 2015 tại Vienne, nhắm vào việc ngăn cản Iran có võ-khí nguyên-tử trong khi cho phép nước này tiếp tục các hoạt-động nguyên-tử dân-sự.Phản-ứng của những quốc-gia tây-phương và của một số nước trong vùng Trung-Đông không giống nhau, một số nước coi đây là một tiến-bộ lịch-sử, một số nước khác trong số có Do Thái coi đây là một ‘sai lầm lịch-sử’
*Chương-trình Nguyên-tử của Iran nhằm phục vụ mục-tiêu quân-sự ?
Đương-nhiên là Iran chối bai bải nhưng cách đây 13 năm, vào năm 2002, một ngườ đối-kháng Iran đã cáo-buộc việc Iran có một chương-trình nguyên-tử nhằm mục-tiêu quân-sự. Đây là một chương-trình được giữ mật cho đến lúc đó bằng cách dấu diếm các hoạt-động của các điểm Natanz (‘làm giàu chất uranium) và điểm Arak (lò phản-ứng nước nặng có khả năng sản-xuất chất plutonium dùng vào mục tiêu nguyên-tử).
Iran đã phê-chuẩn vào năm 1970 thoả-hiệp TNP (thoa-hiệp không phổ-biến nguyên-tử), do đó, nước này có quyền làm giàu chất uranium cho các mục-tiêu dân-sự nhưng không được dùng vào việc thực-hiện một võ-khí nguyên-tử. Cho đến năm 2003, cơ quan quốc-tế nguyên-tử năng-lượng cuộc báo-cáo Iran không tôn-trọng các bó buộc liên-hệ với hiệp ước TNPn công-tác của các thanh-tra của cuộc bị ngăn trở… HĐBA đã liên-tục đưa ra các quyết-định trừng-phạt Iran (tháng 12/2006, tháng ba/2007, tháng ba/2008, tháng sáu/2010). Mặt khác, cộng-đồng thế-giới thấy vấn-đề có thể giải-quyết qua đường lối ngoại-giao bằng việc thảo-luận với Iran, do đó có việc thành-lập nhóm 5+1 gồm năm thành viên thường-trực của HĐBA và Đức.
Trong lúc bị trừng-phạt kinh-tế, Iran vẫn tiếp-tục chương-trình nguyên-tử của họ, nói đó là chương-trình nguyên-tử dân-sự. Cùng lúc, Iran phát-triển nhiều loại vũ-khí, trong số có các hoả-tiễn đạn đạo. Các máy ly-tâm dùng trong việc làm giài chất uranium đã tăng nhanh chóng từ 160 máy ly-tâm năm 2003 đã tăng lên gần 20000 hiện nay và một điểm hoạt động mới vào năm 2009 đã được tìm thấy, nằm sâu trong vùng núi ở Fordo.
Trong thời gian thảo-luận, cơ quan ‘quốc-tế nguyên-tử năng-lượng cuộc’ (AIEA) đi đến kết-luận vào tháng 11.2011 ,nào là Iran có chương-trình nguyên-tử phục-vụ quân-sự , nào là Iran đã chế tạo được ngòi nổ EBW (Eploding Bridgewire), một thiết-bị cần thiết cho một vũ-khí nguyên-tử, đã được đưa ra thử để đáp ứng cho các đầu đạn của hoả-tiễn đạn đạo….
Trong khi đó, chương-trình nghiên-cứu nguyên-tử gọi là ‘dân-sự’ của Iran đã nhiều lần bị tấn-công khi thì bằng ‘virus điện-toán Stuxnet’ (không rõ do Hoa-Kỳ qua chiến-dịch Olympic Games hay do đơn-vị 8200 của Do-Thái, hay do sự phối-hợp của cả hai), khi thì bằng ám-sát các khoa-học-gia người Iran có trách nhiệm về chương-trình nguyên-tử (người ta ngờ rằng do Mosad, cơ-quan tình-báo Do-Thái, thực-hiện), khi thì bằng phá-hoại các trung-tâm thí nghiệm nguyên-tử của Iran, nhiều nơi đã bị phát nổ một cách bí ẩn!
Do-Thái là quốc-gia cứng rắn nhất trong việc chống lại chương-trình nguyên-tử ‘dân-sự’ của Iran, đã đe dọa dùng đến-biện pháp quân-sự.
Các thương-thuyết giữa nhóm 5+1 và Iran đã tiến-triển rất chậm, cho đến ngày 24.11.2013, đôi bên (nhóm 5+1 và Iran) đồng-ý một thoả-hiệp tạm (accord intérimaire) theo đó Iran ngưng một số hoạt-động của chương-trình nguyên-tử đổi lấy việc một số trừng phạt được ngưng. Cho đến ngày 02.05.2015, một thoả-hiệp giai-đoạn được đạt tới nhằm ‘đóng khung’ các hoạt động nguyên-tử của Iran trong thời hạn ít nhất 10 năm đổi lấy việc bỏ trừng phạt kinh tế. Dự trù một thoả hiệp chung cuộc sẽ được ký kết vào ngày 30.06, các nước tây phương đã đưa thêm một số yêu sách nhưng cuối cùng thoả hiệp cũng đã đạt được vào ngày 14.07 ở Vienne (Áo).
*Những điểm chính trong thoả-hiệp
– Cho đến nay, thời gian dự liệu cho việc Iran có thể sản-xuất các chất liệu cần-thiết cho việc chế tạo một vũ khí nguyên tử là từ hai đến ba tháng. Nay thời hạn này được nâng lên ít nhất là một năm và điều-kiện này được duy-trì ít ra trong vòng 10 năm.
– Số lượng máy ly-tâm sẽ giảm từ 19.000 xuống còn 6.104 trong thời hạn 10 năm.
– Trữ lượng uranium của Iran được được làm giàu ít (dưới 3,37%) giảm từ 10.000 kg xuống 300kg trong vòng 15 năm.
– Iran không xây dựng thêm các điểm làm giàu nguyên-tử mới trong vòng 15 năm. Điểm nguyên-tử Fordo sẽ không còn được dùng để làm giàu nguyên-tử nhưng vẫn tiếp-tục hoạt-động.
– điểm nguyên-tử Natanz là điểm duy nhất của Iran để làm giàu nguyên-tử và chỉ xử dụng các máy ly tâm thuộc thế-hệ đầu.
– Lò phản-ứng nước nặng Arak sẽ được cải biến để không thể sản-xuất plutonium 239 có tính-cách quân-sự;
– các kiểm soát do quốc tế nguyên-tử năng lượng cuộc (AIEA) thực-hiện với thẩm-quyền mở rộng trên toàn ngành nguyên-tử của Iran, từ khai mỏ uranium cho đến việc làm giàu nguyên-tử. Các thanh-tra của AIEA có thể viếng các địa điểm quân-sự của Iran nếu có nghi ngờ về việc hoạt động nguyên-tử bất-hợp-pháp!
– Các trừng phạt của Mỹ và Âu Châu về kinh tế, tài chánh, vận tải sẽ được dần dần bỏ đi một khi AIEA ghi nhận Iran giữ đúng các cam kết
LHQ sẽ đưa ra một quyết-nghị để thừa-nhận thoả-hiệp ở Vienne và ấn-định các điều-kiện để hủy-bỏ các quyết-nghị trước đây liên-hệ đến chương-trình nguyên-tử Iran (HĐBA LHQ đã biểu quyết phê-chuẩn thoả-hiệp Vienne trong ngày thứ hai 20.07.2015. Về phiá Mỹ, hiệp-ước này cũng còn phải được Quốc-Hội phê-chuẩn.
– Các trừng-phạt liên-quan đến vũ-khí tiếp tục được duy trì trong năm năm nhưng HĐBA có thể có những ‘du di’ (dérogation); các trừng-phạt về hoả-tiễn đạn đạo được tiếp tục duy trì vô hạn định!
Điều ghi nhận trong thoả-hiệp này là không có việc bãi bỏ các trừng phạt kinh-tế ngay tức khắc đổi lấy các cam-kết của Iran. Các trừng phạt chỉ được bỏ dần dần tuỳ theo ghi nhận của AIEA về việc Iran thi hành nghiêm chỉnh các cam kết. Đó cũng là điều mà tổng-thống Mỹ Obama phát biểu ‘ Thoả-hiệp này không phải đặt căn-bản trên sự tin tưởng. Thoả-hiệp này đặt trên sự kiểm soát’. Nhưng liệu việc kiểm-soát có thể thực-hiện 100%? Yukiya Amano, giám đốc AIEA trong ngày 02.03 năm nay đã cho biết AIEA không ở trong chừng mực bảo đảm một cách đáng tin việc không có chất-liệu và hoạt động nguyên-tử không được Iran thông-báo!
Các nước ký-kết thoả-hiệp Vienne có nhiều cách để trở lại việc trừng-phạt Iran. Theo như ngoại-trưởng Pháp, một trong các nước ký kết, nếu xét rằng Iran không chu toàn các cam-kết và nếu như không đưa được các giải-thích đáng tin nước này có thể tạo ra một biểu-quyết ở HĐBA một dự án tái xác nhận việc bỏ các trừng phạt với Iran và sau đó bỏ phiếu phủ quyết, họ chắc chắn sẽ tái lập lại việc trừng phạt!
Thỏa-hiệp Vienne, nếu áp dụng đúng đắn, sẽ không cho phép Iran có bom nguyên-tử trong khoảng 15 năm tới. Nhưng sau đó? Những hạ tầng cơ sở có được trong khoảng thời gian này sẽ cho phép Iran thực hiện chương trình nguyên tử cho lãnh vực quân-sự. Nhưng họ cũng có thể thực hiện một cách bí mật, miễn là đừng để bị bắt!
*Phản-ứng của các nước liên-hệ sau thoả-hiệp Vienne
Sau việc ký-kết thoả-hiệp về nguyên-tử của Iran, phản ứng chung của các nước là ‘vui vẻ’ trong số đó có Pháp Ngoại-trưởng Laurent Fabius nói thoả-hiệp này có thể được đánh giá là lịch-sử và là một thoả-hiệp vững chắc.
Laurent Fabius được tổng-thống Iran, Hassan Rohani, tiếp ở Téhéran ngày 29.07
Về phiá Hoa-Kỳ, phấn lớn các dân-biểu cộng-hoà và một số ít các dân biểu dân-chủ đã coi thoả-hiệp Vienne là điều không thể chấp-nhận và họ sẽ làm đủ mọi cách để ngăn-chặn, như từ chối việc bãi bỏ việc trừng-phạt đối với Iran, điều này là một trong những điều kiện để đổi lấy sự cam-kết của Iran về việc giới hạn chương-trình nguyên-tử của họ. (Về việc này, tổng thống Obama có thể dùng quyền phủ quyết và để chống lại, quốc hội có thể làm một biều quyết mới với đa số 2/3 để thông qua dự luật. Như vậy, thoả-hiệp Vienne vẫn còn có những trở ngại về phiá Mỹ).
Theo John Boehner, chủ-tịch hạ-viện, ‘thoả-hiệp này đem lại cho Iran hằng tỉ bằng cách giảm nhẹ các trừng phạt trong khi cho phép nó có thời gian và không-gian để đạt tới mức có khả năng sản xuất một bom nguyên-tử mà không cần gian lận… Thay vì ngưng việc làm tràn lan vũ khí nguyên-tử ở Trung-Đông, thoả-hiệp này sẽ tung ra một cuộc chạy đua võ-khí nguyên-tử trên thế-giới; Về phiá thượng nghị sĩ cộng-hoà Lindsey Graham, ông coi đây là một chặng đường nguy-hiểm và vô-trách-nhiệm nhất mà ông chưa từng thấy trong lịch-sử Trung-Đông.
Nếu như tổng-thống Hoa-Kỳ Barack Obama đánh giá ‘thoả-hiệp này không đặt nền tảng trên sự tin tưởng. Nó được đặt trên sự kiểm chứng’, thủ tướng Do-Thái Benjamin Netanyahu đã không có chút tin tưởng nào trong các sự kiểm-chứng. Hồi tháng ba năm nay, trước quốc-hội Hoa-Kỳ, ông Netanyahu đã tuyên-bố ‘Iran đã nhiều lượt chứng tỏ người ta không thể tin tưởng nó và bởi thế, một nhân nhượng chính đầu tiên phải là một nguồn quan-ngại lớn; điều này sẽ để cho nó có một hạ-tầng cơ-sở nguyên-tử rộng lớn và để giám-sat việc này chỉ có những thanh-tra, sự nhương-bộ này tạo ra một nguy-hiểm thực-sự, đó là việc thấy Iran chế-tạo bom nguyên-tử bằng cách vi-phạm thoả-hiệp’.Sự lo-ngại của Do-Thái không phải là không chánh-đáng. Các thanh tra của AIEA có quyền thanh-tra các căn cứ quân-sự Iran, nhưng trong điều kiện nào, ‘Trong trường hợp có nghi ngờ trên một điểm quân-sự của Iran, các thanh-tra của AIEA có thể đến trong một thời-hạn… 24 ngày! Nếu Iran từ chối, năm trong số 8 thành viên ký thoả-ước sẽ đòi một cuộc điều tra trong khuôn khổ một ủy ban hỗn hợp tám nước mới được lập ra, Iran bắt buộc phải tuân-hành, theo như giải-thích của bà Sasan Rice, cố vấn an-ninh quốc-gia của tổng-thống Obama”. Nhưng thời hạn 24 ngày quá dài, cho phép Iran ‘thu dọn’ địa điểm trước khi đón tiếp phái đoàn thanh-tra!
Về phiá ông Laurent Fabius, ông này cho biết nếu Iran không tuân-hành, một thủ-tục ‘snap back’ có thể xử dụng, đó là việc đưa dự án về quyết-nghị tái xác nhận thi hành việc bỏ cấm vận với Iran nhưng khi vấn đề đưa ra HĐBA thì nước đề nghị lại phủ quyết khiến lệnh cấm vận lại trở lại tình trạng có hiệu-lực, nhưng điều này chỉ có thể làm bởi các ủy viên thường trực trong hội đồng bảo an, nếu xét Nga và Trung Hoa sẽ không phủ quyết, điều này chỉ có thể do Anh, Mỹ hay Pháp thực-hiện!
Cho nên, trong khi các quốc-gia tây-phương coi thoả-hiệp Vienne là một ‘tiến-bộ lịch-sử’, Do-Thái đã đánh giá thoả-hiệp Vienne là ‘một sai lầm lịch-sử’. Và Netanyahu đã đưa ra lời cảnh cáo ‘chúng tôi đã cam-kết ngăn chặn việc Iran có võ-khí nguyên-tử và cam-kết này vẫn luôn luôn có hiệu-lực’.’ Do-Thái không bị ràng buộc bởi thoả-hiệp này đối với Iran, vì Iran tiếp-tục muốn việc tàn phá chúng tôi. Chúng tôi biết cách tự đề phòng’
Các nước Ả-rập ở Trung-Đông, dù không tin tưởng mấy nơi Iran (nguyên émir xứ Qatar, Cheikh Hamad ben Khalifa Al Thani từng nói ‘chỉ có thể tin được một trên một trăm điều họ nói’, còn Abdallah bin Abdelaziz, cố vương của Arabie Saoudite, nói là ‘người ta không thể tin nơi người Iran’), đã tiếp-đón thoả-hiệp Vienne một cách ơ thờ, coi rằng điều này sẽ cho phép Iran dùng các tài-nguyên của họ cho việc phát-triển và cải-thiện đời sống của nhân-dân Iran thay vì gây ra các rối loạn đưa tới các phản-ứng quyết-định của những nước trong vùng’. Tuy nhiên, phản-ứng bề ngoài của những nước này rất ôn-hoà; theo thông-tấn-xã SPA, Arabie Saoudite bày tỏ mong muốn có bang giao tốt với Iran.’ Vì rằng Iran là một nước láng-giềng, Arabie Saoudite hi vọng thiết-lập với nước này những bang-giao tốt-đẹp nhất trong mọi lãnh-vực trên căn bản láng-giềng tốt và không can-thiệp vào các vấn-đề nội-bộ.”. Emirats arabes unis, một nước theo sunnite, cũng đã coi thoả-hiệp này là ‘một cơ-hội để mở ra một trang mới trong bang-giao giữa những nước trong vùng Vịnh’. Về phiá Damas, tổng thống Bachar al Assad đã chào ‘thắng-lợi lớn’ của đồng-minh chiite Iran (cuộc chiến ở Syrie và vai trò của Bachar al Assad có thể sẽ được giải-quyết sau thoả hiệp về nguyên-tử của Iran).
Về phiá Iran, chánh-phủ cũng như dân-chúng đã bày tỏ sự vui mừng trước thoả-hiệp đạt được ở Vienne. Tuy nhiên, trong ngày thứ bảy 18.07, giáo-chủ Ali Khameni cho biết mặc dù thoả-hiệp đã đạt được, Iran sẽ tiếp tục chánh-sách đối với Hoa Kỳ và duy trì sự hỗ-trợ với các nước bạn trong vùng là Irak và Syrie. Nhân dịp lể Aïd-El-Fitr, đánh dấu việc chấm dứt thời-kỳ Ramdan, giáo chủ Ali Khameni đã tuyên bố ‘Chánh-sách của chúng ta sẽ không thay đổi đối với chánh-quyền hung hăng Mỹ…Chánh-sách của Hoa-Kỳ trong vùng đối đầu 180° đối với chánh-sách của Cộng-hoà hồi-giáo Iran. Chung ta đã nhiều lần lập lại là chúng ta sẽ không có một đối-thoại nào với Hoa-Kỳ về các vấn-đề quốc-tế, vùng hay song-phương.Một đôi khi, như trong trường-hợp nguyên-tử, chúng ta đã thương-thuyết với Hoa-Kỳ trên căn-bản quyền-lợi của chúng ta’.
Thoả-hiệp Vienne về chương-trình nguyên-tử của Iran cũng đã được HĐBA Liên Hiệp Quốc thông qua. Còn lại là chờ phiá Mỹ nếu Quốc Hội phê chuẩn thỉ hiệp ước này sẽ được thi-hành một cách tốt đẹp. Về phiá Pháp, nước được coi là có thái-độ chống đối Iran mạnh nhất, hai tuần sau khi thoả-hiệp Vienne được ký kết, ngày 29 tháng 07, ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã sang thăm Iran và đạt lời tổng thống Pháp Hollande mời tổng-thống Iran Hassan Rohani sang Pháp. Như thế, Iran ngày nay đã trở thành một nước ‘có thể giao-thiệp được’. Đằng sau việc cải thiện bang-giao đã thấp thoáng các cải-thiện về trao đổi kinh-tế, thương-mãi. Sau hơn thập niên bị phong-toả kinh-tế, Iran cần có những phương-tiện để xây dựng lại hạ tầng cơ-sở và sẽ xuất cảng dầu, hơi đốt, điều sẽ dẫn đến việc làm giảm giá dầu hoả và hơi đốt trên thị trường quốc-tế. Nếu đối với Iran, việc xuất cảng dầu và hơi đốt sẽ đem lại một nguồn lợi tức phụ trội, việc giá dầu hoả giảm sẽ là điều đưa đến việc giảm sút lợi tức của những quốc-gia sản-xuất dầu trong vùng Vịnh. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tài-trợ các phong-trào nổi dậy ở Trung-Đông.
Nguồn: http://fr.sputniknews.com/international/20150717/1017077488.html#ixzz3gEJ7t4u0
http://www.opex360.com/2015/07/16/liran-aura-delai-de-24-jours-linspection-dun-site-suspecte-dabriter-des-activites-nucleaires/ http://www.lepoint.fr/monde/nucleaire-iranien-le-congres-americain-a-60-jours-pour-voter-l-accord-19-07-2015-1949911_24.php
Téhéran đề-nghị một kế-hoạch hoà-bình cho Syrie
Thoả-hiệp ký kết ngày 12 tháng bảy giữa các nước tây-phương và Iran về sự giảm-thiểu một số các khả-năng về nguyên-tử của nước này để đổi lấy việc giải-toả dần các trừng phạt, đã tạo ra, ngoài sự phẫn-nộ của chế-độ si-ô-nít, những nghi-vấn giữa các đồng-minh của Cộng-hoà hồi-giáo.
Thế nên, thủ-lãnh của Hezbollah chiite Liban, Hassan Nasrallah, đã phải ngỏ lời trước những người theo ông trong một bài diễn văn truyền đi trên màn ảnh lớn ở Beyrouth.
«Có phải Iran đã bán đứng các đồng-minh của nó trong cuộc thương-thuyết về nguyên-tử? (…) Không, không có những mặc cả. Giáo-trưởng Ali Khamenei đã lập lại vị-thế của Iran liên-hệ đến các phong-trào kháng-chiến và những đồng-minh của nó và Hezbollah giữ một vị-trí đặc-biệt giữa họ. Hoa-kỳ vẫn sẽ là đại Satan trước và sau thoả-hiệp về nguyên-tử. Iran duy-trì với các đồng-minh những liên-hệ ý-thức-hệ vượt trên những lợi-ích chánh-trị. Chúng tôi nói điều này rõ và mạnh: chúng tôi nhận hỗ-trợ vật-chất và tài-chánh của Cộng-hoà hồi-giáo và chúng tôi hãnh-diện về việc này!»
Về phần Damas, họ đã gởi bộ-trưởng ngoại-giao, Walid Mouallem, đến Téhéran ở đây ông ta đã gặp, ngoài các viên-chức của Iran,
thứ-trưởng ngoại-giao Nga Mikhail Bogdanov đại diện đặc biệt cạnh Kremlin về Cận Đông. Từ các cuộc trao đổi này đã nảy sinh một kế-hoạch hoà-bình mới cho Syrie, theo như loan-báo của thứ-trưởng ngoại-giao Iran, Hossein Amir-Abdollahian:
«Iran sẽ đệ trình một dự-án về hoà-bình ở Syrie đến tổng-thư-ký LHQ sau khi tham-khảo giữa Téhéran và Damas. Đây là một trong những dự-án rất hữu-hiệu và nghiêm-chỉnh chưa từng được đệ-trình ở LHQ và cho các tác nhân quốc-tế.»
Văn bản này gồm 4 điểm dự-trù: «một cuộc ngưng bắn tức-khắc ở Syrie, thành-lập một chánh-phủ đoàn-kết quốc-gia, tu-chính Hiến-Pháp (…) nhằm bảo-đảm quyền của các thiểu-số sắc-tộc và tôn-giáo và việc tuyển-cử dưới sự giám-sát của các quan-sát-viên quốc-tế».
Ông Amir-Abdollahian kết luận «điều hay là có một thay đổi chiến-lược trong thái-độ của những tác-nhân vùng đối với những gì liên-hệ tới Syrie, nếu như bốn năm trước nhiều tác-nhân ngoại quốc coi việc dùng chiến-tranh như một giải-pháp, ngày nay nhiều người coi là tập-trung vào một giải-pháp chánh-trị là phương-thiện thích-đáng để giải-quyết cuộc khủng-hoảng Syrie».
Cần ghi nhận là về phiá mình, Nga đã làm việc cho việc tiến sát lại giữa Damas và chế-độ Ryad: tướng Ali Mamlouk, trách-nhiệm mật-vụ Syrie và người thừa-kế phụ của Saoudite, hoàng-thân Mohamed ben Salman, đã gặp nhau trong tháng bảy, sau khi giới hữu trách ả-rập chấp-nhận trên nguyên-tắc một cuộc gặp gỡ như thế (được ông Poutine đề nghị khi hoàng thân đến Kremlin ngày 19 tháng sáu vừa qua).
Tất cả những sáng-kiến này được đưa ra vào lúc mà Do-Thái can-thiệp mạnh mẽ vào các định-chế của Hoa Kỳ, như là Benjamin Netanyahu đã phát-biểu qua cuộc họp ‘visioconférence’ với nhiều liên-đoàn Do-Thái ở Bắc Mỹ, nhấn mạnh:
«Thoả-hiệp nguyên-tử với Iran không chặn đường làm bom ở Iran. Trên thực tế, nó mở con đường làm bom ở Iran (…) Bằng cách này hay cách khác, thoả-hiệp cho Iran một con đường tự do đến chế tạo bom, một con đường khó khăn để có được một hay hai quả bom ngày nay và một con đường dễ dàng hơn để có hằng trăm bom ngày mai.Chúng ta đang đối đầu với Iran,, mà chế-độ đã nhiéêu lần kêu gọi tiêu diệt Nhà Nước Do-thái. Chúng ta đối đầu với Iran mà những tên mật-vụ khủng-bố tìm cách giết dân Do Thái mỗi ngày. Chú ng ta biết rằng Iran không chỉ là Nhà Nước chánh đỡ đầu cho chủ-nghĩa khủng-bố, nó còn là Nhà Nước chánh bảo-trợ cho chủ-nghiã chống Do-Thái?»
Và đưa đến kết luận rằng người Do-Thái của Mỹ phải chống lại «thoả-hiệp nguy-hiểm» này. *****
*Bài viết trên E&R cho thấy Iran, sau thoả-hiệp về chương-trình nguyên-tử của Iran, đang có những vận-động tích-cực trong vùng nhằm để giải-quyết cuộc khủng-hoảng ở Syrie. Nhưng, người ta có thể nghĩ sau lưng Iran còn có những yểm-trợ không kém phần tích-cực của Nga. Trong khi nhóm nhóm ‘5+1’ đang họp với Iran tại Áo, ông Poutine đã có sáng-kiến gọi điện-thoại cho tổng-thống Mỹ Obama thảo-luận về việc cần có một thoả-hiệp vững chắc về Iran và phải giải-quyết vấn-đề khủng-hoảng ở Syrie. Ngày 15.07, một ngày sau khi thoả-hiệp về nguyên-tử của Iran đã đạt được, tổng-thống Mỹ đã lên tiếng thừa nhận vai-trò tích-cực của Nga và nếu như không có những nỗ lực này, thoả-hiệp đã không thể đạt được.Tình hình bang-giao giữa Nga-Mỹ xem chừng bề ngoài vẫn còn căng thẳng, nhưng vài dấu hiệu cho thấy có sự cải-thiện. Tổng thống Nga Poutine ngày 04.08 đã gởi điện văn chúc mừng sinh-nhật tổng thống Mỹ. Và như có một phép lạ: cuộc khủng-hoảng Pháp-Nga về việc giao 2 tàu chiến loại Mistral cho Nga đã nhanh chóng ra khỏi sự bế-tắc, một thoả-thuận giữa Nga và Pháp đã đạt được, Pháp bồi hoàn tiền mua tàu cho Nga và được toàn quyền sở hữu về hai tàu này (được toàn quyền xử dụng hay bán lại hai tàu này mà không cần sự đồng ý của Nga, dù trên tàu có trang bị các kỹ-thuật của Nga và có các sửa đổi cho phù-hợp với điều kiện riêng của Nga (sàn đáp thích hợp cho trực thăng Nga, tàu được thực-hiện để xử dụng trong khu-vực ‘cực đới’). Việc thoả-thuận này là một thắng-lợi của Nga vì từ đây Pháp không còn áp lực về việc phải giải-quyết tranh-chấp ở Ukraine, ngược lại, là một thiệt hại nặng cho Pháp vì phải bồi hoàn cho Nga gần 1tỉ 2 euros để hủy hợp đồng, trả phí khoản đậu bến, phí khoản bảo trì và nếu có khách mua thì còn tốn kém để sửa lại các bố-trí trên tàu theo yêu cầu của khách hàng. (Hai nước có thể nhận mua lại tàu Mistral đóng cho Nga hiện nay là Ấn Độ và Trung-Hoa nhưng Pháp khó có thể bán cho Trung-Hoa do vấn-đề khủng-hoảng biển đông). Ước tính tổn hại của Pháp trong vụ không bán tàu chiến Mistral cho Nga lên tới trên dưới 2 tỉ euros, trường hợp không có khách mua!
Hiện nay, đang có những tham khảo giữa ngoại trưởng Nga, ngoại trưởng Mỹ, ngoại trưởng Iran và Syrie. Đề nghị của Iran về một giải pháp hoà bình cho Syrie có thể được các bên chấp nhận vì có điều khoản giữ thể diện cho tây phương, đó là việc thiết lập một chánh quyền đoàn kết dân tộc, được hiểu là giữa chánh quyền Damas và phe nổi dậy ôn hoà thân tây phương. Về phiá Syrie, tổng thống Assad cũng đã tạo điều kiện thuận lợi bằng lệnh đại xá cho những quân nhân đào ngũ theo quân nổi dậy – phần lớn những quân nhân đào ngũ này theo lực lượng nổi dậy ôn hoà nhưng lực lượng này rất yếu, họ không thể vừa chống lại EI, vừa chống lại Front al Nosra và chống lại lực lượng Damas. Hiện chánh quyền các nước tây phương còn gây khó dễ cho Syrie bằng cách mở cuộc điều tra về việc quân chánh phủ Damas oanh-tạc bằng bom Chlore và bom săng làm bằng thùng phuy. Chánh quyền Damas bác bỏ các cáo buộc này, trong khi đó, cũng có các tin tức khác về việc EI xử dụng vũ khí hoá học; Sau việc giải quyết vấn đề nguyên tử của Iran, có lẽ vấn đề Syrie cũng sẽ được giải quyết Với sự tương nhượng của Arabie Saoudite và có thể cả Qatar, vấn đề Cận Đông sẽ là tranh chấp tay ba Do-Thái, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Iran muốn tái lập vùng ảnh hưởng thời đế quốc Ba-Tư, Thổ Nhĩ Kỳ muốn có ảnh hưởng trong vùng đế-quốc Ottoman trước đây và Do-Thái vì sự an nguy của chính đất nước họ.
Nhữ Đình Hùng/09.08.2015
Nga đưa đề-nghị thành-lập một liên-minh có cả Damas để chống Nhà Nước Hồi Giáo
Theo một nguồn tin trên báo Le Figaro ngày 05.08.2015, tổng-thống Nga Vladimir Poutine; lo ngại về việc ảnh-hưởng của Nhà Nước Hồi-Giáo đã tăng mạnh ở những quốc-gia kế cận Nga, đã đưa ra đề nghị thành-lập một liên-minh các lực-lượng trên đất liền gồm cả quân-đội của Syrie và Irak cũng như những quốc-gia khác trong vùng. Dự-án của Nga đã được ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov đưa ra cho các đồng sự trong vùng vịnh và ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc gặp gỡ ở Doha (Qatar). Theo thông cáo của bộ ngoại giao Nga sau cuộc gặp gỡ ở Doha cho biết liên-minh này phải được thành-lập trên căn bản pháp lý tham khảo và quốc-tế. Nhật báo Kommersant của Nga viện dẫn nguồn tin ngoại-giao nói điều thiết yếu là liên-minh này phải có được sự ủy-nhiệm của HĐBA và Vladimir Poutine sẽ đưa đề nghị này ra ĐHDLHQ nhân cuộc họp lần thứ 70 vào tháng chín.
Trong ngày 05.08, ngoại trưởng Syrie Walid al Moualem, trong chuyến viếng thăm Iran, cho biết nhà cầm quyền Syrie sẽ yểm-trợ mọi sáng-kiến chống lại Nhà Nước Hồi Giáo nếu việc này được phối-hợp với Damas.
Được biết chánh-quyền Mỹ đã cho phép mở các cuộc không-kích để bảo-vệ các quân nổi dậy Syrie do Mỹ huấn-luyện, ngay cả khi những quân lính này bị lực lượng chính-phủ Syrie tấn-công. Đương nhiên là Nga chỉ trích việc này; phát ngôn viên của Kremlin Dmitri Peskov coi rằng mọi hỗ trợ cho lực lượng chống đối chánh-quyền Syrie là chống lại cuộc chiến đấu của Damas trong việc chống lại Nhà Nước Hồi-Giáo!
Về đề-nghị của Nga, một phái-đoàn liên-hiệp quốc-gia các lực lượng đối-lập và cách-mạng (CNFOR= Coaltion des forces de l’opposition et de la révolution) đến Moscou vào ngày 13.08 để gặp ngoại-trưởng Nga Sergueï Lavrov, theo lời của Badr Jamus, một thành-viên thuộc bộ chánh-trị của CNFOR;”Ngày hôm nay chúng tôi thông-báo cho phiá Nga biết rằng cuộc gặp gỡ với Segueï Lavrov sẽ diễn ra ngày 13.08. Phái đoàn của CNFOR sẽ được chủ tịch liên-hiệp quốc-gia hướng dẫn. Ngày gặp gỡ đã được ấn-định theo thời biểu của các ông Lacrov và Khoja (Khaled Khoja là chủ tịch của CNFOR)”.
Trước đây, Nga đã tiếp hai lần các phe Syrie, trong lần thứ hai diễn ra từ 06 đến O9 tháng sáu năm nay, các phe đã thoả-thuận về một tài-liệu 10 điểm, xác-nhận lại một lần nữa là cuộc khủng-hoảng Syrie phải được giải-quyết bằng các phương-tiện chánh-trị và trên căn-bản đồng-thuận đúng với các nguyên-tắc đề ra trong hội-nghị Genève 20.06.2012.
Trong ngày thứ năm 13.08.2015, ngoại-trưởng Nga Sergueï Lavrov đã tiếp phái đoàn ‘liên-hiệp quốc-gia Syrie’ do Khaled Khoja hướng dẫn. Được biết Nga có những tiếp-xúc với các lực-lượng chánh-trị ở Syrie, cả phe chánh-quyền lẫn phe nổi dậy. Nga hiện đưa ra đường lối một liên-hiệp mở rộng bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Irak, Arabie Saoudite, chánh quyền Syrie của ông Assad, phe nổi dậy ‘ôn-hoà’ để chống lại quân khủng bố (Nhà Nước Hồi Giáo ‘Daesh hay EI’ và Front al Nosra).Hiện Hoa-Kỳ lãnh-đạo một liên-minh gồm Anh, Pháp, Thổ, Arabie Saoudite để chống lại EI. Sự khác biệt của liên-minh do Nga đề nghị là liên-minh này thực hiện các cuộc tấn-công trên đất liền trong khi liên-quân do Mỹ lãnh-đạo xử-dụng chiến thuật yểm-trợ bằng không tập chống EI ở Irak và Syrie.
Mở đầu cuộc tiếp xúc với Khaled Khoja, ngoại-trưởng Nga Lavrov cho biết ‘mọi người chúng ta đều có lợi trong việc chận đường đối với khủng-bố…điều quan-trọng nhất là hiện nay là biến ý muốn đó thành hành-động cụ-thể và có phối hợp’. Nhưng, trước khi gặp ông Lavrov, ông Khoja trong một cuộc phỏng vấn của interfax, nhắc lại lập-trường của liên-hiệp quốc-gia, tổ chức đối lập chính (trong số các tổ chức đối lập) lưu-vong là ông Assad không có một vai-trò nào trong tương-lai. Trước đó, trong ngày thứ ba 11.08, ông Lavrov cũng đã tiếp ngoại-trưởng xứ Arabie Saoudite, ông Adel al-Jubeir, ông này cũng đòi hỏi việc ông Assad phải rời bỏ chánh-quyền! Được biết ý-kiến một liên-minh mở rộng là do Vladimir Poutine đưa ra vào ngày 29.06 và ông Lavrov đã có những nỗ-lực ngoại-giao để vận-động cho việc này ( thảo luận bằng điện-thoại với các ngoại trưởng Koweit As-Sabah và ngoại-trưởng Emirats Arabes Unis (EAU)) nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt tới kết-quả mong muon.
Trong ngày thứ sáu 14.08, ông Lavrov sẽ tiếp một phái-đoàn đối lập khác của Syrie do Haytham Manna lãnh đạo; Ngoài ra, Lavrov cũng sẽ tiếp nhà ngoại-giao Ai-Cập Ramzi Ezzedine, phụ tá của Staffan Mistura, đặc phái-viên của LHQ về Syrie. Nhà lãnh-đạo Kurde, Salen Moslem, hiện cũng có mặt ở Moscou.
Cũng trong ngày thứ năm 13.08, ông Kerry, ngoại-trưởng Mỹ, đã có cuộc thảo-luận bằng điện-thoại với ông Sergeuï Lavrov, ngoại-trưởng Nga.
Ông Kerry đã nhấn mạnh đến việc cần-thiết phải có ngưng chiến tức khắc ở Ukraine. Vấn đề Sytie cũng được đề cập tới. Cả hai ông cùng nhấn mạnh việc phải theo đuổi những nỗ lực để tìm một giải-pháp chánh-trị cho cuộc khủng hoảng Syrie. Ngoại trưởng Kerry cũng ta thán với ngoại trưởng Nga về việc tướng Iran, Ghassem Souleimani, đến thăm Nga vào cuối tháng bảy. Ghassem Souleimani là thủ lãnh lực lượng Qods đặc trách hành quân ngoài nước. Hội đồng Bảo An LHQ đã ra một quyết-nghị năm 2008 cấm ông này đi ra khỏi nước vì nghi ông này có dính líu đến chương-trình nguyên-tử của Iran. Iran cũng là một nước có những hỗ-trợ quân-sự cho Irak và cho Syrie và tướng Souleimani được coi là nhân-vật chịu trách-nhiệm về việc hỗ-trợ quân-sự này. Phát-ngôn-viên bộ ngoại-giao Mỹ, Mark Toner cho biết Mỹ dự định đưa việc tướng Ghassem Souleimani sang Nga ra trước HĐBA LHQ!
Sau khi có thoả-hiệp Vienne ngày 14.07.2015 về vấn đề nguyên-tử của Iran, nước này và Nga đã có những vận-động ráo riết nhằm giải-quyết cuộc khủng-hoảng ở Syrie, Iran đã loan-báo sẽ đệ trình một kế-hoạch hoà-bình cho Syrie trước ĐHĐ LHQ. Cùng lúc, ngoại-trưởng Nga và Mỹ cũng đã thường xuyên tiếp xúc với nhau để tìm giải-pháp cho vấn-đề Syrie như cuộc gặp gỡ riêng trong tuần trước đây ở Kuala Lumpur.
Trong khi những nỗ-lực ngoại-giao nhằm tìm cách giải-quyết vấn đề Syrie đang diễn ra một cách ráo riết, trên chiến-trường Syrie cũng đã có những biến động.
Nhóm Front al-Nosra, một nhóm khủng-bố theo al Qaïda cho biếy sẽ rút khỏi khu vực họ đang chiến-đấu chống Nhà Nước Hồi Giáo. Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ có ý định thành lập một khu an-toàn nằm ở phiá đông bắc Alep, ở ngoài sự kiểm soát của Nhà Nước Hồi Giáo. Trong một thông cáo ngày 09.08, Front al-Nosra, đang hoạt động trong vùng này tiếp giáp với biên-giới Thổ Nhĩ Kỳ, đã tố cáo dự án này là ‘phục vụ cho an-ninh quốc-gia của Thổ’ chớ không phải để lật đổ chế độ của ông Bachar al-Assad. Vì thế Front al-Nosra đã quyết định rút ra khỏi vùng này.
Cũng trong khu vực này, Front al-Nosra cách đây một tháng đã loan báo việc bắt giữ tám kháng-chiến-quân do Mỹ huấn luyện tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Rami Abdel Rahmane, giám đốc viện quan sát nhân-quyền Syrie, vào chiều thứ tư 29.07, một thủ lãnh ‘đơn vị 30’ đã bị Front al Nosra bắt cùng với 7 kháng-chiến-quân khác, khi họ từ một cuộc họp trong vùng Azae trở về bản doanh ở Malkiyé nằm trong vùng bắc tỉnh Alep. Cuộc họp có mục đích phối-hợp với các nhóm khác nhằm khởi sự một cuộc chiến-dịch quân-sự chống Nhà Nước Hồi Giáo trong vùng đông bắc Alep. Vị thủ lãnh của đơn-vị 30 bị bắt là một quân nhân gốc Thổ, cấp bực đại tá, đào ngũ khỏi quân-đội , chỉ huy một lực lượng gồm 54 người, đã xâm nhập Syrie cách đây hai tuần. Họ đã được Mỹ huấn-luyện tại Thổ, được trang bị vũ khí Mỹ và 30 xe chạy trên mọi địa thế.
Trong một thông cáo của Front al Nosra phổ biến ngày thứ sáu 31.07, ‘Mỹ đã tuyển dụng những tay mà người ra gọi là ‘đối-lập ôn-hoà’…đã theo các chương trình huấn luyện dưới sự theo dõi của CIA…Cách đây vài ngày, một nhóm của đơn-vị 30 (Division 30) đã xâm nhập Syrie..; Front al-Nosra đã bắt giữ nhiều người trong bọn họ’. Front al Nosra cáo buộc những người này làm việc cho quyền lợi Mỹ và có những hợp tác và phối trí giữa đơn-vị 30 với không-lực của liên-quân do Mỹ điều khiển.
Sau việc tám quân kháng-chiến thuộc đơn vị 30 bị Front al Nosra bắt giữ, trên facebook, đơn vị 30 đã kêu gọi Front al Nosra phải phóng thích ngay để không làm suy yếu chiến tuyến vì những tranh chấp bên lề. Việc Front al Nosra ruyên bố rút ra khỏi vùng tranh chấp có lẽ để đáp ứng yêu cầu này!
Bộ quốc-phòng Mỹ bác bỏ tin tức nói rằng ‘không có người nào thuộc tân lực lượng Syrie (New Syrian Force) bị bắt giữ! Được biết một chương trình huấn-luyện với ngân-sách dự-trù 500 triệu đô la đã được đưa ra vào tháng năm năm nay nhằm huấn luyện khoảng 5400 chiến-đấu quân Syrie.
Cũng trong khu vực tiếp giáp với Alep, quân của Nhà Nước Hồi-Giáo đã chiếm được nhiều cứ điểm chung quanh Marea, nơi được coi kho dự trữ vũ khí và quân kháng chiến của Alep. Tối thứ sáu 14.98, quân của EI đã chiếm được làng Tlaline, coi như đã bao vây hoàn toàn Marea nằm cách Alep 35 cây số về phiá bắc, trên tuyến đường dẫn tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Sự rút lui của Front al-Nosra ra khỏi vùng này biến nơi đây thành chiến trường giữa quân EI và quân của đơn vị 30, một đơn vị do Mỹ huấn luyện và tài trợ!
Trong khi cuộc khủng hoảng Syrie vẫn còn kéo dài do việc các nỗ lực ngoại-giao chưa đạt đến một sự đồng-thuận, chiến cuộc vẫn tiếp diễn giữa lực lượng EI với các lực lượng nổi dậy, lực lượng kurde và lực lượng của chánh-quyền Syrie, HĐBA LHQ ngày 07.08.2015 lại có quyết-định mở cuộc điều-tra về việc chánh-quyền Damas xử dụng bom hoá học có chứa chất chlore. Các cáo buộc chế-độ Damas dùng bom có chứa dichlore (hay bertholite) do Pháp, Anh và Mỹ đưa ra. Chánh-quyền Damas bác bỏ các tin tức này. Được biết trước đây Syrie đã từng bị tố cáo xử dụng vũ-khí hoá học nhưng chánh quyền Damas đã để các thanh tra của LHQ đến kiểm soát và phá huỷ các kho vũ-khí này.
Với việc cáo buộc của Pháp, Anh, Mỹ, một nghị-quyết của LHQ đã được đưa ra nhằm điều tra về việc này. Một ‘cơ chế điều tra’ gồm các chuyên-gia của LHQ và của tổ chức OIAC sẽ được thành lập trong vòng 20 ngày và có nhiệm kỳ một năm sẽ lo việc điều tra, một phúc trình sơ khởi sẽ được đưa ra sau ba tháng điều-tra, chánh quyền Syrie phải dành cho cơ quan điều tra mọi thuận lợi trong công tác; cung cấp tin tức, cho đến nơi có tấn công ‘hoá học’, cho lấy mẫu và chất vấn nhân chứng…
Những nguồn tin của phiá người kurde và viện quan sát nhân-quyền Syrie nói rằng quân của Nhà Nước Hồi Giáo (EI hay Daesh) cũng đã xử dụng các vũ khí hoá-học. Theo YPG và OSDH, quân của EI đã xử dụng vũ khí hoá học vào ngày 28.06 trong cuộc tấn công vào Salhiya ở Hassaké.
Tin của YPG nói rằng quân EI đã bắn các đầu đạn ‘toả ra loại khói vàng mùi hành thối’ khi chạm đất và trên đất có những vệt chất lỏng màu xanh lá cây trở thành vàng dưới ánh nắng’; Quân của YPG bị tấn công đã có các triệu chứng nóng bỏng trong họng, mắt và mũi, nhức đầu, nôn mửa, đau bắp thịt và di chuyển khó..OSDH, căn cứ vào các tin tức của hệ thống y tế, xác nhận nguồn tin của YPG. Theo điều tra do YPG thực hiện với sự tiếp tay của tổ chức phi chánh phủ Conflict Armament Research (CAR) và các chuyên-gia của nhóm Sanan Research, các thử nghiệm trên các quân chiến đấu bị tấn công cho thấy dấu vết một hoá chất thường dùng trong thuốc trử sâu rầy! Trước đây, đã có tin EI dùng gaz sarin, chlore trong cuộc tấn-công Kobané ở Irak. Trong hàng ngũ EI, có các chuyên gia về vũ khí-hoá-học từng làm việc ở xưởng Al Muthanna thuộc chế-độ Saddam Hussein trước đây.
Nhữ Đình Hùng tổng-hợp/15.08.2015
http://fr.sputniknews.com/russie/20150810/1017463830.html#ixzz3iRONWQIk
http://fr.sputniknews.com/international/20150810/1017465125.html#ixzz3iRMrZDnR
Khủng-bố trên xe lửa TGV Thalys ngày 21.08.2015!
Ngày thứ sáu 21.08, các hành-khách trên toa tàu số 12 của chuyến TGV Thalys 9364 chạy đường Amsterdam-Paris đã phải một phen hú vía; nếu không nhờ sự can đảm và bình-tĩnh của năm hành khách trong số có hai quân-nhân Mỹ nghỉ phép, một cuộc tàn sát có lẽ đã xảy ra!
Hai quân-nhân Mỹ, Alek Skarlatos ( thuộc một đơn vị vệ-binh quốc-gia, ở Oregon, vừa từ A-phú-hãn về) và người bạn Spencer Stone (thuộc một đơn-vị US Air Force ở Açore) được nghỉ phép và đi du lịch ở Âu-Châu.
Định mệnh đã đưa đẩy họ đi chuyến TGV Thalys nối liền Amsterdam-Paris đi ngang qua Bruxelles. Nếu không có hai quân-nhân này, có lẽ một cuộc tàn-sát đã xảy ra.
Vào khoảng gần 18 giờ, hai người này nghe tiếng súng nổ và tiếng kính vỡ. Theo lời kể của Alek Skarlatos, anh ta thấy một người bước vào toa với súng kalachnikov, đuổi theo một nhân-viên hoả-xa. Anh này liền nói với Spencer ‘làm đi, bắt nó’. Spencer đã phóng khoảng 10 thước, chộp tên này và đánh vào đầu tên này cho đến khi tên này gục xuống. Trong khi đánh nhau, tên khủng bố đã có thể rút một ‘cutter’ ra, gây thương tích cho Spencer ở cổ và làm một ngón cái của Spencer gần như bị đứt lià. Kế đó, một sinh viên Mỹ Anthony Sadler, bạn của hai quân nhân Mỹ, và một tham-vấn người Anh, Chris Norman, tiếp tay để đè tên này; lúc đó, Alex Skarlatos lấy khẩu kalachnikov và tháo băng đạn ra. Với những phương-tiện có được, họ đã trói hung-phạm. Spencer Stone đã giúp băng bó một hành khách bị lạc đạn.
Nếu không có sự can-thiệp của hai quân nhân Mỹ này, có lẽ đã xảy ra một cuộc tàn-sát trong toa 12 TGV Thalys.
Những tin tức lúc đầu nói hai quân-nhân Mỹ là những người đầu tiên chận bắt tên ‘tình nghi khủng bố’, buổi trưa ngày thứ bảy 22.08, tổng-trưởng nội-vụ Pháp Cazeneuve nói là một hành khách người Pháp đã là người đầu tiên tìm cách tước võ khí của tên này khi tên này từ phòng vệ sinh bước ra với vũ khí trên tay, ‘nhiều tiếng nổ’ đã xảy ra và tên này đã thoát được. Theo lời Christina Catjleen Coons, một người Mỹ ở New York đi du lịch ờ Âu Châu ‘tôi nghe nhiều tiếng súng, chắc hẳn là hai, và một người ngã gục. Ông ta dính đầy máu, hình như bị trúng thương ở cổ’. Một hành khách khác, Damien ở Paris, cho biết ông ta thấy hung phạm cởi trần, khi anh này đi tới, Damien đã chận súng hắn lại ‘khi anh ta đi tới, tôi nghe tiếng clic-clic-clic và tôi tưởng đó là đồ chơi…hung phạm đã ngưng lại ở giữa hai toa và bắn clic-clic-clic nhưng không có tiếng nổ như trong phim; Anh ta quay trở lại toa 12 và một người mặc T-shirt xanh lá cây đã nhảy xổ tới anh ta và đè anh ta xuống sàn.
Anthony Sadler, một người Mỹ khác cho biết ‘nghe thất một tiếng súng và tiếng kính vỡ, thấy một nhân viên của công ty hoả xa chạy xuyên qua toa xe sau tiếng súng nổ’. Chris Norman, một người Anh ngồi cùng toa nói ‘khi tôi ngửng đầu lên tôi thấy một anh chàng với khẩu AK-47
Hành-vi can-đảm của các hành-khách này đã được mọi người ca-ngợi. Tổng thống Mỹ Obama đã bày tỏ sự thán phục trước sự can đảm của những người này nhất là của hai quân nhân Mỹ! Về phiá tỗng-trưởng nội-vụ Pháp, ông Cazeneuve nói ‘cùng với tổng-thống Pháp và thủ-tướng, tôi xin bày tỏ với hai hành-khách người Mỹ đã đặc biệt can-đảm, cho thấy một sự dũng cảm lớn trong những hoàn-cảnh cực-kỳ khó khăn,sự ca ngợi và biết ơn, sự thán-phục về tính bình tĩnh mà họ chứng tỏ và nếu như không có điều đó, có lẽ chúng tôi đã phải đối đầu với một thảm họa kinh hoàng’!
Hai quân nhân Mỹ Skarlatos và Spencer
Thái-độ của chánh-quyền Pháp và của chánh-quyền Bỉ hoàn toàn khác biệt về sự việc xảy ra trên TGV Thalys. Trong khi thủ-tướng Bỉ Charles Michel coi đây là một hành-vi khủng-bố, thái độ của tổng-trưởng nội-vụ Pháp Bernard Cazeneuve rất chừng mực. Trong cuộc họp báo ở ga Arras, nơi chuyến tàu TGV Thalys tạm dừng, ông Cazeneuve đã kêu gọi ‘một sự thận-trọng lớn và một sự chính xác lớn’.
Trong ngày thứ bảy, tên ‘tình-nghi khủng-bố’ đã được giải về cơ-quan chống khủng-bố ở Paris, ở đây người này sẽ bị thẩm vấn và tạm giữ 96 giờ, có thể được gia hạn hai lần, mỗi lần 24 giờ. Theo các điều tra sơ khởi, tên ‘tình nghi khủng bố’ này là người Maroc, 26 tuổi, không có tiền án ở Pháp. Trong cuộc thẩm vấn, nghi can chối tội khủng bố, nói chỉ có ý định đe dọa để cướp tiền của hành khách. Những lời khai của đương sự không thuyết phục được các điều-tra-viên như việc đương sự nói là đã nhặt được vũ khí đựng trong một túi xách ở một công viên tại Bruxelles! Theo như căn cước do đương sự khai (đương sự khai hai căn cước khác nhau) vì các giấy tờ đã bị mất cắp ở Bruxelles, đương-sự có tên trong hồ sơ an-ninh ‘phiếu S’ nhưng không nhất-thiết bị theo dõi. Nếu như các chi tiết lý lịch do đương sự cung cấp chính-xác, đương-sự đã được an-ninh Tây Ban Nha báo động là ‘thuộc về một phong-trào khủng-bố’ và Pháp đã cho thiết lập một ‘phiếu S’ để có thể nhận dạng nếu đương-sự đến trên lãnh-thổ Pháp. Theo tổng-trưởng nội-vụ Pháp, đương-sự đã ở Tây Ban Nha trong năm 2014 và ở Bỉ trong năm 2015. Do việc đương sự có thể đã lên TGV Thalys tại Bruxelles, Bỉ cũng đã cho mở cuộc điều tra.
Võ khí tịch thu được gồm một kalachnikov, 9 băng đạn, một súng lục với một băng đạn và một cutter.
Theo báo El Pais của Tây Ban Nha, đương sự đã rời Tây ban Nha vào năm 2014 để sang Pháp, sau đó đã đi Syrie trước khi trở lại Pháp.
Sau đây là một số điều được biết về đương sự:
– Đương sự người Maroc, Ayoub El Khazzani, 26 tuổi, đã được xác nhận căn-cước qua dấu chỉ tay.
– Đương sự đã từng sống ở Tây Ban Nha, tại Algesiras trong một năm, trong năm 2014 sang Pháp, đã đi Syrie sau đó trở lại Pháp.
– Đương-sự đã lên TGV Thalys tại Bỉ.
– Theo các nhân chứng, đương sự đã nổ súng.
Theo nhật báo Le Soir của Bỉ, ‘nếu như căn-cước của đương-sự được xác-nhận, người này đã có hồ sơ ở Bỉ như là có liên lạc với các đường dây khủng-bố bị phá vỡ gần đây ở Bỉ trong đợt phá vỡ hệ thống Verviers’
*****
Việc ‘khủng-bố’ trên TGV Thalys cho thấy việc bảo-vệ an-ninh cho các phương-tiện vận-chuyển công-cộng là điều thực khó khăn, có rất nhiều khe hở. SNCF vừa thông báo số 3117 là số điện thoại đặc biệt để liên lạc nếu thấy có dấu vết khả-nghi ở trên các toa xe hay ở các nhà ga.
Trong tám tháng qua, kể từ sau vụ tấn công đẫm máu ở toà soạn báo trào phúng Charlie Hebdo, đã có nhiều vụ khủng bố khác ở Pháp. Một âm- mưu tấn-công một nhà thờ ở ngoại-ô Paris không thành, người chủ-mưu Sid Ahmed Dhlam bị thương vì chính võ-khí của ông ta, anh này có những liên-lạc với khủng-bố ở Syrie. Yassin Salhi, đã chặt đầu người chủ của mình và dự-tính phá nổ một xưởng hoá-học ở Grenoble, cũng có liên-lạc với khủng-bố Syrie. Tháng bảy vừa qua, đã có ba người bị bắt vì dự-định bắt một quân-nhân cấp cao chặt đầu và quay phim.
Khó có thể nói là Pháp trở thành đích nhắm của quân khủng-bố, ở nhiều nước Âu-châu khác cũng đã có những vụ khủng-bố.
Nhữ Đình Hùng/ tổng-hợp/24.08.2015
Bắn nhau qua lại giữa Bắc và Nam Hàn
Ngày 4 tháng 08 vừa qua, hai quân nhân Nam Hàn đã bị thương nặng vì mìn chống người, có phần chắc là của Bắc Hàn, trong vùng phi-quân-sự (DMZ) chia đôi bán-đảo Cao-Ly kể từ khi có cuộc đình-chiến năm 1953. Tình-trạng căng thẳng giữa Bắc và Nam Hàn gia-tăng từ đó!
Nam Hàn đã lập lại chiến-dịch chiến-tranh tâm-lý bằng cách cho các dàn loa dọc biên-giới hoạt-động trở lại; phổ-biến các tin-tức chống Bắc Hàn. Bắc Hàn đã bác bỏ các tin tức nói các mìn chống người là do Bắc Hàn cài và đe dọa sẽ tấn-công các dàn loa của Nam Hàn. Và, vào lúc Nam Hàn cử hành lễ kỷ niệm 70 năm ngày Nhật Bản đầu-hàng, Bắc Hàn đã đe dọa sẽ tấn-công Nam-Hàn bằng các cuộc pháo-kích bừa (frappes aveugles) và hứa dành cho Hoa-Kỳ ‘những trả đũa mạnh mẽ’ trong trường-hợp nước này tiếp-tục duy trì cuộc tập trận chung với lực lượng quân-sự Nam Hàn, cuộc diễn tập mang tên ‘Ulchi Freedom Guardian’, giả tạo một cuộc đổ bộ của Nam Hàn để chống lại sự xâm lăng của Bắc Hàn.
Theo một thông-cáo báo chí của bộ quốc-phòng Nam Hàn, nước Công-hoà dân-chủ nhân-dân Hàn-quốc đã gởi một thông-điệp cho Nam Hàn nói rằng họ sẽ tung ra các chiến-dịch quân-sự nếu như Séoul không chấm dứt việc phổ biến các thông-điệp tuyên-truyền ở vùng biên giới trong vòng 48 giờ, thông-điệp của Bắc Hàn được chuyển tới bộ quốc-phòng nam Hàn qua đường liên-lạc quân-sự tây-phương vào lúc 17 giờ địa-phương (08g00GMT) ngày thứ năm 20.08.2015
Thông thường, các đe dọa của Bắc Hàn chỉ là những đe dọa xuông nhưng lần này, Bắc Hàn đã cho pháo kích hướng về các đơn-vị Nam Hàn ở cận đường ranh với Bắc Hàn, trước khi văn-thư cảnh cáo được gởi đi! Cuộc pháo-kích của Bắc Hàn xảy ra lúc 15g52, đạn rốc-hết đã rơi vào một khu-vực không có người ở; khoảng một giờ sau đó, lực lượng Nam Hàn đã phản pháo hướng về phiá quân-đội Bắc Hàn bằng đại bác 155 mm, nơi được cho là đạn rốc-kết được bắn đi! Theo tin tức từ Nam Hàn, cuộc pháo kích của Bắc Hàn không gây tổn thất về vật-chất cũng như nhân-sự.
Sau đó, đã có một phiên họp của Hội-đồng an-ninh quốc-gia Nam-Hàn và phát ngôn-viên phủ tổng-thống cho biết ‘nữ tổng-thống Park Geun-hye đã ra lệnh cho lực-lượng quân-sự của chúng ta phải trả đũa mạnh mẽ các cuộc gây hấn của Bắc Hàn và sẵn sàng đáp ứng mọi tình cảnh, giữ gìn an ninh và bảo vệ nhân dân. Bộ quốc phòng Nam Hàn cho biết đã tăng cường mức báo động và theo dõi chặt chẽ các di chuyển của quân-lực Bắc Hàn!
Lần tấn-công trước đây của Bắc Hàn vào Nam Hàn diễn ra vào năm 2010, trong lần đó Bắc Hàn đã pháo kích vào một đảo của Nam Hàn, Yeonpyeong, làm thiệt mạng hai quân nhân và hai thường dân; Trong lần đó, Nam Hàn cũng đã phản pháo và người ta cũng đã lo sợ chiến tranh sẽ xảy ra giữa đôi bên.
Ngày thứ sáu 21.08, lệnh từ Kim Jong-un đã đặt Bắc Hàn trong tình-trạng chiến-tranh, lệnh có hiệu-lực từ lúc 17 giờ cùng ngày, theo thông-tấn-xã chính-thức của bắc-Hàn KCNA. Nếu như trong một văn-thư trao đổi với Nam Hàn, Bắc Hàn đã đe dọa dùng vũ-lực nếu Nam Hàn còn tiếp tục việc dùng loa phóng thanh tuyên truyền chống Bắc Hàn dọc theo đường ranh ngưng bắn giữa hai nước, trong một văn thư khác, nhà cầm quyền Bắc Hàn cho biết sẵn sàng tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng, dù rằng vẫn coi việc tuyên truyền bằng loa là một hành vi tuyên chiến!
Bắc Hàn cũng đòi Mỹ và Nam Hàn ngưng cuộc diễn tập chung Ulchi Freedom; đây là một diễn-tập thường niên giữa Mỹ và Nam Hàn. Về việc này, Bắc Hàn đã đưa nội-vụ ra trước Hội-đồng Bảo-An LHQ. Đại- sứ Bắc Hàn Ja Song Nam tại LHQ đã viết thư cho HĐBA đại ý là nếu HĐBA không lý đến yêu cầu của Bắc Hàn về diễn-tập chung Hàn Mỹ, điều này tự nó cho thấy là HĐBA đã từ bỏ nhiệm-vụ đầu tiên là duy trì hoà bình và an-ninh trên thế-giới và trở thành một dụng-cụ chính-trị!
Cho đến nay, Bắc Hàn vẫn là một nước tráo trở, tấn công trước rồi đưa thư phản kháng sau, trong lúc đang nói chuyện cải thiện bang giao giữa hai nước Hàn-Quốc thì lại phóng hoả-tiển để thử..Vấn đề nguyên-tử của Bắc Hàn hiện vẫn chưa đạt được một thoả-hiệp nào…Khó có thể lường trước phản ứng của Bắc Hàn, nhất là hiện nay, một khủng hoảng nội bộ đang diễn ra với các tin tức về việc thanh trừng các viên chức cao cấp.
Nhữ Đình Hùng/tổng hợp: 27.08.2015
Nguồn: báo chí Pháp
Dân Tộc Sinh Tồn
III.- Sự thực hành lý thuyết xã hội duy vật Karl Marx: những chủ nghĩa xã hội, cộng sản đệ tam và đệ tứ quốc tế
A. Sự hoạt động của Karl Marx và môn đồ
Dựa vào những thuyết trên này, môn-đồ Karl Marx kích-thích những người lao-động. Chúng bảo họ rằng họ là những người bị bóc lột, phải họp nhau lại thành giai-cấp chiến-đấu cho quyền-lợi mình, phải nắm tay với những người đồng giai-cấp với mình trên thế-giới để đánh đổ giai-cấp tư-bản,thi-hành chế-độ vô-sản chuyên-chánh, để củng-cố sự thắng-lợi của giai-cấp mình, rồi tổ-chức sự sản-xuất trên thế-giới theo chế-độ cộng-sản. Chúng lại bảo rằng khi chế-độ cộng-sản được thi-hành rồi, người ta sẽ không còn phân-biệt quốc-gia chủng-tộc, cũng không còn phân-biệt giai-cấp nữa. Sự tranh-đấu giữa người với người sẽ chấm dứt và hòa-bình hạnh-phúc sẽ xuất-hiện trên thế-giới.
Lý-thuyết xã-hội duy-vật của Marx đưa ra nhằm lúc người ta khổ sở vì sự bóc lột của nhóm tư-bản. Lý-luận của nó có vẻ chặt chẽ và khoa-học nên được số đông trí-thức và thợ thuyền hưởng-ứng. Marx, Engels và các đồng-chí bèn hô-hào họp hết thảy đại-biểu của lao-động các nước để mưu cách hành-động chung. Năm 1864, Đệ nhứt Quốc-Tế thành-lập và năm đó, bắt đầu cuộc tranh-thắng của thuyết Marx đối với các thuyết xã-hội duy-tâm.
Năm 1871, liền sau khi trận chiến-tranh Pháp-Phổ chấm dứt, thợ thuyền Pháp – lực-lượng chánh-yếu của Đệ Nhứt Quốc-Tế – nổi lên chống chánh-phủ mình và lập nên Paris công-xã. Nhưng họ bị chánh-phủ Thiers đánh bại và đàn-áp thẳng tay. Sự thất-bại này làm cho sức mạnh của phái lao-động rời rã, Đệ Nhứt Quốc-Tế tan.
Nhung lần lần, dân lao-động lại phục-hưng được lực-lượng đã mất. Đến năm 1889, có một cuộc hội-nghị lớn của các phái lao-động theo chủ-nghĩa xã-hội. Đó là Đệ Nhị Quốc-Tế, Quốc-Tế của các đảng xã-hội theo lý-thuyết Karl Marx đồng lòng đi vào con đường giai-cấp tranh-đấu, nhưng trong vòng pháp-luật và theo một đường lối hành-động từ-tốn và dè dặt cho đến lúc đủ sức đánh đổ chế-độ tư-bản.
Đến khi trận Âu-chiến 1914-18 xảy ra, sự chia rẽ bắt đầu nảy sanh trong khối Đệ Nhị Quốc-Tế, khi hội-nghị bàn đến vấn-đề đối-phó với chiến-tranh. Đa số tán-thành thuyết lao-động mỗi nước có quyền binh-vực Tổ-quốc mình. Sự chia rẽ này lần lần trở nên rõ rệt hơn, rồi sai khi đảng cộng-sản chiếm-đoạt được chánh-quyền ở Nga, đảng ấy hô-hào lao-động thế-giới bỏ Đệ Nhị Quốc-Tế nghĩa là bỏ đảng Xã-Hội để gia-nhập vào Đệ-Tam Quốc-Tế nghĩa là Quốc-tế của đảng Cộng-Sản. Năm ấy là năm 1919. Vậy, Đệ-Tam Quốc-Tế là hội-nghị của hết thảy đảng Cộng-Sản các nước cũng như Đệ Nhị Quốc-Tế là hội-nghị của các đảng Xã-Hội trên thế-giới.
Đệ-Tam Quốc-Tế ra đời không bao lâu thì ngay trong bọn lãnh-tụ đảng Cộng-sản Nga lại xảy ra nhiều việc bất-đồng ý-kiến. Từ khi Lénine mất đi, sự chia rẽ càng rõ rệt, một bên là phái Staline, một bên là phái Trotsky. Bên trong nước Nga, phái Staline thắng, Trotsky bị đuổi ra nước ngoài. Nhưng Trotsky vẫn không ngừng hoạt-động để binh-vực thuyết của mình, và đến năm 1936, ông mời các đồng chí họp thành hội-nghị để định phương-châm hành-động chung. Đệ Tứ Quốc-tế sanh ra từ đó.
Sau trận thế-chiến thứ nhì, Đệ-Tam Quốc-Tế lại trải qua một cuộc khủng-hoảng trầm-trọng với sự ly-khai của Tito và việc Trung-cộng đương đầu lại Nga-Sô.
B. Các chi phái chánh trị theo lý thuyết xã hội duy vật Karl Marx
Hiện giờ, những người theo lý-thuyết xã-hội duy-vật Karl Marx phân ra làm bốn nhóm khác nhau: đảng Xã-Hội là nhóm của Đệ Nhị Quốc-Tế còn sót lại, theo chủ nghĩa xã-hội, đảng cộng-sản Đệ-Tam Quốc-Tế theo chủ-nghĩa cộng-sản Staline, đảng cộng-sản Đệ Tứ Quốc-Tế theo chủ-nghĩa cộng-sản Trotsky và nhóm Tito không thuộc hệ phái nào. Ngoài ra, trong Đệ-Tam Quốc-Tế, Trung-cộng không thuận với Nga-Sô và đang dự trù thành-lập Đệ Ngũ Quốc-tế. Những đảng này cùng một gốc mà ra, nhưng lại xung-đột nhau một cách mãnh-liệt. Muốn thấy rõ nguyên-nhơn bất-hòa của họ, tưởng không có gì bằng tìm hiểu những chỗ phân-biệt giữa những chủ-trương của họ.
1) Sự phân biệt giữa hai đảng xã hội và cộng sản
Hai đảng xã-hội và cộng-sản đều đặt nền tảng trên lý-thuyết xã-hội duy-vật của Karl Marx. Cả hai đều cho rằng chế-độ sản-xuất đương-hành không còn thích-hợp với chế-độ tài-sản hiện-hữu nữa, chỉ có sự thay đổi chế-độ tài-sản mới đem lại sự điều-hòa trong xã-hội, và cả hai đều tuyên-bố rằng : muốn đi đến sự thay đổi này, tất cả giai-cấp lao-động trên thế-giới cần phải hợp-lực nhau lại để tranh-đấu chung nhau.
Nhưng theo đảng Xã-Hội, cách-mạng có nghĩa là cách-mạng về xã-hội. Đảng Xã-Hội tin rằng muốn thay đổi xã-hội, người ta không thể chỉ dựa vào những cải-cách từ-tốn và liên-tiếp. Một ngày kia, lúc xã-hội được cải-cách nhiều rồi thì phải có một cuộc cách-mạng thay đổi hẳn những nguyên-tắc căn-bản của xã-hội ấy. Từ chế-độ tư-bản hiện-hành đến chế-độ sung-công của chủ-nghĩa xã-hội, thế nào cũng có một lúc người ta không thể cải-cách một cách mơn man được nữa. Sự tiến-hóa từ-tốn lúc đầu đến lúc đó sẽ ngừng lại, để chỗ cho cuộc cách-mạng. Vậy theo đảng Xã-Hội, muốn cho sự thay đổi xã-hội được hoàn-hảo, cần phải có một cuộc cách-mạng về chánh-trị.
Nhưng cuộc cách-mạng chánh-trị, cuộc chiếm-đoạt chánh-quyền, nếu chỉ có thế thì không sao đủ được. Những cuộc cách-mạng chánh-trị vội vàng, chưa hợp với trình-độ dân-chúng không thể có kết-quả tốt. Nó chỉ có kết-quả tốt khi nào nó đưa ngay đến cuộc cách-mạng xã-hội. Mà muốn được như thế, trước khi gây cuộc cách-mạng, người ta phải lo dự-bị, chỉnh-đốn sẵn trí não mọi người.
Đảng Xã-Hội cho rằng trước hết, phải tuyên-truyền cho mọi người biết chế-độ tập-sản là hợp với lẽ phải, với trật-tự, với sự bình-đẳng, với sự tự-do. Khi mọi người đều công-nhận thế rồi, ta mới có thể đem chế-độ tập-sản thay vào chế-độ tài-sản hiện-hành được.
Đảng Xã-Hội cũng cho rằng muốn tổ-chức được xã-hội mới, người ta phải xếp đặt và khuếch-trương những cơ-quan lao-động hiện có trong chế-độ tư-bản, và huấn-luyện kỹ-càng giai-cấp vô-sản. Nếu quần-chúng không hiểu rõ chế-độ xã-hội tập-sản, nếu những nền tảng của chế-độ tập-sản không được chuẩn-bị một cách rộng rãi, vững vàng thì dầu cho người ta có tuyên-hành hàng ngàn đạo luật để thay đổi xã-hội, xã-hội cũng vẫn không thay đổi được.
Đảng Cộng-Sản thì cho rằng điều cốt-yếu là cuộc cách-mạng về chánh-trị. Theo họ, dân lao-động phải đem hết sanh-lực, tinh-thần ra phấn-đấu để đoạt lấy chánh-quyền rồi mới mong cải-tạo xã-hội được. Những công cuộc cải-cách nhỏ trong xã-hội tư-bản chỉ là những sợi dây trói buộc một cách khôn khéo giai-cấp lao-động trong chế-độ hiện-hành, vì nó ru ngủ quần-chúng lao-động, làm cho họ mất tinh-thần chiến-đấu đi. Vì thế, đối với những công cuộc cải-cách xã-hội, ngay đến những cải-cách có lợi cho giai-cấp lao-động, đảng cộng-sản cũng giữ thái-độ thờ ơ, nếu không bài-xích hẳn.
Đảng cộng-sản cho rằng muốn thành-công, phải huấn-luyện một số chiến-sĩ trong giai-cấp lao-động rồi dùng họ mà chiếm-đoạt chánh-quyền. Chiếm được chánh-quyền rồi, đảng Cộng-sản mới phá hủy chế-độ tư-bản hiện-hành, lập nên xã-hội mới. Lúc ấy, giai-cấp lao-động sẽ giữ lấy quyền độc-tài trong xã-hội để trừ phá sự chống-cự của giai-cấp tư-bản bằng đủ mọi cách, rồi liên-lạc với quần-chúng công, nông để tổ-chức một xã-hội mới trong đó không còn giai-cấp nữa.
Theo những người cộng-sản, nếu không làm như thế, thì sự chiến-đấu sẽ đưa giai-cấp lao-động đến chỗ bại-vong. Nếu chỉ lập thành-chánh-đảng, rồi cố đạt chánh-quyền trong vòng pháp-luật của tư-bản thì không sao tránh khỏi cái kết-quả chán nản kia được, vì giai-cấp tư-bản sẽ chống lại một cách mãnh-liệt, mà chống lại một cách dễ thắng, bởi lẽ họ có tiền-tài, có tổ-chức, có pháp-luật về phe họ.
Như thế, hai đảng Xã-Hội và Cộng-Sản khác nhau về ý-tưởng và hình-thức của sự tranh-đấu giai-cấp. Đảng Xã-Hội thì muốn dự-bị cải-cách sẵn sàng trong chế-độ tư-bản, rồi đến lúc chín chắn mới nổi lên làm cách-mạng. Đảng Cộng-Sản, trái lại, muốn cách-mạng trước rồi mới cải-cách sau.
Vì hai chủ-trương khác nhau như thế nên hành-vi của hai đảng cũng khác nhau. Một đảng-viên Xã-Hội thì mong đòi được những cuộc cải-cách có lợi cho thợ thuyền và thay đổi xã-hội từ từ. Một đảng-viên Cộng-Sản, trái lại, phải quả-quyết, hăng hái phục mạng-lịnh của đảng và lúc nào cũng phải sẵn sàng để chiếm-đoạt chánh-quyền.
Đảng xã-hội thì yêu-chuông hòa-bình vì chiến-tranh làm cho những cuộc cải-cách chậm lại. Đảng cộng-sản thì lại thiên về chiến-tranh vì chiến-tranh là cơ-hội thuận-tiện cho đảng để đoạt lấy chánh-quyền.
Về những cuộc kinh-tế khủng-hoảng cũng thế: đảng xã-hội cố tránh nó và tìm cách làm cho giai-cấp lao-động ít thiệt thòi, đảng cộng-sản thì mong có những cuộc khủng-hoảng để cho quần-chúng khổ-cực, phẫn-uất, làm cho cuộc cách-mạng chánh-trị của đảng cộng-sản nhơn đó mà thực-hiện được.
2) Sự phân biệt giữa đảng cộng sản đệ tam và đảng cộng sản đệ tứ quốc tế
Chúng ta đã thấy rõ đảng Xã-hội và đảng Cộng-sản khác nhau như thế nào. Giờ ta hãy xem hai đảng Cộng-sản Đệ-tam và Đệ-tứ phân-biệt nhau làm sao.
Cả hai đảng Cộng-sản Đệ-tam và Đệ-tứ vẫn cùng chung một mục-đích như nhau. Mục-đích ấy là huấn-luyện một số đảng-viên chiến-sĩ để đeo duổi trận chiến-tranh giai-cấp, chiếm-đoạt chánh -quyền rồi đặt nền độc-tài của đảng để tổ-chức xã-hội thành một xã-hội cộng-sản.
Thế nào là một xã-hội cộng-sản ? Như ta đã thấy trên đây, cứ theo những môn-đồ Karl Marx, lúc giai-cấp đã bị tiêu-diệt, sự tranh-đấu giai-cấp sẽ không còn nữa, người ta sẽ được hoàn-toàn tự-do cộng-tác với nhau, không cần đến một cơ-quan bó buộc nào nữa. Chánh-phủ sẽ dùng máy móc để sản-xuất thật nhiều những món cần dùng cho nhơn-loại.
Chừng ấy, sự làm việc không phải là một sự bó buộc nữa, mà không bó buộc, kết-quả lại càng tốt đẹp. Sản-phẩm có được nhiều, nhiều hơn sức tiêu-thụ của thế-giới thì ai muốn dùng bao nhiêu cũng được. Tiền bạc sẽ không cần nữa, vì mọi người chỉ đến các sở công lấy những món cần dùng về mà xài. Tuy vậy, người ta không còn sợ người này lấy nhiều quá, không nhường cho người khác, vì lấy quá nhiều cũng không dùng làm gì được.
Nói tóm lại, trong xã-hội cộng-sản, người ta sản-xuất theo năng-lực mình và tiêu-thụ theo sự nhu-cầu mình. Nhưng trước khi đến trình độ hoàn-toàn ấy, xã-hội còn phải qua một thời-kỳ dự-bị. Đó là thời-kỳ xã-hội. Lực-lượng sản-xuất chưa được hoàn-hảo, các đồ dùng chưa đủ cung-ứng cho nhơn-loại thì người chưa thể thi-hành việc ai lấy bao nhiêu cũng được. Lúc đó, cần phải áp-dụng nguyên-tắc: mỗi người tiêu-thụ theo sức sản-xuất của mình. Ai không làm gì thì cố-nhiên không được tiêu-phí cái gì. Như thế, sự bất-bình-đẳng vẫn còn, vì làm việc có người khỏe, người yếu, người thông-minh, người đần độn, và theo lẽ tự-nhiên, có người được dùng nhiều, có người được dùng ít hơn. Sự bất-bình-đẳng này sẽ tiêu-diệt lúc xã-hội đi đến trình-độ cộng-sản.
Theo đảng Cộng-sản Đệ-tam, Liên-bang Sô-viết chưa đến trình-độ cộng-sản nhưng đã đến trình-độ xã-hội rồi. Những đồ dùng sản-xuất đã sung-công hết và Liên-bang Sô-viết đương dọn đường để đi đến một xã-hội cộng-đồng. Muốn đạt kết-quả ấy, cần phải thi-hành-chánh-sách độc-tài của đảng. Như thế, đảng Cộng-sản Đệ-tam tin rằng riêng ở Liên-bang Sô-viết, người ta cũng có thể lập thành một xã-hội theo chủ-nghĩa cộng-sản.
Tin tưởng đó dựa vào một thuyết của Staline. Theo ông này, chế-độ tư-bản tiến-hóa nhanh hay chậm tùy xứ. Có xứ tiến-bộ rất mau, có xứ tiến chậm và có khi lùi nữa. Trong sự tiến-hóa này, ta có thể xem chế-độ tư-bản như là một sợi xiềng có mắc chắc, có mắc mỏng mảnh. Cuộc cách-mạng của giai-cấp lao-động có thể làm đứt dây xiềng ở mắc mỏng mảnh. Nước Nga – tức Liên-bang Sô-viết – là một nước chậm tiến theo chủ-nghĩa tư-bản, nhưng nền kinh-tế nó cũng đủ để lập-thành một xã-hội cộng-đồng. Đảng Cộng-sản đã thắng-lợi ở nước ấy, và có thể thi-hành chủ-nghĩa mình ở nước ấy trước.
Nhóm Đệ-tứ xem tin-tưởng trên đây là một điều lầm-lạc lớn. Trong một nước, dân lao-động có thể nhứt thời phá-hủy quyền-thế của giai-cấp tư-bản. Nhưng muốn cho chủ-nghĩa xã-hội thắng-lợi, cần phải nhờ các giới lao-động ở những nước tiên-tiến hợp-lực vào. Lập xã-hội cộng -sản trong một nước, người ta chỉ có thể đem sự nghèo khổ chung đến cho dân nước ấy. Mà đã có sự nghèo khổ chung thì thế nào cũng có sự tranh giành, sự tranh giành này sẽ đưa người trở lại chế-độ tư-bản cũ.
Nước Nga, một nước công-nghệ còn kém hèn, đứng ở giữa những nước công-nghệ phát-đạt hơn, lại càng dễ bị nạn ấy nữa. Ở Nga, ngoài sự chi-tiêu quá nhiều về việc quân-nhung, người ta thấy việc nâng cao đời sống dân-chúng rất chậm chạp.
Sau nữa, một nạn mới, nạn thơ-lại đã xuất-hiện, làm cho chế-độ xã-hội khó thực-hành. Vì phẩm-vật sản-xuất chưa đầy đủ để cung-ứng cho toàn-dân, nên một số ít người được huởng nhiều quyền-lợi và không muốn bỏ quyền-lợi ấy. Họ cố giữ lấy chánh-quyền để tự bảo-vệ quyền-lợi riêng của họ. Những người được hưởng quyền-lợi trên đây vốn có nhiều thế-lực nên nạn thơ-lại sẽ cứ kéo dài mãi cho đến khi có một cuộc cách-mạng đảo-chánh hay đến khi xã-hội quay trở về chế-độ tư-bản.
3) Xu hướng Tito và sự xung đột giữa Nga Sô và Trung Cộng
Sau trận thế-chiến thứ hai, đảng Cộng-sản Đệ-tam Quốc-tế bành-trướng thế-lực rất nhanh, nhờ chiếm-cứ được các nước Trung-Âu và thành-công trong việc cướp chánh-quyền ở Trung-Quốc. Nhưng sự phát-triển mau lẹ này đã đưa họ đến một cuộc khủng-hoảng trầm-trọng.
Trước hết, lãnh-tụ Cộng-sản Đệ-Tam ở Nam-tư là Tito ly khai với khối Cộng-sản Đệ-Tam do Staline lãnh-đạo. Tito sở-dĩ xung-đột với Staline là vì sau khi giúp các đảng cộng-sản Trung-Âu nắm được chánh-quyền, chánh-phủ Liên-bang Sô-viết đã thi-hành một chánh-sách rất khắc-nghiệt đối với họ. Chẳng những nắm giữ quyền sanh sát đối với lãnh-tụ của những đảng ấy, Staline lại còn thi-hành một chánh-sách kinh-tế lợi riêng cho Nga mà rất thiệt thòi cho các dân-tộc Trung-Âu.
Lãnh-tụ cộng-sản ở các nước chư-hầu nhờ Nga mà nắm được chánh-quyền nên phải tuyệt-đối phục-tùng Staline. Riêng Tito đã tự đứng ra kháng-chiến chống Đức và nhờ sức mình mà nắm được chánh-quyền nên có đủ điều-kiện để phản-kháng lại. Ông ta đã công-khai chống Staline và bị loại ra khỏi hàng-ngũ Đệ-tam Quốc-Tế.
Để biện-minh cho sự ly khai của mình, Tito chỉ-trích đường lối của đảng Cộng-sản Đệ-Tam. Theo ông ta, chế-độ thi-hành ở Nga đã đi xa lý-tưởng Cộng-sản vì nạn thơ-lại. Bọn công-chức của đảng Cộng-sản Nga đã lạm-dụng quyền-thế mình để bóc lột thơ thuyền và an-hưởng giàu sang. Lời Tito chỉ-trích đảng Cộng-sản Đệ-tam theo phe Staline phần nào có giống nhóm Đệ Tứ Quốc-Tế. Nhưng về mặt đối-ngoại, chánh-sách Tito thi-hành ở Nam-tư lại có tánh-cách quốc-gia. Về mặt kinh-tế, Tito đã áp-dụng nguyên-tắc phân-quyền rộng rãi và giao cho thợ thuyền một quyền-hạn khá lớn trong việc quản-trị các xí-nghiệp.
Sau Tito, lại đến Trung-cộng chống lại đảng cộng-sản Nga. Sự xung-đột của hai bên có nhiều lý-do phức-tạp. Nhưng chánh-thức hai bên đối chọi nhau về thái-độ cần phải có đối với khối tư-bản. Các nhà lãnh-tụ Nga-Sô cho rằng với những khí-giới nguyên-tử hiện-có trên thế-giới, một trận chiến-tranh giữa Nga và Mỹ sẽ tận-diệt cả nhân-loại. Do đó, họ chủ-trương chung sống hòa-bình với khối Mỹ. Trung-cộng buộc những nhà lãnh-đạo Nga-Sô hiện-tại vào tội phản-bội lý-tưởng tranh-đấu giai-cấp của Cộng-Sản và đầu hàng tư-bản. Tuy chưa đứng ra lập Đệ Ngũ Quốc-Tế như nhiều nguời nói, Trung-cộng cũng hết sức đả-phá Nga-Sô và cố lôi về phe mình các đảng Cộng-sản cac nước nhược-tiểu, làm cho khối cộng-sản Đệ-tam Quốc-Tế đương trải qua một cuộc khủng-hoảng ngày nay vẫn chưa giải-quyết xong.
IV.- Những nhược điểm của lý thuyết xã hội duy vật
Xã-hội tư-bản thành-lập với nền đại-kỹ-nghệ ở các nước Âu-Châu so với xã-hội phong-kiến cũ đã có tiến-bộ nhiều. Nhưng nó hãy còn chứa đựng nhiều nỗi bất-công. Sự tự-do cạnh-tranh trong sự sản-xuất kinh-tế không những gây ra những cuộc khủng-hoảng trầm-trọng làm xáo-trộn đời sống công-cộng mà lại còn đưa đến sự thiết-lập một chế-độ bóc lột hết sức tàn nhẫn. Một thiểu-số người bị gọi là nhà tư-bản đã lợi dụng đươc những quyền-thế tài-sản của mình để bắt một số đông người khác làm tôi mọi cho mình.
Tình-trạng khốn-khổ của những người lao-động đã gây ra một sự công-phẫn mãnh-liệt của nhiều nhà tư-tưởng. Sự cố gắng của họ để giải-quyết vấn-đề đã đưa ra nhiều lý-thuyết khác nhau cùng mạng-danh là lý-thuyết xã-hội.
Trong tất cả những nhà tư-tưởng này, chỉ có Karl Marx và Engels là nổi danh hơn cả. Họ là những người đầu tiên đã nghĩ đến việc tạo ra một lý-thuyết chánh-trị khoa-học, và hệ-thống suy-luận của họ hết sức chặt chẽ lại bao gồm cả đời sống xã-hội, cả sự sanh-hoạt của con người. Nhờ đó, lý-thuyết của họ đã trở thành một một dụng-cụ tranh-đấu hết sức sắc bén. Nhờ đó, những chiến-sĩ xã-hội và cộng-sản mới bành-trướng được thế-lực mình và gây ra nên những cuộc xáo trộn chưa từng thấy trong lịch-sử loài người.
Tuy thế, lý-thuyết xã-hội duy-vật Karl Marx không phải là hoàn-toàn đúng-đắn. Dụng-ý của Karl Marx và Engels là tạo ra một chủ-nghĩa tranh-đấu cho giai-cấp vô-sản chớ không phải là tìm hiểu sự thật. Vì đó, mặc dầu nền triết-học của họ có chỗ khả-thủ, nó vẫn chứa đựng những sự sai lầm và mâu-thuẫn lẫn nhau. Muốn tránh khỏi những di-độc của cái lý-thuyết hấp-dẫn này, ta cần phải bình tâm suy-nghĩ và nhận rõ những khuyết-điểm của nó.
- A. Những khuyết điểm của lý huyết xã hội duy vật về phương diện lý thuyết
1) Thuyết duy-vật biện-chứng và duy-vật sử-quan.
a) Thuyết duy vật
Cuộc tranh-luận giữa hai phái duy-vật và duy-tâm hiện-giờ có một tánh-cách khác hẳn cuộc tranh-luận thời Karl Marx nêu ra lý-thuyết ông. Vì thật ra, ngày nay, không ai có thể nghĩ đến việc phủ-nhận vật-chất hay tinh-thần. Dầu mang danh-hiệu gì chăng nữa, những triết –gia của thế-kỷ thứ 20 cũng đều công-nhận rằng vật-chất và tinh-thần đều là những cái có ảnh-hưởng qua lại với nhau. Tuy-nhiên, người ta hãy còn bất-đồng ý-kiến nhau về nhiều điểm.
Vấn-đề quan-trọng nhứt làm đề-mục cho sự bàn-cãi hiện giờ là vấn -đề có Trời hay không có Trời. Trong khi nghiên-cứu về các tôn-giáo, chúng ta đã có xét qua vấn-đề này và nhận thấy rằng loài người không thể giải-quyết được nó bằng khoa-học. Trong lãnh-vực siêu-hình, tín-ngưỡng đóng vai tuồng quan-trọng hơn lý-trí và cái chơn-lý tuyệt-đối mà cả hai bên duy-tâm và duy-vật đều muốn đạt được luôn luôn chỉ là một thành-kiến tiên-nghiệm.
Việc nhận có Trời hay không có Trời đã đưa các học-giả đến chủ-trương siêu-việt hay chủ-trương nội-tại. Marx là người theo chủ-trương nội-tại. Ông cho rằng người bị khép vào vật- chất và trong người, không có gì khác ngoài thế-giới vật-chất cả. Do đó, người không thể có một tác-động đặc-biệt của mình, chỉ có thể tác-động để phản-ứng lại những ảnh-hưởng của thiên-nhiên mà thôi.
Nhưng nếu người bị khép vào thế-giới vật-chất và trong người không yếu-tố gì ngoài thế-giới vật-chất, tại sao người lại có thể tách ra khỏi thiên-nhiên để cho tấn-tuồng tác-động và phản-ứng giữa người và thiên-nhiên có thể diễn ra được? Nếu ta theo chủ-trương duy-vật, ta phải xem người như là một phần-tử của thiên-nhiên và hợp với thiên-nhiên làm một khối không thể phân-biệt nhau được.
Nhận chân sự quan-trọng của người, cho rằng người có thể đóng một vai tuồng đặc-biệt trong thiên-nhiên, tức là phân-biệt người với thiên-nhiên, và một phần nào, lấy người làm đối-lập với thiên-nhiên. Đó là một thái-độ không nhiều thì ít đã có tánh-cách siêu-hình.
Thái-độ này, những người duy-tâm có quyền chấp-nhận vì họ chủ-trương rằng người do một quyền-hạn cao hơn thiên-nhiên sanh ra, và trong người có một yếu-tố đặc-biệt ngoài thế-giới vật-chất, thành ra người không những có thể phản-ứng lại thiên-nhiên, mà lại còn có thể tác-động trên thiên-nhiên được. Trái lại, những người duy-vật mà chấp-nhận nó thì tự mâu-thuẫn với mình.
Ngoài ra vấn-đề Trời, người ta lại còn tranh-cãi nhau về địa-vị của vật-chất so với tinh-thần. Những nhà duy-vật tự-nhiên lấy vật-chất làm quan-trọng hơn cả. Theo họ, vật-chất có trước tinh-thần nên chi-phối và điều-khiển cả đời sống tinh-thần.
Nhưng thật ra, có phải là vật-chất xuất-hiện trước tinh-thần hay không. Nếu ta hiểu tinh-thần theo nghĩa hẹp của nó là một khả-năng đặc-biệt của người, ta có thể nhận rằng vật-chất có trước tinh-thần. Nhưng người ta có thể hiểu tinh-thần theo một nghĩa rộng hơn và xem nó là một nguyên-lý vô-hình thấm-nhuần vạn-vật. Trong trường-hợp đó, người ta vẫn có thể xem tinh-thần cùng với vật-chất đều vô-thủy vô-chung, không cái nào có trước cái nào cả. Hay nói cho đúng hơn, vật-chất và tinh-thần chỉ là hai phương-diện, hai trạng-thái khác nhau của một thực-tại duy-nhứt là võ-trụ mà thôi.
Đứng riêng về phương-diện con người mà nói, dầu cho ta có công-nhận rằng vật-chất có trước tinh-thần và ảnh-hưởng nhiều đến tinh-thần người, ta cũng không nên quên rằng sự suy-luận làmột sự-kiện có tính-cách tinh-thần hơn là vật-chất. Do đó, đối với loài người, một giống biết suy-luận và lúc nào cũng suy-luận, tinh- thần dầu cho có bị sự chi-phối của vật-chất, dầu chỉ là sản-phẩm của một cơ-quan vật-chất, cũng vẫn quan-trọng hơn vật-chất.
Thật ra, chính tinh-thần đã phân-biệt người với thú. Nhóm Karl Marx có lúc đã cho rằng người với thú phân-biệt nhau không phải ở chỗ người có tinh-thần, mà ở chỗ người biết sản-xuất những món đồ mình cần dùng. Đối với Karl Marx và môn-đồ, sự phân-biệt này dựa vào vật-chất và có tánh-cách vật-chất. Nhưng, xét cho thật kỹ, khả-năng sản-xuất những món cần dùng của người do đâu mà ra, nếu không phải do sự tính-toán suy-luận, tức là tinh-thần của người?
Ngoài ra, ta lại nhận thấy rằng lòng tin tưởng nơi một lực-lương siêu-hình điều-khiển võ-trụ đã đóng và còn đóng một vai tuồng quan-trọng trong việc giữ cho người đi trên con đường đạo-đức. Nhóm duy-vật vốn xem người là một khối vật-chất, chỉ do một kết-cấu đặc-biệt của cơ-thể mà có tư-tưởng, có tinh-thần, nên không có lý-do gì mà tôn-trọng sanh-mạng phẩm-cách người khác. Họ chỉ nghĩ đến việc thoả-mãn những ham muốn của họ và sống buông lung theo thú-tánh. Bởi đó, họ có thể hết sức tàn-nhẫn đối với người khác, ngay cả với những kẻ đồng tâm-chí với họ.
Như vậy, nếu với tư-cách là một giả-thuyết để khảo-cứu, thuyết duy-vật có hơn thuyết duy-tâm, với tư-cách là một thái-độ triết-lý đưa đến một chủ-trương chánh-trị, thuyết duy-vật lại hại cho nhơn-loại hơn là thuyết duy-tâm.
b) Thuyết duy vật biện chứng
Về thuyết duy-vật biện-chứng, ta có thể bảo rằng khi tuyên-bố biện-chứng-pháp của Hegel là một biện-chứng-pháp duy-tâm dộng đầu xuống đất và mình đã dựng nó đứng dậy bằng cách biến nó ra duy-vật, Karl Marx đã đại-ngôn một cách rất ngây-thơ. Vì biện-chứng-pháp thật ra chỉ là một phương-pháp suy-luận, một kỹ-thuật tư-tưởng và không thể duy-tâm hay duy-vật gì cả. Nhà học-giả duy-vật cũng như nhà học-giả duy-tâm đều có thể dùng đến nó, và khi cho rằng biện-chứng-pháp là một khí-cụ đặc-biệt của mình, Karl Marx và môn-đồ đã cố-ý hay vô-tình đi xa sự thật.
Thêm nữa, khi đứng vào một lập-trường duy-vật hẹp hòi, thiên-vị, họ lại còn giảm-thiểu khả-năng của biện-chứng-pháp trong việc giúp người hiểu biết sự vật quanh mình.
Sau hết, trong việc áp-dụng những luật biện-chứng do Hegel nêu ra, họ còn phạm vào nhiều chỗ sai lầm rất lớn. Sự khảo-sát những nguyên-tắc biện-chứng-pháp do họ trình bày sẽ giúp ta nhận rõ những chỗ sai lầm này.
1° Sự tác động lẫn nhau
Những nhà biện chứng duy-vật cho rằng muốn hiểu rõ một hiện-tượng, ta cần phải đặt nó vào khung cảnh của nó và nghiên-cứu sự tác-động của toàn-thể đối với nó cũng như những phản-ứng của nó đối với toàn-thể.
Điều này không ai có thể chối cãi được. Những tư-tưởng của người vốn rất phức-tạp, nó không bao giờ hoàn-toàn biệt-lập nhau hay theo trật-tự rõ ràng. Nó xuất-hiện thành nhóm trộn lộn nhau, quay cuồng với nhau, nương tựa nhau, và đồng-thời chịu sự chi-phối của đời sống sanh-lý, của di-truyền.
Trong một đám rừng, ta cũng có thể thấy những lực phức-tạp trộn vào nhau như thế; nào là cây cỏ, bụi bờ, nào là sâu bọ chim muông sống chung nhau và có ảnh-hưởng qua lại nhau. Ta không thể nào hiểu rõ sự sanh-hoạt của một yếu-tố trong đó nếu ta không nghiên-cứu sự tác-động và phản-động của nó đối với hoàn-cảnh.
Khi hoàn-cảnh thay đổi, ý-nghĩa một vật hay một hiện-tượng có thể thay đổi theo, lắm khi lại có ý-nghĩa ngược lại. Cái đầu tóc giả rất nghiêm-trang đáng kính của viên Đô-trưởng Luân-đôn mà đặt trên cái đầu trọc của một anh phu mỏ Nga thì tất-nhiên trở thành một trò cười.
Vậy, luật tác-động lẫn nhau của biện-chứng-pháp rất đúng. Song khi những nhà duy-vật biện-chứng bảo rằng «võ-trụ là một tổng-thể thống-nhứt, có mạch-lạc, trong đó những sự vật và hiện-tượng liên-quan nhau ngay trong bản-thể, tùy-thuộc nhau và chi-phối lẫn nhau» họ đã đi quá xa sự thật.Vì giá như có ai cắt cớ hỏi Marx hay Staline: «giữa một tảng đá với cái lá cây đang rụng, hoặc một anh mọi Phi-châu với một băng-sơn trên bắc-cực có mối liên-quan bản-thể gì?» thì chắc chắn họ sẽ rất khó mà trả lời.
Thí-dụ trên đây chỉ cho ta thấy rõ rằng nếu trong võ-trụ ta có thể gặp những tổng-thể sự vật và hiện-tượng tùy-thuộc nhau một cách chặt chẽ thì cũng có những tổng-thể khác hoàn-toàn độc-lập đối với nhau. Lẽ cố-nhiên là giữa những trạng-thái cực-đoan này, có rất nhiều mực liên-thuộc khác nhau, liên-thuộc từ một phần trăm đến 99 phần trăm, liên-thuộc trực-tiếp và liên-thuộc gián-tiếp, liên-thuộc đơn-giản và liên-thuộc phức-tạp, kể không xiết được.
2° Sự biến đổi trong sự vật
Quan-niệm cho rằng trên đời, cái gì cũng biến đổi không ngừng, thật ra không phải riêng cho biện-chứng-pháp của Marx. Ta đã thấy rằng ông Heraclite đã nhận thấy sự biến-đổi này. Ông đã bảo rằng: «Người ta không thể tắm hai lần ở một con sông». Khổng-tử cũng có một quan-niệm tương-tự khi trỏ dòng sông mà nói: «Nó cứ chảy mãi như thế ngày đêm không lúc nào ngừng» (thệ giả ư tư phù, bất xả chú dạ). Quan-niệm biến-đổi này có một ảnh-hưởng rất lớn đến vị thánh-sư của đạo Nho, nó là nền tảng khoa Dịch-học ông nêu ra. Vậy, về phương-diện này, những nhà biện-chứng duy-vật không đưa ra ý-tưởng gì mới lạ cả.
Phần mới lạ họ đem đến là sự biến-đổi nhứt-định đưa đến sự tiến-hóa. Rủi thay cho họ, cái ý mới lạ này lại là một ý sai lầm. Xét một cách khách-quan, sự chuyển-dịch của vật-chất chỉ là sự chuyển-dịch, thế thôi. Tự nó, vật-chất không có tiến hay thóai gì cả. Khoa hóa-học hữu-cơ cho ta biết rằng vì mất lần dưỡng-khí (óc-xy), bột hóa thành đường, đường hóa thành rượu rồi lại hóa ra giấm, rồi giấm lại hóa ra thán-toan (a-xít các-bon). Sự biến-chất này thật ra không hàm-ý tiến hay thóai cả. Tiến hay thóai là đứng về phương-diện người mà nói, vì người có thể dựa vào một tiêu-chuẩn để so sánh những trạng-thái khác nhau của vật-chất đã thay đổi; tiêu-chuẩn này có thể là sự phức-tạp của bản-thể vật-chất ấy, hay là sự ích-lợi mà vật-chất ấy mang đến cho người.
Đứng về phương-diện người mà nói, sự chuyển-dịch của vật-chất có thể đưa đến những sự tiến nhưng cũng có thể đưa đến những chỗ thóai. Địa-cầu bây giờ được xem như tiến hơn ngày xưa vì những điều-kiện giúp vào sự sống con người hiện có được nhiều hơn. Nhưng một số nhà khoa-học cho rằng địa-cầu có thể già cỗi đi, và sẽ đến một lúc loài người không thể sống trên địa-cầu nữa.Chừng đó quả đất ta ở sẽ trở thành một hành-tinh không sanh-khí như mặt trăng hay như bao quả tinh-cầu khác trong võ-trụ.
Sau hết, sự chuyển-dịch cũng có thể đưa đến một thế quân-bình, một sự bất-động tương đối. Những sự vật bất-động chung quanh ta vẫn đặt dưới sự tác-động của những lực nội-tại khác nhau, nhưng chưa đi đến một sự thay đổi cho ta thấy là vì những lực ấy còn đang chế-ngự nhau, và lực họp-thành tạm-thời không hướng đến một hình-thể gì mới được.
Nói tóm lại, sự chuyển-dịch của vật-chất không hàm-ý tiến hay thóai cả. Sự tiến hay thóai là một ý-kiến chủ-quan của người.Mà đứng về phương-diện này, sự chuyển-dịch có thể đua đến chỗ tiến, nhưng có thể đưa đến chỗ thóai hay không đưa đến sự tiến-thóai gì cả. Khi cho rằng sự chuyển-dich của vật-chất nhứt-định đưa đến sự tiến-hóa, Marx chẳng những đã đi xa hơn sự thật, mà lại còn đem vào trong tư-tưởng ông một yếu-tố siêu-hình, thứ yếu-tố mà ông rất thù ghét vì nó nghịch với chủ-trương duy-vật của ông.
3°. Sự thay đổi từ lượng sang phẩm
Theo những nhà biện-chứng duy-vật, sự hoạt-động và trở thành vật-chất không phải qui về một tiến-hóa vòng tròn, vì trong sự trở thành, đến một lúc, sự thay đổi về lượng đưa đến một sự thay đổi về phẩm.
Quả thật, trong võ-trụ, ta thường gặp những cuộc khủng-hoảng trong sự thay đổi. Sự tiến-hóa của các chủng-loại đã trải qua nhiều lần biến đổi đột-ngột, những sự suy-luận lâu dài có thể kết-thúc bằng một quyết-định bất ngờ.
Thí dụ cổ-điển của Marx và môn-đồ ông là nước. Nước nếu từ độ 1 đến độ 99 vẫn là nước. Nhưng đến độ 100, sự tăng-gia sức nóng không làm tăng gia nhiệt-độ mà làm cho nước bốc thành hơi. Marx và các môn-đồ đã gọi sự biến đổi này là biến-đổi từ lượng sang phẩm.
Sự thật, khi số lượng của sức nóng trong nước được tăng lên, chính nước đã đổi «phẩm» để trở thành hơi nước chứ không phải sức nóng, và luật «lượng biến thành phẩm» không thể đứng vững được.
Nhưng ta hãy bỏ qua những sự sai lầm về từ-ngữ này mà chỉ xét đến sự khủng-hoảng tức là sự thay đổi đột-ngột kia. Theo những nhà biện-chứng duy-vật, sự biến-hóa đột-ngột này làm cho vật-chất nhảy tới trước một cái, tức là tiến-hóa. Nó là một quan-điểm hoàn-toàn chủ-quan của người, chớ vật-chất cóc cần có tiến-hóa hay không có. Mà đứng về phương-diện người mà xét, ta không có lý-do gì để bảo rằng hơi nước tiến-bộ hơn nước, dầu cho ta có lấy sự ích-lợi của hai thể ấy đối với ta làm tiêu-chuẩn cũng vậy.
Trong giới sanh-vật, ta có thể nói đến vấn-đề tiến hay thóai được, nhưng những cuộc thay đổi đột-ngột trong giới ấy chưa phải là luôn luôn đi đến sự tiến-hóa đến chỗ cao hơn. Khoa sanh-vật-học và cổ-sanh-vật-học đã cho ta thấy những cuộc biến đổi có hại, lắm khi đưa giống nòi đến chỗ tuyệt-diệt: nhiều loại thú ăn thịt có bộ răng to quá thành khó ăn và bị tuyệt-chủng, một vài loài nai có bộ sừng kình càng nên khó day trở và bị đào-thải.
Một mặt khác, nếu những cuộc biến-đổi đột-ngột xảy ra bất-thường trong thiên-nhiên, nó không nhứt-định cần phải có mới đưa đến sự thay đổi phẩm-chất của sự vật. Để lấy thí-dụ cổ-điển của học-phái Karl Marx, ta chỉ cần nhắc lại rằng nước không cần phải sôi mới bốc hơi: những đám mây giăng mịt trời vào mùa mưa không phải đều đã qua lò lửa, và chính những cục nước đá cũng nghi-ngút bốc hơi.
Sau hết, sự thay đổi của mọi vật cũng không phải đều thoát khỏi luật biến-hóa vòng tròn. Trong khoa lý-hóa cũng như trong khoa vạn-vật, các học-sanh thường gặp những biến-hóa vòng tròn này. Giản-dị nhứt là vòng tròn của nước: nước sông biển bốc hơi lên thành mây, rồi lại mưa xuống đất, để trở về sông biển. Sự biến-hóa vòng tròn này đã diễn từ thuở khai thiên tịch địa đến giờ, và hiện nay chưa có dấu hiệu gì chỉ tỏ rằng nó có thể bị phá-hủy được. Lẽ cố-nhiên là một phần nước có thể dùng vào việc cấu-tạo các tế-bào sống hay các tử-vật trước khi được hoàn lại cho không-khí hay cho mặt đất, nhưng đó cũng chỉ là một vòng tròn nhỏ so với vòng tròn «nước – hơi nước – nước» rất to kia.
4°. Sự mâu thuẫn nội tại của sự vật
Cứ theo lời những nhà biện-chứng duy-vật thì những sự vật và hiện-tượng trong võ-trụ đều hàm những mâu-thuẫn nội-tại, chính những mâu-thuẫn này gây ra sự hoạt-động và đưa đến sự tiến-hóa từ cấp dưới lên cấp trên.
Điều mà ta nên lưu-ý trước hết là ý-nghĩa của từ-ngữ «mâu-thuẫn». Marx và môn-đồ đã dùng sai danh-từ này. Cái ngòi trong quả trứng gà với con gà con lộn trái vải, cũng như con gà con lộn trái vải với con gà mổ vỡ quả trứng mà chui ra không có gì mâu-thuẫn nhau ; nó chỉ khác nhau mà thôi.
Lẽ tất-nhiên là những yếu-tố khác nhau bên trong một sự vật có thể đối chọi nhau. Một chiếc xe do một người đẩy lên giốc bị sự thúc đẩy của hai lực đối chọi nhau: lực của người phu làm cho nó hướng lên đầu giốc và lực của trọng-lực khiến nó hướng về phiá chân giốc? Nhưng trong đời, thí-dụ giản-dị trên này ít khi gặp được. Trong phần lớn trường-hợp, sự vật gồm nhiều lực nội-tại đối chọi nhau cũng có mà chỉ theo chiều hướng khác nhau cũng có. Ngoài ra ta còn có thể thấy những lực trung-lập nữa.
Kết-quả sự thúc đẩy nhau giữa những lực này cũng không làm thay đổi theo chiều tiến-bộ như Marx và môn-đồ đã lầm tưởng. Cái xe nêu lên làm thí dụ trên đây có thể được kéo lên đầu giốc, nhưng cũng có thể bị tuột xuống chân giốc. Đó là chưa kể trường-hợp thứ ba là hai lực đối chọi bằng nhau, và chiếc xe cứ ỳ ra một chỗ.
Đối với những hiện-tương trong võ-trụ, trong xã-hôi hay trong sự sống, những lực nội-tại rất phức-tạp và họp lại thành một chùm những lực hướng về nhiều nẻo khác nhau, và lực họp thành rất ít khi đi theo đường hướng của một lực đương-hữu.
5°. Tách cách tạm thời của chân lý
Những nguyên-tắc trên đây của biện-chứng-pháp đã đưa Marx và môn-đồ đến một nguyên-tắc khác mà họ cho là hoàn-toàn đúng, nhưng chính họ cũng không noi theo được. Đó là nguyên-tắc chơn-lý luôn luôn có tánh-cách tạm thời.
Kể ra thì nguyên-tắc này không phải luôn luôn đúng. Trong môn học nào, ta cũng có thể rút ra một số định-lý đúng hoàn-toàn. Chắc hẳn rằng trên thế-giới không có nhà toán-học nào không công-nhận rằng « hai với hai là bốn » và « đường thẳng là đường ngắn nhứt giữa hai điểm ». Về phương-diện triết-học, người ta chỉ cần đánh những nhà học-giả duy-tâm thuần-túy một trận rõ đau để họ nhận chân rằng vật-chất là một thể có thật. Một cậu học trò tầm-thường ở nước ta không cần đi đến Mỹ-châu cũng vẫn biết chắc rằng Mỹ-châu là có, và không cần biết mặt Nguyễn Huệ, cậu ấy cũng tin rằng Nguyễn Huệ là một nhơn-vật đã đóng một vai tuồng quan-trọng trong lịch-sử nước ta.
Như vậy,trái với lời Marx và môn-đồ ông,trên đời vẫn có một số chơn-lý vững chắc , vĩnh-viễn,và khi nêu ra nguyên-tắc: «tất cả các chơn-lý đều có tính-cách tạm-thời», họ đã thốt ra một lời quả-quyết không hợp với sự thật.Thêm nữa, họ lại tự mâu-thuẫn với họ, vì chính ngay trong những lúc cần phải nhấn mạnh về tính-cách tương-đối của những thuyết họ nêu ra, họ lại có một thái-độ hoàn-toàn độc-đoán.Những nguyên-tắc căn-bản của biện-chứng-pháp được họ trình-bày như những chân-lý tuyệt-đối và cả hệ-thống triết-lý của họ cũng là một chơn-lý tuyệt-đối nốt.
Marx và môn dồ chủ-trương rằng «mọi giả-thuyết triết-lý chỉ là một giai-đoạn trong lịch-sử tư-tưởng hoạt-động để giải-nghĩa võ-trụ, một chánh-đề hay khẳng-định sẽ gặp một phản-đề hay phủ-định rồi xung-đột với nó để đi đến một hợp-đề hay phủ-định của phủ-định khác». Nhưng liền sau khi nêu ý-tưởng này ra, họ vội vã tuyên-bố ngay rằng lý-thuyết Marx là một lý-thuyết có tánh-cách đúng đắn tuyệt-đối hoàn-toàn, và những kẻ nào nói đến việc vượt qua lý-thuyết ấy đều bị xem là phường phản-động đáng bị băm vằm.
Vui cười
Nguyễn phú Trọng sang Mỹ gặp Obama và hỏi:
“Ông làm sao mà điều hành được một chính phủ hiệu quả như thế?”
Obama trả lời:
“Rất đơn giản, ngài chỉ cần được vây quanh bởi những người thông minh”.
Nguyễn phú Trọng lại hỏi:
“Thế làm sao ông biết được ai là người thật sự thông minh?”
Obama trả lời:
“Cũng dễ thôi, ông chỉ cần đố họ câu hỏi thông minh”, nói xong đoạn nhấn nút yêu cầu tiếp tân mời John McCain vô…
Hai phút sau John McCain vô và nói:
“Thưa Tổng thống, ngài gọi tôi”.
Obama hỏi:
“Hãy cho tôi biết, John McCain, ba mẹ của ông có đứa con, nó không phải anh em trai của ông, không phải chị em gái của ông, vậy nó là ai ?”
John McCain trả lời
“Thưa ngài, đó là tôi”.
Obama trả lời
“Chính xác! Rất tốt”.
-Nguyễn phú Trọng trở về nước và kêu Nguyễn Tấn Dũng vào hỏi:
“Chú Dũng, cha mẹ chú có đứa con, nó không phải anh em trai của chú, cũng không phải chị em gái của chú, nó là ai?
Nguyễn tấn Dũng trả lời:
“Em cũng chưa chắc, em sẽ trả lời sau”.
Nguyễn tấn Dũng họp hết nội các lại và hỏi câu hỏi đó mà không ai trả lời được… Hỏi vòng vòng không xong, cuối cùng ở nhà vệ sinh Nguyễn tấn Dũng gặp Ngô Bảo Châu và hỏi:
“Thầy Châu, có thể trả lời tôi, cha mẹ thầy có đứa con mà nó không phải anh em trai thầy, nó cũng không phải chị em gái thầy, thế nó là ai?”
Ngô Bảo Châu trả lời:
“Dễ mà! đó là tôi”.
Trở lại gặp Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng hớn hở nói:
“Đó là Ngô Bảo Châu”.
Nguyễn phú Trọng tức giận chòm tới vố vào đầu Nguyễn tấn Dũng và thét to:
“Đồ ngu! đó phải chính là John McCain!
Mỹ – Hoa tao ngộ mới lạnh mình – Nguyễn Xuân Nghĩ
Căn cứ trên kinh nghiệm trăm năm về Đệ nhất Thế chiến 1914-1918, người ta thường cho rằng khi một tân cường quốc xuất hiện trước đà suy yếu của một cường quốc đã từng giữ vai bá chủ thì đại chiến dễ xảy ra vì sự thay đổi trong tương quan lực lượng. Cũng từ bài học đó, nhiều học giả hay sử gia luận bàn rằng siêu cường Hoa Kỳ đang suy yếu, với dấu mốc là vụ khủng hoảng tài chính năm 2008, và rằng Trung Quốc đang vươn lên thành nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới, với dấu mốc là việc sản lượng đã vượt Nhật Bản năm 2010 và nay mai có thể bắt kịp Hoa Kỳ.
Từ đó, người ta suy đoán rằng một vụ xung đột Mỹ-Hoa là điều có thể xảy ra – hoặc nên tránh.
Nhưng dường như sự thật lại rắc rối hơn vậy – vì bốn lẽ.
***
Trước hết, tại khu vực Đông Á, cường quốc tân hưng là Trung Quốc lại tái ngộ một cường quốc từng là cừu thù trong quá khứ. Đấy là Nhật Bản, đang có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và mâu thuẫn về phạm vi định vị phòng không ADIZ chồng chéo lên nhau. Chưa nói đến một vụ xung đột Mỹ-Hoa thì ta đã thấy ra chuyện đối đầu Hoa-Nhật. Bài viết trên cột báo này vào tuần trước có đề cập tới bổi cảnh của nguy cơ “Nhật-Hoa Tái Ngộ”.
Thứ hai, và ngược với nhận thức của nhiều người, Trung Quốc chỉ là cường quốc chưa lên mà đã xuống, chưa giàu mà đã già, chưa hùng mà đã hung. Chuyện “tân hưng” hay “quật khởi” chỉ là giấc mơ ngắn ngủi có ba chục năm. Chúng ta sẽ còn phải tìm hiểu hiện tượng này.
Thứ ba, rất ý thức được tình trạng suy yếu đã bắt đầu, lãnh đạo Trung Quốc đang cố tiến hành chiến lược “tiên hạ thủ”, là tích cực phòng vệ, như Bạch thư về Quốc phòng đã đề ra và được công bố ngày 26 Tháng Năm vừa qua. Chiến lược ấy nhắm vào việc ngăn ngừa Hoa Kỳ can thiệp khi Bắc Kinh mở chiến dịch kiểm soát và khuynh đảo các nước lân bang như “một sự đã rồi” trước khi chính mình đi vào thời suy yếu.
Và vì vậy, chính Hoa Kỳ mới đang bị thách đố, và đây là bài toán của lãnh đạo Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử năm tới. Khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày Thứ Sáu, 20 Tháng Giêng năm 2017, Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ sẽ phải nhìn vào thách đố ấy.
Bài này sẽ lần lượt trình bày những khúc mắc nói trên. Như một khởi đầu…
***
Đầu tiên, ngược với nhận thức của nhiều người, ba chục năm tăng trưởng liên tục của Trung Quốc, từ khi Đặng Tiểu Bình khởi sự cải cách năm 1979 cho đến cột mốc 2009, không là một sự kỳ diệu kinh tế. Bọn trẻ ranh của Hà Nội chưa hiểu và còn học nhiều thì mới biết được.
Chúng chưa hiểu rằng nhiều quốc gia Đông Á đã có mấy chục năm tăng trưởng ngoạn mục khi chuyển hướng kinh tế theo quy luật thị trường. Sau giai đoạn khởi phát, cất cánh rất mạnh và nhanh, các nền kinh tế này đều thấy đà tăng trưởng giảm dần đến tốc độ “bình thường” của các nền kinh tế công nghiệp hóa Tây phương. Đấy là trường hợp của Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan trong các thập niên khởi phát 1950-1980 và sẽ là trường hợp của Ấn Độ sau này.
Trung Quốc chỉ học chiến lược của các nước Đông Á đi trước và có ưu thế là dân số cao, nhân công đông và rẻ. Đấy là chuyện bình thường, không là phép lạ.
Cho nên, cũng giống như các nước Đông Á đi trước, Trung Quốc đã có đà tăng trưởng ở khoảng 9-10% một năm trong ba chục năm liền kể từ 1980. Đà tăng trưởng ấy đang chậm lại, chỉ còn là 7,8% vào năm 2012, hay 7% vào năm nay, rồi sẽ còn giảm nữa, chỉ ở khoảng 3-4% một năm trong thập niên tới.
Nhưng khác với trường hợp Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan là các nước đã áp dụng quy luật tự do về kinh tế và dân chủ về chính trị nên tiến vào hàng ngũ công nghiệp hóa với lợi tức rất cao của người dân, Trung Quốc áp dụng chiến lược Đông Á với một chế độ chính trị độc tài và vai trò chủ đạo của nhà nước. Vì vậy, đà tăng trưởng trong mấy chục năm khởi phát lại có nhược điểm là thiếu phẩm chất, gây bất công, ô nhiễm và lãng phí. Từ những năm 2007-2008, lãnh đạo Bắc Kinh thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã nói đến chuyện “bốn không” của kinh tế: không cân xứng, không phối hợp, không công bằng và không bền vững.
Giới lãnh đạo kinh tế xứ này công nhận mối nguy đã được các định chế tài chánh quốc tế đề ra là “rơi vào cái bẫy xập của lợi tức trung bình”. Và cứ nằm dưới đó như hầu hết mọi quốc gia đã từng theo kinh tế thị trường để phát triển thành một nước… đang lên. “Emerging economies” là chữ lịch sự cho các nền kinh tế chậm tiến.
Vì vậy, việc kinh tế Trung Quốc sẽ sớm vượt Hoa Kỳ là giả thuyết cho vui.
Hãy nói cho rõ: Lợi tức một đầu người của Trung Quốc, là một tiêu chuẩn khác về năng suất, cho thấy một người Nhật kiếm ra 36.000 đô la một năm, người Đại Hàn 28 ngàn, Đài Loan 22 ngàn trong khi dân Tầu mới được 7.700, so với dân Mỹ là hơn 54 ngàn bạc, chỉ bằng 14%. May lắm thì 15 năm nữa sẽ bằng 33% và đến 2060 thì bằng phân nửa. Nếu như nước Tầu chưa có loạn!
Không, tình hình lại còn nguy ngập hơn vậy, vì Trung Quốc đang mất dần ưu thế dân đông và nhân công rẻ vì dân số lại sớm bị lão hóa do chính sách “mỗi hộ một con” đã áp dụng từ năm 1979.
Vài con số cụ thể sau đây có thể cho thấy sự chuyển động chậm rãi mà rất mạnh của tình trạng dân số Trung Quốc: thành phần trẻ tuổi từ 20 đến 24 của xứ này là 116 triệu vào năm 2012 sẽ chỉ còn 94 triệu vào năm 2020 và 67 triệu vào năm 2030. Trong 20 năm tới, tỷ số những người ở tuổi lao động so với người về hưu sẽ sụt từ 5/1 xuống 2/1, tức là hai người phải nuôi một.
Hậu quả chung cuộc là dân số Trung Quốc sẽ giảm dần, chưa tới một tỷ dân vào năm 2060 so với một tỷ 350 triệu ngày nay. Dân số co cụm và bị lão hóa như vậy tất nhiên ảnh hưởng đến sức nặng kinh tế và sức mạnh quân sự trong những thập niên sắp tới.
Và nếu so sánh thì Hoa Kỳ vẫn có dân số trẻ hơn trên một lãnh thổ vuông vức phì nhiêu, trong một xã hội có quyền tự do nên có sức sáng tạo rất cao. Dù Barack Obama có gắng sức cải tạo đến mấy thì siêu cường Hoa Kỳ vẫn không lụn bại như người ta thường nghĩ. Mà cường quốc vừa quật khởi được 30 năm là Trung Quốc thì đã thấy con dốc trước mặt. Đấy mới là nỗi lo sợ của lãnh đạo Bắc Kinh, khi mà nguy cơ khủng hoảng tài chánh vẫn gia tăng vì núi nợ quá lớn, quá nặng.
Cho nên, ngoài Nhật Bản ở đầu ngõ và khủng hoảng ở bên trong, Trung Quốc không thể quên được siêu cường vẫn còn khả năng can thiệp toàn cầu trong nhiều thập niên tới, là Hoa Kỳ.
***
Chính là vì ý thức được những khó khăn đã bắt đầu và sẽ kéo dài trong vài chục năm tới, lãnh đạo Bắc Kinh mới có những ưu tiên khác. Như ráo riết giải quyết hồ sơ Đài Loan; hoặc dẹp tan mầm động loạn vì mâu thuẫn xã hội và sắc tộc; hay khống chế tối đa khu vực cận duyên đang có tranh chấp về chủ quyền với các lân bang; và ngăn ngừa Hoa Kỳ can thiệp vào các cuộc tranh chấp này. Họ phải cấp bách hoàn thành những mục tiêu ấy trong vài chục năm tới, như một sự đã rồi, trước khi cán cân lực lượng nghiêng dần về nước Mỹ vì sự lụn bại khó tránh của Trung Quốc.
Trong phạm vi an ninh, mà an ninh cũng là kinh tế, lãnh đạo Trung Quốc đang lấy rất nhiều rủi ro. Hoa Kỳ rất khó can gián Bắc Kinh nếu không tự chuẩn bị cho kịch bản đáng ngại nhất, là trực tiếp đụng độ với Trung Quốc trên vùng biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Kết luận là nhiều phần thì Trung Quốc sẽ có đụng độ. Nghĩa là Hoa Kỳ sẽ lại tham chiến, nhưng khác hẳn hình thái trận địa chiến ngày xưa. Mà lần này Mỹ lại có một chuỗi đồng minh bán đảo hay hải đảo, như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi hay một số quốc gia Đông Nam Á.
Đấy mới là những hồ sơ đang chờ đợi Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ vào năm 2017.
Nguồn: https://www.facebook.com/saigonpaper/posts/880663562010466:0
Vui cười
Một người đàn ông có vợ, dan díu với cô thư ký của mình.
Một hôm ông ta đến nhà cô suốt buổi trưa… Đừ quá, ông ta ngủ vùi và thức dậy lúc 8 giờ tối.
Ông ta vội vã mặc quần áo và nói với người tình mang giày của ông ta ra chùi vào cỏ và cát.
Ông ta mang giày rồi lái về nhà.
Bà vợ hỏi:
– Ông ở đâu thế?
Ông ta trả lời:
– Tôi không thể dối bà. Tôi đng dan díu với cô thư ký của tôi. Chúng tôi ở với nhau suốt cả buổi trưa.
Bà vợ nhìn xuống đôi giày ông chồng rồi nói:
– Đồ nói dối! Đi chơi golf lại phịa.
Hai vợ chồng trung niên nọ có 2 cô con gái xinh đẹp nhưng luôn luôn muốn có một đứa con trai.
Họ quyết định thử lần cuối điều họ ước ao.
Người vợ có bầu và sanh một bé trai khoẻ mạnh.
Ông bố mừng quá chạy hộc tốc đến bảo sanh viện để nhìn mặt đứa con trai mới sanh.
Ông ta bàng hoàng chưa bao giờ thấy một đứa bé xấu đau xấu đớn như vậy.
Ông ta nói với vợ:
– Không cách gì tôi là cha đứa bé này. Hãy nhìn 2 cô con gái đẹp đẽ mà tôi là bố xem! Bà có lần nào dan díu với ai sau lưng tôi không?
Bà vợ cười ngọt ngào:
– Lần này thì không!
Người đàn bà đang trên giường với tình nhân khi nghe tiếng chồng mở cửa bèn nói với anh ta: «Nhanh lên, anh lại góc kia đứng». Bà thoa dầu trẻ em khắp người tình nhân rồi xịt phấn trắng lên đầy người anh ta, rồi nói:
– Đứng yên đó cho đến khi em bảo đi mới đi. Xem như anh đang giả làm một bức tượng.
Ông chồng bước vào phòng, hỏi vợ:
– Cái quái gì thế này?
Bà vợ trả lời:
– Ồ, bức tượng đó mà. Gia đình Smiths mua một cái, tui thấy thích bèn mua một cái cho gia đình mình.
Sau đó chẳng ai nó lời nào, ngay cả khi vợ chồng lên giường.
Khoảng 2 giờ sáng, ông chồng bò dậy mò xuống bếp và trở lại với miếng sandwich và một lon bia, đưa cho bức tượng và nói:
– Nè, cầm lấy. Tôi đứng như thế này suốt 2 ngày ở nhà Smiths chẳng ai cho tôi cái cóc gì hết.
Những vấn đề của Hoa Kỳ khi trở lại Á châu – Thái bình dương – Trần Bình Nam phóng dịch
Sau khi đi Âu châu lo việc kết thúc bản thỏa ước với Iran để tạm thời chận đứng chương trình chế tạo bom nguyên tử của Iran, ông John Kerry, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dù còn khập khiễng trên cặp nạng gỗ sau một tai nạn đi xe đạp tại Âu châu, vội vàng đi Hawaii để họp với Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong đó có Hoa Kỳ, Singapore và Việt Nam để thỏa thuận những chi tiết cuối cùng của Hiệp ước Thương mãi Xuyên Thái bình dương (Trans-Pacific Partnership – TPP). Sau đó ông Kerry họp thượng đỉnh với 27 nước trong vùng do ASEAN triệu tập trong đó có Trung quốc tại Kuala Lumpur. Cả hai buổi họp quan trọng đều không có kết quả tốt. TPP còn kèn cựa, và tại Kuala Lumpur Trung quốc không chịu bàn về việc Trung quốc xây cất căn cứ trên các hòn đảo và mỏm đá trong vùng Trường Sa. Trong bối cảnh đó ông Kerry rất lúng túng không biết sẽ nói gì về chính sách lớn của Hoa Kỳ khi nói chuyện với sinh viên tại đại học Singapore trước khi trở về Hoa Kỳ.
Tuy vậy bài diễn văn của ông Kerry vẫn rất lạc quan. Mặc dù tính đến ngày 15 tháng Tám năm nay đúng 70 năm từ ngày Nhật đầu hàng chấm dứt Thế chiến 2 trong vùng Thái bình dương, chưa có lúc nào thế đứng của Hoa Kỳ tại Á châu – Thái bình dương mong manh như lúc này.
Hoa Kỳ đặt nhiều hy vọng vào TPP, gồm các nước ven Thái bình dương (không có sự tham dự của Trung quốc) để chứng tỏ sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong vùng. Tại Singapore ông Kerry nói cuộc thảo luận về TPP tại Hawaii tiến triển tốt, hầu như đã hoàn tất 98% chỉ còn các chi tiết cuối cùng. Ông Kerry không nói hiệp ước nào cũng gay go nhất vào chút phần trăm còn lại.
Những bất đồng gay gắt còn lại gồm: Canada chưa muốn mở cửa thị trường cho các sản phẩm chế biến từ sữa như Tân Tây Lan yêu cầu để tránh làm một đề tài trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 10 năm nay. Đối với Nhật Bản, việc yêu cầu các nước TPP mở cửa thị trường nông phẩm, nhất là gạo là một ưu tiên. Mễ Tây Cơ không chấp nhận cái tỷ lệ giá quá cao của các bộ phận sản xuất từ các nước bên ngoài TPP, mà Nhật dùng để chế tạo hàng xuất cảng qui mô của họ. Trong khi đó Hoa Kỳ muốn bảo vệ những nhà sản xuất đường, và yêu cầu các công ty chế thuốc tây của Hoa Kỳ được độc quyền bằng chế biến trong 12 năm đối với thuốc chế biến từ sinh vật sống và cây cỏ. Đa số 11 nước còn lại cho rằng 12 năm độc quyền quá dài.
Cuộc họp tại Hawaii quan trọng ở chỗ đó là buổi họp đầu tiên giữa 12 bộ trưởng ngoại giao sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật “Trade Promotion Authority – TPA” cho phép Hành pháp có quyền ký thỏa ước mậu dịch với nước ngoài và Quốc hội chỉ có thể phê chuẩn toàn bản văn hay bác bỏ mà không có quyền đi vào từng điều khoản. Không có luật TPA thì không nước nào có can đảm ký thỏa ước mậu dịch với Hoa Kỳ. Tuy nhiên các quốc gia khác trong nhóm TPP e ngại rằng để thuyết phục quốc hội thông qua TPA, hành pháp Hoa Kỳ đã hứa hẹn với quốc hội một bản thỏa ước có lợi nhất cho Hoa Kỳ, và đương nhiên không có lợi cho mình.
Hội nghị Hawaii còn quan trọng ở chỗ thời gian. Chính phủ Hoa Kỳ phải thông báo cho quốc hội 90 ngày trước khi ký TPP. Năm tới, 2016, Hoa Kỳ bận rộn với cuộc bầu cử tổng thống nên có thể không có thì giờ hoàn tất TPP trước cuối năm 2016 mà phải nhảy sang năm 2017.
Sự thành công của TPP rất quan trọng đối với Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ vừa thất bại không thuyết phục nổi các nước đồng minh đừng tham gia Ngân hàng Đầu tư Xây dựng Hạ tầng cơ sở Á châu do sáng kiến của Trung quốc .
Nếu Hoa Kỳ không tạo được thế đứng kinh tế tại Á châu qua TPP, Hoa Kỳ cần thế quân sự vững chắc nếu muốn chính sách “xoay trục” về Á châu có ý nghĩa. Các nước Đông Nam Á đang cần sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ. Nhưng sự đắp và nới rộng các mỏm đá và đảo nhỏ trong vùng Trường Sa của Trung quốc làm cho Hoa Kỳ rất khó xử, mặc dù Bộ trưởng ngoại giao Trung quốc vừa tuyên bố họ ngưng không xây dựng thêm nữa.
Chính sách của Hoa Kỳ là không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp quyền sở hữu và quyền khai thác những vùng biển chập lên nhau (theo Luật biển UNCLOS) giữa Trung quốc và các nước trong vùng nhất là với Việt Nam và với Phi Luật Tân. Hoa Kỳ chỉ đòi hỏi quyền đi lại tự do của Hải và Không quân Mỹ. Hoa Kỳ thường tuyên bố theo Luật biển các hòn đảo xây đắp từ các mỏm đá chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên cao không có quyền lãnh hải 12 hải lý. Nhưng Trung quốc vẫn xem mình có chủ quyền lãnh hải quanh các đảo mới xây và dọa sẽ dùng vũ lực bảo vệ nếu bị xâm phạm.Và Hoa Kỳ cũng không muốn gây chuyện với Trung quốc nên tàu chiến và máy may Không quân Hoa Kỳ bay qua lại cũng cố ý tránh ngoài 12 hải lý.
Trung quốc xem sự tranh chấp tay đôi giữa Trung quốc và các nước trong vùng về quyền sở hữu các mỏm đá có xây cất hay không không liên hệ gì đến Hoa Kỳ. Cái khó xử của Hoa Kỳ là nếu cho tàu chiến hay máy bay quân sự bay vào các vùng lãnh hải đó có thể gây ra xung đột chưa cần thiết, nhưng nếu không thì đó là một biểu lộ thế yếu của Hoa Kỳ.
Sự tự chế của Hoa Kỳ còn thể hiện qua thái độ mềm dẽo của Hoa Kỳ đối với các giá trị cố hữu như nhân quyền, tự do và dân chủ. Luật Hoa Kỳ không cho phép quốc gia nào nằm chót trong danh sách có nạn buôn người tham gia TPP. Danh sách này do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiết lập hằng năm. Indonesia vẫn nằm hạng chót, nhưng để Indonesia đủ điều kiện tham gia TPP, tháng trước bộ Ngoại giao đã nâng hạng Indonesia.
Qua vụ việc Indonesia và TPP, những người ưa chỉ trích Hoa Kỳ nói rằng mới đây tại đại học Singapore ông bộ trưởng Ngoại giao John Kerry tuyên bố rằng kể từ ngày Thế chiến 2 chấm dứt, Hoa Kỳ là nước chủ trương một Á châu “ổn định, có luật lệ và trong sáng” chỉ là lời nói ngọai giao. Hoa Kỳ đặt ra nguyên tắc, nhưng khi cần phục vụ quyền lợi của mình Hoa Kỳ có thể tạm thời gác các nguyên tắc đó qua một bên./.
(The Economist ngày 8 tháng 8, 2015: “America struggles to maintain its credibility as the dominant power in the Asia-Pacific” by Banyan).
Vui cười
Đôi nam nữ đang xem phim tình cảm, đến đoạn gay cấn chàng trai quay ra nhìn cố gái: “Không chịu nổi nữa rồi!”
Cô gái e thẹn: “Không cần phải chịu đâu, cứ làm đi!”
Chàng trai nhăn nhó: “Nam nhi, mới có 1 chút đã ko chịu được thì thật mất mặt!”
Cô gái nói tíếp: “Đôi lúc cũng ko cần phải chịu!”
Chàng trai nói: “Thế anh làm nhé?”
Cô gái nhắm mắt lại, chàng trai đứng dậy bỏ đi. Thấy thế cô gái hỏi:
“Anh đi đâu đấy?”
“Vào nhà vệ sinh chứ đi đâu!
Thư Cho Con: Văn Hóa Giáo Dục Việt Cộng Dạy Con Người Tàn Ác, Mất Nhân Tính – Giáo Già
Ngày 5 tháng 9 năm 2015
H,
Trong bài viết “Tại Sao Họ Lại Hung Ác Đến Vậy”, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, trên blog của đài VOA, ngày 25/8/2015, cho biết (xin trích nguyên văn):
Tối ngày 8 tháng 8 vừa qua, trong một quán karaoke ở Hải Phòng, nghĩ là anh Nguyễn Tuấn Định nhìn “đểu” mình, một số thanh niên dùng tuýp sắt đánh anh đến bị chấn thương sọ não, phải chở vào bệnh viện cấp cứu. Chưa đã cơn giận, các thanh niên này còn chạy đến bệnh viện dùng dao chém chết anh Định ngay trên băng-ca lúc chờ bác sĩ khám và chữa.
Mấy ngày sau, ở Bến Tre, Huỳnh Văn Phương và Lê Văn Tèo, cả hai đều 35 tuổi, đi xe gắn máy, bị đụng quẹt vào xe của anh Phạm Văn Phường, 25 tuổi. Phương và Tèo nhào xuống đánh anh Phường. Chưa đủ, Phương và Tèo chạy vào một căn nhà dọc đường lấy dao ra cắt cổ anh Phường. Nạn nhân chết ngay tại chỗ.
Ra đường thì thế; ở nhà có an toàn hơn không? Không. Cũng trong mấy tháng vừa qua, ở Việt Nam xảy ra mấy vụ giết người, ở đó, cả gia đình đều bị giết.
Như vụ giết người tại Nghệ An, chẳng hạn. Vy Văn Mằn vào vườn của anh Lô Văn Thọ hái trộm mấy trái chanh, bị anh Thọ bắt gặp. Hai người cãi vã nhau. Mằn nhào đến đánh anh Thọ. Chưa đủ. Mằn chụp con dao chém liên tục vào đầu anh Thọ khiến anh Thọ chết tại chỗ. Vợ anh Thọ, chị Lê Thị Yến thấy vậy sợ hãi ôm con chạy trốn. Mằn rượt theo. Gặp bà Chương, mẹ anh Thọ, Mằn chém chết; sau đó, chém chị Yến và cả đứa con chị địu trên lưng, mới một tuổi. Như vậy, chỉ vì mấy trái chanh, Vy Văn Mằn giết cả gia đình anh Lô Văn Thọ, kể cả một em bé sơ sinh.
Vụ giết người ở Nghệ An xảy ra chưa bao lâu thì đến vụ giết người cũng tàn độc không kém ở Bình Phước. Nguyễn Hải Dương, 24 tuổi, bị gia đình người yêu phản đối, bèn rủ bạn đến nhà người yêu cũ, giết sáu người trong gia đình, kể cả người mình từng yêu. Chỉ có một em bé chưa tới hai tuổi là được tha mạng.
Rồi xảy ra vụ án ở Yên Bái. Vì một sự tranh chấp nhỏ trên mảnh đất làm nương, Đặng Văn Hùng, 26 tuổi, xô xát với anh Trần Đức Long. Bị đánh, Anh Long bỏ chạy, Hùng rượt theo, chém tới tấp vào đầu vào cổ anh Long nhiều nhát. Chị Hoa, vợ anh Long, bỏ chạy. Hùng rượt theo, chém chị chết. Chưa hết. Hùng chạy vào nhà anh Long, chém chết em vợ anh Long. Cũng chưa hết. Thấy con trai anh Long, mới hai tuổi, đang đứng trên giường, Hùng “tiện tay” nhào đến chém mấy nhát khiến bé chết ngay tại chỗ.
Sau đó Giáo sư Quốc viết thêm: “Ở trường học, chỉ cần một chút xích mích, học sinh, kể cả học sinh nữ, ẩu đả và hành hạ nhau trước cái nhìn dửng dưng của các học sinh khác”.
Đi tìm nguyên nhơn của sự tàn ác mất nhơn tính đó, không tìm đâu xa, chỉ nhìn từ 40 năm trở lại đây, kể từ ngày Cộng sản Bắc Việt hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam, ngày 30-4-1975, hẳn ai cũng thấy việc VC giáo dục con trẻ như thế nào, và văn hóa VC thể hiện trong các tác phẩm văn chương như thế nào.
Xin nói qua một chút về chuyện giáo dục. Ở nhà trường, VC đã dạy tuổi thơ tinh thần gian ác ngay từ khi con trẻ vào lớp 1 bậc tiểu học. Trong quyển giáo khoa lớp 1, khi dạy toán cộng chúng đã dùng xác người để dạy học trò: “5 tên ngụy + 2 tên đế quốc bị bắn chết = 7”. Chỉ với bài toán cộng này mọi người nhận ra tính cách tàn bạo của nền giáo dục VC trong mục đích “dùng giáo dục học đường trang bị cho trái tim và khối óc tuổi thơ lên 5 lên 6 chuyện giết người”. Chúng đã nhồi sọ tuổi thơ; dạy tuổi thơ dửng dưng với chuyện giết người.
Trong khi trước đó, ở các lớp học của Việt Nam Cộng Hòa, cô giáo thường cho học sinh làm toán, đại khái như: Bà bán hàng mua 1 con gà $4 và 1 con vịt $3; tổng cộng là $+$4=$7; bà đem ra chợ bán, 1 con gà $5 và 1 con vịt $4; tổng cộng là $5+$4 = $9; nhờ đó bà lời được $9-$7 = $2. Nhìn qua bài toán này VC kết luận: “Bà bán hàng tượng trưng cho tư bản, chúng đã bóc lột của nhân dân $2”.
Để rồi từ đó, dạy tuổi thơ căm thù tư bản, căm thù những kẻ đã bóc lột nhân dân, làm cho nhân dân nghèo đói, khiến tuổi thơ ủng hộ cuộc “cách mạng giải phóng nhân dân khỏi bàn tay bóc lột của tư bản, khỏi cảnh nghèo đói, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu đẹp”.
Chưa hết, chính Đinh Thế Huynh (sinh năm 1953, quê Nam Định), Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI; từng là Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; lúc còn là một kẻ viết văn, trong bài viết “Trâu Cũng Đánh Mỹ”, được cho cô giáo dùng dạy học sinh trong lớp học, có nội dung được sao chụp lại đính kèm.
Trên lãnh vực giáo dục VC đã bịa chuyện để “nhồi sọ nhân dân” ngay từ lúc “nhân dân” còn quá nhỏ, chưa biết “đâu đúng, đâu sai”, chẳng những nghe cô giáo “dạy sao biết vậy”, lại còn hãnh diện về “kỳ tích” đánh Mỹ, giết Mỹ, của trâu; trâu còn biết giết Mỹ, sao em không biết giết Mỹ; trâu còn căm thù Mỹ, sao em không căm thù Mỹ. Trẻ thơ đâu biết “giết Mỹ” là “giết người” và “giết người” là “tàn ác”. Trẻ thơ bị nhồi sọ như vậy đó, khiến cho lớn lên con người mất hết nhơn tính, để rồi xem chuyện “giết người” là chuyện dửng dưng, không chút áy náy.
Bước sang lãnh vực văn học, sự tàn ác còn được thể hiện khủng khiếp hơn nữa. Xin kể qua một chút về kẻ được gọi là nhà văn Tạ Duy Anh, trong tác phẩm của mình ông này viết:
“… Quân ta ào lên, bắt giết, đâm, giẫm đạp. Một mụ nguỵ cái, ngực để trần, miệng há ra ú ớ. Niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình. Mình găm vào ngực mụ cả loạt khiến ngực mụ vỡ toác mà mặt mụ vẫn chưa tắt hy vọng. Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế! Một thằng nguỵ bị mình xọc lê vào bụng, nghe ‘thụt’ một cái. Mình nghiến răng vặn lê rồi trở báng súng phang vào giữa mặt hắn. Hắn lộn một vòng, gồng mình giãy chết như con tôm sống bị ném vào chảo mỡ.”
Không cần biết đó là chuyện có thật hay hư cấu, nhưng sự tàn ác của nó đã đến tận cùng của khủng khiếp. Chính cái tàn ác khủng khiếp đó đã tiêm nhiễm vào não trạng của bọn công an và côn đồ xã hội chủ nghĩa, khiến đâu đâu người ta ai cũng thấy sự tàn ác khủng khiếp của bọn cầm quyền xã hội chủ nghĩa, từ tên quản giáo trong các trại tù “cải tạo”, cho đến tên công an trên đường phố trấn áp người biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm đất nước, đàn áp dân oan khiếu kiện, hay ôn hòa bày tỏ nguyện vọng, đấu tranh cho nhân quyền, đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam…, hay nhẹ nhàng như đón chào người tù lương tâm mãn hạn tù.
Điển hình như cuối tháng 8 năm 2015 vừa qua, ngày 28 tháng 8 năm 2015, đoàn người đón tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật mãn hạn tù trở về bị hành hung ; trong số này có ông Lê Đình Lượng bị đánh đập gây thương tích, cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam cũng bị hành hung , anh Chu Mạnh Sơn bị đánh đổ máu đầu.
Nhìn lại 40 năm qua, trong thời gian đầu, sự nhồi sọ và bạo lực gian ác của kẻ cầm quyền xã hội chủ nghĩa có khiến người dân Miền Nam sợ hãi; nhưng sự gian dối càng lúc càng lộ liễu và sự sợ hãi cũng càng lúc càng phai lạt, nhứt là kể từ thế hệ thứ hai, ánh sáng “cởi mở” rọi vào các hóc hiểm của lòng tham và ngang ngược ngụy biện xã hội chủ nghĩa đã không còn như trước, người dân đã lần hồi “sáng mắt”. Họ không còn tin nghe những gì VC nói. Họ đã tận mắt thấy những gì VC làm.
Đến thế hệ thứ ba, nhờ cuộc “giao lưu” với hải ngoại; đặc biệt nhờ nếp sống hải ngoại và truyền thông quốc tế dễ dàng truyền vào quốc nội; nhứt là nhờ internet, sự bưng bít và lừa gạt dư luận của VC không còn bị hơn 700 tờ báo và các đài truyền thanh truyền hình nhà nước VC “bịp” được nữa.
Tuổi trẻ ngày nay, nhứt là các blogger, đã nhờ facebook, twitter… dũng cảm tiến lên “làm lịch sử”, vận động quốc tế cùng vạch mặt công an côn đồ lộng hành. Nhờ vậy, các nhà ngoại giao và báo chí thế giới ngày càng râm ran hơn về vai trò của công an và côn đồ trong nỗ lực bịt miệng người dân không chỉ bằng nhà giam mà còn bằng bạo lực đường phố.
Được biết, nói về chuyện “an ninh giả danh côn đồ đánh dân là hạ sách”, ngày 16-6-2015, phóng viên Hoà Ái của đài RFA cho biết [nguyên văn]: “Hiện ngày càng có nhiều các nhà hoạt động ở VN bị côn đồ tấn công và hành hung, điển hình là trường hợp anh Nguyễn Chí Tuyến và anh Đinh Quang Tuyến bị đánh hồi tháng 5 năm nay. Sau đây, Hòa Ái có cuộc trao đổi ngắn với 2 anh Nguyễn Chí Tuyến và Đinh Quang Tuyến về những vụ việc liên quan.
Hòa Ái: Xin được chào 2 anh Nguyễn Chí Tuyến và anh Đinh Quang Tuyến. Câu hỏi trước tiên, xin được hỏi anh Nguyễn Chí Tuyến rằng có phải vụ việc anh bị côn đồ hành hung hồi đầu tháng 5 vừa qua là lần đầu tiên không, thưa anh?
Anh Nguyễn Chí Tuyến: Lần này coi như lần đầu tiên bị hành hung và bị tấn công nặng. Còn những lần trước thì họ sách nhiễu bằng cách bắt bớ và trong lúc đi biểu tình thì chúng tôi coi đấy là bình thường thôi. Nhưng lần này bị tấn công, bị hành hung thì khá nghiêm trọng vì có thể chưa đến mức lấy tính mạng của tôi, tuy nhiên nếu bị nặng hơn một chút thì tôi có thể bị mất trí nhớ hoặc là thành người bị mắt lòa. Cho nên tôi nghĩ rằng đây là lần nguy hiểm nhất đối với tôi, kể từ trước đến nay.
Hòa Ái: Thưa anh Đinh Quang Tuyến, từ khi bị đánh hôm 19/5 và anh nói là “công an mật vụ tấn công”, sau đó anh phải trải qua một cuộc giải phẩu để nâng sụn mũi, hiện nay sức khỏe của anh ra sao?
Anh Đinh Quang Tuyến: Sau khi bị đánh hôm 19, ngày 20,21,22 thì vào bệnh viện. Chiều 22 mổ, 8 giờ tối xong. Sau khi mổ thì đau. Đau đến sáng 23 thì đỡ hơn. May mắn là sau khi mổ không có biến chứng nào hết. Ngày 24 thì tôi cảm thấy khỏe, tháo băng ra được mặc dù bệnh viện kêu để 5 ngày. Uống thuốc chừng 3-4 ngày sau thì cảm thấy không đau nữa. May là rất mau lành…”
Đó là vài trường hợp điển hình, nó không khiến tuổi trẻ nao núng, sợ hãi, vì sau đó cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của hai anh Tuyến và nhiều bạn trẻ khác vẫn tiếp tục. Nó còn được tiến hành trên bình diện rộng hơn nữa. Trong cuộc đấu tranh đòi “diễn biến”, về mặt giáo dục, nhiều người đã làm gương thực hiện những “diễn biến” cụ thể, như hợp soạn “sách giáo khoa” dùng cho giáo viên dạy và cho học sinh học ở trường, mà không chờ đợi Bộ Giáo Dục và nhà nước CSVN làm.
Thật vậy, trong bài viết được cho đăng trên đài VOA, ngày 14.08.2015, phóng viên Khánh An cho biết: Nhà giáo Phạm Toàn, người lập ra nhóm Cánh Buồm, nói rằng: “Với hơn 10 năm làm việc nghiêm túc, nhóm đã hoàn thành bộ Sách giáo khoa tiểu học và cho ra mắt bộ sách này hôm 12/8. Bộ sách có sự tham gia của nhiều soạn giả nổi tiếng và được thông qua một ban duyệt bản thảo gồm nhiều nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ. Nhóm đang bắt tay thực hiện bộ sách dành cho lớp 6 trở lên”.
Trong buổi hội thảo ra mắt “Sách Văn và Tiếng việt lớp 6” của nhóm Cánh Buồm hôm 12/8, đã bất ngờ gây thành tiếng vang sâu rộng trong dư luận. Nó cho biết, trong phần đặt câu hỏi, một học sinh lớp 8 tên Vũ Thạch Tường Minh, 14 tuổi, đã đứng lên phát biểu như sau [trích đoạn ghi âm được đăng tải lên mạng Youtube]: [Xem hình Vũ Thạch Tường Minh học sinh trường Hà Nội – Amsterdam đang phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm. Ảnh và chú thích: RFA]
“Một điều mà con muốn nói với chính phủ Việt Nam, hay cụ thể hơn là Bộ Giáo dục, theo con, các vị bộ trưởng, thứ trưởng giáo dục không phải là nên áp dụng cả bộ sách này, mà là áp dụng cái lối giáo dục của bộ sách này vào giáo dục Việt Nam, bởi vì bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị bộ trưởng, thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam, có thể theo đường lối của Cánh Buồm cũng được, các vị có thể thay cả bộ sách giáo khoa cũng được. Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”.
Phát biểu thẳng thắn, không lập luận, không lý lẽ, của một cậu bé 14 tuổi này, đã gây thành trận “bão” dư luận. Video clip ghi âm cậu bé đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Nó được gần nửa triệu lượt người xem chỉ sau 4 ngày.
Từ một vài sự kiện cụ thể nêu trên, mọi người hẳn thấy những giọt máu trên đầu những nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ hóa Việt Nam…, như Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến…, sẽ là những giọt nước làm đầy cái “ly đấu tranh”, hoàn mãn cuộc đấu tranh, như Giáo Già từng nói, sau 40 năm trầm luân vì độc đảng độc tài Cộng sản “40 bước tới… bước”.
Cũng vậy, nền văn hóa giáo dục Việt Cộng sau thời gian quá dài của 40 năm lộng hành nhồi sọ, “dạy con người tàn ác, mất nhơn tính”, đang bị một học sinh 14 tuổi cho là “cải lùi”, để tuổi trẻ và thế hệ thứ 3 dũng cảm bước lên làm lịch sử “cải tiến”…, để tới lúc, dù có thể là rất lâu, một tỷ lệ cao hơn học sinh Việt Nam có thể công khai, lớn tiếng chỉ trích Bộ Giáo dục và bất kỳ cơ quan nhà nước nào làm ăn tồi tệ…, để cái chính quyền gian ác, bất tài, thất đức… hiện nay bị đẩy lùi vào chỗ dơ bẩn nhứt của lịch sử.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già (Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Tham luận 108: Hành Động Quyết Liệt Của Bọn Đại Hán Trong Giấc Mơ Bình Thiên Hạ – Thanh Thủy (23/8/2015)
1.- Giấc mơ Đại Hán qua các giai đoạn
Mộng “Bình Thiên Hạ” là một loại hồng huyết cầu đặc biệt trong dòng máu của người Hán đã có từ ngàn xưa qua khẩu hiệu: “Tu thân, Tề gia, Trị Quốc, Bình Thiên hạ”. Nhưng giấc mộng Bình Thiên Hạ của người Hán đâu phải chỉ có một nước Tàu to lớn và đông dân số do “gồm thâu lục quốc” như ngày nay. Mặc dầu giấc mơ này phải bị gián đoạn nhiều lần vì nội bộ phân tranh, vì bị người Mông Cổ và người Mãn Thanh cai trị. Mãi cho đến năm 1959, sau khi đảng Cộng sản Trung Hoa do Mao Trạch Đông lãnh đạo đánh đuổi được Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan để chiếm được toàn thể Hoa Lục, họ Mao quyết định trở lại giấc mộng bá chủ này qua thế lực mạnh mẽ của đảng Cộng sản quốc tế thời đó. Mặc dầu lúc đó sức lực còn yếu và còn nhiều vấn đề khó khăn nội bộ cần phải giải quyết, nhưng Mao cũng phải hết lòng giúp đỡ cho Hồ Chí Minh để mở đường tiến xuống phương Nam.
Chiến dịch mở đường xuống phương Nam của họ Mao tuy ráo riết và tận lực, nhưng chỉ thành công ở hai nước Lào và Cao Miên, riêng Việt Nam, Mao chỉ thành công tới vĩ tuyến 17 do các siêu cường thời đó quyết định qua Hội Nghị Genève 1954. Chính tại vĩ tuyến 17 này, lực lượng hùng hậu của khối Cộng sản quốc tế “bách chiến bách thắng” và bè lũ Hồ Chí Minh đã đụng phải sức phản kháng mãnh liệt và anh dũng của quân dân Miền Nam và chánh sách phòng thủ của Hoa Kỳ khíến cho họ không thể nào bước thêm được một tất đất nào mặc dầu phải hy sinh hàng triệu nhân mạng với nhiều mưu mô, xảo quyệt.
Cho đến khi Hoa Kỳ thay đổi chánh sách, mở đầu cho giai đoạn “rút quân trong danh dự”, Tổng thống Richard Nixon bắt tay với Mao và Nga để mở màng cho sự bỏ rơi Miền Nam Việt Nam. Trong tiến trình nầy, Mỹ làm ngơ trước việc Trung Cộng xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và sau đó phủi tay để cho toàn thề Miền Nam Việt Nam bị nhuộm đỏ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
2.- Chuẩn bị cho cuộc hành trình xâm lăng
Từ đó, để tránh lộ liễu sự tham vọng của mình trước trước dư luận quốc tế và tránh sự phản kháng của dân tộc Việt Nam, tập đoàn lãnh đạo Trung Cộng từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cho tới Tập Cận Bình đã cùng với tập đoàn lãnh đạo bạo quyền Việt gian bán nước ngầm ký những thỏa ước giao cho Tàu Cộng những vùng lãnh thổ dọc theo biên giới Miền Bắc năm 1999, những vùng lãnh hải ở Vịnh Bắc Bộ năm 2000 và cho phép người Tàu khai thác dài hạn các vùng thượng nguồn, khai thác bauxit, cho người Tàu nhập cảnh tự do trong kế hoạch “tầm ăn dâu”, một hình thức xâm lăng thầm lặng, nhẹ nhàng và không đổ máu, hầu đặt để người dân Việt Nam trước những việc đã rồi.
Trước sức mạnh của Mỹ và khối thịnh vượng Tây Phương, để có thể che giấu dã tâm của mình, chánh sách tầm ăn dâu của người Hán đã được toan tính rất kỹ lưỡng, họ chia ra nhiều giai đoạn rõ rệt: Giai đoạn Đặng Tiểu Bình là giai đoạn củng cố nội bộ và dẫn đạo chỉ huy. Giai đoạn Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào là giai đoạn phát triễn kinh tế và ngầm phát triển khả năng quân sự. Giai đoạn Tập Cận Bình là giai đoạn tiến công.
Cuối giai đoạn Hồ Cẩm Đào, Trung Cộng đã thật sự hùng mạnh về kinh tế lẫn quân sự và bắt đầu bước sớm vào giai đoạn tranh hùng.
3.- Cuộc xâm lăng mở màn với Phi và Nhựt để thăm dò phản ứng của Mỹ
Kế hoạch đầu tiên của họ là khoanh vùng tiến công tổng quát bằng cách vẽ ra đường lưỡi bò chin đoạn, ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng biển giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, sau đó bắt đầu gây hấn trước tiên với Phi Luật Tân vì Phi Luật Tân là một quốc gia nghèo và yếu nhứt trong vùng Đông Nam Á qua việc tiến chiếm đảo Scaborough mà Việt Nam gọi là đảo Cỏ Mây, đồng thời uy hiếp những tàu đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam trong vòng khoanh của đường lưỡi bò. Ở Việt Nam, Trung Cộng đã gặp sự phản ứng quyết liệt của nhân dân Việt Nam, và ở Phi họ gặp phải sự phản ứng quyết liệt của chánh phủ và nhân dân Phi với sự ủng hộ của Hoa Kỳ.
Đụng với sức cản của Hoa Kỳ ở Phi, biết là khó nuốt, lợi dụng lúc Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương bận rộn về cuộc nội chiến ở Syria, chúng quay sang tranh chấp với Nhựt ở một quần đảo không người ở trong biển Hoa Đông tên Nhựt gọi Senkaku mà Tàu gọi là đảo Điếu Ngư.
Để khuấy động thêm cho sự rối ren hầu thăm dò phản ứng của dư luận, ngày 23/11/2013 Trung Cộng bất ngờ vạch ra vùng nhận dạng phòng không chồng lấn với các vùng nhận dạng phòng không của Nhựt, Nam Hàn và Đài Loan, đồng thời còn lên tiếng hăm dọa sẽ còn tự thiết lập nhiều vùng nhận dạng phòng không khác, ý nói trên vùng không phận biển Đông. Những sự khiêu khích bướng bỉnh và ngang ngược nầy đã khiến cho Nhựt phản ứng quyết liệt đồng thời Mỹ cũng tỏ rõ thái độ sẽ bảo vệ Nhựt nếu quốc gia nầy bị Trung Cộng tấn công.
4.- Cuộc xâm lăng mở màn với Việt Nam với dàn khoan dầu HD-981
Bất ngờ tình hình quốc gia Ucraina sôi động do Nga động binh tiến chiếm một đảo của quốc gia nầy đồng thời muốn sáp nhập vào Nga những phần đất mà có đa số người Nga cư trú. Cho đó là hành động xâm lăng nên Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu nhập cuộc chống lại Nga. Lợi dụng việc Mỹ bận tâm đối đầu với Nga tất không rảnh tay để quan tâm nhiều đến vấn đề Đông Nam Á, Trung Cộng đột nhiên đưa dàn khoan dầu Hải Dương-981 xâm phạm vào vùng lãnh hải Việt Nam.
Việc Trung Cộng đặt dàn khoan dầu khổng lồ HD-981 trong vùng lãnh hải Việt Nam ngày 02/5/2014 cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, mặc dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chiếu theo luật quốc tế, nhưng đó là điều phải đến trong chánh sách bành trướng của Bắc Kinh, vì Trung Cộng tin tưởng là một khi họ mở cuộc tấn công Việt Nam, Mỹ và các quốc gia trong khối ASEAN nếu có can thiệp cũng chỉ là chiếu lệ ngoại giao vì từ trước đến nay, Việt Nam chưa phải là đồng minh của Mỹ giống như Nhựt và Phi Luật Tân và Việt Nam lúc nào cũng tỏ ra thần phục Trung Cộng và từ trước đến nay, Việt Nam chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ có sự hợp tác với Phi Luật Tân khi quốc gia nầy đang đối đầu với sự xâm lăng của Trung Cộng trên bãi cạn Scaboroung.
Xâm chiếm hay khống chế Việt Nam là điều mà Trung Cộng xem là dễ dàng hơn hết trong chánh sách của chiến lược bành trướng lãnh thổ và lãnh hải về hướng Nam.
Tất cả những hành động mở màng cho sự gây hấn nêu trên đều là những hành động thăm dò mà Trung Cộng muốn “thử phổi” Mỹ và các nước Tây Phương và nếu quả tình Mỹ và các nước Tây Phương chỉ phản ứng “chiếu lệ” và “bình chân như vại” trước những “diệu võ giương oai” liên tục về sức mạnh của mình thì những sự thăm dò sẽ biến thành sự thật và dĩ nhiên Phi Luật Tân và Việt Nam sẽ là tỉnh hay quận gì đó của Tàu Cộng trước tiên.
5.- Một tiên liệu đang trở thành sự thật:
Trong quyển sách Death by China (Chết Bởi Trung Quốc), hai tác giả người Mỹ là Peter Navarro và Greg Autry kết luận về Trung Cộng như sau: “qua sự trổi dậy của một lực lượng quân sự viễn chinh năm chiều (không, lục, hải, vi tính, không gian) có khả năng rồi đây sẽ tiến hành những tuyên bố chủ quyền phi lý về lãnh thổ khắp thế giới-và chắc chắn cả trong không gian, một ngày nào đó”.
Nhận định nầy thật chính xác và hiện đang xảy ra với những hiện tượng tự vạch ra đường lưỡi bò chín đoạn, mang quân đi chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, chiếm đảo Cỏ Mây của Phi, giành giựt đảo Senkaku với Nhựt và thiết lập dạng phòng không đầu tiên ở biển Hoa Đông đồng thời cũng cho biết là sẽ chuẩn bị lập những dạng phòng không khác bao trùm cả vùng trời Đông Nam Á song song với việc phát động chiến dịch xây đền thờ Khổng Tử khắp nơi trên thế giới để chuẫn bị mở rộng sự tuyên truyền văn hoá của Tàu Phù Đại Hán.
Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay là Tập Cận Bình, một con người có vẻ đạo mạo nhưng dị tướng, miệng giống như cười mà không phải cười, bộ mặt hơi trút xuống nhưng cặp mắt lại ngó lên, con người có thể làm những chuyện bất ngờ khó lường trước được, tuy nhiên, có lẽ vì quá tự phụ và đánh giá Mỹ là “con cọp giấy” như bọn Tàu Cộng thường hay ví như vậy, cho nên họ Tập khởi động “mộng bình thiên hạ” quá sớm, nếu phải ngấm ngầm chờ đợi thêm một thời gian không lâu nữa, chờ đến khi nền kinh tế, tài chánh Trung Cộng đủ sức để phủ trùm khắp thiên hạ và cán cân về sức mạnh quân sự ngang ngữa với Mỹ, lúc đó mới ra tay thì sự thành công của bọn người Đại Hán sẽ nằm trong tầm tay của họ vì khi đó Mỹ sẽ chỉ phản ứng chiếu lệ để chia quyền chớ khó mà tham gia một cuộc chiến với quá nhiều thiệt hại mà sự thành bại khó có thể lường trước được.
Mao Trạch Đông thường tuyên bố, nếu phải xãy ra cuộc chiến nguyên tử, Trung Cộng sẵn sàng hy sinh vài trăm triệu người để dành thắng lợi, vậy nếu sự thiệt hại hai bên ngang nhau thì dân số Mỹ chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay trong khi Trung Cộng vẫn còn trên một tỷ người, sau đó ai tiêu diệt được ai là điều mà không cần phải nghĩ sâu xa, ai cũng có thể nhận thấy được.
Nhưng trời bất dung gian nên đã khiến cho họ Tập ra tay quá sớm khiến cho Mỹ phản ứng quyết liệt, các nước Tây Phương, Nhựt, Nam Hàn và các quốc gia quanh vùng Đông Nam Á tự cảnh giác nên ráo riết tăng cường sức mạnh quân sự và liên kết nhau ngày một chặt chẽ để phòng vệ.
6.- Chủ quyền phi lý:
Những tuyên bố ngang ngược về chủ quyền của Tàu Cộng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam như Ải Nam Quan, như thác Bản Giốc, như một vùng biển trong vịnh Bắc Việt, rồi đảo Hoàng sa, đảo Trường sa, đường lưỡi bò chín đoạn, tất cả đều phi lý và phi pháp mà rõ ràng là hành động xâm lăng, một hành động mà ngày nay, trên thế giới ai ai cũng đều ghê tỡm.
Nếu chịu để yên cho họ xâm chiếm và tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải một cách phi lý bất cứ nơi nào mà họ muốn thì rồi họ sẽ tuyên bố chủ quyền cả thế giới cho giấc mộng Thế Giới Đại Đồng và Thiên Đường Cộng sản do Trung Cộng làm chúa tể, bất cứ ai hay quốc gia nào lên tiếng phản đối đều bị chúng quy vào tội tạo bất ổn. Lộng ngôn, tráo trở, bất chánh có lẽ trên thế giới ngày nay không ai bằng họ.
7- Thông báo trước những đại họa:
Việc làm gian manh và bất chánh nầy của tập đoàn Đại Hán hiện nay rõ ràng là một thông điệp để báo trước, không chỉ riêng cho những nước bé nhỏ như Việt Nam, Phi luật Tân và những nước xung quanh, mà có thể nói là một cảnh cáo lớn lao cho toàn thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đúng như nhận xét của hai tác giả quyển sách Death by China trích dẫn bên trên, nếu Hoa Kỳ và những cường quốc Tây phương không ngăn chận kịp thời, để cho đến khi sức mạnh của bọn Đại Hán này tăng dần, đạt đến mức độ bằng hay gần bằng Hoa Kỳ thì lúc đó sẽ không còn cách gì để ngăn chận được nữa.
Với nạn nhân mãn cố hữu cần phải được giải tỏa, lúc đó Trung Cộng sẽ rãi dân của họ tràn ngập khắp mặt đất, và với sức mạnh vũ lực trong tay họ sẽ ngang nhiên mở lại chiến dịch “bạo lực cách mạng” để giết người một cách tàn khốc mà không ai có thể ngăn cản nổi và bọn người Đại Hán sẽ hoàn thành một “Thế Giới Đại Đồng theo Chũ Nghĩa Cộng Sản” do họ lãnh đạo, trong đó, trừ người Tàu ra, tất cả mọi giống người trên thế giới đều sẽ biến thành nô lệ mà sẽ không bao giờ có thể vùng dậy nổi, trừ khi “Trời Sập”.
Con cọp Tàu đã bắt đầu vươn vai trổi dậy kể từ sau cuộc viếng thăm đầu tiên của cố Tổng thống Nixon, sau đó, vì quyền lợi kinh tế, Mỹ và các nước Tây phương tiếp tục mở rộng không gian cho nó mặc sức tung hoành, đến nay thì con cọp nầy đã có đầy đủ nanh vuốt và thật sự trở thành mối “hiểm họa da vàng”, đe dọa sự an nguy thật sự cho thế giới thì Mỹ mới giựt mình, bắt đầu tìm cách ngăn chận, chẳng khác nào chờ nước gần đến trôn rồi mới nhãy, cho nên vấn đề không thể giải quyết đơn giản vì nó đã quan hệ chằng-chịt khắp nơi về đủ mọi gốc cạnh về Quyền Lợi, chỉ trừ có sự Quyết Tâm.
8.- Những chạm trán thử lửa
Như đã trình bày, điều nầy tùy thuộc vào nhiều vấn đề, nhưng vấn đề chánh yếu là Trung Cộng muốn biết chắc chắc trước là phản ứng của Mỹ và Tây Phương ra sao khi cuộc chiến xâm lăng bắt đầu khởi động. Trung Cộng hiện đang đo lường “độ cứng” của Mỹ trong vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông, nên một mặt cố thuyết phục Mỹ đừng xen vào những việc tranh chấp chủ quyền giữa Trung Cộng với Nhựt, với Phi, với Việt Nam, với Mã Lai và Bruney vì đó là chuyện nội bộ giữa họ với nhau, Mỹ không liên can và sẽ không có lợi khi can dự vào để phải chịu những tổn thất lớn lao, mặt khác Trung Cộng tiếp tục tạo căng thẳng để thách thức và xem phản ứng của Mỹ tới đâu qua việc tự ý thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, ngang nhiên bồi đấp các đảo nhân tạo và xây dựng các phi đạo, các cơ sở quân sự tại các đảo đang có sự tranh chấp với Phi và Việt Nam, đồng thời lôi kéo theo một số quốc gia tay sai trong khối Asean làm trì hoản việc soạn thảo một bộ Nguyên Tắc Ứng Xử chung của khối Asean để mua thời gian, trong việc làm nầy họ đang bị phản ứng của những quốc gia liên hệ, Mỹ và dư luận Tây Phương:
a.- Phi Luật Tân công khai kiện Trung Quốc xâm lăng lên Toàn Án Quốc Tế: Điều này khiến cho Trung Cộng vô cùng tức giận, thẳng thừng bác bỏ vụ kiện nầy, chẳng những không tham dự phiên tòa mà còn tuyên bố không tuân hành bất cứ phán quyết nào của tòa án nầy ban ra. Điều nầy cũng dễ hiểu vì toà án quốc tế sẽ xét xử và phán quyết theo luật quốc tế, theo đó, đường lưỡi bò chín đoạn và sự tuyên bố chủ quyền trên các hải đảo Hoàng sa và Trường sa của Trung Cộng hoàn toàn vô căn cứ, cho nên khi tòa án quốc tế ra phán quyết Phi Luật Tân thắng kiện thì tất nhiên Trung Cộng sẽ phải chịu những áp luật nặng nề của quốc tế, khó lòng mà cưỡng lại được chỉ trừ trường hợp liều mạng cho “nổ bom”
b.- Bộ Nguyên Tắc Ứng Xử Chung của khối Asean: Bộ luật nầy cũng phải dựa vào luật biển Quốc Tế để soạn thảo, điều này Trung Cộng hoàn toàn bất lợi vì bản chất đã vi phạm, cho nên Trung Cộng chỉ muốn mọi vấn đề tranh chấp biển đảo chỉ nên được thảo luận song phương, qua đó họ có thể dễ dàng đơn phương dùng sức mạnh quân sự và phương tiện tài chánh dồi dào để uy hiếp và trấn áp. Điều này không quốc gia nào chấp nhận chỉ trừ Cambốt, một quốc gia mà hiện nay không bị ảnh hưởng gì với đường lưỡi bò.
c.- Với Nhựt Bổn: Những hành động hung hăn của Trung Cộng khiến cho Nhựt Bổn vì sự sống còn, buộc phải tăng cường sức mạnh quân sự và liên kết với những quốc gia đang bị Trung Cộng uy hiếp như Phi luật Tân và Việt Nam để tạo một vòng đai phòng thủ vững mạnh chống lại đường lưỡi bò chín đoạn và âm mưu xâm lược của Trung Cộng.
d.- Với Mỹ: Để bảo vệ quyền lợi huyết mạch của mình trên hải phận quốc tế từ biển Hoa Đông xuống eo biển Malacca, Mỹ càng ngày càng chứng tỏ sự bảo vệ luật hàng hải quốc tế một cách quyết liệt và chống lại giấc mộng Bá Quyền của Trung Cộng, chẳng những bằng những tuyên bố mà còn tăng cường sức mạnh cho Đệ Thất Hạm Đội, thực hiện những căn cứ quân sự hùng hậu trên các lãnh thổ của Phi Luật Tân, Úc Châu và còn có thể trên Việt Nam trong tương lai.
9.- Tìm cách giải vây:
Để có thể giải vây, Trung Cộng một mặt lôi kéo đồng minh, một mặt ra sức thăm do thái độ của Mỹ.
a.- Đồng minh thứ nhứt là Nga: Nga là đồng minh lớn nhứt của Trung Cộng, tuy cả hai có những bất đồng về một số vấn đề trong quá khứ, nhưng họ xem đó là những vấn đề nội bộ giữa họ với nhau. Một khi phải đương đầu với Mỹ và những quốc gia Tây Phương thì họ luôn hợp tác với nhau chặt chẽ. Chẳng hạn như khi Nga xua quân xâm lăng Ucraina nên bị Mỹ và các nước Tây Phương trừng phạt kinh tế thì Trung Cộng ký thỏa ước với Nga một ngân khoảng khổng lồ để mua dầu thô của Nga là ba mươi tỷ đô la Mỹ, đổi lại, Nga đòi lập tòa án xét xử về “tội ác” của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam trước năm 1975 trong khi đó, tại Liên Hiệp Quốc, Nga phủ quyết dự án của Liên Hiệp Quốc thành lập tòa án xét xử vụ chiến phi cơ của Mã Lai bị bắn rơi trên vùng trời Ucraina do phiến quân thân Nga kiểm soát. Ngày 20/8/2015, hài quân Nga và Trung Cộng đã khởi động một cuộc tập trận chung rất quy mô và rầm rộ tại miền Bắc biển Nhật Bản, một vùng biển nằm giữa Triều Tiên và Nhật Bản. Ngày 03/9/2015, Trung Cộng sẽ tổ chức một cuộc diễn binh rầm rộ với những vũ khí tối tân để kỷ niệm ngày kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến với nhiều quốc gia tham dự, trong đó có Nga. Thiếu tướng Khứ Nhuế, chỉ huy phó của cuộc diễn hành tuyên bố: ”Đây là một cuộc diễn hành với những quy mô rầm rộ chưa từng có từ trước đến nay tại Quảng trường Thiên An Môn”
b.- Đồng minh thứ nhì là Đài Loan: vì họ cùng máu mũ với nhau. Đường lưỡi bò là tác phẩm của Đài Loan mà Trung Cộng đang thực hiện, trong tiến trình thực hiện mỗi khi Trung Cộng gặp những khó khăn vì phản ứng của những quốc gia trong vùng thì Đài Loan nhảy vào tiếp tay với Trung Cộng, tuyên bố chủ quyền một vài nơi trên đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo tin tức mới đây thì Đài Loan cho xây dựng ngọn hải đăng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam mà Đài Loan chiếm đóng từ năm 1964 (?) đồng thời ĐàiLoan cũng thường tổ chức tập trận rất quy mô trên những vùng biển nầy mục đích để làm nhục chí những quốc gia lân cận như Phi Luật Tân và Việt Nam, v.v…
c.- Đồng minh thứ ba là Bắc Triều Tiên, một quốc gia Cộng sản đàn em của Trung Cộng, độc tài toàn diện, khắc nghiệt và dã man nổi tiếng vào bật nhứt trên thế giới hiện nay, lúc nào cũng hâm dọa, xung khắc với Mỹ, Nam Hàn và Nhựt Bản, tạo bất ổn, căng thẳng trên toàn vùng bán đảo nầy.
d.- Đồng minh thứ tư: Đó là một số quốc gia chư hầu như Miên, Lào,…: những quốc gia này trước đây là đàn em của đảng Cộng sản Việt Nam, sau nầy phản thầy Việt Nam để chạy theo Trung Cộng, ủng hộ đường lưỡi bò của Trung Cộng và gây cản trở cho khối Asean trong việc soạn thảo bàng Quy Tắc Ứng Xử Chung về Biển Đông.
10.- Thăm dò Mỹ:
Ngoài những thế trận được dàn ra về mặt đồng minh, Trung Cộng vẫn luôn xúc tiến gấp rút việc bồi đấp những bãi đá ngầm ở khu vực đảo Trường Sa, xây dựng những cơ sở quân sự và phi đạo trên đó để phô trương sức mạnh và đặt một sự đã rồi trước dư luận quốc tế, biểu dương sức mạnh quân sự tối đa (thật giả tới đâu chưa biết) hầu tạo đối trọng cân bằng với lực lượng quân sự Mỹ trước khi Tập Cận Bình sang Mỹ để thảo luận với TT. Barack Obama.
Trong lúc Trung Cộng và Mỹ càng ngày càng có những lời tuyên bố chống đối nhau rất mạnh mẽ về Biển Đông thì Tập Cận Bình lại sang Mỹ để gặp TT. Barack Obama, có lẽ không phải suy đoán nhiều, trọng tâm của cuộc gặp gở nầy chắc chắn Trung Cộng sẽ tìm mọi cách để biết về thái độ của Mỹ ra sao một khi họ khởi động cuộc chiến.
Nếu thái độ của Mỹ là dứt khoát tham chiến chống lại sự bành trướng của Trung Cộng bằng quân sự thì cuộc xâm lăng của họ sẽ khó nuốt, không đủ điều kiện để nắm phần thắng lợi mà sự thiệt hại lại sẽ vô cùng thảm khốc, giống như Nhựt Bổn hồi thế chiến thứ 2. Trường hợp này, Trung Cộng sẽ đề nghị chia quyền, chia đôi Thái Bình Dương để cùng khai thác tài nguyên với Mỹ mà trong đó, dĩ nhiên chắc chắn là Trung Cộng sẽ nuốt trọn đường lưỡi bò xuống tận eo biển Malacca để xuyên qua Ấn Độ Dương. Còn nếu qua sự thăm do nầy, Trung Cộng biết được rằng Mỹ chỉ phản ứng bằng giấy tờ chiếu lệ vì sợ thiệt hại về nhân mạng và tài sản của Mỹ thì lập tức cuộc chiến máu lửa sẽ mở màng và vài chục triệu người sẽ bị tàn sát trước khi ngọn cờ máu Trung Cộng sẽ vẽ thêm vài ngôi sao nữa.
11.- Đôi điều suy nghĩ:
Có những điều thực tế đã xãy ra mà những hậu quả của nó thường gieo rắc cho ta những bất lợi lâu dài mà chúng ta thấy cần phải nghĩ tới: Trước đây Mao Trạch Đông thường bảo: “Mỹ là con cọp giấy” và thời gian gần đây, trước khi mãn nhiệm kỳ thứ 2, TT.Giorge Bush sang thăm VN, TT.Bill Clinton sang thăm VN và rồi đây TT.Obama cũng sẽ sang thăm VN như đã hứa hẹn. Dĩ nhiên, không phải họ đi chơi, đi du lịch mà để ký một số thỏa ước quyền lợi nào đó trước khi về vườn.
Trong sự bang giao quốc tế, không có chuyện “Tình Bạn Muôn Thuở” mà cũng không có chuyện “Kẻ Thù Muôn Đời” mà tất cả đều vì quyền lợi, quyền lợi là trên hết. Cũng vì quyền lợi mà “Đồng Minh Tháo Chạy”, cũng vì quyền lợi mà người ta ngoãnh mặt làm ngơ trước sự vi phạm Hiệp Định Paris năm 1975 của bọn Cộng sản Hà nội để xâm lăng Miền Nam Việt Nam, mặc dầu chữ ký tên của họ vào bản Hiệp Định nầy còn chưa ráo mực.
Trung Cộng hiện đang như là một con mãnh hổ đói, đang há mồm, nhe nanh, giương móng vuốt để chuẫn bị chụp những con mồi bé nhỏ nằm sát tầm tay.
Đó là hiểm họa có thể thấy trước được đối với Việt Nam và những quốc gia trong vùng trời Đông Nam Á trước sự dọn đường của bọn người Đại Hán mà trong con người của họ luôn luôn mang dòng máu tự hào là con Trời với giấc mộng ngàn đời là Bình Thiên Hạ.
Tâm Tình bên Tách Cà Phê – GS. Châu Tiên Khương
Tháng 11 năm 1978 gia đình tôi và một số thuyền nhân đồng vượt biển trên ghe máy VT 72 tấp vào một làng Mã lai. Sau khi công nhận chúng tôi chính là người tỵ nạn chánh trị, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) đưa chúng tôi vào tạm trú tại trại Cherating thuộc Kuantan (Malaysia) Thân nhơn hay tin đứng ra bảo lãnh nên gia đình tôi được đưa sang Pháp vào đầu tháng 7 năm 1979. Do anh bạn giới thiệu, tôi vào tòng sự với tư cách nhơn viên khế ước tại Pháp Đình Paris rồi trở thành công chức tại Toà Phá Án (Cour de Cassation) Pháp. Được ông thẩm phán Chánh Văn phòng Chánh Nhứt Toà Phá Án ân cần giới thiệu nên các hội thẩm đối xử với tôi rất tốt, có người coi tôi như bạn, vì hỏi ra chúng tôi, tuy năm học có khác, nhưng cùng thầy cùng môn học.
Tuy an thân nhưng tâm trí vẫn chưa ổn định. Tôi không quên Việt Nam, luyến nhớ nơi sanh thành, buồn với cảnh nước mất nhà tan, bi thương với tình trạng các bạn đồng sự – đồng nghiệp thân đang bị giam lao tù, trong “cái” mà nhà văn Nga Alexandre Soljenitsine gọi là ”bẫy lưới sắt” đã sập xuống nhốt trọn 90 triệu người dân Việt vào rọ Xã Hội Chủ Nghĩa. Guồng máy “Vô Sản Chuyên Chính” này do Lénine lập theo mưu lược ghi trong quyển ”Le Prince” (Vương Tử) mà tác giả, ”lý thuyết gia” Machiavel ngay vào đầu thế kỷ XVI, đã dâng bày mưu thuật tạo dựng và bảo vệ quyền lực chánh trị vào thuở Ý Đại Lợi hãy còn trong chế độ ”phong kiến vương hầu”
Từng du học gần 1O năm tại Pháp, từng quen với sanh hoạt Paris, dù may mắn có việc hợp khả năng, tôi vẫn tủi phận tha hương buồn với tấm thân viễn xứ.
x x x
Một hôm từ nhà ăn của Pháp đình Paris bước ra, tôi gặp ông bạn, đúng hơn là ”xếp” vì ông là Chánh án phòng (Président de chambre) thuộc ngạch trật thẩm phán cấp cao, ông mời tôi đi uống cà phê và khi cả hai cùng ngồi vào bàn, ông cho tôi biết ông vừa về Pháp sau một chuyến tham quan Việt Nam. Tôi hơi khó chịu, ông hiểu ngay nên chậm rãi giải thích:
– Ông biết không? Nói là tham quan Việt Nam, thâm ý của tôi là tìm về Sài-Gòn để viếng thăm khuôn viên nhỏ tại đường Catinat (Tự do) nằm giao góc với đường Lagrandière (Gia Long). Tôi thích ngồi trên ghế đá ngắm tòa cao ốc trước mặt nhứt là từng lầu 2 của một khu phòng có hai cửa sổ nhìn thẳng ra vườn này.
Có lẽ thấy vẻ ngơ ngác của tôi, ông tiếp tục giải thích:
-…… ở từng lầu, chổ khu phòng ấy là nơi tôi chào đời… Vậy Nam Việt nam (Cochinchine) là quê hương tôi, nơi tôi sanh thành và sống quãng đời niên thiếu. Đã lâu rồi tôi nhớ Sài-gòn. Nhớ Sài-gòn tôi đâu quên được người Việt-nam mà thật lòng, tôi coi như đồng hương. Tôi không sao quên tấm lòng người Việt đối xử với tôi trong đêm 9 tháng 3 năm 1945, Nhựt đảo chánh Pháp. Thuở ấy tôi lối 14 tuổi, học nội trú tại trường Yersin Đà Lạt. Nghe súng nổ rồi biết Nhựt đảo chánh nên khi nghe tiếng xe quân đội Nhựt chạy hướng về trường Yersin, tôi cùng một vài bạn học hoảng hốt bỏ trường chạy tán loạn vào rừng. Tôi lạc lõng bơ vơ suốt mấy ngày, rét lạnh, đói khát. May sao, tôi lạc vào một xóm nhỏ người Việt. Họ tiếp đãi tôi rất nồng hậu, cho ăn, cho uống, cho tắm rửa, cho mượn quần áo để thay, rồi lại giặt phơi quần áo cho tôi nữa. Tôi một người Pháp thất thế, đang sợ bị bắt bị giam, thế mà họ tỉnh bơ chứa chấp tôi không tỏ vẻ lo âu gì cả… Tôi ở trong xóm nhưng biết tin hằng ngày do họ đi chợ về thuật lại; rồi một hôm một người đàn ông cho hay Nhựt tập trung các Pháp kiều để đưa về Sài gòn và theo ông không ai bị hành hạ bắn giết gì cả. Họ cho tôi biết tin nhưng không hề biểu tôi đi; mấy bà còn khuyên tôi nấn ná chờ xem. Vài hôm sau họ xác nhận sự việc và do quyết định của tôi, họ đưa tôi về trường Yersin, để người có trách nhiệm dẫn tôi ra trình diện với quân Nhựt. Tôi không quên được những dòng nước mắt của các bà khi tiễn tôi đi trong lưu luyến lo âu. Phải ở trong hoàn cảnh đó mới thấu đáo tình người; trong lòng họ tuyệt không có chút thù hận, chỉ xót thương tôi… một kẻ khốn cùng.
…Ngừng một chút để uống cạn nửa ly cà phê đã nguội và trước khi chia tay ông nói thêm:
– Tôi biết nỗi khổ của dân miền Nam nhứt là dân Sài gòn đồng hương của chính tôi. Tôi cũng biết người Cộng sản không ưa dân Nam. Tôi biết họ đày đoạ dân Nam, cướp đoạt đất đai nhà cửa tài sản của dân Nam. Nhưng tôi phân biệt chế độ và nhân dân. Tôi không ưa chế độ với bộ máy cầm quyền vô cảm nhưng tôi thương dân miền Nam, rất chân thật và giàu tình người. Làm sao tôi trả ơn xưa với những người đã giúp đỡ tôi? Chắc họ đã chết hay đã quên tôi rồi; bây giờ nhớ đến họ tôi cảm thấy bùi ngùi và cố làm những việc có thể làm giúp dân Việt mà tôi coi như đồng hương. À, ông có biết cô ca sï Chantal Goya không? Cô ta sanh tại Sài-gòn đấy. Ngày về Pháp cũng như bao người Pháp sanh tại Sài-gòn, cô khóc nhiều. Chúng tôi rời Sài-gòn với ngậm ngùi luyến tiếc. Chúng tôi không quên được tình người và tấm lòng dân Sài-gòn. Cho đến giờ nghe đâu cứ đến đêm Trừ tịch một số người Pháp sanh tại miền Nam Việt Nam hiện sống ở Paris vẫn thích hợp cùng nhau tại vùng ”Opera” trang phục khăn đóng áo dài cổ truyền, đốt nến thắp nhang thành tâm khấn vái rước ông bà theo cổ tục Việt nam, mừng ông bà về chơi với con cháu trong ba ngày Tết ….
x x x
Chúng tôi chia tay. Ông bạn đi rồi. Tôi vẫn thừ người nghĩ đến việc bỏ xứ ra đi, sống đời tỵ nạn, bồi hồi nhớ Làng nhớ Nước. Những lời tha thiết của ông khiến tôi xúc động.
Đảng Cộng sản Việt Nam thường hãnh diện tự cho đã “cướp” quyền bằng bạo lực cách mạng noi theo học thuyết và chính sách “Staline – Mao trạch Đông” để, nhơn danh Đảng, xây dựng chuyên chính nắm độc quyền chánh trị, dùng quyền lực chỉ huy kinh tế qua sự hình thành hệ thống kế hoạch ngược hẳn khuynh hướng thị trường tự do… Hậu quả tất yếu là mở rộng cửa cho các đảng viên có quyền chức tham ô, kết “băng”, lập “nhóm” tranh nhau nhũng lạm và cứ thế mỗi lúc mỗi lây lan ra khắp xứ. Họ làm giàu cực to, cực nhanh trong khi nhân dân vì sanh sống phải xa lần phong cách đạo đức văn hoá cổ truyền. Phải lo cho bản thân cho gia đình nên dân phải tranh sống bằng mánh mung, làm quen với mua chuộc, hối lộ để trở thành con người “thực tế” của Xã hội chủ nghĩa sử dụng thành thạo “luật chơi” sinh hoạt ”thức thời” theo phương châm “Nhứt ngân Nhì thế…” Thế là, chánh trị tham ô áp bức, kinh tế lũng đoạn, suy đồi, văn hoá thoái hoá suy vy, con người sa lún vào hố sâu trụy lạc, bung tỏa… sống buông thả qua ngày không còn ý chí tự lập thân, không còn gì để hãnh diện tự trọng, cũng không còn nghĩa đồng bào tình dân tộc khi mà kẻ cầm quyền ngổi trên đỉnh cao của Thế Lực chỉ nghĩ đến chiếm đất đoạt nhà cướp của, miệng nói vì dân nhưng hành động vì bản thân và gia đình. Mở miệng nói vì Đảng vì giai cấp nhưng thừa biết Đảng chỉ là phạm trù, một pháp nhơn, một kỷ thuật văn phong pháp lý được một số ít người nép mình, núp bóng trong thể loại từ ngữ trừu tượng “hư hư ảo ảo” ấy bao che quyền lực tập thể toàn trị. Nói là vì tập thể nhưng thực tế họ phân chia từng “nhóm quyền lực”, đấu đá nhau, tranh chức vụ chánh trị, chia quyền lực kinh tế, giành lợi ích tiền tài… không ngần ngại cậy nhờ thế lực ngoại bang, cường quốc chủ nhơn,quan thầy quốc tế… khép nép thần phục để được bảo trợ… nắm vững và củng cố quyền hành.
Có hay không việc Lê Duẩn xác nhận “Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung quốc cho Liên Xô”?
Quen với cuộc sống tự do người Việt miền Nam đủ mọi thành phần, mọi giới, mọi sắc tộc, mọi bộ lạc không thể hay chưa thể vong thân vào những tập đoàn chánh trị phi nhơn, kiếm tìm phương cách thoát vòng kìm tỏa, xa lánh chế độ “độc đoán trị vì”, tìm đường sang xứ tự do dù phải trả giá bằng những “cây vàng”, lắm khi đắt hơn, bằng tù đày hay chết thảm trong rừng núi hoang vu, trên biển cả cuồng phong bão tố.
Gia đình tôi cũng theo chân dân Việt yêu tự do, mạo hiểm vượt biển và nhờ Ơn Trên thực hiện đưọc ước mơ sống lại đời tự-do ở Pháp, lần hồi tạo dựng cơ ngơi vì “có chi quý hơn được làm người tự do trong xã hội pháp trị dân chủ”?
x x x
Tôi không quên được nơi sanh thành, nơi giòng họ tôi đã hơn ba đời gắn bó. Thuở bé, cô tôi, Châu thị Phấn, thường bảo tôi hát câu nằm lòng: ”Xứ Nam kỳ tỉnh Gia định quận Gò vấp tổng Bình trị Thượng làng An nhơn xã ấp Trung Nhứt xóm Bến đình”. Sống đời lưu vong, cũng như mọi người Việt khác, tôi nhớ làng nhớ
quê, nơi tôi từng sống hồn nhiên thoải mái trong tình người. Tuy đất nước thuở ấy có bị Thực dân quản chế thống trị nhưng dân quê lại được sống trong cảnh thanh bình an lạc.
Thuở ấy, làng tôi có chế độ gì? Tôi chả biết. Tôi chỉ luôn gặp và giao tiếp với “người” cùng làng. Ông già bà cả ăn mặc sang trọng, hay nghèo hèn, quần đen áo vải, tôi không phân biệt. Người nào là nông dân thợ nhuộm, buôn gánh bán rong… tôi chẳng lưu tâm. Trẻ nít chúng tôi thường quần cụt, áo thun ba lỗ, tụ hợp quây quần nhau, nay chỗ nầy mai chỗ khác tùy theo trò chơi mà cả bọn bày ra tùy hứng.
Một hôm bọn chúng tôi đi chơi gặp một ông ”làm làng”. Ông ta căn dặn:
– Đi chơi coi chừng lùm cây ở ngã ba xuống ”Bến Đình” có ổ rắn lớn lắm!
Khi ông đi cách một khoảng xa, một thằng trong bọn nói nhỏ:
– Ông làng này có cây súng!
Cả bọn nhao nhao lên:
– Sao mầy biết?
– Hôm trước tao đi với ba tao gặp ổng mang súng trên vai, tao hỏi ”ông Hương Quản đi tuần à?” ổng “ừ”
Lần lần tôi ý thức làng tôi có hương chức hội tề. Họ đều là dân làng nên ai cũng biết ai. Ngoài chức vụ ”làm làng” – một trách vụ không lương – họ có cơ sở làm ăn sanh sống như mọi người dân, có khác chăng là họ biết đọc biết viết. Họ là ”trí thức” trong làng. Không nghe ai nói họ dùng chức vụ để nhũng lạm làm giàu thị uy hiếp đáp dân lành. Người lớn gặp nhau cùng chào hỏi. Bọn trẻ nít chúng tôi khỏi phải khoanh tay cúi đầu, chỉ lễ phép nép bên nhường đường cho mấy “ổng” đi. Làng không có cảnh sát nhưng rất an bình, ai lo phận nấy. Rủi có biến cố hay tai nạn bất thường như trộm cướp, nhà cháy, đánh lộn té sông, ngả bệnh bất ngờ… chỉ cần to tiếng kêu la cầu cứu “làng xóm ơi!” là cả làng náo động, dù lúc đó là đêm khuya đi nữa, người người cũng đốt đuốc chạy tới ân cần can thiệp giúp đỡ. Nếu biến cố là “băng đảng ăn cướp” trang bị khí giới thì “nhà làng” nổi trống liên hồi, cả làng hợp nhau lại, trai trẻ có võ nghệ, người có súng (dù là súng bắn chim săn chồn thỏ…) đều đem ra sử dụng thị uy, tụ hợp tùy cơ can thiệp… nhưng thông thường khi trống đánh liên thinh đám đông hợp lại đèn đuốc sáng choang, cướp tự động rút lui, phân tán tháo chạy.
Trật tự trong làng xuất phát từ tương thân tương kính, bắt nguồn từ tự giác theo phương cách xử thế liên đới của người trong thôn xóm. Kẻ làm điều sai quấy thường tự cô lập không dám ra đường ra chợ gặp ai, lắm khi tự động bỏ làng ra đi.Phải chăng đó là cách xử thế tự trọng, tự xử trong quan hệ ‘‘Nhân Trị’’ do ý thức tự giác đương nhiên của dân? Phải chăng đó là tình liên đới của dân Việt, đăc biệt của thế hệ cha ông đã, từng đàn, từng nhóm, kéo nhau vào Nam cùng khai hoang, khẩn đất, phá rừng cày bừa nơi ao vũng, nước đọng sình lầy. Phải trú ngụ nơi chốn lạ quê người, hoang vắng “khỉ ho cò gáy” “chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng kinh”, nên sớm biết cần phải đoàn kết khi hoạn nạn, giúp đỡ nhau lúc khốn cùng, vì những vùng lầy lội dẩy đầy sương lam chướng khí, cọp beo, trăn rắn, nếu không cùng nhau trợ lực thể chất tinh thần khó có thể an cư lạc nghiệp.
x x x
Làng tôi thuộc xứ Nam kỳ.
Nam Kỳ là lãnh thổ mà bao lớp người ”Việt” đã hơn ba trăm năm trời bỏ công khẩn hoang khai thác để rồi qua những biến thiên lịch sử ráp nối lần hồi với Bắc Kỳ hình thành nước Việt Nam ngày nay.
Sống và lớn lên trong làng với rất nhiều bạn bè cùng lứa tuổi chúng tôi gặp nhau hằng ngày, cùng nô đùa, chạy nhảy, gây gổ, đập lộn nhau. Học cùng trường, chúng tôi cùng đi hớt cá lia thia dưới triền, bắt dế ở những ruộng chạy dài dọc theo “ngôi mộ cổ” hoặc tắm sông ở bến “Đình” hay bến “Đồng Miên”.
Quê tôi, như tên nó (An nhơn), rất hiền hòa. Xóm làng thân thiết, dân tình chất phác. Đó là một xã hội nho nhỏ mộc mạc, với một số dân cư chân chất, rất chân thành trong tình thương, nơi có khung cảnh thiên nhiên, ruộng lúa bờ đê, con sông lặng lẽ, bến vắng êm đềm, đường tre kẽo kẹt, vài ngọn xoài ngả bóng ở đầu làng, tiếng chim chíu chít trong tàn cây rậm lá, thấp thoáng cánh cò bay lượn trên ruộng lúa, mạ mướt xanh tươi.
Tôi yêu làng tôi bằng một thứ “Tình Cảm Tự Nhiên”, và dù ngày nay, ngàn trùng xa cách, tôi vẫn thương, vẩn nhớ. Cái tình ấy như có ma lực khiến tôi không thể quên, dù làng tôi từ năm 1945 về sau là bãi chiến trường giữa quân đội Pháp đóng tại Gò Vấp và lực lượng giải phóng quân có mật khu tại An Phú Đông. Làng tôi tan nát với bao lần đụng độ giữa lực lượng quân sự đôi bên. Những thanh niên, bạn cũ của tôi, quay cuồng trong cơn lốc chiến tranh, nửa theo bên này, nửa theo bên kia, trực chiến với nhau, tàn sát nhau đến độ chết gần hết, thi hài trôi sông, hay vùi sâu dưới lớp bùn, bờ sông bãi sậy.
Ngày nay, làng tôi mất tên hành chánh. Sát nhập vào thành phố, làng trở thành một phường của quận Gò Vấp, dân làng hầu hết đã bỏ ra đi hay bán đất bán nhà rút về sống ở vùng hẻo lánh; dân cố cựu không còn bao nhiêu người. Xã hội ngày xưa đã mất, khung cảnh ngày xưa biến cải. Trước xu hướng đô thị hoá, làng đã biến thành khu xây cất hỗn loạn ngổn ngang. Lớp người mới, từ đâu đến đây sanh sống trong khi dân làng cũ, lớp chết, lớp tản cư, để rồi không về nữa.
Hình ảnh làng xưa, chỉ còn lưu lại trong trí nhớ của một số người và chắc chắn sẽ vĩnh viễn mất đi khi lớp người nầy không còn trên đời.
x x x
Làng tôi với môi sinh và dân tình biến đổi vẫn còn trong Đất Nước tôi.
Đất nước là gì? Tại sao tôi cũng yêu Đất Nước như tôi yêu làng tôi?
Đó là một mảnh đất chạy dài trên bán đảo Đông Dương, nằm giữa biển Đông và dãy núi Hoành Sơn. Biển bao la, núi chớn chở, rừng thâm u, nhiều con sông lớn nhỏ chằng chịt liên tiếp cung cấp phù sa, chất sống cho đồng cỏ, ruộng lúa; Việt Nam có hai đông bằng phì nhiêu cung cấp lương thực cho toàn dân: đồng bằng sông Hồng ngoài Bắc và đồng bằng sông Cửu Long trong Nam.
Tôi chỉ có một ý niệm đơn sơ như thế về Đất Nước. Thật sự tôi chưa biết dãy Hoành Sơn, sông Hồng, Việt Bắc, đường biên giới chập chùng với ngọn Hoàng liên Sơn cao ngất. Tôi chưa hề đặt chân trên đất Hà Nội, chưa thấy Trung du và Thượng du miền Bắc, chưa ngắm vịnh Hạ Long, chưa trầm mình trên bãi biển Đồ Sơn, Sầm Sơn… Nhưng sao trước đây và bây giờ tôi vẫn hãnh diện tự nhận là người Việt Nam, khi phần lớn lãnh thổ trong xứ hãy còn xa lạ với tôi. Tôi chưa uống nước sông Lô, chưa ăn gạo Nam Định, chưa có kỷ niệm đậm đà về những vùng gọi là cái nôi của dân tộc. Vậy mà tôi vẫn yêu Việt Nam, như yêu làng An Nhơn của tôi.
Tại sao vậy? Chưa biết mà đã yêu, và vì yêu mà từ bầu trời xa lạ vẫn vọng về cố quốc để nhớ thương!
Nếu tôi yêu làng tôi bằng “tình cảm tự nhiên”, tôi yêu tổ quốc do “tri thức”.
Tình yêu tổ quốc đến với tôi qua giáo dục. Nhờ có đi học tôi mới biết sự hình thành đất nước công nghiệp tiền nhân qua mấy ngàn năm lịch sử. Những truyền thuyết giai thoại thần kỳ… khiến tôi cảm nhận hồn thiêng đất nước. Những mẩu chuyện hoang đường dã sử qua những bài học ở trường gợi khơi mạch máu Lac Hồng. Tôi cám ơn “tiền nhân” những người tiên phong đến mảnh đất này đem tài năng trí tuệ mồ hôi nước mắt xây dựng, đem máu đào xương trắng chống ngoại xâm gìn gìữ để…. trao lại cho chúng tôi giang sơn gấm vóc nầy.
Nghĩ đến là xúc động.Tôi thấy yêu đất nước yêu nòi giống. Có cái gì linh thiêng bí ẩn gắn liền tôi vào tổ quốc vào đồng bào vào nhân dân đủ mọi sắc tộc, mọi bộ lạc trải qua bao biến thiên lắm khi đẫm máu nhưng cuối cùng chấp nhận sống chung nhau trên đất nước này.
Nhưng quá yêu thường thì phải khổ! Non sông dù có hùng vỹ mỹ lệ đến đâu cũng vô nghĩa nếu chỉ có cảnh trí thiên nhiên mà không có con người đã và đang sống trên đó chăm lo canh tác từ chòm cây bụi cỏ, gắn bó mật thiết với thiên nhiên bồi đấp cho thiên nhiên. Nhân dân và Thiên nhiên nương tựa vào nhau tác động qua lại với nhau… để rồi, qua nhiều thế hệ hình thành TỔ QUỐC. Tổ quốc có NƠI, nơi mà Tổ quốc có HỒN.
Nhân dân sanh và sống trong lòng đất nước tất nhiên yêu tổ quốc. Nhân dân là số đông, hàng chục triệu người, mỗi người là một “thực thể sống” có suy tư riêng, tình cảm riêng, khả năng riêng, tài trí riêng… nhưng, qua cuộc sống chung nhiều đời, tất ý thức tình liên đới nghĩa đệ huynh; mỗi cá nhân có quyển lợi riêng nhưng toàn dân có quyền lợi chung. Tổ Quốc là tối thượng. Để bảo vệ Tổ quốc người dân chẳng nề hà hy sanh tài sản tánh mạng. Lịch sử đã từng lưu lại biết bao hy sanh biết bao nghĩa cử.
Những gì mà lịch sử vô tình hay cố ý bỏ sót nhân dân lại nhớ và bổ sung bằng truyền thuyết giai thoại hư hư thực thực, liên tục truyền lại cho người đời lớp nầy sang lớp khác, lưu giữ những bóng mờ của anh hùng tử sĩ vô danh, những vóc dáng anh thư tiết nghĩa hay những nạn nhân chết thảm trong oan ức. Khó phân biệt “chánh”, “tà” vì lắm khi dã sử rõ nét hơn chánh sử. Dã sử là công trình của nhân dân “trăm tai ngàn mắt” gom góp sự việc mắt thấy tai nghe trong khi chánh sử lắm khi do nịnh thần “a dua” tận dụng kiến thức tài năng chọn lọc sắp xếp sự việc ghi chép ca ngợi kẻ thành công trong sự nghiệp Bá Vương…. dù kẻ ấy đã sử dụng mưu thâm chước độc, gian manh xảo trá, ngược xuôi phỉnh gạt, nói một đường làm một nẻo, dụng ý tô điểm hoành tráng, biến “ác quỷ” thành “thánh nhơn”, kẻ gian hùng ném đá giấu tay thành anh hùng hào kiệt chánh khí đằng đằng… dù trên tay kẻ ấy còn tanh mùi máu dân oan, mái tóc còn vương hồn phách bao nạn nhân uổn tử…, dù kẻ ấy đã từng lợi dụng tình yêu tổ quốc của dân đẩy dân ra chiến trường, kích thích tinh thần “vị quốc vong thân” “trung nước hiếu dân” bốc cao nghĩa khí vì “độc lập đất nước” vì “tự do nhân dân” nhưng tự thâm tâm là cướp và xây dựng quyền bính cho mình và để giữ vững quyền đó sẵn sàng nhượng bán xứ cho ngoại bang miễn sao, ích lợi, quyền lực luôn nằm trong tay mình.
Có chi thiêng liêng bằng “hy sinh cho đất nước”? Có gì quý hơn được làm dân tự do trong quốc gia độc lập? Bao lớp người vì đại nghĩa, chiến đấu ngoan cường chấp nhận hy sinh sanh mạng không hối tiếc.
Họ đã hy sinh, chết vùi thây nơi núi cao rừng rậm, bên bờ sông bãi sậy dưới sình lầy.
1. Họ chết cho Độc lập Đất Nước? Chết mà vẫn nghĩ đã hy sinh thân thế cho Tổ quốc, đâu ngờ lãnh đạo tối cao lại nhập nhoà khẳng định “Yêu Tổ Quốc là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa” và Tổng bí thư Lê Duẩn thẳng thừng tuyên bố ”Ta đánh Mỹ là đánh cho Nga cho Tàu”!
Đã chết họ đâu biết khi chiến tranh chấm dứt:
a.- Nga đòi nợ! Lãnh đạo Mién Bắc truất một phần 16 tấn vàng cướp của nhân dân Miền Nam để trả nợ và mong được Liên xô chịu coi như nợ đã dứt khi liên tục gởi sang Nga 500.000 công nhơn Việt Nam lao động trong mấy năm dài với đồng lương rẻ mạt mà còn bị truất phần trả nợ chiến tranh cho đồng chí Liên xô.
b. -Tàu đòi nợ! Thủ tướng Phạm văn Đồng ký công hàm nhượng lãnh hải trong hải phận, chuyển nhượng đó có quần đảo Hoảng Sa. Trung Cộng lại nhơn đà tiến chiếm luôn một số đảo trong quần đảo Trường Sa lấy các đảo này nới rộng hải phận bằng đường “lưỡi bò” tự coi, trong thực tại, như là chủ nhơn Biển Đông. Tàu lại áp lực đòi duyệt xét cắm cột móc lại vùng biên giới Việt Trung. Việt Nam mất ải Nam Quan, suối Bản Giốc, đỉnh Lão Sơn và bao nhiêu cây số vuông núi rừng hiểm trở đã từng là thành lũy thiên nhiên nhờ đó mà ngày xưa dân quân tổ tiên ta đã ngăn chận được giặc phương Bắc luôn hướng mắt nhìn đất nước ta muốn cưỡng đoạt làm của họ. Lãnh đạo Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phặm văn Đồng đã ký những cam kết gì tại Thành Đô đến nay vẫn chưa công bố, khiến có dư luận trong nước và ngay cả bên Tàu, đồn đãi loan truyền đến năm 2020 Việt Nam sẽ sát nhập vào Trung Quốc để trở thành một vùng ”Tự Trị ” trực thuộc hành chánh tỉnh Quâng Tây? Tại sao Dương Kiết Trì vừa đến Hà Nội đã lấy giọng kẻ cả khuyên “con hoang hãy trở về Nước Mẹ”?
2. Họ chết cho Tự do Nhân dân?
Hy sinh nơi chiến trận họ ngỡ chết để cho nhân dân được tự do vì cả tin vào tuyên ngôn Độc lập mà Hồ chí Minh, tại Ba Đình, ngày 2 tháng 9 năm 1945, đã long trọng nhắc đến quyền Tự do trong Hiến Pháp Mỹ, cơ bản là ai ai cũng có “quyền mưu cầu hạnh phúc “
Họ có ngờ dâu khi Việt Nam vừa độc lập, lãnh thổ chưa kịp thống nhứt chánh quyền Cộng Sản đã nhứt quyết theo học thuyết “Staline Mao trạch Đông” xây dựng vô sản chuyên chính, khước từ “tự do nhân quyền.” Từ khi chuyên chính với chủ trương dù là thực thể sống, cá nhân phải vong thân vào “phạm trù tập thể” họ làm như không biết phạm trù chỉ là ”thuật ngữ” được tạo bởi lý trí và dùng để chỉ đám đông, nhóm đông, số đông, tập đoàn…. rồi đem “thực thể nhơn sinh” tha hoá vào “từ ngữ hư ảo” để núp ẩn trong cái “hư ảo” đó, hiếp đáp khuất phục cái ”Có” cái “Thực”; đề cao tập thể, tha hóa cá nhân, thống trị con người. Họ vịn vào lập thuyết chủ trương ”Nhân dân là tập thể “, ”giai cấp là tập thể “…và vì là tập thể được tự do thao túng qua chỉ đạo của Đảng (cũng là tập thể) coi xứ sở như tài sản của Đảng. Họ có độc quyền chuyên chế, nhơn danh Đảng, lãnh đạo nhơn dân, lãnh đạo giai cấp lao động tiền phong mà họ thuộc giai tầng ưu tú (?) vừa làm luật, vừa chấp hành luật, vừa xử lý luật. Đảng là tập thể chỉ huy dân; dân từng người chỉ là một cá nhân chỉ được tự do đi trong “lề phải” quy định bởi Đảng. Bầu cử phải theo thể thức dân bầu người Đảng chọn, cho ghi tên vào danh sách do Đảng lập và giới thiệu. Cách bầu cử đó lại được thuyết gia Cộng sản xưng tụng như triệu lần hơn tự do dân chủ Tư bản!? Nắm toàn quyền chánh trị, Tổng Bí Thư là “Hoàng Đế”. Bộ Chánh Trị là “Cơ Mật Viện” triều đình. Trong guồng máy vận hành như vậy làm gì có tư do cho con người cho cá nhân? Chế độ xây dựng trên nguyên lý khắc nghiệt triệu lần hơn “Đế quyền Phong kiến” tiêu biểu là “triều đại Tần Thủy Hoàng” ông vua ác ôn từng diệt trí thức “đốt sách chôn sống học trò.”
Đài BBC có trích đoạn Tổng bí thơ Nguyễn văn Linh thân mật bảo các quân nhân làm báo rằng ”Tụi bây nằm trong tay tao, tao mở tay tụi bây sống tao siết lại tụi bây chết.” Lời nói này (nếu có) phản ảnh tâm tư và hành động ác nghiệt hơn cả Tần thủy Hoàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ dẫn đến Hiệp Định Genève làm nổi bật vai trò của Trung Cộng. Ai cũng biết trong chiến thắng đó, Hồ Chí Minh “cung cấp người”, Mao trạch Đông cung cấp “vũ khí” trang bị, “tướng Tàu” trong đó có Trần Canh đảm nhiệm chỉ huy chiến trường, áp dụng chiến thuật biển người mà Mao yêu thích… để dứt điểm kháng cự của tướng Pháp De Castries. Sau đó, qua Châu Ân Lai, Trung Quốc tham dự Hội Đàm Genève giải toả bế tắc bằng đề nghị chia đôi nước Việt Nam ở vỹ tuyến 17. Từ đó mọi quyết định quan trọng của Việt cộng miền Bắc tất phải có ý kiến Trung Cộng. Bà Dương thu Hương từng nghĩ rằng Hồ chí Minh đã trở thành “tay sai” luôn theo chỉ đạo của Mao trach Đông “vỹ đại” trong công tác xây dựng chế độ kinh tế ”Bao Cấp” và phương cách “Cải Cách Ruộng Đất.” Vi vậy khi nhận lãnh nhiệm vụ cải tổ kinh tế miền Bắc, Đỗ Mười rập khuôn đường lối Tàu, phá nát kinh tế thị trường bằng quốc hữu hoá công kỹ nghệ, cướp cơ sở tiểu thương gom vào “hợp tác xã ” ban hành chế độ tem phiếu trong ý đồ sản xuất để tiêu thụ, giảm thiểu vai trò tiền tệ; đề cao lao động sản xuất của cải vật chất coi lao động dich vụ là ăn bám, đày thưong nhân lên miền hoang du học tập lao động sản xuất của cải vật chất…
Sau này khi cưởng chiếm miền Nam, vào năm 1975, cũng Đổ Mười được đưa vào cải tổ kinh tế. Dưới sự chỉ đạo của ông ta, nền sản xuất đang sung túc miền Nam trở nên thê thảm. Dân Sài gòn ăn bo bo khi mà tiềm lực sản xuất lúa gạo miền Nam đủ sức nuôi dân và xuất khẩu ra ngoài. Sự thất bại hiển nhiên lại tạo hậu quả bất ngờ là… ông được nâng lên cương vị Tổng bí Thư. Phải chăng đường lối của ông chính là đường lối học thuyết Xít-Mao? Phải chăng với sự phá nát kinh tế miền Nam ông đã tạo cơ hội cho giai tầng lãnh đạo trở nên giàu có nhờ chuyển chiến lợi phảm về cho họ như vàng bạc quý kim của cải đủ loại từ máy móc xe hơi bàn ghế tủ lạnh đến máy lạnh truyền hình truyền thanh…. để từ đó gia đình họ có vốn đầu tư? Thế lực tư bản hợp với thế lực chánh trị giúp họ thao túng thị trường và trong cái xứ gọi là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có mầm móng để hình thành một giai cấp mới… giai cấp TƯ BẢN ĐỎ khi kinh tế Việt nam chuyển mình “ĐỔI MỚI?”
Dưới sự chỉ đạo và giám sát của các quan thầy Trung Quốc, “tai mắt” của Mao trạch Đông, Trường Chinh, lãnh vai trò “Cải Cách Ruộng Đất”, đã “phóng tay” tàn sát địa chủ: gần ba trăm ngàn người bị đem ra đấu tố hành quyết trong đó có chính cha của Trường Chinh. Ông ta nghĩ sao khi Hồ chí Minh “sụt sùỉ “khóc trước nhân dân cho rằng cuộc Cải Cách Ruộng Đất quá tàn bạo đã diễn ra trong lúc ông ta vắng mặt. Ông ta xin lổi nhơn dân và cách chức Trường Chinh. Ông Trần Đỉnh trong quyển ”Đèn Cù” tiết lộ đó là cách “chạy tội gian manh động trời” của cha già dân tộc vì chính ông Hồ dưới bút danh C.B. (để được hiểu bài viết là Của Bác) tố cáo “Địa chủ ác ghẻ” và đã cải trang làm một cụ già âm thầm đến dự cuộc “đấu tố” bà Cát Long Nguyễn thị Năm, một phụ nữ yêu nước từng nuôi ăn ở các đảng viên Cộng sản cấp cao. Phải chăng để tưởng thưởng sự “nín khe” của Trường Chinh nhằm bao che ”Bác” nên ông ta được “cụ Hồ” phục chức mau lẹ?
Hồ chí Minh từng thú thật không có tư tưởng gì khác hơn học thuyết Marx-Lénine và đường lối cách mạng của ông rập theo đúng chính sách Staline-Mao trạch Đông. Là tín đồ Cộng sản thuần thành tất ông tin vào
“Thế giới Đai Đồng”; đã phá bỏ ranh giới quốc gia… thì làm gì còn có tổ quốc Việt nam? Con đường tất yếu đi đến cứu cánh Cộng sản Thế giới là “Vô sản chuyên chính” mà đã “chuyên chính” thì đâu thể có” Tự do cho dân” đâu thể có “Nhơn quyền cho người”? Những thanh niên tử sĩ hy sinh vì độc lập của đất nước vì tự do của nhân dân đã thực sự chết cho một mưu đồ rất độc thâm nhưng cũng rất tinh vi.
x x x
Ông bạn đồng hương người Pháp còn giữ trong tâm tư chút tình người muôn thuở. Sau mấy mươi năm sống trong lòng tồ quốc của chính mình, ông vẫn còn nhớ xứ Nam kỳ, thành phố Sài-Gòn, con đường Catinat… nơi ông sanh thành và sống quãng đời niên thiếu. Ông lại có cơ hội biết “tình người” của thôn dân miền Nam rất hồn nhiên trong thương cảm, đã mở vòng tay đón rước che chở ông trong hoàn cảnh khốn cùng, không hề phân biệt bạn thù, địch ta. Tôi cảm ơn ông còn nhớ miền Nam Việt và cảm thông mối u tình của ông khi ý thức rằng sẽ không còn có dịp bắt tay cám ơn các người Việt đã từng giúp đỡ ông và nỗi buồn của ông khi nghĩ rằng họ đã chết hay đang lạc lõng ở chân trời góc biển nào.
Dù sao nỗi buồn của ông cũng chỉ bâng khuâng man mác thôi. Ông vẫn sống tự do trong lòng đất nước mà ông đã tận tâm phục vụ. Tồ quốc ông đã thầm lặng cám ơn ông và tôi nghĩ ông cũng đã lặng lẽ cảm nhận như thế! Tôi tin ông đã nằm lòng lời nói của quá cố J.Kennedy cựu Tổng thống Mỹ “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”
Ông bạn Pháp đồng hương ơi! Năm nay chúng ta cùng sấp sỉ chín mươi tuổi đời. Cũng như tôi ông đã hưu và đã từ lâu vui với cảnh “Vườn xưa khép cổng thảnh thơi hưởng nhàn.” Thú thiệt với ông tôi vẫn còn đau lòng với bao trăn trở. Nỗi buồn của tôi sâu đậm lắm! Ông còn nơi sanh thành để sống đời an lành nhàn nhã. Nhớ Sài gòn ông còn có thể về đó, đến đường Catinat, ngồi trên ghế đá tại vườn xưa nhìn căn phòng nơi ông chào đời. Ông thử đặt mình vào hoàn cảnh tôi, kẻ đã mất nơi sanh thành dưỡng dục: làng tôi đã mất tên. Cánh đồng hoang, thửa ruộng vắng, ngày nay đã trở thành nơi xây cất ngổn ngang hỗn độn, bến sông bờ rạch bị lấp bằng, người cố cựu thưa thớt tản mát trong số hàng chục ngàn dân tứ xứ đến đây lập nghiệp. Tôi không còn làng để về thăm và chắc chắn tôi sẽ là người xa lạ, lạ cảnh lạ người trên vùng đất mà cha ông đã hơn ba đời sanh sống. Đó là chưa nói họ có cho tôi về không, khi mà họ không chấp nhận lòng yêu Tự do của con người. Họ cho đó là tự do theo kiểu Tây Phương.
Ông hiện sống êm ả trong vòng tay tổ quốc của chính ông. Nếu ông còn lo lắng cho đất nước thì đó là niềm vui của ông “người yêu nước” và Tổ quốc ông chấp nhận ông có quyền tự do theo quan niệm của ông. Tôi vốn gốc người tỵ nạn đào thoát khỏi nơi bạo lực chiếm cứ, xứ bạo quyền thống trị. Họ hợp nhau thành giai tầng sống trong giàu sang trong khi người dân thiếu ăn thiếu mặc và lắm kẻ tỵ nạn như tôi đâu phải muốn về là được về.
Nước Pháp khi nhận tôi vào tỵ nạn đã cho tôi cơ hội sống lại đời thật sự tự do trong chế dộ thật sự dân chủ tiến bộ với quyền làm người đã bị Chuyên chính Độc đảng tước đoạt trên tôi, trên nhân dân tôi. Dù rất thoải mái ngay trong Thủ đô Paris tôi luôn nhớ đến làng An Nhơn, nơi tôi sanh thành, nơi giòng họ tôi đã gắn bó qua bao thế hệ.Tôi cũng tha thiết nhớ quê hương đất nước núi cao rừng rậm, biển rộng sông dài trên đó ngay từ xa xưa, đã có hơn 50 sắc tộc, tổng hợp mấy chục triệu người, đã từng… xuyên dòng lịch sử chung sống với nhau, cùng ước ao Tự do Hoà bình; nhưng… rồi vẫn phải lao đao lận đận bởi tham vọng quyền bính của vài “tập đoàn cá nhơn” đã dùng cường lực đoạt lấy quyền uy, ngạo nghễ áp đảo, ngự trị nhân dân. Họ nghêng ngang sống trên sang giàu với tài sản nguyên thủy là của chiếm đoạt bằng bạo lực bạo quyền, nhũng lạm tham ô… ung dung hưởng thụ… trên ấm ức tủi hờn của dân đen thiếu ăn thiếu mặc đêm đêm, trằn trọc khắc khoải, tự hỏi vì đâu nên nỗi? Công bình xã hội là thế này sao?
Miền đất “hứa”của Thiên đường “mạc xít” sẽ ra sao? có hư ảo không? khi mà bất bình đẳng kinh tế và bạo lực hung ác của quyền lực chánh trị cứ mãi gia tăng, đào sâu thêm hận thù oán ghét trong lòng của từng từng lớp lớp người bị trị đang sống trong tủi hờn, ngậm đắng nuốt cay, đau khổ nhìn con em, rách rưới, bửa đói bửa no – với tuổi đời mới độ trên mười – đã phải mò cua bên bờ sông, bắt ốc trong mương rạch, lang thang bên những núi rác khỗng lồ moi kiếm trong đồ phế thải, một vài vật dụng còn đôi chút giá trị tiêu dùng hay trao đổi, để rồi…quặn thắt cả lòng khi ngước mắt nhìn…. con em các gia đinh cán bộ đương quyền hay đại gia tư bản đỏ, mổi ngày, mỗi đêm, nhởn nhơ sống đời vương giả trong một quốcgia mà họ đã từng hãnh diện cam kết và khẳng định… đang ở trong xu hướng… tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên “xã hội chủ nghĩa”!
BÓNG NGƯỜI TỴ NẠN
Người đi, mặt cúi….dáng bơ phờ
đôi mắt u buồn…tóc bạc phơ.
Đất khách tự do! Nhờ tỵ nạn.
Quê hương bạo lực! Thoát cơn mơ.
mây ngàn! hạc nội! đời phiêu bạt
bìm nỗi! bèo trôi! kiếp vẩn vơ
Vương vấn trong tâm… hồn cố quốc
Đi trong thực tại…. ngỡ mình mơ!
Trọng Khang – Lan Châu
http://huongduongtxd.com/bentachcaphe.pdf
Vui cười
Một người đàn ông vào một quán cà phê, đến quày và gọi một chai bia. Người bán hàng nói:
– Có ngay thưa ông, một xu thôi.
Người đàn ông liếc nhìn vào menu và hỏi:
– Chỉ có một xu thôi à? Một miếng thịt bò mềm và một chai rượu vang thì bao nhiêu?
Người bán trả lời: – 5 xu.
Người đàn ông hỏi: – 5 xu thôi sao? Ông chủ đâu?
Người bán nói: Đang ở trên lầu với vợ tôi.
Người đàn ông: Ông ta đang là gì với vợ anh?
Người bán:
– Thì cũng đang làm công việc tôi đang làm với ông.
Phụ nữ là phải đẹp – Nguyễn thị Cỏ May
Người phụ nữ ngay từ lúc sanh ra đã được xếp theo thành phần xã hội là «Người Đẹp». Nói theo giới tính, đó là «Phái Đẹp». Lớn lên, họ trở thành:
«Yểu điệu như thục nữ, Quân tử hữu cầu»!
Nhưng họ vẫn chưa hài lòng về bản thân họ đang có. Họ muốn đẹp hơn. Đẹp như ý mong muốn từ ngoại hình tới cả những nơi ẩn khuất, tế nhị. Phụ nữ lúc nào cũng đòi hỏi cái tuyệt đối. Vì họ là phụ nữ!
Những đòi hỏi cải thiện những khuyết điểm ngoại hình của người phụ nữ ngày nay đều đưọc giải đáp thoả đáng nhờ khoa giải phẩu thẩm mỹ và nhiều phát minh mới về y học.
Thế là một thị trường làm đẹp xuất hiện và phát triển nhanh chống. Các bà các cô đua nhau đi làm đẹp. Sáng đi giải phẩu mắt, chiều đi cắt càm, tối đi rút bớt mở bụng…
Riêng tại Sài gòn của Việt nam, một quốc gia tụt hậu về kinh tế-xã hội, tức thiếu khả năng y khoa về cả mặt nhơn sự và khoa học, hằng năm vẫn có không dưới 10 000 phụ nữ đi nâng ngực cho gồ ghề lên. Tính chung những can thiệp khác, số khách hàng thẩm mỹ ở Việt nam sẽ lên tới cả 100 000 người.
Về chạy theo thời, cả bỏ ông bà tổ tiên chạy theo cộng sản, Việt nam chưa bao giờ thua ai cả. Thậm chí thầy chùa còn là một trong những người đầu tiên sở hữu Iphone 6 !
Đẹp không còn là cái Trời cho
Ngày nay, đẹp không còn là thứ do Ông Trời độc quyền ban phát nữa. Ai cũng có thể trở thành đẹp theo ý muốn của mình và cả theo nhiều cách khác nhau. Chỉ trong thời gian ngắn.
Cho nên làm đẹp ngày nay là một ngành kỷ nghệ đang phát triển rất nhanh trên khắp thế giới. Năm 1996, người ta tính cứ mỗi 150 người thì có một người tìm đến giải phẫu thẩm mỹ làm đẹp.
Theo một thống kê của Hội Giải phẫu Thẩm mỹ ở Huê kỳ, chỉ riêng năm 2012, đã có đến 12,6 triệu ca gìải phẫu làm đẹp, tăng 5% so với năm trước. Những ca phẫu thuật này bao gồm nâng ngực, sửa mũi, cắt mí mắt, căng da thân mình, hút mỡ, căng da mặt, v.v. Nhờ đó thị trường làm đẹp ở Mỹ đã chiếm 20 tỉ đô-la /năm. Ở Á châu, kỷ nghệ làm đẹp cũng phát triển không kém. Số ca giải phẫu thẩm mỹ ở Tàu hiện nay đứng hàng thứ 3 thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc là nước có khoa học thẩm mỹ phát triển hơn các nước Âu Mỹ.
Ở Việt Nam, tuy không có con số thống kê cụ thể, nhưng nhìn qua các cơ sở làm đẹp xuất hiện rầm rộ tại các thành phố lớn, có thể đoán rằng kỷ nghệ làm đẹp ở Việt Nam đang “tăng trưởng một cách thần kỳ”. Sự tăng trưởng ngành thẩm mỹ có lẻ do ảnh hưởng kinh tế phát triển trong thời gian sau này. Ở Việt nam, có một bộ phận xã hội dựa quyền lực cộng sản độc tài, có được nhiều tiền, liền nghĩ đến thay đổi nhơn dạng cha sanh mẹ đẻ hay Trời cho của mình. Các bà, các cô việt nam tới mỹ viện nhờ làm cho đẹp theo tiêu chuẩn người đẹp Đại hàn, xẩm Hồng không, Đài loan vì họ biết không thể đẹp giống phụ nữ âu-mỹ được.
Nhưng làm đẹp không phải kết quả hoàn toàn an lành như ý. Trái lại, những biến chứng hậu giải phẫu như nhiễm trùng, mất máu, máu tụ ở gan, tổn thương đến não, tê liệt cơ, đột quị, thậm chí tử vong có thể xảy ra khá thường xuyên. Nhưng chưa thấy bà nào, cô nào tỏ ra sợ. Người ta nói phụ nữ giàu thích làm đẹp và trẻ, còn đàn ông giàu sợ vợ già. Vả lại, phụ nữ việt nam từng tham gia làm chiến tranh giải phóng, Tây Mỹ còn chưa sợ nữa là!
Một cuộc điều tra trên 1200 bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ ở Mỹ cho biết số tử vong hút mỡ bụng là 1 trên 5000.
Ở Paris, có 2 bác sĩ việt nam tốt nghiệp ở Sài gòn, thuộc lớp lớn tuổi nên qua Pháp tu nghiệp lại và sau đó được phép hành nghề. Vi làm ăn không khá nên chuyển qua nghề làm thẩm mỹ chuyên hút mở bụng. Nên nhớ bác sĩ việt nam tuy không phải thứ chuyên môn giải phẩu (chirurgien) nhưng người nào mổ cũng giỏi nhờ làm nhà thương mổ thương binh không kịp thở suốt thời gian dài chiến tranh nên chuyện hút mở bụng hay nâng ngực, xẻ càm là chuyện quá dễ. Đìều trở ngại là họ không có chổ làm việc như thẩm mỹ viện, dưỡng đường, …tức nơi dụng võ!
Các bà việt nam nhà ta, số thiếu chút ít chiều cao, nhưng dư rộng rải chiều bụng không phải hiếm. Nay có tiền, muốn cải thiện cái thùng nước lèo cho eo lại đúng tiêu chuẩn hoa hậu quốc tế. Cung/cầu đã có. Bác sĩ ta bèn kín đáo ra tay. Đó là thời ở Pháp, cách nay vài thập niên, chưa có khoa giải phẩu thẩm mỹ. Chỉ có giải phẩu chỉnh hình cho những người bị dị tật hoặc tai nạn để phục hồi tối đa sự bình thường thân thể. Nhưng nay, Pháp đã có ngành giải phẩu thẩm mỹ hoạt động chánh thức. Có những trường hợp được bảo hiểm sức khỏe đài thọ. Các bà có từ 2 con, bụng bự hay ngực quá lớn và xệ tới thắc lưng đều được bảo hiểm sức khỏe trả tìền giải phẩu thẩm mỹ.
Nhưng ngành giải phẩu thẩm mỹ ở Pháp vẫn còn kém hơn nhiều nước như Nhựt, Đại hàn, Mỹ và nhứt là Ba-tây (Brésil). Ở Brésil, làm đẹp là một quốc giáo vì người dân tin Chúa Trời muốn mọi người phụ nữ phải đẹp. Đã đẹp, lại phải đẹp hơn nữa. Nên ở Brésil, người ta đi làm đẹp tấp nập giống như dân việt nam thất nghiệp vẫn đi ăn nhậu dập dìu.
Ghép trái tim bạch kim vào tròng mắt
đẹp ở mặt, ngực, cổ, tay chơn, bụng,… vẫn là những cách bình thường tuy không phải không chịu đau đớn kéo dài ít lắm cả tuần. Nay, phụ nữ nghĩ ra nhiều cách làm đẹp thật độc đáo. Phải giàu trí tưởng tượng và can đảm phi thường. Chưa đủ, còn phải liều mạng nữa.
Ngành thẩm mỹ làm đẹp phát triển vượt trội dẩn tới việc ra đời ngày một nhiều các kiểu làm đẹp mới mẻ và độc đáo. Sau các phương pháp làm đẹp như tạo cái miệng ngủ cũng cười, khóc cũng cười, xăm tròng mắt… mới đây, ngành giải phẩu thẩm mỹ lại tiếp tục chào đón sự ra đời của kỷ thuật cấy bạch kim vào tròng mắt.
Với mong muốn có đôi mắt long lanh, nhấp nhánh thu hút sự chú ý của người đối diện mỗi khi nhìn vào, cô Kristina Kovalevskya, sống tại New York, Mỹ, đã tới một trung tâm giải phẫu mắt để nhờ bác sĩ nhãn khoa cấy ghép miếng bạch kim hình trái tim vào con ngươi bên phải của cô với chi phí 3.000 đô-la.
Miếng bạch kim hình trái tim này có chiều ngang khoảng 3,5mm. Để đặt được trang sức này vào mắt Kristina, đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết rất nhỏ trên bề mặt kết mạc, sau đó dùng kẹp để đưa miếng bạch kim vào vị trí vừa rạch. Miếng bạch kim sẽ tự động cố định sau 3 ngày mà không cần phải khâu lại.
Bác sĩ Emil Chynn, người trực tiếp phẫu thuật cho biết, độ an toàn của phương pháp làm đẹp này là khá an toàn. Khách hàng có thể bị nhiễm trùng nhưng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh ngay lập tức. Tuy nhiên, Học viện Nhãn khoa Mỹ vẫn đưa ra lời cảnh báo về mức độ nguy hiểm của phương pháp làm đẹp này.
Kristina cho biết, giống như bất kỳ người phụ nữ nào khác, cô cũng muốn thử những kiểu làm đẹp mới mẻ. Hơn thế, Kristina lại là một cô gái trẻ yêu thích sự đột phá. Vì vậy, cô đã sẵn sàng trở thành một ngôi sao thực sự.
Còn xăm tròng mắt là một phương pháp làm đẹp rất nguy hiểm. Xăm nhãn cầu được thực hiện bằng cách chích thuốc nhuộm vào lớp màng ở phần cầu mắt. Điều đáng để ý là không phải thợ nào, nơi nào cũng đủ trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm để tạo ra những con mắt theo ý muốn của khách hàng.
Một bác sĩ nhãn khoa cho biết, hình xăm trên tròng mắt phải do một người thực sự chuyên nghiệp trong lãnh vực của mình thực hiện. Nếu có sự thất bại về kỹ thuật, mắt sẽ chảy máu hoặc nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ mù lòa. Hình xăm ở tròng mắt có thể gây hại cho các mạch máu và làm thủng giác mạc.
Vì sự độc đáo nên giới trẻ không ngần ngại chạy theo cách làm đẹp mới này để khẳng định cá tính của mình, cũng có người nhờ để che dấu khuyết điểm về màu mắt
Một Nữ Hoàng thời đại
Xưa nay, cái đẹp chưa có qui định cụ thể nên mỗi người có riêng một sắc đẹp vẫn được người đời ca tụng «Mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười» (Nguyễn Du). Trái lại, cái xấu, cái thiếu thẩm mỹ hay phản thẩm mỹ lại là một giá trị chuẩn mực. Được cả thế giới nhìn nhận. Và liên tục nhìn nhận trong nhiều năm liền bởi chưa có ai hội đủ điều kiện để đánh bại.
Bà Anne Woods là một quán quân biểu tượng cho một phụ nữ xấu nhứt thế giới. Các kỳ thi «phụ nữ đẹp», cách nói cho đẹp, tổ chức ở Egremont, Anh, bà đều tham dự và luôn luôn bà được nhìn nhận là người phụ nữ xấu nhứt thế giới.
Nói theo ngôn ngữ thi hoa hậu, Bà Anne Woods vẫn luôn luôn là Nữ Hoàng của những phụ nữ có gương mặt xấu.
Lần đầu tiên, bà xuất hiện tham dự cuộc thi tuyển người phụ nữ xấu là năm 1977. Từ đó bà tham dự hàng năm. Tới năm 2010, bà không tham dự được vì lý do sức khỏe. Nhưng sau đó, bà tiếp tục tới. Bà được 28 lần đoạt giải quán quân «Người Phụ nữ xấu nhứt thế giới» và nhận được nhiều giải thưởng cao quí do Ban Tổ chức cuộc thi trao tặng. Bà mất ở năm 67 tuổi. Không nghe nói tới chồng con của bà!
Ở đời không phải cái đẹp hay cái xấu chỉ có giá trị tương đối. Có khi chính cái xấu, cái thiếu xót theo quan niệm thẩm mỷ thông thường lại trở thầnh đặc tánh được cả thế giới ngưởng mộ.
Hơn nữa, người phụ nữ ấy lại tự nhiên bảo vệ cái xấu của mình và đem đi đấu với cái xấu của phụ nữ toàn thế giới để được giải nhứt liên tục. Trở thành Nữ Hoàng xấu của phụ nữ!
Sâu và Người – Nguyệt Quỳnh
Nếu có điều gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này thì tôi cho đó là tình thương giữa con người với con người. Đặc biệt trong bối cảnh của xã hội Việt Nam hiện nay. Tình thương có thể chữa lành mọi nỗi đau, khơi dậy niềm tin và ngay cả xóa đi những lỗi lầm quá khứ. Tiếc thay, lãnh đạo CS đa số không nhìn ra điều này. Một đoạn băng hình (video clip) ghi lời cám ơn của một phụ nữ dân oan Dương Nội, chị Cấn Thị Thêu, đã được đánh giá là một bài diễn văn xúc động và hay nhất mà không có một lãnh đạo CSVN nào có khả năng vượt qua. Lý do thật đơn giản: lời nói của chị chân thành và tràn đầy tình thương.
Nghe chị, người ta nghe cả tiếng kẻng, tiếng trống, mùi khói, mùi rơm mà người dân đốt lên để giữ đất. Rồi người ta nghe luôn cả tiếng máy xúc, máy ủi trên những cánh đồng lúa xanh tốt của nông dân Dương Nội; người ta nhìn thấy những mảnh hài cốt của thân nhân họ nằm chơ vơ trên cánh đồng! Ai đó ví von người nông dân như con cò, con cò ốm o, hiền lành, cam chịu. Ngày nào cò bỏ ruộng, bỏ cày lên đường theo tiếng gọi của đảng; ngày nay hòa bình cò gánh trên lưng hàng trăm thứ phí, đất ruộng lại bị bọn cường hào mới tước đoạt trắng trợn. Cướp có lịnh lạc, có văn bản đàng hoàng. Thương thân cò như câu ca dao: cái cò đi đón cơn mưa / tối tăm mù mịt ai đưa cò về!
Là một nông dân bị cướp trắng, bị tù tội, nhưng trong lời cám ơn, có đến hai lần chị Cấn Thị Thêu nhắc đến tình thương. Ngược lại, không hiểu sao những phát biểu của các quan chức thượng tầng, giàu sụ, thường vô cảm, xa rời nhân dân, xa rời thực tế; đôi lúc nó lại na ná như những câu dân ta gọi là “tự điển tra ngược”.
Người ta còn nhớ ông Bộ Trưởng chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Giàng Seo Phử đã nhận định về tầng lớp nghèo khó nhất nước như sau: “Bán vé số ở Việt Nam… có thu nhập cao”. Hay phát biểu của ông Nguyễn Văn Chỉnh Phó Giám Đốc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Long An khi kiểm tra về tình trạng cây cầu của tỉnh vừa mới khánh thành đã bị sập ngay một nửa, ông Chỉnh nói: “nửa cây cầu còn lại hoàn toàn đảm bảo chất lượng để tiếp tục ‘sứ mệnh’… đưa người dân qua kênh”.
Có lẽ trong hàng lãnh đạo CS, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam là người có những chia sẻ “tình cảm” và lý tưởng nhất. Là một người trẻ, lại có thời gian du học tại Bỉ; ông Đam đúng ra phải là niềm hy vọng của đất nước. Ông đã từng được đánh giá là một người nhiệt huyết, giàu niềm tin, gần gũi và thân thiện với dân. Tuy nhiên, ông có thật lòng với dân, với nước, hay chỉ qua lời nói? Tôi thích câu định nghĩa về tình thương của nhà giáo dục lỗi lạc William Arthur Ward. William cho rằng: “Tình thương không chỉ là một danh từ – nó là một động từ; nó không chỉ là cảm xúc – nó là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, và hy sinh”.
Cách đây không lâu, một phát biểu mang tính “cảm xúc” của ông Vũ Đức Đam đã làm cư dân mạng bàn ra tán vào không ít. Ông Đam cho rằng nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh được. Tại cuộc gặp gỡ với 40 doanh nhân vào chiều 12/8 vừa qua, ông Đam một lần nữa lại chia sẻ về nỗi ưu tư giàu nghèo của ông. Ông bảo: “Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta Tốt mà vẫn cứ Nghèo. Bây giờ phải làm gì?” sau đó ông đã nhấn mạnh: “Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn”.
Lời nói phải đi đôi với việc làm, rõ ràng ông Đam thiếu sự chân thành. Nếu ông thật ưu tư về sự giàu nghèo của dân của nước, ông phải biết dân Sơn La không có đến cây cầu cho trẻ em đi học. Hàng ngày các cháu phải đu người bằng dây qua sông. Nhưng cũng chính ông lại là người ký nghị định cho phép cái tỉnh nghèo đói nhất Việt Nam này dùng 1400 tỉ để xây tượng ông Hồ.
Nếu chân thành, câu hỏi của ông phải là: làm cách nào chúng ta Tốt hơn để dân bớt khổ và đất nước thoát Nghèo?
Ai ai cũng biết chúng ta NGHÈO chính vì lãnh đạo không tốt; quan lớn ăn lớn, quan nhỏ ăn nhỏ. Người ta vừa phát hiện ra hai quan huyện, xã: Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Huỳnh Minh Nhơn, Chủ tịch UBND xã Hòa Phú, Mạc Như Siêng; hai ông đã ký quyết định tự ý cấp đất cho chính vợ mình làm khu du lịch, rồi gian dối để người khác đứng tên. Những kế hoạch lập ra để hỗ trợ dân nghèo, hỗ trợ nông thôn cũng bằng vô ích. Đến như con gà giống của dân nghèo Quế An còn đi lạc vào nhà quan xã; một chế độ tham ô từ Thủ Tướng đến anh xã trưởng thì hỏi sao đất nước không Nghèo!
Còn cái TỐT mà ông Đam nói ở trên là nói theo ý đồ của đảng – một nhóm người đặc quyền đặc lợi chủ trương đi ngược dòng lịch sử. Tư tưởng Mác Lê đã chết, XHCN đã tan mà lãnh đạo đảng cứ bắt dân học theo Mác Lê và kiên quyết tiến lên XHCN. Một chủ nghĩa đã bị nhân loại ném vào thùng rác hơn hai thập niên trước thì tốt ở chỗ nào? Đất nước 90 triệu dân mà chỉ có một thiểu số 16 người trong Bộ Chính trị thay phiên nhau quyết hết mọi thứ thì tốt cái gì? Ba mươi năm qua đã đổi mới, đất nước vẫn nghèo, dân vẫn khổ, nay ông tiếp tục đòi đổi mới nữa thì cũng chỉ là hô khẩu hiệu suông mà thôi.
Tuần qua, các trang mạng xã hội đã nóng lên vì hai sự kiện. Một là phát biểu của một cậu bé 14 tuổi về giáo dục, kế đến là hình ảnh của sinh viên Lê Nam phản đối việc xây dựng tượng đài nghìn tỉ. Tốc độ lan tỏa của nó nhanh đến chóng mặt, ông Đam có nghe được tiếng nói của họ không? Vũ Thạch Minh Tường và Lê Nam chỉ là hai công dân nhỏ nhoi, nhưng lời nói của các em chân thật và có giá trị tích cực; chính vì thế nó lan tỏa và tác động đến rất nhiều người. Điều lớn lao ở đây không nằm ở công việc các em thực hiện mà nó nằm ở chính ý thức của các em. Tôi tin là sau họ, sẽ có nhiều người khác nữa nối tiếp; bởi thực trạng xã hội ngày nay cần được báo động. Và cũng bởi vì khi lên tiếng cho lẽ phải; nó đem lại ý nghĩa cho cuộc sống và sự thanh thản cho tâm hồn của mỗi chúng ta.
Thông thường giá trị của một lời phát biểu thường dựa vào một số yếu tố. Đầu tiên nó dựa vào vị trí của người phát biểu, kế đến là sự chân thành, sau cùng chính là tính xây dựng và hành động thực tiễn của người nói câu nói ấy. Đa số lãnh đạo CS đều theo chân của Lenin, họ tin rằng một lời giả dối được nói mãi sẽ trở thành sự thật. Đất nước này cần thay đổi, người dân VN cần một chính quyền biết lắng nghe. Họ không cần thêm một lãnh đạo rập khuôn của sự ích kỷ, gian dối, giáo điều và vô cảm.
Nếu Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chân thành khi cho rằng soạn bộ Bách Khoa Toàn Thư là “một công việc rất linh thiêng, trách nhiệm lớn với dân tộc” thì thay vì chỉ đạo “phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh” tôi nghĩ ông nên dùng đoạn nói chuyện của dân oan Cấn Thị Thêu làm lời dẫn. Bởi các thế hệ mai sau cần được biết những gì đang xảy ra, cần được nghe tiếng khóc lạc giọng của người nông dân sau 80 năm theo đảng giành lại chính quyền:
“Tôi thấy việc chúng nó bắt giam tôi và nhiều bà con Dương Nội nhằm mục đích cướp đất, đó thực sự là một tội ác. Chỉ vì những món lợi nhuận khổng lồ từ việc thu hồi đất mà chúng nó đã bất chấp luật pháp bất chấp tình yêu thương đồng loại để thực hiện những việc làm mà trời không dung, đất không tha. Biết bao cánh đồng lúa đang xanh tốt của nông dân Dương Nội đã bị chìm dưới bánh xích của máy xúc, máy ủi. Biết bao nhiêu ngôi mộ bị ủi phá, xương cốt trắng đồng. Biết bao nhiêu người dân Dương Nội đã bị công an đàn áp đánh đập dã man. Biết bao người nông dân không chuyển đổi được nghề nghiệp, bị đẩy vào cảnh cùng quẫn, thất nghiệp, đói nghèo, sống không có đất mà làm, chết không có đất mà chôn. Biết bao nhiêu người dân vô tội bị đẩy vào vòng lao lý. Đó là tội ác tày trời của bọn quan tham đã gây ra cho dân oan Dương Nội trong suốt gần 10 năm qua”.
Tình thương có thể chữa lành mọi nỗi đau, khơi dậy niềm tin và ngay cả xóa đi những lỗi lầm quá khứ. Nếu Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chân thành ông phải hiểu và nói lên được điều dân muốn nói. Muốn hết nghèo nên trả lại cho dân quyền làm chủ đất nước. Nếu tất cả quyền hành cứ nằm trọn trong tay 16 ủy viên bộ chính trị như hiện nay, thì chúng ta sẽ tiếp tục Nghèo mãi vì có bao nhiêu đều trôi tuột vào túi cán bộ. Nhà cách mạng vĩ đại của dân nghèo, Mathama Gandhi đã từng nói: “luôn luôn có đủ cho người nghèo, nhưng không bao giờ có đủ cho người tham lam”.
Và nếu thật chân thành, ông Đam sẽ phải khác các lãnh đạo CS khác. Khác những ông quan lớn đang ngồi trên chót vót đỉnh trời, xa rời nhân dân, xa rời thực tế. Nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: nếu không nghe được tiếng than oán của người dân, các ông có còn là Người hay đã thành Sâu?
Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu?…
Vui cười
Tên cướp trấn lột một chiếc xe đò, ra lệnh:
– Tất cả đàn bà phụ nữ tháo hết nữ trang ra nộp, nếu không sẽ bị làm nhục. Khi đến cuối xe, hắn thấy một bà già vẫn bình thản đeo nhẫn vòng, nhìn hắn sắc sảo rồi lên tiếng:
– Này, đã nói thì phải giữ lời đấy nhé!
Trong lúc say bí tỉ, James bị cô nhân tình cạo mất bộ râu xồm. Nửa đêm, anh ta mò về nhà và leo lên giường khi vợ đang ngủ.
Mơ màng, cô vợ sờ tay lên mặt James rồi hoảng hốt thì thầm:
– Michael, anh vẫn cứ mò sang ư? Chồng em sắp về rồi đấy!
Tại Canada, người ta tổ chức một thi ‘‘Những câu trả lời vui nhộn” dành cho đàn ông. Ban giám khảo chỉ đưa ra duy nhất một câu hỏi chung cho tất cả các thí sinh: Trước khi lấy vợ, anh làm gì?
Có hàng ngàn thí sinh tham dự với vô số câu trả lời vui nhộn, nào là “Tôi làm chủ gia đình”, “Tôi tìm vợ”… v.v. Và thí sinh đến từ Québec, người đoạt giải nhất là người có câu trả lời:
– Trước khi lấy vợ tôi làm bất cứ những gì tôi thích!
Cô gái đến cơ quan với đôi mắt hoe đỏ. Đồng nghiệp hỏi tại sao cô lại khóc, cô thổn thức:
– Sáng nay, tôi mới nhận được một cú điện thoại của bố, báo mẹ tôi đã qua đời.
– Mọi người xúm vào an ủi và cô gái đã nguôi ngoai đi được một chút. Thế nhưng, sau khi trả lời một cú điện thoại khác, cô lại bắt đầu nức nở và thông báo: Hôm nay thật là một ngày khủng khiếp! Chị ruột tôi lại vừa mới gọi điện thoại báo rằng mẹ chị ấy cũng mất rồi!
Trong lúc xin tội, cô gái nghiêng sát vào tấm lưới và nói:
– Xin cha hãy tha cho con tội tự đắc, vì hằng ngày, con đều soi gương và tự nhủ rằng mình thật xinh đẹp.
– Cha nghiêng mình về phía tấm lưới để quan sát kỹ cô gái, rồi nói: Cha cho con biết một tin vui: Đây không phải là hành vi phạm tội, mà chỉ là một sự nhầm lẫn.
Lại chuyện dựng tượng Hồ Chí Minh – Nguyễn thị Cỏ May
Tỉnh Sơn La dự tính sẽ khởi công dựng tượng Hồ Chí Minh vào tháng 10/2015 với kinh phí 1400 tỷ đồng. Không riêng gì đối với Sơn La vốn nghèo, trẻ con “khố rách áo ôm” lội qua sông, đu dây đi học, trường sở thiếu trước, trống sau, mà số tiền này cũng quá lớn đối với những nơi giàu có chỉ cho việc dựng tượng Hồ Chí Minh. Có thật sự dân chúng yêu Hồ Chí Minh, tưởng nhớ ông để phải dựng tượng ông ở khắp nơi, với tốn kém quá phí phạm như vậy? Có thật sự “ tình cảm không không thể đo đếm” trong ý nghĩa dân chúng dành cho ông?
Về dựng tượng Hồ Chí Minh, một bài báo trong nước viết “ Đọc báo thấy có người nói như mếu máo là Bác Hồ đã từng về đây, vậy mà cho đến nay tỉnh vẫn chưa có tượng đài của bác”. Nhưng có người lại cả quyết cho rằng “khắp nơi trên thế giới chỗ nào cũng dựng tượng ông. Nước ngoài mà còn như thế thì chẳng lẽ Việt nam, quê hương của ông, mà lại kém sao”?
Có ai dám chắc dân chúng, và cả chánh quyền ở nhiều nơi, thật tình thương yêu, tưởng nhớ Hồ chí Minh? Dân chúng thì chắc không đúng rồi. Chánh quyền khi đề nghị dựng tượng Hồ Chí Minh thì chắc chắn đã thấy hình” bác ” trên những tờ giấy nho nhỏ rồi! Và đã bị những tầm hình bác ám mất rồi chăng ? Chánh quyền cộng sản đã có thành tích “rút ruột công trình”. Nhưng ở Miền bắc, chẳng những rút ruột mà rút cả vỏ công trình. Cứ bình tỉnh hỏi bất kỳ người dân nào trên đường phố Hà nội để xác nhận lời dân gian này có đúng như vậy không?
Nhưng điều quan trọng mà Cỏ May tôi muốn nói ở đây không phải là chuyện tham nhũng. Bởi cộng sản là phải tham nhũng. Nếu không đồng ý, xin chỉ cho biết một chế độ cộng sản nào không tham nhũng, không độc tài ác ôn. Cả nước Nga ngày nay! Thử hỏi xưa nay có con chó đực nào đái mà không dở một cẳng sau lên không để cho rằng cộng sản ở Việt nam là lương thiện?
Điều mà Cỏ May sẽ nói ra ở đây là có phải thiệt tình những bức tượng Hồ Chí Minh ở hải ngoại đều do Chánh quyền và dân chúng ở đó dựng lên để bày tỏ lòng yêu mến, tôn kính, tưởng nhớ Hồ Chí Minh là nhà văn hóa, nhà giải phóng, người anh hùng của dân tộc việt nam, được cả dân tộc việt nam kính yêu, …và Việt nam là bạn của năm châu kia mà?
Đâu là sự thật?
Hy-lạp là nước có nhiều thần và nhiều thần thoại nhưng người dân và chánh quyền không ai tin vào thần mà họ còn thờ và chuyện thần thọai vẫn còn lưu hành.
Tượng Hồ Chí Minh ở hải ngoại
Năm 1990, ở Moscou, gần Métro, có dựng một bức tượng Hồ Chí Minh dưới hình ảnh một cái dỉa khổng lồ. Ngày 19/02/2015 vừa qua có một thanh niên cho ý kiến dân chúng nga ngày nay, không có ai biết người trong tượng là ai hết cả. Trước đó, một thanh niên khác đưa ra ý kiếng khá hay “Hình cái dĩa. Phải chi đem để trong kệ chén bát hay hơn là ở đây không?”.
Theo báo nga, kinh phí bức tượng là 1, 6 triệu rúp. Họ phản đối sự phí phạm này vì nếu là tiền của Chánh phủ nga, tại sao không dùng xây một chung cư cho dân chúng, chớ làm tượng đó làm gì? Có người cho rằng đặt tượng ở đó chỉ làm ô nhiểm môi trường mà thôi.
Có lần, chánh quyền Moscow, sau biến cố Sô-viết sụp đổ, đã muốn dẹp bỏ bức tượng nhưng có lẽ nhá cầm quyền Hà nội can thiệp, hoàn lại đủ chi phí nên tới nay, bức tượng còn đó? Hay tháo gở lại tốn kém cũng không ít nên cứ để mặc kệ nó?
Báo chí hà nội loan tin “ngày 19/5/2005, chính quyền thành phố Montreuil đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Không gian Hồ Chí Minh” tại Bảo tàng Lịch sử của thành phố”.
Nhưng sự thật đây là bức tượng của Chánh phủ Hà nội chở qua tặng cho thành phố Montreuil vào năm 2005 để kỷ niệm sanh nhựt lần thứ 115 của ông.
Ngày khai mạc, Đại diện Hà nội tới tham dự với chánh quyền Montreuil vốn cùng phe cộng sản nhưng đúng hôm ấy, cửa vào “Không gian Hồ chí Minh“ đã bị anh chị em tranh đấu ở Paris lấy keo, thứ cực mạnh, xịt vào đầy ổ khóa nên không cách gì mở ra được. Đại diện Hà nội đành cùng với chánh quyền pháp đi vòng bên ngoài nhìn vào, vừa chỉ trỏ vào bác bị nhốt, khoá chặc như ở bên trong chiếc lồng khổng lồ.
Thành phố Montreuil thuộc cộng sản từ mấy chục năm qua. Chỉ mới sau này bị Đảng Xã hội chiếm.
Tương tợ như vậy để hiểu, ở những nơi khác, như ở Chí-lợi, Singapour, và gần đây nhứt, ở một thành phố biển Miền Nam Anh quốc nơi lúc đi tàu, tàu của ông đi có ghé qua, tượng Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn do Chánh quyền Hà nội, qua quan hệ ngoại giao, chở tới, ra công, ra tiền dựng lên mà thôi. Chớ chẳng có ai ngưởng mộ Hồ Chí Minh để phải bỏ tiền của dân họ đóng góp ra làm tượng. Cả việc UNESCO năm 1990, tổ chức lễ vinh danh Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn xạo. Cứ đọc lại bài phản biện của Văn Chấn trên An Ninh Thế giới mười năm sau thì rỏ sự thật. Vã lại, cứ nhớ laị năm 1990, tại Hà nội, lễ kỷ niệm 100 năm sanh nhựt của ông có Đại diện UNESCO tới không, có mấy người ngoại quốc tới, thì biết đâu là sự thật!
Đó là mọi người chưa biết rỏ chân tướng của bác vốn là con người cộc cằn, thô lỗ, không có được cái lịch sử tối thiểu trong quan hệ với cán bộ bất chợt gặp bác. Xin kể lại một câu chuyện thật để thấy, không phải sự thiếu lịch sự tối thiểu mà thôi, mà là cái bản chất vô văn hóa của Hồ Chí Minh. Tưởng ở đây cũng nên nói rõ là Hồ Chí Minh không có thứ văn hóa nhân bản phổ quát. Chớ ông vẫn thắm nhuần văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Ông Đỗ Đức Dục (Thứ trưởng Bộ Văn hóa, đảng viên Đảng Dân chủ, sau bị Lê Duẩn cách chức, cho về Viện Văn học), hôm ấy, nhìn thấy tôi (Lưu Trọng Lư) đi ngoài hành lang cơ quan Viện, ông gọi vào để trò chuyện. Nhân nói đến ông Hồ, ông Dục kể: “Một con người vô văn hóa. Đầu năm 1946, hôm Chính phủ Liên Hiệp ra mắt ở Nhà hát Lớn, ông ta nhìn thấy Cụ Tố (Nguyễn Văn Tố) mặc âu phục, ông thô lỗ chạy đến, kéo chiếc cà-vạt Cụ Tố đang đeo ra, gắt: “Sao ông ăn mặc thế này”… (Vũ Đình Phòng, Hồi ký về Lưu Trọng Lư, Viet-Studies, internet)
Trở lại câu chuyện dựng tượng bác ở hải ngoại chỉ là một thứ “Cây đuốc Lê văn Tám” mà cho tới ngày nay, Hà nội vẫn chưa thấy ngượng khi nói dối chỉ nhằm tuyên truyền.
Cho nên Nguyễn Tấn Dũng cương quyết không cho báo tư nhơn xuất hiện và hoạt động, phải dành cho hơn 700 tờ báo nhà nước độc quyền nói dối.
Về tượng Hồ Chí Minh đưa ra ngoại quốc, chúng ta có thể hiểu đó không khác gì đảng cộng sản hà nội xuất khẩu lao động. Mà Hồ Chí Minh vốn là công nhơn lao động cho phòng bếp của tàu thủy.
Đừng quên dành một tượng đài cho thành phố mang tên bác
Trên báo CÔNG AN ngày 05/11/98, Thanh Lê nhận xét ” Sau ngày giải phóng, nhìn lại một số tượng đài ở Tp.Hồ Chí Minh, như tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi,… có cái gì được và có cái gì chưa được. Được về ý đó tốt đẹp, nhưng chưa được vì đặt không đúng chỗ. Như Tượng Bác Hồ với thiếu nhi phải được đặt tại Nhà Rồng là hợp lý nhất. Ở công viên trước UBNDTP cần có tượng Bác, toàn thân đứng vẫy tay chào, hay ít nhất là bức tượng bán thân, mới thật sự nghiêm túc, mỗi khi các đoàn đến cung kính trước Người.
Nói cho công bằng, nhóm tượng đài ở Thành phố xây dựng trước 1975 có một cái gì đó hấp dẫn hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn. Nhìn những tượng đài Trần Hưng Đạo, An Dương Vương, Trần Nguyên Hãn, Thánh Giống, Phan Đình Phùng,… thấy vừa cao sang, khí phách, hùng tráng, dũng mãnh, vừa đạt đến tính thẩm mỹ mang bản sắc dân tộc. Mỗi lần ai đi qua đó đều dừng chân lại ngắm nghía, thưởng thức, ít nhất đôi mắt của họ cũng phải dừng lại mấy giây… Những tượng đài đó đã tô đẹp cho Thành phố của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai”.Trước đây, đảng cộng sản có đưa ra một chương trình thi đua tạc tượng Bác và một chương trình tham khảo nguyên vọng nhân dân Nam bộ chọn nơi đặt tượng của Bác khi tượng được làm xong. Văn phòng thu thập ý kiến đặt tại đường Nguyễn thị Minh Khai (số nhà, Cỏ May quên mất. Tìm lại tài liệu ấy chưa được. Xin cáo lỗi.). Sau một thời gian thăm dò ý kiến, bỗng chương trình tượng đài và địa điểm đặt tượng bị bỏ qua, không thấy báo chí nhắc tới. Trong lúc ấy, dân chúng ở Sài gòn truyền tai nhau một bài thơ bày tỏ nguyện vọng của nhân dân Nam bộ chọn nơi đặt tượng Bác Hồ, khi tượng tạc xong.
Cỏ May xin chép lại nguyên văn bài thơ ấy do chính tác giả cho “Ủy Ban Tố cáo tôi ác Hồ Chí Minh ở Paris” lúc đó để gọi là “Tưởng niệm Bác nhân ngày 19/05 của Bác”:
“Ở phía sau lưng Chợ Bến Thành
Có tòa Công thự dáng thanh thanh
Mỗi ngày dân chúng đua nhau đến
Trút ruột phơi gan rất nhiệt tình
Tượng Bác nên đem dựng chỗ này
Để cho Bác để nắm trong tay
Bao nhiêu lòng dạ người thiên hạ
Đem đến nơi đây trút mỗi ngày
Chẳng biết lấy chi hiến Bác giờ
Nên xin dâng tạm bốn câu thơ
Ngày nào đã tạc xong, xin cứ
Đem khắc vào chân tượng Bác Hồ:
“Đây tượng Bác Hồ, bực vĩ nhân
Một thân gánh vác việc gian nan
Của toàn thiên hạ và tay kiếm
Thu hết lòng dân nước Việt Nam.”
Nguyễn Ngọc Huy *
Ba câu cuối mượn ý ở câu đối của Lê Thánh Tôn ban cho làng Cổ Nhuế:
“Khoác tấm áo bào, giang tay gánh vác thiên hạ
Vung ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian”
Nguyên văn chữ hán:
“Thân trụ nhất nhung y, năng đảm thế gian đa nan sự
Thủ trì tam xích kiếm, tận thu thiên hạ chí nhân tâm”
Lúc này, người Việt hải ngoại và cả trong nuớc, ai cũng nghĩ Sài gòn đã đổi tên từ sau 30/04/1975 và mang tên Bác thì đảng cộng sản hà nội phải giử lại một pho tượng Bác đẹp nhứt, uy nghi nhứt, đừng vội xuất cảng hết, để đem đặt tại phía sau chợ Bến Thành, nơi mà toàn dân Miền Nam đã nhứt trí chọn. Được như vậy, Bác sẽ mãn nguyện vì trước kia “Bác (từng) nhớ Miền Nam, (như) bố nhớ nhà” (Tố Hữu).
* Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đưa cho NVT tại nhà ở Sarcelles, ngoại ô Paris (Ủy Ban Tố cáo Tôi ác Hồ Chí Mnh) nhơn lúc tố cáo tội ác Hồ Chí Minh để phản đối UNESCO. Ông làm bài thơ này vào cuối thập niên 50, dĩ nhiên lúc đó chưa nghĩ tới đối tượng Hồ Chí Minh, trước khi đi ra ngoại quôc tỵ nạn chánh trị vì bị chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp các đảng phái từng tranh đấu chống thực dân và cộng sản trước khi ông Diệm được Hoàng Đế Bảo Đại bổ nhiệm Thủ tướng.