Tập San Tân Ðại Việt Số 5 – Tưởng niệm 40 năm ngày Quốc Hận 30.04.1975

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt Số 5 – Tưởng niệm 40 năm ngày Quốc Hận 30.04.1975

Địa chỉ liên lạc: tapsantandaiviet@gmail.com

Trang web: http://www.tandaiviet.org

Mục Lục

Chánh trị, Kinh tế

Bs Mã Xái: Tưởng niệm ngày Quốc Hận, mùa tháng tư đen            

Phạm Ðức Duy: 40 năm mùa Quốc Hận

Phan VănSong: 40 năm phục hồi hậu chiến

Nguyễn văn Trần: 30/04/75, nếu Hà nội thua cuộc

Nghị Quyết “KỶ NIỆM THÁNG TƯ ĐEN”    

Bản Lên tiếng nhân kỷ niệm 40 năm biến cố 30-04-1975 (Các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam)  

Mai Thanh Truyết: Hội Thảo Đặc Biệt: “40 Năm Nhìn Lại”

Nguyễn Ngọc Sẵng: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Vội Vã Sang Chầu
Vi Anh: Quốc hận 40 năm nhìn lại

Hoàng Ngọc Nguyên: Việt Nam kém may mắn hơn Afghanistan 

Tin tức: Nhữ Đình Hùng: Pháp bán trực-thăng cho Nam Hàn và mở rộng hợp-tác kỹ-thuật quân-sự với Nhật-Bản

Tài liệu tham khảo

Uwe Siemon-Netto: Một phóng viên người Đức viết về Việt Nam 

Phạm Phong Dinh: Những Vị Tướng Anh Hùng Tuẫn Tiết Của Quân Lực  Việt Nam Cộng Hòa

Phan Văn Song: Cách Trung Cộng khai thác kẽ hở trong luật quốc tế

Nguyễn Văn Thân: Cuộc chiến pháp lý tại biển đông

Sưu tầm,Văn, Thơ

Nhữ Đình Hùng: Thơ Vu Vơ

Lê Thiên: 40 năm hỗn danh “ngụy” và những trận đòn thù của ác quỷ! 

LHN: Con trâu đâu có cải tạo

Giáo Già: Thư Cho Con   

Nguyễn thị Cỏ May: 30/04: Ân hận một thời Trường Sơn

Nguyễn Thị Thanh Dương: Từ bắc vào nam

Đọc báo lề phải: http://baodatviet.vn/: Pháp đưa ra số tiền bồi thường khiến Nga giật mình

Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận, Mùa Tháng Tư Đen – Bs Mã Xái

“Thái độ vô nhân đạo của Hoa Kỳ là thái độ của một cường quốc lớn đang trốn trách nhiệm của mình” (trích diễn văn từ chức của TT Nguyễn văn Thiệu 21/4/1975)

“Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó” Cố Tổng thống Nga Boris Yelsin

Lịch sử đấu tranh cho một Việt Nam Tự do Dân Chủ đầy máu và nước mắt của dân quân Miền Nam đã tạm thời kết thúc vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là ngày đánh dấu sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, đó là ngày Cộng Sản Hà nội cưỡng chiếm Miền Nam vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris, đó cũng là một bài học chua cay thấm thía về cam kết trong danh dự của một đồng minh cường quốc Hoa Kỳ mà vì quyền lợi quốc gia, họ đã bức tử VNCH trong ván cờ giành giựt ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ -Nga Xô -Trung Cộng. Ai là người phát họa kế hoạch? “Không bao giờ tôi tưởng tượng nổi một người như Kissinger lại có thể đưa dân tộc Việt Nam mình vào một định mệnh hết sức thảm khóc như ngày hôm nay”: đó là lời phát biểu trong diễn văn từ chức của TT Nguyễn văn Thiệu hôm 21 Tháng Tư năm 1975 trong Dinh Độc Lập. Kết thúc cuộc chiến với việc ngụy quyền cộng sản áp đặt một chế độ toàn trị độc ác nhứt lịch sử, và 40 năm trôi qua, kể từ 30-04-1975, nhà cầm quyền Hà Nội làm được gì cho “độc lập tự do hạnh phúc” cho tổ quốc, cho nhơn dân?

Nguyên nhơn và hệ lụy của sự sụp đổ VNCH và biến cố ngày Quốc Hận sẽ in hằn mãi trong tâm tư của hàng triệu người dân Việt đã liều mạng sống vượt biển sau biến cố 1975, nhưng chúng ta đã bỏ lại hàng chục triệu người sống dưới cảnh đọa đày, tủi nhục trong chế độ cộng sản, độc tài toàn trị. Hàng năm, cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản trên khăp thế giới trang trọng làm lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận để:

-tưởng Niệm ngày VNCH bị bức tử, bởi chính đồng minh của mình là Hoa Kỳ,

-để tưởng niệm hàng trăm ngàn chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu, đã hy sinh cho đại cuộc hoặc đã nằm xuống trong các trại tù khổ sai,

-để tưởng niệm hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trong biển cả, trong rừng sâu trong cuộc trốn chạy đi tìm tự do vì không thể sống trong chế độ cộng sản,

-để tố cáo tội ác của Việt Cộng (csvn) “Hèn với giặc ác với dân”, tội bán đất bán biển, nhượng đảo cho TC,

-chúng ta mãi nhớ ơn dân tộc Hoa Kỳ đã hy sanh trên 58 ngàn con em của họ cho chánh nghĩa trong suốt hai mươi năm chiến đấu cho tự do,

-chúng ta mãi ghi ơn lòng từ tâm của nhơn dân của mọi quốc gia đã mở rộng cánh tay đùm bọc những người bất hạnh thoát khỏi ngục tù cộng sản.

Đã bốn mươi năm kể từ ngày 30 Tháng Tư 1975, thế hệ trẻ ngày nay và trong thế hệ nối tiếp cần hiểu biết vì sao VNCH sụp đổ, vì sao “We betrayed you”(phát biểu của Tướng Westmoreland “chúng tôi đã phản bội các anh”), vì sao ông cha mình bỏ nước ra đi, vì sao ông cha mình kể cả những người cộng sản phản tỉnh đã hơn bốn mươi năm nay vẫn tiếp tục đấu tranh cho tự do, cho dân chủ, cho nhơn quyền, cho toàn vẹn lãnh thổ, dù chách sách trấn áp thâm độc của nhà cầm quyền cộng sản. Năm nay, tại Tiểu Bang California Nghị Quyết “Tưởng Niệm Tháng Tư Đen“ do Nghị sĩ thế hệ trẻ Janet Nguyễn giới thiệu, được Thương Viện California thông qua, chánh nghĩa VNCH lại được rực sáng ngay trong toà nhà lập pháp.

Lịch sử 30 Tháng Tư 1975 sẽ sống mãi. Đã có nhiều trung tâm nghiên cứu chuyên đề nhận định về Chiến Tranh Việt Nam như Indochinese Refugee Authored Monograph Program do Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ, “Việt Nam 35 năm nhìn lại” Hội thảo tại Washington DC (9/04/2010) Tập sách “Voices from the Second Republic of South Việt Nam (1967-1975)” do Cornell University (Ithaca, New York) xuất bản vào đầu năm 2015, gồm những bài tham luận của mười nhơn vật  lãnh đạo trong thời Đệ nhị Cộng Hoà, có chương dẫn nhập của giáo sư sử học K.W.Taylor, có phần lược qua lịch sử cận đại của Việt Nam và Đệ Nhị VNCH; một lần nữa chánh nghĩa của VNCH đã được một sử gia Mỹ nói lên trong một khu trường đại học danh tiếng, đem lại sự thật lịch sử đấu tranh của quân dân Miền Nam cho tự do dân chủ, giáo sư đã chỉnh lại những bóp méo, ngụy tạo về cuộc chiến Việt Nam trên truyền thông  Mỹ do nhóm phản chiến giựt dây thời bấy giờ.

Bài học gì cho chúng ta qua lịch sử 30-04-1975 trong cái gọi là đồng minh? Lý do cốt lõi mà Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến Việt Nam là quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ mà nhiều đời tổng thống đã quyết tâm cam kết  bảo vệ Miền Nam như một tiền đồn của thế giới tự do trong chánh sách ”Be Bờ” (Containment) đối phó trước sự bành trướng của Liên Xô; còn việc dân chủ tự do độc lập đối với họ chỉ là thứ yếu; nhơn khi nói về cuộc đổ quân vào VN năm 1965, Bộ Trưởng Quốc phòng và Thứ trưởng Mc Naughton (dưới trào TT Johnson) không úp mở trong buổi họp mật cao cấp tại thủ đô HK: mục tiêu của Mỹ” không phải là để giúp một nước bạn nhưng là để ngăn Trung Cộng”. Chúng ta hợp tác với Hoa Kỳ và họ đã hỗ trợ chúng ta vì đôi bên lúc bấy giờ nhìn về một hướng là lý tưởng tự do. Nhưng chánh sách đối ngoại của Washington lại rẽ sang con đường “Hòa Hoãn” (détente) dưới thời Tổng thống Nixon. Chánh sách đối ngoại thời kỳ này nằm trong tay Kissinger, người gốc Do thái, chánh thức trở thành Cố Vấn An ninh khi Nixon nhậm chức TT (20 tháng Giêng 1969); ông được TT Nixon và sau này kể cả TT Ford tin cậy, ông ta thao túng chánh sách ngoại giao và là người trách nhiệm làm sụp đổ chế độ VNCH; cũng nhơn danh quyền lợi quốc gia, ông chủ trương rút khỏi Việt Nam bằng mọi giá dù đơn phương, chuyển trục “quyền lợi quốc gia” về  Trung Quốc, về Trung Đông (để bảo vệ Quốc gia Israel, tiền đồn cho Hoa Kỳ ở Trung Đông), và dùng con bài VNCH trong thương thuyết với Nga Xô về Hạn Chế Võ khí Chiến lược cùng việc chung sống hòa bình, Nga Xô cũng hứa với HK thực hiện chánh sách hoà bình cho chiến cuôc Đông Dương để đổi lấy việc Hoa Kỳ cho hưởng quy chế tối huệ quốc (SALT I ký ngày 26/05/1972 giữa Nixon và Leonid Brezhnev, Thượng đỉnh Moscou); Kissinger chủ trương đóng cửa Sài Gòn và mở cửa Bắc Kinh với Thông cáo Thượng Hải (Chu Ân Lai và Nixon ký 28/02/1972), VNCH một lần nữa lại là con bài cho Kissinger trao đổi với Trung Cộng. Tình hình Trung Đông, Bắc Phi, vụ khủng hoảng OPEC 1973 làm tăng giá dầu ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, tất nhiên có Hoa Kỳ đang trong tình cảnh suy thoái; Kissinger tiên liệu về cuộc chiến Israel-Ả Rập, và quả nhiên trận giặc Yom-Kippur đã xảy ra (ngày 6 tháng 10, 1973), Washington ồ ạt đổ quân viện, kinh viện cho Do Thái (tất nhiên cắt phần chi viên cho VNCH sang cho Israel), ông lại thương thảo với OPEC để ổn định lại giá dầu, rồi sang Moscou nhờ Nga giàn xếp cuộc ngưng chiến với các đối thủ của Israel vì Nga Xô đứng sau lưng khối Ả Rập. VNCH lại bị Hoa Kỳ hy sinh để đổi lấy Trung Đông vì Dầu hoả, Israel. Sau Thượng Đỉnh Thượng Hải và Moscow dưới đạo diễn của Nixon-Kisinger, quyền lợi cường quốc được phân vùng sòng phẳng:

-Trung Cộng với sự vận động của Hoa Kỳ trong Đại Hội đồng LHQ, đã trục xuất Trung Hoa Quốc gia (Đoài Loan) ra khỏi cơ cấu này và nắm lấy chiếc ghế Hội Viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ; TC còn chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974, đồng thời đặt Campuchia (Pol Pot) vào sự kiểm soát của mình.

-Nga Xô thì chia được Việt Nam một tiền đồn bàn đạp cho Nga Xô tiến xuống ĐNA, chận Trung Cộng bành trướng về phía nam, và được ký giao kèo xử dụng Cam ranh như một căn cứ quân sự, một cảng chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực ĐNA và Á Châu Thái Bình Dương.

-Hoa Kỳ thì tạo được không khí hoà dịu (détente) với Nga và Trung Cộng; ký được Thỏa Ước SALT (Hiệp Ước Tài Giảm Võ Khí Chiến Lược); Hoa Kỳ lấy lại ảnh hưởng của mình ở Trung Đông và Phi Châu, giải tỏa được các nước thù nghịch với Do Thái và quan trọng hơn nữa Hoa kỳ giàn xếp được Hiệp ước Hòa bình giữa Do thái và Ai Câp; Ai Cập lúc bấy giờ là nước hùng mạnh nhứt trong khối Ả Rập ở Trung Đông.

Thay lời kết

Sự thực là người Mỹ vào Viêt Nam vì quyền lợi của họ trong chánh sách “Be Bờ” để ngăn sự bành trướng của cộng sản và với vị thế địa chiến lược, Miền Nam trở nên tiền đồn của thế giới tự do, và nguyên nhơn họ dứt khoát ra đi rời khỏi Miền Nam cũng dễ hiểu vì quyền lợi  người Mỹ ở Việt Nam không còn nữa, không cần tiền đồn Việt Nam nữa, Hoa Kỳ phải đi tìm đất mới để đầu tư, nhưng cái cung cách tháo chạy của Kissinger không có chút gì danh dự và cũng không đem lại hoà bình “No Peace-No Honor” (Larry Berman). Việc họ can dự vào Miền Nam với “Chiến thuật  Limited War” đã đưa tới sự thua trận, cái việc họ tự động, tự mình đi đêm đàm phán thương lượng với Bắc Việt trên đầu  VNCH cũng là thái độ trich thượng để rồi đưa tới cái Hiệp Ước Hoà Bình ký ngày 27 tháng 1 năm 1973 với những điều khoản bất lợi cho Miền Nam; từ sau thời kỳ thuôc địa cho tới ngày mất nước năm 1975, cái nhược điểm của cấp lãnh đạo Miền Nam nhứt là thời Đệ Nhị Việt Nam Công Hoà là quá tin cậy vào một đồng minh, nên khi Hoa Kỳ tháo chạy thì chúng ta không kịp trở tay và người đồng minh đó kêu gọi Việt Nam Hóa cuộc chiến mà cắt đứt mọi viện trợ quân sự, kinh tế trong khi  người đồng minh của Miền Băc thì tiếp tục được chi viện đầy đủ. Thật là vô trách nhiệm mà còn thiếu chữ tín nữa! Các đoàn thể tị nạn hải ngoại và XHDS độc lập trong nước ngày nay chắc đã thấy rõ điều đó trong việc cần vận động quốc tế trong công cuộc tranh đấu, nhứt là việc vận động hành lang quốc hội. Trong thời gian ngắn ngủi từ 1967-75, Đệ nhị VNCH đã tạo nhiều thành quả đáng kể trong việc xây dựng và phát triển dù đồng thời phải đối đầu với kẻ thù nguy hiểm cộng sản; Miền Nam có một Hiến Pháp tiến bộ văn minh với tam quyền phân lập, một cuộc cách mạng “Người Cày Có Ruộng” để nông dân sở hữu ruộng đất và hưởng lợi do công sức của mình (Nhà nước CSVN ngày nay cũng chưa ăn năn cải hối về chánh sách Cải cách ruộng đất tại Miền Bắc Viêt Nam vào những năm 1953-56), cũng như những thành tựu của Quân lực VNCH trên chiến trường; những thành tựu đó ít được dân chúng Hoa Kỳ biết đến, mà ngược lại giới truyền thông thiên tả, phong trào phản chiến trắng trợn xuyên tạc cuộc tranh đầu đầy chánh nghĩa của chúng ta. Trong cuộc chiến Việt Nam, chúng ta thiếu sót phần tranh thủ sự ủng hộ của giới truyền thông, trí thức Mỹ, một thiếu sót có tầm quan trọng không kém.

Tưởng niệm Ngày Quốc Hận sau 40 năm Miền Nam sụp đổ, chúng ta ôn lại một số ưu khuyết điểm của cựu đồng minh Hoa Kỳ và VNCH để rút ra một số kinh nghiệm cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CSVN đang hoàn toàn nằm trong tay các chiến sĩ tự do trong nước với sự yểm trợ của đồng bào hải ngoại cho một Viêt Nam tự do, dân chủ pháp trị và sự toàn vẹn lãnh thổ. Cuộc tranh đấu còn đầy khó khăn trước mắt. Nhưng Chính nghĩa tất thắng.

Bác Sĩ Mã Xái

Cựu Dân Biểu VNCH

 

Việt Nam Tôi Đâu – Việt Khang

Việt Nam Ơi

Thời gian quá nửa đời người

Và ta đã tỏ tường rồi

Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lửa khói

Mẹ Việt Nam đau

Từng cơn xót dạ nhìn đời

Người lầm than đói khổ nghèo nàn

Kẻ quyền uy giàu sang dối gian

Giờ đây

Việt nam còn hay đã mất

Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta

Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội

Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu

Là một người con dân Việt Nam

Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm

Người người cùng nhau

Đứng lên đắp lời sống núi

Từng đoàn người đi, chẳng nề chi

Già trẻ gái trai, giơ cao tay

Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược

Bán nước Việt Nam.

 

40 năm mùa Quốc Hận – Phạm Ðức Duy, 27/4/2015

61 năm từ khi sông Bến Hải chia đôi đất nước, 40 năm kể từ ngày miền Nam bị nhuộm đỏ, chắc hẳn chúng ta nay ai cũng hiểu rõ định mệnh Việt Nam không những không hoàn toàn chỉ tùy thuộc vào người Việt, mà nhiều lúc những bước ngoặc lịch sử hoặc những quyết định quan trọng cho số phận đất nước lại nằm trong trong tay các đại cường.

Với sự phát triển của kỹ thuật và thời đại thông tin, ngày nay hầu hết các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội càng mang tính toàn cầu hóa hơn và dĩ nhiên các quốc gia hùng mạnh càng có ảnh hưởng và có thể chi phối các tiểu quốc về mọi phương diện nhiều hơn nữa. Có lẽ hơn bao giờ hết vị thế địa chính trị của Việt Nam đang là con dao hai lưỡi trước những biến chuyển toàn cầu và trong vùng, đậm nét nhất là sự trỗi dậy và bành trướng hung hăng của Trung Cộng (TC), và sự tái cân bằng lực lượng về châu Á của Hoa Kỳ.

Sau nhiều thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, mặc dù hơn 2/3 của gần 1.4 tỷ dân Trung Hoa vẫn sống trong cảnh nghèo khó, TC hiện đã trở thành một đại cường số 2 trên thế giới là điều không thể chối cãi được với 2014 GDP trên $10.3 trillions, hơn xa Nhật đứng hạng 3 với GDP hơn $4.6 trillions, và chỉ sau Hoa Kỳ hơn $17.4 trillions (cả EU gom lại cũng chỉ có GDP $18.4 trillions) [1]. Dựa vào những thống kê, người ta dự đoán nếu không có những điều bất ngờ xảy ra thì GDP của TC sẽ qua mặt Hoa Kỳ trong thập niên tới. Sự thay đổi trong sức mạnh kinh tế dĩ nhiên đưa tới những thay đổi quyền lực chính trị và các lãnh vực khác. Một bằng chứng hiển nhiên vừa xảy ra là việc các chính phủ phương Tây trên thế giới kể cả các đồng minh gần gũi với Hoa Kỳ đã đồng ý tham gia để trở thành các thành viên sáng lập của Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Á châu do Bắc Kinh chủ xướng và lãnh đạo, bất chấp sự phản đối của Washington!

Trung Nam Hải, với giấc mộng bành trướng Ðại Hán, đã, đang và sẽ quyết tâm tranh dành quyền lực và ảnh hưởng với Hoa Kỳ và các cường quốc tự do tây phương qua sự thương mại, đầu tư và khai thác tại Phi châu, Nam Mỹ châu, cũng như ngay ở Úc và các nước Âu châu.

Riêng tại Á châu, “Một vành đai, Một con đường – One Belt, One Road”, bao gồm Con đường tơ lụa vành đai kinh tế – Silk Road Economic Belt (SREB) và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 – 21st Century Maritime Silk Road (MSR[2]) sẽ tăng cường sự hiện diện, vai trò, lợi ích và thế lực của TC tại khắp Ðông Nam Á, Trung Á, Nam Á cho tới cả Trung Ðông, châu Phi và châu Âu.

Ngay tại biển Ðông, TC dùng đường lưỡi bò 9 đoạn, với chiến thuật gặm nhấm các đảo ốc để dành chủ quyền và kiểm soát, quyết tâm biến biển Ðông thành ao nhà của Bắc Kinh.

Hoa Kỳ sẽ có chính sách, chiến lược gì để đối phó với tiến trình trỗi dậy “hòa bình” của TC (China’s peaceful rise) ngõ hầu tiếp tục duy trì vị thế đại cường số một và ảnh hưởng của mình trên thế giới?

Hai bên có thể hòa hoãn và hợp tác một cách tương đối với nhau. Sự năng động của nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, và càng phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều chính sách và lĩnh vực giữa hai nước sẽ khiến cả hai bên tránh né bất kỳ khả năng xung đột vũ trang nào, và tập trung vào các chính sách ưu tiên trong nước của mình trong khi vẫn duy trì hiện trạng địa chính trị trong khu vực.

Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh cũng có thể có mối quan hệ mang tính hợp tác, phối hợp nhiều hơn nữa. Hai bên sẽ cùng đồng thuận là để đối phó với những khó khăn cơ bản trong các mối quan hệ, họ không những chỉ phải chế ngự những khác biệt, mà còn cần thương thuyết và hợp tác trong các lĩnh vực có khó khăn để cùng giải quyết.

Ngược lại, thay vì hợp tác, hai bên cũng có thể leo thang cạnh tranh với nhau. Những khác biệt cơ bản sẽ được chế ngự, nhưng không được giải quyết. Trong trường hợp này, Hoa Kỳ và TC sẽ tranh giành ảnh hưởng chiến lược trên toàn thế giới. Cả hai bên sẽ đẩy mạnh khả năng quân sự để chuẩn bị cho những xung đột lâu dài.

Hoặc trầm trọng hơn, Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh sẽ đi đến thế đối đầu. Cuộc thi đua giữa hai đại cường sẽ ngày càng mang tính chất ý thức hệ giữa mô hình chủ nghĩa tư bản dân chủ và chủ nghĩa tư bản nhà nước tập trung. Ðồng nhân dân tệ renminbi CNY nếu có thể quốc tế hóa sẽ bắt đầu thách thức đồng dollar Mỹ. Riêng tại khu vực châu Á, những xích mích trên biển với TC sẽ có nguy cơ tăng lên đến mức tạo xung đột giữa Bắc Kinh và một nước bạn hoặc đồng minh của Hoa Thịnh Ðốn.

Tại thời điểm bây giờ, Hoa Kỳ với 2 năm cuối của TT Obama và Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ đầu tiên đang nhanh chóng củng cố quyền lực chính trị của mình tại TC, nhiều nhà nghiên cứu, chính trị gia chuyên nghiệp cho rằng đây là cơ hội tốt, hiếm có để Hoa Kỳ và TC tạo một nền tảng cho một quan hệ song phương ổn định, hai bên cùng có lợi về lâu về dài.

Tuy nhiên, sau khi Toà Bạch Ốc đổi chủ vào ngày 20/1/2017 tới đây, sẽ có những thay đổi như thế nào, chưa ai biết được. Ðiều có thể biết được là mối quan hệ và những tương quan giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh cũng như những chính sách, chiến lược của hai bên cho vài thập niên tới có thể sẽ đưa đến những thay đổi to lớn trên trường thế giới trong tương lai và chắc chắn Việt Nam không thể nào thoát ra ngoài bàn cờ này.

40 năm trước, miền Nam rơi vào tay Cộng sản “hình như” vì mối tương quan mới thời đó giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh, vì Chủ thuyết be bờ Containment doctrine tại Việt Nam đã không còn cần thiết, vì kế hoạch giải kết của Hoa Kỳ bỏ mọi cam kết bảo vệ miền Nam, vì thế lực của người gốc Do Thái tại Mỹ [3] và vì nhiều lý do khác nữa…

40 năm sau, bài học chung cho mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, nhất là thế hệ trẻ, là mỗi quốc gia, dân tộc đều có những quyền lợi riêng khác nhau, mọi người dân phải góp phần tranh đấu cho sự sinh tồn chung của dân tộc mình, sự đoàn kết trong phạm vi dân tộc là sự bảo đảm chắc chắn nhất cho sự sinh tồn của mỗi cá nhân [4].

Vì sự sinh tồn chung của dân tộc, Việt Nam trước hết phải thoát khỏi chế độ độc tài đảng trị mang danh “cộng sản” hiện nay, hoàn toàn lệ thuộc vào quan thày TC để duy trì quyền lực, ngõ hầu xây dựng một thể chế chính trị dân chủ, tự quyết, lấy dân làm gốc.

40 năm trước, cái xấu, cái gian, cái tà, cái ác đã thắng một trận chiến, một trận chiến lớn và đã đưa cả dân tộc vào một bước ngoặc thảm khóc và cho chúng ta những bài học chua cay.

Hôm nay, 40 năm sau, cuộc chiến cho sự sinh tồn của dân tộc, cho một Việt Nam thực sự tự do, hạnh phúc, dân chủ pháp trị và toàn vẹn lãnh thổ vẫn đang tiếp tục… và cần sự chung sức của mỗi người con dân nước Việt.

[1]:Theo IMF http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(nominal)

[2]: MSR bắt nguồn từ khái niệm “String of Pearls” (chuỗi ngọc trai) trong một nghiên cứu vào năm 2005 của Mỹ do hãng thầu quốc phòng Booz Allen Hamilton thực hiện. TC không chính thức sử dụng từ ngữ này. Khái niệm “chuỗi ngọc trai” thường được xem là một sáng kiến quân sự, với mục đích cung cấp cho hải quân TC một loạt các cảng trải dài từ biển Đông đến biển Ả Rập.

[3]: Bí Ẩn 30.4.1975, Phạm Trần Hoàng Việt, Tháng Tư Ðen 2010.

[4]: đây là một trong những ý tưởng chính của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, một chủ thuyết tư tưởng về triết học và chính trị, do nhà ái quốc Trương Tử Anh (1914-1946) công bố vào năm 1938 và sau này được Gs. Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990) hệ thống hóa và khai triển thêm để trở thành một chủ nghĩa yêu nước khoa học và hiện vẫn là nền tảng lý thuyết của Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Tân Ðại Việt và Ðại Việt Cách Mạng Ðảng. Có thể tham khảo thêm tại www.tandaiviet.org

 

Luận về tháng 4 Đen, 40 năm ngày Quốc Hận: 40 Năm Phục Hồi Hậu Chiến: Việt Nam So Với  Đức, Với Nhựt, Với Nam Hàn – Phan Văn Song

Đôi Lời Chia sẻ:

Tuần cuối cùng của Tháng Tư Đen, gia đình chúng tôi, có truyền thống là toàn gia đình ăn chay. Ăn chay là ăn toàn rau xanh, không thịt cá thế thôi, không màu mè tương chao, đậu hủ, giả cầy, giả cá gì cả! Ăn để nhớ cái đau thương của đời tỵ nạn. Ăn chay – nói theo phong tục Việt Nam – nghĩa là ăn qua loa, ăn để mà sống. Cơm khoai, bánh mì, rau xanh xà-lách, trái cây,… tóm lại,  végétarien. Gia đình chúng tôi cố giữ phong tục một gia đình Việt Nam ly hương để không quên quê hương nguồn gốc. Truyền thống, phong tục, trong nhà chúng tôi cố giữ cái Đạo Việt, giữ cái Bàn thờ Tổ Tiên.

Đối với chúng tôi, Tôn giáo, Đức Tin phần tâm linh, là Đạo (con đường giữ người) cá nhơn. Truyền thống gia đình, là văn hóa lễ nghĩa chung. Truyền thống đất nước là nguồn gốc chung, là Đạo (Con đường xử thế) Việt. Vì lẽ ấy Bàn Thờ Tổ Tiên phải có. Bàn thờ Tổ Tiên để nhớ nguồn gốc, thờ phượng Cha mẹ, Tổ Tiên, Đất Nước.

Hằng năm hai lần, trong gia đình chúng tôi, Bàn Thờ Tổ Tiên được thắp sáng. Lần đầu, từ ngày 15 tháng 12 dương lịch là ngày mất của Cha chúng tôi, từ nay là Ngày Hiệp Kỵ dòng họ Gia đình, đến ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch mới tắt.

Lần thứ hai là thắp sáng từ ngày 30 tháng ba là Ngày Huế thất thủ – quê quán gốc của dòng họ Phan – đến ngày 30 tháng tư là Ngày Sài gòn mất và đất nước tiêu tùng. Một năm hai lần, một lần Vọng Nhớ Tổ tiên, Nguồn gốc, Cha mẹ – Ơn Đất Nước, Ơn Tổ Tiên. Một lần Nhớ Ngày Tang Dân tộc Ơn Đất Nước Nghĩa Đồng Bào.  Đó là Tứ Ơn: Đất Nước, Tổ Tiên, Đồng Bào và Trời Đất-Tôn Giáo.

Chúng tôi dạy con dạy cháu truyền thống Việt Nam, giữ Tứ Ơn: Trước nhứt Đất Nước Việt Nam, thứ đến Tổ Tiên Việt Nam, Đồng Bào Việt Nam, còn Ơn cuối cùng, Ơn thứ tư là Ơn Tâm Linh-Tôn Giáo tùy cá nhơn con cháu, Phật Chúa đều quý cả vì đó là Đạo, vì đó là Con đường xử thế, con đường giữ mình hằng ngày. Như vậy, Con người Việt gồm có Ba Ơn của Đạo Việt, và Đức Tin Tôn giáo cá nhơn để tu thân giữ mình.

Chúng ta, người Việt tỵ nạn Cộng sản từ 40 năm nay, sống đất người, hội nhập ít nhiều đất người, ngày nay sanh sống rải rác khắp nơi trên thế giới, tùy phong, tùy tục, nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục, sống sao cho hạp lòng người, sống sao cho phải đạo mình, đó thôi !  Có nơi có may mắn, tụ họp đông đủ được một cộng đồng, tạo lập được những nơi sanh hoạt giữ nề giữ nếp Việt, phong Việt, tục Việt, Việt văn, Việt hóa. Nhưng cũng có vài nơi xa xôi, vắng vẻ, nhưng nhờ đất lành chim đậu, vẫn dễ dàng để người Việt chúng ta sanh sống, sanh con đẻ cái. Sanh hoạt hằng ngày có vẻ như người bản xứ nhưng về nhà vẫn cố giữ tục, giữ hồn người Việt. Hồn Người Việt là Tứ Ơn. Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã truyền dạy Giáo dân Phật Giáo Hòa Hảo. Chúng tôi tuy Tôn giáo Tin Lành, đọc Thánh Kinh, giữ lời Chúa, nhưng rất ngưỡng mộ lời dạy Đức Thầy, lấy Tứ Ơn làm kim chỉ nam giữ Đạo Việt, giữ hồn người Việt. Lời Chúa là Tâm Linh giữ Đạo, giữ Đức. Tôn giáo là Đức Tin, là lòng dạ cá nhơn, là lương tâm cá thể chỉ là một trong Tứ Ơn. Ba Ơn còn lại Ơn Tổ Tiên-Cha mẹ, Ơn Đất Nước- Quê hương, Ơn Đồng Bào ấy là linh hồn Việt.

Chúng tôi thường ngưỡng mộ hai dân tộc và cách sống của họ : thứ nhứt là dân tộc Nhựt, ngày ra đường họ mặc âu phục làm việc, tổ chức làm việc rất Âu Mỹ. Tối về nhà, trong gia đình họ là người Nhựt, kimono, ngủ sàn. Dù Đạo Phật hay Đạo Chúa, nhưng vẫn thờ vái, cúng bái, tin tưởng những Kami, tổ tiên truyền thống…Sanh hoạt văn minh Âu Tây, nhưng linh hồn  văn hóa thì vẫn Nhựt Bổn.

Dân tộc thứ hai là dân Do Thái. Đạo Do Thái, có từ ngàn xưa, Thờ Chúa, Đấng Yê-Hô-Vah, giữ Đạo theo lời Chúa, nhưng có những tục lệ nề nếp để nhớ Ơn Xưa. Ngày nay dù 70 năm đã qua, người Do Thái vẫn hằng năm tưởng niệm Shoah Holocaust về những người Do Thái Âu Châu từng bị Nazi Đức sát hại.

Việt Nam ta, ngày Quốc Hận 30 tháng 4, đồng nghĩa với Shoah Do thái, thế mà có người – tuy là cựu nạn nhơn – vẫn đòi bỏ lên bỏ xuống ! Thay tên, đổi họ, mắc cở, hổ thẹn.

Ngày mai, chế độ độc tài Cộng sản đương quyền thế nào cũng phải bị thay thế phải nhường quyền cho một chế độ Dân Chủ Pháp Trị. Mong rằng:

Ngày Quốc Hận cũng phải được duy trì và trân trọng.

Ngày Tang, ngày Đau, ngày Buồn ấy, sẽ là ngày Tổng hợp cho những cái đau thương của đất nước. Ngày Hiệp Kỵ cho những nạn nhơn của những cái tang tóc đau buồn đã qua:  Cải cách Ruộng đất, Mậu Thân Huế, Hoàng Sa, Trường Sa, các nạn nhơn của những cuộc pháo kích bừa bãi, những nạn nhơn đã bỏ mình, nạn nhơn của những cuộc chạy nạn, trong nước : đại lộ kinh hoàng năm 72, đường 19 năm 75, nạn nhơn của cuộc vượt biên khổng lồ  trên biển hay ở biên giới, nạn nhơn của những trại tập trung sau ngày mất nước, hay nạn nhơn của cả cuộc chiến Việt Cộng-Tàu Cộng  năm 1979… để Nhớ, để không Bao giờ Quên, không Bao giờ Lặp lại. Tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư để hằng năm Xá Tội Vong Nhơn, Tha Tội Lẫn Nhau.

Những Gương Sáng Xứ Người, sau 40 Năm Hòa Bình:

Thử nhìn lại, tổng kê tình hình Việt Nam, kết quả xây dựng của 40 năm hậu chiến.

Để làm việc ấy, đầu tiên chúng ta thử nghiên cứu hai bài học với ba gương sáng:

Bài học thứ nhứt, trường hợp hai quốc gia bại trận sau Thế chiến 2. Cả hai, sau năm 1945 hoàn toàn kiệt quệ. Nhựt Bổn lãnh hai quả bom nguyên tử tàn phá tan tành hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Đức thì cả nước đổ nát, Berlin thủ đô, Dresden, Hambourg, những thành phố hoàn toàn bị thiêu rụi.

Bài học thứ hai, trường hợp Nam Hàn, Đại Hàn Dân Quốc, một quốc gia có một quá trình lịch sử tương tự Nam Việt  Nam, Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Đất nước Triều Tiên hay Hàn Quốc, cũng là một bán đảo, cũng hình chữ S, cũng bị chia hai, một bên chiếu theo vĩ tuyến 38, một bên thì vĩ tuyến 17. Cũng hai miền Nam Bắc, cũng hai chế độ hoàn toàn tương phản nhau. Hai Miền Bắc, Bắc Việt với Bắc Hàn, độc tài Cộng sản gia đình Con Ông Cháu Cha Đảng Trị và Kinh tế chỉ huy. Đối lại,  hai miền Nam, Nam Hàn và Nam Việt, chế độ Cộng Hòa Tự Do Dân Chủ Pháp Trị Hiến Định với nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa, thị trường Tự Do. Cả hai Nam Hàn và Nam Việt đều bị hai Miền Bắc Cộng sản xua quân cưởng chiếm, cả hai đều toàn dân nổi dậy tự vệ chiến đấu.

Nam Hàn may mắn hơn được cả Liên Hiệp Quốc ký Nghị Quyết ủng hộ. Nam Việt ta vô phước hơn, chỉ Huê kỳ và vài đồng minh chịu giúp đở mà thôi.

Nam Hàn có phước, Trung Cộng còn yếu ớt, chưa phải địch thủ của Huê Kỳ. Nam Việt ta vô phước, Trung Cộng đã được Huê Kỳ đi đêm tạo thế để chống Liên Sô, cho vào Liên Hiệp Quốc bằng cách hất cẳng Trung Hoa Tự Do Đài Loan ra. Nam Việt ta càng vô phước hơn, khi Huê kỳ đi đêm với Trung Cộng, trước để xé cặp bài trùng Liên Sô Trung Cộng, sau để biệt lập Liên Sô hầu đem đến sự sụp đổ của Bức Tường Bá linh vào năm 1989, nhưng phản phé đồng minh Nam Việt trong chiến thuật be bờ, báo hại cả tới 3 triệu dân Nam Việt phải đành ly hương tỵ nạn. Nam Việt Nam làm con vật hy sanh trên bàn phé quốc tế.

Nhựt bị chiếm đóng bởi Quân đội Mỹ, mặc dù Nhựt Hoàng vẫn được duy trì. Nhục nhã thay! Các samourai oai phong, hào hùng ngày nào, nay làm công làm thợ cho ngoại nhơn, các thiếu phụ, nữ nhơn đài các Nhựt phải làm Geisha để khách Mỹ mua vui!

Đức tình trạng còn bi thảm hơn, bị xé làm bốn mảnh do bốn cường quốc phe thắng trận chiếm đóng. Ngay cả thủ đô Berlin, cũng bị chia làm bốn khu vực. Nhục nào cho bằng! Hận nào cho bằng! Dòng giống Aryen, các hiệp sĩ Teutons, các anh hùng Walkyries hào hùng từ nay phải chăm chỉ phục vụ các thứ dân loại hạng hai, dòng giống lai căng kém văn hóa!

Việt Nam năm 1975, trái lại, phe miền Bắc, phe Cộng sản quốc tế thắng phe Tự do Tư bản Chủ Nghĩa. Trên đất Việt, theo lý thuyết và nguyên tắc chánh trị không còn bóng ngoại quốc, chỉ có người Việt cai quản người Việt.

Tại Âu Châu, ngay sau Thế chiến vừa chấm dứt, lập tức một bức màn sắt rủ xuống phủ kín phía Đông Âu, trùm kín các quốc gia do Liên Sô Cộng sản và Hồng quân giải phóng với lý thuyết quản trị và cai trị kiểu Cộng sản độc tài, kinh tế chỉ huy tem phiếu Đảng trị. Phía Tây Âu trái lại vẫn tiếp tục giữ nền sanh hoạt Tư bản Tự do, tư nhơn tư hữu, kinh thương, công nghiệp tự do, tự do đi lại, tự do ngôn luận, hàng hóa thông thương dư giả, giá cả theo nhịp cung cầu. Về mặt chánh trị, chế độ dân chủ hiến định pháp trị, bầu cử tự do mỗi người một lá phiếu, luật pháp phân minh, tam quyền phân lập…Nói tóm lại hoàn toàn dân chủ, công minh, rõ ràng, đa nguyên, đa đảng, quyền công dân, quyền con người được tôn trọng.

Tại Á châu, Nhựt hoàn toàn bị quân đội Mỹ chiếm hẳn, Đại Hàn, phần đất Nhựt thuộc, bị chia làm hai theo vĩ tuyến 38. Phần Bắc do quân đội Liên Sô giải giới và chiếm đóng. Phần Nam thì nằm dưới chế độ do quân đội Mỹ quân quản. Chiến tranh lạnh ở Á Đông nhanh chóng thành Chiến tranh nóng. Quân Cộng sản Bắc Hàn cùng với quân Trung Cộng âm mưu xâm lược miền Nam Đại Hàn. Ba năm (25/06/1950 – 27/07/1953): Nam Hàn được Liên Hiệp Quốc ủng hộ, Mỹ và đồng minh đưa trên 1 triệu quân tham chiến. Phía Nam Hàn và đồng minh thiệt hại 400 ngàn người với riêng 57 ngàn người phe đồng mình chết. Phe Cộng sản Liên Sô và Trung Cộng đưa vào cũng cả triệu quân nhưng thiệt hại nặng nề hơn vì chiến thuật biển người thí quân của Trung Cộng, trên 800 ngàn quân Trung Cộng chết và bị thương. Phần dân chúng thì đã có trên 2 triệu nạn nhơn của cả hai miền. Thủ đô Séoul Hán Thành hoàn toàn bị thiêu rụi.

40 năm sau:

40 năm sau, 1993, tuy không Thống Nhứt được nhưng Nam Hàn hay Đại Hàn Dân Quốc- DaeHan Minguh đã là một con Rồng lớn về Công nghệ. Với diện tích 99 ngàn cây số vuông, với 49 triệu dân, Nam Hàn là quốc gia phồn thịnh đứng hàng thứ 12 trên thế giới. Tổng số thu hoạch đầu người là 26 ngàn Mỹ kim (so sánh Việt Nam 2 ngàn Mỹ kim). Chúng ta ai ai cũng biết một vài thương hiệu nổi tiếng như Samsung, như Huyndai, … hai đại công nghiệp Đại Hàn : Tin học và Xe Hơi…Chưa kể ngành đóng tàu của Đại Hàn, năm 2014, đứng hàng đầu quốc tế, Hyundai dẫn đầu về đóng tàu.

Gương sáng ấy đáng để Việt Nam suy nghĩ và học theo không?

Cũng tại Á Châu, Nhựt Bổn ngày nay là một cường quốc kinh tế, đứng hàng thứ ba trên thế giới, sau Huê Kỳ và Trung Cộng. Nhựt Bổn, sau khi bị hai quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố lớn, phải đầu hàng đồng minh do Huê kỳ lãnh đạo. Chỉ năm năm đầu khó khăn, quét dọn tổ chức, chấp nhận sự tủi nhục của quân quản ngoại nhơn. Nhưng qua năm thứ sáu,  từ năm 1950 đến 1960 trong vòng 10 năm, nền kinh tế Nhựt vực dậy như một phép lạ. Chỉ 19 năm sau, năm 1964, Nhựt đã đủ sức để tổ chức Thế Vận Hội Thể Thao quốc tế. Thành công ấy vỏn vẹn tất cả chỉ chưa đầy 20 năm! Chưa đầy 20 năm, các hãng xưởng chẳng những đã phục hồi sản xuất, mà còn biến thành những thương hiệu số một, số hai quốc tế, Fujitsu, Toyota, Mitsubishi, Honda, SeiKo, …sản xuất xe hơi, sản xuất máy móc, sản xuất tin học, máy chụp hình, TV, radio, hoá học, Y tế, …Tuy nước Nhựt đất hẹp người đông, nhưng nông nghiệp được chánh phủ tài trợ để cố gắng độc lập lương thực (40% tự túc lương thực)… Nước Nhựt là Đảo, là Biển! Vì vậy cần phải có tàu để đánh cá tìm lương thực! Giàn tàu đánh cá Nhựt lớn nhứt thế giới. Lo lương thực nhưng cũng phải lo làm ăn! Giàn tàu thương nghiệp cũng đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hy lạp thôi! Muốn có tàu thuyền, muốn có ngành hành hải lớn, phải có xưởng đóng tàu! Nhựt lúc ấy đã đứng hàng đầu về ngành đóng tàu.

Tóm lại, 1945, nước Nhựt là một đống tro tàn, đất Nhựt bị quân đội Huê Kỳ chiếm đóng! 40 năm sau, 1985, Nhựt là cường quốc kinh tế số một ở Á Châu, cường quốc kinh tế số hai sau Huê Kỳ. Gương sáng cho Việt Nam!

Đức, trường hợp còn đặc biệt hơn nữa. Nếu Nam Hàn ngày nay vẫn chỉ là phân nửa của bán đảo Triều Tiên. Người dân Triều Tiên thì vẫn còn bị chia cắt. Đức sau 45 năm chia cắt đã thống nhứt lại được và sau một thời gian hy sanh khó khăn gian khổ, đã chiếm lại vị thế số một cường quốc kinh tế Âu châu.

Đức, sau khi thất trận đã bị xé làm bốn mảnh: bốn quốc gia thắng trân chiếm đóng bốn vùng. Nhưng vừa sau khi thắng trận xong, căn nhà Đức chưa yên ổn, thì nước Đức lại bị chia làm hai. Chiến tranh lạnh Đông Tây. Chiến tranh lạnh giữa hai chế độ, hai ý thức hệ, hai phương pháp quản trị nước, hai quan niệm kinh tế khác nhau, thậm chí tuy cùng ngôn ngữ, cùng gốc văn hóa, nhưng hai vùng Đông Đức – Tây Đức lại đã biến thành hai nền văn minh, hai văn hóa khác nhau với hai suy nghĩ khác nhau. Chúng tôi nói dông dài về Đức để thông cảm và hiểu rõ cái khác biệt của những dân tộc bị lịch sử chia cắt và không cùng sống chung một nền tảng chế độ quản trị và suy nghĩ.

Cũng như Việt Nam, cũng như Triều Tiên, Đức sau khi bị chia cắt, hai miền sống riêng biệt nhau, tạo ra hai nhơn tố con người khác nhau. Không chỉ riêng về quan niệm quản trị kinh tế: bên tự do tạo con người phóng khoáng, sáng tạo, đầy nhơn bản tánh, biết đùm bọc, biết thương yêu nhau, biết tạo một xã hội liên đới hổ tương nhau. Trái với phía dân chúng sống dưới chế độ cộng sản xã hội chủ nghĩa. Mặc dù chế độ Cộng sản được đặt tên là Cộng, mặc dù có tên gọi là Xã hội, như tất cả đều rất vị kỷ. Sống sanh hoạt tập thể, nhà tập thể, ăn tập thể, nhưng con người cứ phải co rúm trong cái vị kỷ sanh tồn của bản thân. Giành nhau sắp hàng, để lo mua miếng ăn, miếng uống, tem phiếu, chia phần giành giựt. Càng cố gắng chia phần đồng đều, lại càng canh chừng, dòm ngó, xem ai hơn ai. Ăn gian, mánh mung, nói láo, tố cáo, rình rập… chế độ cộng sản tạo ra những con người hoàn toàn ích kỷ vì phải sống còn. Đó chỉ là nói về con người! Còn về phần cơ cấu tổ chức, vì tất cả là của chung, con chung không ai khóc, nên nhà nước vẫn xìu xìu ển ển … Cả nước sống cho qua ngày. Ngày nay, bốn nước Cộng sản còn lại trên thế giới, Tàu Trung Cộng, tuy đệ nhứt thiên hạ thế giới về kinh tế, tuy đang xưng hùng, xưng bá ở Vùng-Á Đông, Biển Đông, nhưng dân chúng vẫn còn nghèo. Bắc Hàn thì khỏi nói, là một anh chàng nguy hiểm, có sức mạnh nguyên tử, sức mạnh quân đội, có thể gây nguy hiểm cho toàn vùng và cả thế giới, nhưng dân chúng có những năm từng thiếu nguồn lương thực phải đi ăn xin, cứu đói. Còn Cu Ba! Cu Ba đang được Mỹ bỏ cấm vận, vì kiệt quệ tài chánh. Dân Cu Ba, cũng như dân Việt Nam sống nhờ kiều hối của dân tỵ nạn Cu Ba gởi về bơm máu. Và cuối cùng là Việt Nam!

Xin trở về trường hợp nước Đức để lấy tấm gương sáng. Nước Đức thoạt đầu bị chia thành bốn vùng do bốn quân đội bốn quốc gia thắng trận chiếm đóng. Ba vùng, Pháp Anh Mỹ, cùng chế độ quản trị chánh trị kinh tế, nên sau hai năm hoàn toàn phối hợp thành một. Nhờ chương trình Marshall, tên của vị Tướng Huê kỳ tạo một sức mạnh kinh tế để tái kiến trúc Âu châu, chẳng những để phục hồi nước Đức  và dân Đức mà còn giúp đở cả các quốc gia Âu châu từng bị tàn phá bởi chiến tranh. Sau Thế chiến 2, vai trò Huê kỳ ảnh hưởng mạnh đến những thành tựu về mặt sức mạnh kinh tế, chánh trị và quân đội của Tây Âu. Thế chiến vừa xong, Âu Châu lại bị chia thành hai khối Đông Tây. Một bức Màn Sắt trừu tượng phủ khắp bầu trời các quốc gia Đông Âu, đại diện bởi Bức tường thực thể xây bằng gạch và giây kẻm gai cùng mìn và vọng gát chạy dài trên cả ngàn cây số để chỉ chia rẻ người dân Đức. Ngay từ năm 1948, ba năm sau hòa bình, dân chúng Đức đã phải sống trong chia rẻ.

Phía Tây, Tây Đức, thành lập một quốc gia Liên bang Đức, Tự do, Hiến Định, Pháp trị, Đa nguyên Đa Đảng. 40 năm sau, 1985, Tây Đức là cường quốc số một Âu Châu.

Thời điểm ấy, Huê Kỳ là số một về kinh tế, về quân sự. Và hai quốc gia bại trận Nhựt và Đức lại là số 2 và số 3 thế giới!

Quý vị chắc ai cũng biết tên các thương hiệu Đức và chắc ai cũng mê chọn những món hàng của Đức về phẩm chất: từ xe hơi, Mercedes, Audi, BMW, VW, đến hóa học BASF, dược phẩm Bayer, đến cơ khí…Siemens, Krupp…máy bay với tập đoàn Airbus cùng với các quốc gia láng giềng là Pháp, Ý Tây Ba Nha…

Năm 1989, bức tường Bá linh sập, nước Đức thống nhứt. Tây Đức ôm gánh nặng phục hồi Đông Đức. Tất cả bao khó khăn, dân Tây Đức đều gánh chịu. Chỉ sau vài năm, ngày nay Đức phục hồi vị trí số một Âu Châu. Tổng Sản lượng ngày nay là 3,500 Tỷ Mỹ kim, đứng hàng thứ tư thế giới;

Thử làm Bảng sắp hạng.

Năm 2013: Tổng sản lượng

1/ USA 13, 340 tỷ Mỹ Kim,  2/ Trung Cộng 9, 300 Tỷ MK, 3/ Nhựt Bổn 5,000 Tỷ MK, 4/ Đức 3,500 Tỷ MK, 5/ Pháp 2,700 Tỷ MK, 6/ Vương Quốc Anh 2,400 Tỷ…

So sánh Việt Nam 57/ 170 Tỷ MK

Và Tổng sản lượng đầu người – thứ hạng thế giới

9/ USA 53 ngàn MK, 16/ Đức 45 ngàn MK, 24/ Nhựt 38,500 MK, 20/ Pháp 44 ngàn MK… 81/ Trung Cộng 7 ngàn MK và Việt Nam 1,900 MK đứng hàng thứ 134.

Tất cả có 184 quốc gia được sắp hạng.

Như vậy, năm 2013, Tàu đứng hàng thứ hai thế giới về Tồng Sản Lượng, đất nước giàu có nhưng dân Tàu vẫn nghèo với 7000 dollars bình quân mỗi người.

Thử chia cho 12 tháng, lượng tháng sản xuất khoảng 503 dollars tháng. Các bạn nghĩ thế nào? Với con số ấy? Còn riêng về Việt Nam miễn bàn nếu lấy 1900 MK chia làm 12 = 158 MK tháng. Mỗi đầu người Việt Nam bình quân tạo chưa đầy 160 MK cho đất nước.

Do đâu có sự cách biệt giữa Việt Nam với Đức, Nhựt Bổn, Đại Hàn như vậy?

Con người?

Tiềm năng, sức mạnh của một quốc gia chính là con người.

Người Việt Nam, gốc văn hoá khác chi Nhựt (Và) và Đại Hàn. Cùng Văn hóa gốc Hán, Tam giáo, Khổng, Lão và Phật.

Cũng bị hoạn nạn. Nhựt tiêu tùng sau hai quả Bom nguyên tử, bị Mỹ quân quản. Nhục nào cho bằng!

Đại Hàn bị chia cắt, chiến tranh Quốc Cộng, gia đình phân chia hai miền. Khổ đau nào cho bằng!

Họ là người Á đông như người Việt Nam! Họ biết làm lụng cam khổ, họ biết nương tựa gia đình, nương tựa xóm làng, láng giềng, bà con! Nước Nhựt ngày nay là con Rồng Kinh tế đệ nhứt Á Châu! Nam Hàn ngày nay là Con Hổ Kinh tế một trong những con Hổ Kinh tế Á châu với Hong Kong, Đài Loan, Singapore! Hãy nhìn xem và lấy đó làm gương, các con Hổ Kinh tế ấy lẫn cả Con Rồng Kinh tế vẫn là những quốc rất ít tài nguyên thiên nhiên. Toàn là đất hẹp người đông, chen chúc nhau mà sống. Tài nguyên của họ là CON NGƯỜI.

Cả nước Đức cũng vậy, Đức ở Âu Châu, Đức Thiên

Chúa giáo, gốc Tin lành Cơ Đốc Luther, đông hơn Thiên Chúa La mã. Dân tộc Đức sở dĩ phát triển mạnh hơn các dân tộc láng giềng là nhờ vào những đức tánh cần cù, chịu khó, và đặc biệt kỹ luật, biết vâng lời chấp hành kỹ luật lệnh trên.

Dân tộc Nhựt và dân tộc Đại Hàn cũng vậy. Nhẫn nại, kỹ luật, kỹ thuật, tổ chức, ngăn nắp, sạch sẽ.

Còn người Việt Nam chúng ta thì sao? Người Việt Nam có đầy đủ đức tánh của một dân tộc nếu được đặt trong một môi trường tốt thì sẽ phát triển tốt. Bằng chứng, chỉ trong vòng 40 năm có mặt ở Hải ngoại, các con em hậu duệ Việt Nam đã hội nhập dễ dàng vào xã hội của quê hương thứ hai.

Chỉ cần hai thế hệ, con người Việt Nam đã biến thành những công dân tốt cho xứ sở thứ hai.

Thế thì tại sao ở quê nhà, trong tình trạng đất nước hiện nay, người Việt Nam quốc nội đã không phục hồi lại được xứ sở? Hỏi là trả lời. Phải chăng, người Việt Nam bị những « rào cản » chận đứng mọi sáng kiến, mọi ý chí, mọi con đường để phát triển, xây dựng cá nhơn, xây dựng xóm làng, xây dựng xứ sở đất nước. Rào cản nào?

Chế độ Chánh trị:

Với một chế độ chánh trị chỉ biết kềm kẹp, đàn áp con người. Một chế độ chánh trị chỉ biết dạy con người biến thành những con vật, chỉ biết tuân lệnh. Cầm quyền bằng nói láo, cầm quyền bằng hăm dọa, cầm quyền bằng bao tử, bằng tem phiếu, xin cho thử hỏi làm sao người dân Việt có thể phát triển nổi?

Một đất nước mà lòng tự hào được đo lường bởi sự hy sanh. Một đất nước mà tự hào đỉnh cao trí tuệ là do dám giết giặc. Một đất nước mà gương sáng là một câu chuyện (bịa) rằng một thằng bé tự tẩm xăng đốt. Không biết tôn trọng mạng sống của mình là không biết quý trọng cái ơn của cha mẹ đã dày công dạy dổ nuôi nấng mình thành người. Không biết trọng mạng sống của mình, cả mạng sống của tha nhơn, sẳn sàng bắn vào đầu, đập vào óc người, sẳn sàng chôn sống 5000 thường dân vô tội ở Huế. Ai ra lệnh thảm sát 5000 thường dân Huế? Không ai cả, chế độ dạy quân đội Việt Cộng giết người. Lúc hoang mang, hỗn quân hỗn quan, sợ quá giết người thôi là chuyện dỉ nhiên. Giết vì sợ, giết vì lo cho ngày mai, giết vì mất hy vọng, sợ rằng, e rằng. Việt Cộng đâu có chánh sách chiêu hồi đãi ngộ, kêu cánh chim tìm về tổ ấm như chế độ Miền Nam Việt Nam, đã đãi ngộ người trở về.

40 năm cầm quyền! Năm nay, những người bạn Pháp du lịch về Việt Nam vẫn còn thấy trẻ con ăn xin, bán vé số…Chúng tôi thường nói với bạn bè người ngoại quốc đi du lịch Việt Nam: «Hãy đo lường nền văn minh Việt Nam phát triển bằng cách đứng vào lúc 11 giờ sáng ở chợ Sàigòn, hay chợ Bình Tây để xem trong một chu vi 10 thước vuông thì sẽ đếm xem có bao nhiêu trẻ con có mặt và ăn xin hay bán vé số! Ở Pháp giờ ấy không có con nít ngoài đường. Trẻ con đều phải đi học cả».

40 năm vẫn còn người buôn gánh bán bưng, vẫn còn cu li – cửu vạn vác vay, vác  mướn, vẫn còn hàng quán ngồi xệp bên vỉa hè, vệ đường.

Các cán bộ Nhà nước Cộng sản khi xuất ngoại du lịch hay công tác có nhìn xem các đời sống các quốc gia như Đức như Nhựt không? Có so sánh với nước ta không?  Có thẹn với lòng không? Có mắc cở với gia đình, với con tim mình, với bà con cô bác, rằng mình đã đi lầm đường không? Có bao nhiêu cán bộ biết ngồi khóc bên hè phố Sài gòn như Dương Thu Hương? Bao nhiêu cán bộ bỏ Đảng bỏ xứ, bỏ chức, bỏ phận, vứt lon, vứt lá, huy chương quân hàm để sống đời tỵ nạn trong một căn nhà nhỏ tại một ngoại ô Paris như Bùi Tín ? Bao nhiêu? Đếm chưa đầy bàn tay, ít quá! Bao nhiêu? Ít quá! Là thảm trạng của Việt Nam. Không tiến được, không mở mắt được. Bịt miệng, bịt mắt, bịt tai, Cả nước Việt Nam! Ba con khỉ bịt mắt, bịt tai bịt miệng để sống qua ngày! Mãi mãi người Việt Nô Lệ.

Kết Luận:

40 năm, rồi sẽ 50 năm, rồi sao nữa?

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, 40 năm nô lệ giặc Cộng. Gia tài của mẹ một lũ khù khờ, bịt mắt, bịt miệng, bịt tai. Không Thấy, Không Nghe, Không Nói!

Ngó gương người, 40 năm người Đức Nhựt dựng lại Nước.

Nhìn lại ta, 40 năm Đảng Việt Cộng chỉ biết trị dân và Bán Nước.

Chừng nào còn Đảng Việt Cộng, thì người Việt vẫn còn nô lệ. Muốn phát triển, muốn có Tự do, có Độc lập, có Dân chủ phải Thoát Cộng.

Tất cả những vấn nạn hiện tại hay tương lai, như Hán Hóa, như mất hải đảo, mất Biển Đông đều do Đảng Cộng sản cầm quyền tạo thành.

Thoát Cộng sẽ giải quyết tất cả. Môt chế độ dựng lên bằng kiểu cướp chánh quyền, bằng tuyên truyền láo khoét, bằng giáo dục dỏm, bằng bằng cấp mua, bằng ngoại giao xin cho, thì phải dẹp bỏ. Dẹp bỏ xong cái chế độ ấy, người Việt Nam mới tìm thấy lại những sự thật.

40 năm quá dài! Đủ rồi! Mong rằng tất cả người dân Việt thấy được sự thật để mà vứt bỏ mầm nguy hại nầy!

Mong lắm!

Hồi nhơn Sơn, tháng Tư đen thứ 40.

Viết cho ngày Quốc Hận.

 

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lý Thường Kiệt

30/04/75, nếu Hà nội thua cuộc – Nguyễn văn Trần

Vài lời về ngày 30/04

Năm nay, 30/04 tới với người Việt nam hải ngoại sôi nổi hơn hẳn các năm trước. Đài TV, phát thanh, báo chí giấy và mạng đồng loạt nhắc tới dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Với lý do 40 năm ? Nhưng con số 40 năm được ghi đậm nét.

Phải chăng những người nặng nợ với 30/04 nay đã thấy già yếu, không dám nghĩ tới năm mất nước thứ 50 ? Các thế hệ sau có nghĩ tới 30/04 cũng không được trọn vẹn như họ. Hay lại nghĩ khác hơn hoặc không nghĩ tới.

Nhắc tới 30/04, người nói tháng 4 đen, kẻ chọn quốc hận. Với họ, dứt khoát không ai có quyền quên hay bôi bác ý nghĩa của ngày 30/04, tuy cách nay đã 40 năm. Vì nó thiêng liêng. Nó là cả nước Việt nam của những người mất nước. Nó là linh hồn của hằng triệu người hi sanh trên chiến trường, mất mát trên đường tìm tự do, …Người Do thái có shoah hay holocauste thì người việt nam mất nước có ngày 30/04. Ngày nay, sau hơn nửa thế kỷ, người Do thái vẫn nhắc nhở nhau shoah để giử gìn ký ức tập thể và tìm thủ phạm để truy tố.

Cá nhơn mất ký ức, lịch sử mất nước sẽ phai nhạt.

Quốc hận là tiếng được nhiều người chọn để cho ngày 30/04 có nội dung lịch sử của nó. Theo Hán việt từ điển của Đào Duy Anh, « hận » có nghĩa là oán giận. Như « hận nhập cốt tủy » là oán giận thấu đến xương, đến tủy.

Còn Đại Từ Điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý Chủ biên, Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam ở Hà nội xuất bản năm1999, định nghĩa hận là lòng câm giận sâu sắc với kẻ hại mình. Như hận thù, câm hận.

Nghĩa thứ hai, hận là buồn dây dứt vì không làm được như mong muốn. Hận vì thua mất, …

Qua định nghĩa trên đây, Quốc hận là người dân cả nước oán giận, căm giận sâu sắc những kẻ hại mình làm nước mất, nhà tan …Sau 40 năm, quốc hận nếu có dịu đi thì trở thành nổi buồn ray rứt của những người Việt nam mất nước mà vẫn không thực hiện được điều như lòng mong muốn …

Nhìn nước Việt nam ngày nay, người nặng lòng thương nước có thấy oán hận không ?

Việt nam qua những con số

Ngoài những thảm nạn xã hội do chế độ gây ra, nội tình việt nam bất ổn vì độc tài làm lòng dân căm hận, đối ngoại, chẳng những lệ thuộc Tàu mà còn mất lãnh thổ và lãnh hải cho Tàu. Thực tế Việt nam ngày nay được thế giới nhìn qua những con số thống kê :

“ Về dân số, Việt nam đứng thứ 13 của quốc gia đông dân, thứ 61 về diện tích đất đai, thứ 33 quốc gia có bờ biển dài, 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng, thứ 5/20 quốc gia sản xuất lúa gạo.

Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, và văn hóa… do quản lý quá tồi.

Về giáo dục, theo chỉ số Human Development, Việt nam đứng thứ 121/187, về trí tuệ, thứ 108/130, về ô nhiễm, thứ 102/193, về thu nhập tính theo đầu người, thứ 123/180, về tham nhũng, theo Transparency International, thứ 116/177, về tự do ngôn luận, thứ 174/180, về phẩm chất đời sống của người dân, được 22.58 điểm, thứ 72/76, về y tế, thứ 160/190.

Việt nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa sau các nước khác ? Chỉ có cái đảng cộng sản ở Hà nội có thể trả lời vì cái đảng này cai trị toàn diện và triệt để xứ Vìệt nam từ 40 năm nay, sau khi cướp được trọn vẹn chánh quyền. Nhưng trả lời được chỉ khi nào đảng cộng sản dám tháo gở bộ máy độc tài kìm kẹp xã hội và nhứt là thoát khỏi vòng vô minh về tiền bạc.

Nhà cầm quyền ở Việt nam vẫn đổ lỗi cho tình trạng đất nước tụt hậu là do chiến tranh tàn phá nhưng không nói ai làm chiến tranh và làm chiến tranh cho ai ?

Cùng chịu hậu quả chiến tranh, trong lịch sử phục hồi và phát triển đất nước, có hai nước Đức và Nhựt là hai trường hợp điển hình cần học hỏi.

A / Trường hợp nước Đức

1 – Dưới chế độ Quân quản

Thế chiến kết thúc, các cường quốc Huê kỳ, Anh và Pháp chiếm phía Tây Đức quyết định đưa cho Tây Đức một bản hiến pháp để tổ chức chánh quyền và xã hội tái thiết đất nước. Tháng 7/1948, Ban Quân quản chuyển cho các vị Tổng trưởng-Chủ tịch Tiểu bang (Ministre-Présidents des Lander) những tài liệu nêu lên những yếu tố then chốt để soạn thảo bản hiến pháp, gọi là những tài liệu Francfort.

Người Đức tiếp nhận không mặc cảm. Họ xem xét và đúc kết lại thành bản hiến pháp của Tây Đức, chấp thuận và ban hành ngày 8 tháng 5/1949, dưới tên gọi “ Luật Căn bản ” vì họ  muốn dành “ Hiến pháp ” cho nước Đức thống nhứt. Đến khi nước Đức thống nhứt ngày 3 tháng 10/1990, “ Luật Căn bản ” vẫn tiếp tục áp dụng và trở thành Hiến pháp, với vài tu chính.

Bản văn thể hiện ý muốn sâu xa của nhơn dân Đức rút ra bài học thất bại của Cộng hòa Weimar và chống lại chế độ quốc xã, quyết tâm bảo vệ những quyền tự do căn bản. Về điểm này, sự bảo đảm các quyền tự do căn bản không phải ghi ở phần tiền văn như hiến pháp của Cộng hòa Pháp hay ở phụ lục (Bill of Rights) như hiến pháp Huê kỳ, mà ghi nguyên vẹn ngay trong thân bản hiến pháp.

Hơn nữa, mọi sửa đổi luật căn bản qui định những nguyên tắc về phẩm giá con người, về quyền phản kháng bảo vệ chủ quyền quốc gia, về tổn thương đến tự do dân chủ, đều bị ngăn cấm. Nhờ đó mà tinh thần dân tộc Đức mạnh, toàn dân đoàn kết phát huy nội lực phát triển đất nước.

2- Hậu quả chiến tranh

Ngày 8 tháng 5/1945, thế chiến kết thúc, nước Đức bị tàn phá sạch. Người ta nói nước Đức trở về thời điểm Zéro (0) hay “ nước Đức của Năm 0 ”, để mô tả tình trạng cực kỳ thảm hại hoặc ý muốn nêu lên khái niệm Đức phải bắt đầu lại làm một cuộc hành trình mới xây dựng xứ sở từ đầu.

Dân Đức hằng chục triệu người sống trong khốn cùng, không có chổ ở, không có thực phẩm, phải đi về nhà quê tìm lương thực. Quân nhơn rả ngũ, tù nhơn ra về, Đông Đức trục xuất nhiều người Đức qua Tây Đức, tất cả làm cho cái ăn, cái mặc, chổ ở càng thêm khốn đốn. Sau chiến tranh, có 12 triệu người cần nhà ở.

Đồng Minh cung cấp thực phẩn tính 1800 calories /người/ngày. Nhà thờ cho thêm nhưng vẫn không đủ.

Ở Hội nghị Postdam, Đồng Minh quyết định tháo gở 1800 cơ xưởng chiến tranh của Đức, thu hồi vật liệu như phần đền bù chiến tranh. Mỹ và Anh giới hạn việc tháo gở, muốn giử lại để củng cố nền kinh tế Đức.

Năm 1947, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Ông George C. Marshall, đề nghị « European Recovery Program ”, quen gọi là “ Plan Marshall ”. Chương trình này nhằm giúp tái thiết Âu châu, đồng thời cũng nhằm ngăn chận sự bành trướng của cộng sản. Có 16 nước tham gia nhưng vài nước Đông Âu từ chối vì bị Liên-xô ngăn cản. Mỹ chi phí tất cả 12 tỷ đô-la, dành cho Tây Đức 1, 5 tỷ.

Đông Đức tái thiết chậm hơn Tây Đức. Để đền bù chiến tranh, Đức phải trả cho Liên-xô 20 tỷ đô-la, đó là lý do làm cho tình hình tái thiết cho tới năm 1948 chưa được cải thiện.

Tiếp theo, Liên-xô tái thiết Đông Đức theo mô hình kinh tế liên-xô. Chấm dứt chế độ tự do và kinh tế thị trường. Nhà nước tịch thâu những cơ xưởng lớn bìến thành xí nghiệp nhà nước hoặc công ty quốc doanh, chỉ chừa lại xí nghiệp nhỏ thủ công và nhà hàng ăn còn tư nhơn. Đến năm 1950, nhà nước đưa những cơ sở nông nghiệp nhỏ vào hợp tác xã. Chánh sách tập thể hóa và kế hoặch hóa sản xuất của Staline từ đây tiêu diệt những sản xuất nhỏ tư nhơn.

Sự tái thiết Đông Đức vì đó không hiệu quả làm dân chúng bất mản. Năm 1953, được tin Staline chết, 60 000 thợ thuyền xuống đường đòi hủy bỏ chế độ sản xuất tập thể, bầu cử tự do, …bị xe tăng liên-xô đàn áp đẩm máu.

Staline đề nghị 2 nước Đức thiết lập quân đội quốc gia để quân đồng minh sẽ rút về trong vòng một năm nhưng Thủ tướng Đức Adenauer và Đồng Minh từ chối vì thấy đó chỉ là thủ đoạn nhằm cộng sản hóa trọn vẹn nước Đức.

3 – Thu hồi độc lập

Nhận thấy Tây Đức bảo đảm được tính dân chủ cho chế độ, Mỹ, Anh và Pháp đồng ý khôi phục chủ quyền cho Thủ tướng Adenauer, ngưng tháo gở cơ sở kỷ nghệ, giúp tân trang để phục hồi kinh tế mau chống.

Thủ tướng Adenauer mở rộng quan hệ ngoại giao với Âu châu, Tây Đức trở thành hội viên của nhiều tổ chức quốc tế, chấm dứt qui chế bị chiếm đóng năm 1955. Ông đưa ra ý kiến thống nhứt chánh trị Âu châu được các chánh khách lớn như Churchill, Schuman, Alcide De Gasperi hưởng ứng và các dân tộc âu châu nên hợp tác nhau chặt chẻ hơn. Hội đồng Âu châu ra đời với 10 nước tham dự, Adenauer đặc trách bảo vệ nhơn quyền và dân chủ, cả văn hóa và xã hội. Tổng trưởng Ngoại giao Pháp, Ông Schuman, đề nghị đặt sự sản xuất than và thép của Pháp và Đức dưới một thẩm quyền chung, đồng thời thành lập một tổ chức cho nhiều quốc gia âu châu tham gia. Cộng đồng Âu châu ngày nay ra đời từ đây.

Xã hội Tây Đức do kinh nghìệm đau thương qua chế độ quốc xã và chiến tranh đổ nát từ từ chuyển mình vững chắc theo dân chủ tự do dưới sự lãnh đạo khéo léo của Thủ tướng Adenauer.

Kinh tế Tây Đức phát triển như một phép lạ cho tới năm 1973 gặp cuộc khủng hoảng dầu hỏa. Tình hình gay gắt thêm do cạnh tranh giữa Âu châu và Á châu khi kinh tế các nước bắt đầu đi vào hướng toàn cầu hóa.

Đồng thời, về mặt xã hội, dân chúng mở ra những  cuộc thảo luận về tương lai của Nhà nước Phúc lợi (Etat-Providence). Văn hóa xã hội thay đổi, tinh thần con người phóng khoáng, bắt đầu thị trường tiêu thụ mở rộng, …

4 – Tái thiết

Năm 1957, Liên-xô phóng vệ tinh spoutnik làm cho Tây phương lo sợ lúc nào đó có thể bị Liên-xô tấn công nhưng Tây Đức lo sợ hơn về mặt kỷ thuật sẽ bị phía Đông Âu qua mặt. Năm 1964, Tây Đức mở rộng giáo dục đến các cấp vừa lo đào tạo những thế hệ tương lai nhằm canh tân kỹ thuật và kỹ nghệ Tây Đức.

Sự đóng góp rất quan trọng của nền giáo dục Đức cho chương trình hậu chiến nhờ nó mang đậm chất “Nhân bản – Trải nghiệm – Thực tế”, lấy “người học làm trung tâm” nhằm cân bằng và phát triển được ba yếu tố cần thiết để trẻ bước vào xã hội sau này là  : Tính cách cá nhân (tính cách, thái độ, các mối quan hệ, nhân cách), tính chuyên nghiệp (tri thức, khả năng tư duy) và tính thực tiễn (cách thức vận dụng, khả năng sáng tạo).

Nhờ những đổi mới này mà Tây Đức phát triển mạnh, nhanh về kinh tế và xã hội. Cùng lúc, việc mở rộng giáo dục cũng giúp đông đảo tuổi trẻ vào đại học. Khi ra trường, chúng nó tủa ra khắp nơi làm việc để giúp xã hội phát triển đồng bộ. Tiếp theo, số thanh niên học xong trung học và giáo chức gia tăng nhờ chánh phủ từ 1963 tới 1975 đầu tư vào giáo dục 46,5 tỷ đức mã, ưu tiên xây dựng nhiểu Đại Học mới ở nhiều nơi.

Phải nói trong những năm 60, xã hội Tây Đức chuyển biến vô cùng tích cực, lấy những giá trị qui chiếu mới tập trung về cá nhơn, như sự thành công của cá nhơn và sự tiêu thụ. Những thay đổi này, trước tiên, nhờ ở tình hình kinh tế phát triển tối ưu, và cũng nhờ ở xã hội Tây Đức ngã theo hướng mỹ hóa mà vẫn giữ được sự đồng bộ trên cả nước. Phẩm chất đời sống cải thiện đề cao giá trị cá nhơn. Năm 1968, những thay đổi này dồn dập hơn do thế hệ sinh viên mới tiến lên. Xã hội Tây-Đức chuyển mình đổi mới sâu xa nhưng vẫn còn vài mặt giử truyền thống và bảo thủ.

Nước Đức chuyển mình thay đổi do sự xuất hiện một xã hội tiêu thụ. Có hiện tượng mới này vì kinh tế phát triển, đưa xã hội từ tình trạng thiếu thốn mọi thứ tới có đầy đủ mọi thứ, từ nghèo khổ qua mọi người có ăn, có để. Lúc đó, kinh tề tăng trưởng từ 5 tói 7%, lương bổng tăng, điều kiện làm việc được cải thiện rất nhiều, 40 giờ / tuần, nghỉ có lương từ 3 tuần lên 5 tuần / năm.

Người dân Đức vừa có tiền, vừa có thì giờ để tiêu xài.

5 – Thống nhứt trong hòa bình

Từ năm 1969, Thủ tướng Tây-Đức Willy Brandt thực hiện một chánh sách nhằm tiến tới làm cho 2 nước Đức gần lại nhau hơn. Năm 1972, một hiệp ước căn bản được hai bên Đông-Tây ký kết cho phép trao đổi đại diện ngoại giao và năm sau gia nhập Liên Hiệp Quốc (Đông Đức có 16,5 triêu dân, 10 triệu mỹ kim xuất cảng ; Tây-Đức có 56, 5 triệu dân và 75 trìệu mỹ kim xuất cảng). Hai nước Đức vẫn riêng biệt cho tới khi bức tường Bá-linh sụp đổ năm 1989, chắm dứt chiến tranh lạnh, kết thúc số phận cộng sản liên-xô và đông âu. Vào mùa thu năm 1990, ngày 3 tháng 10, hai nước đức thống nhứt, Đông Đức về với Tây Đức để ngày nay có một nước Đức dân chủ, tự do và cường quốc âu châu.

Tưởng cần nhắc lại vài điểm quan trọng để thấy nước Đức quả thật là một tấm gương tái thiết và phát triển thành công. Chế độ giáo dục và đào tạo của Đức dạy trẻ con học hỏi hiểu biết thật sự, làm việc đạt kết quả hoàn hảo. Công nhơn đoàn kết bảo vệ quyền lợi công nhơn nhưng vẫn không quên quyền lợi chủ nhơn. Không có tinh thần xung đột giai cấp, theo khái niệm mác-xít, công nhơn bị chủ nhơn bốc lột nên phải giết chủ nhơn như ở Pháp. Một trường hợp đáng ghi nhớ. Cách nay ít lâu, hảng xe Volkwagen bị lỗ, chủ nhơn hợp với nghiệp đoàn công nhơn thông báo sẽ phải giảm bớt công nhơn để giải quyết tình trạng tài chánh xí nghiệp. Nghiệp đoàn quyết định công nhơn chấp thuận giảm lương 15% để tránh một số công nhơn bị nghỉ việc. Từ đó, Volkwagen ổn định sản xuất và giử được thị trường.

Về chánh quyền hiện tại, Bà Thủ tướng Merkel, gốc Đông Đức cũ, tiết gìảm chi phí tối đa cho ngân sách quốc gia, làm việc tận tâm, tận lực cho nước Đức nhưng lại sống vô cùng đơn giản. Chánh phủ của bà chỉ có 8 Tổng Bộ trưởng và tất cả 300 nhơn viên các loại, các cấp, quản lý nước Đức gần 90 trìêu dân. Công xa của Thủ tướng phủ chỉ có 37 chiếc. Cũng như những cộng sự viên, bà ở căn nhà (appartement) của bà, trả điện, nước và các chi phí khác bằng tiền lương 15 830/ tháng của bà. Khi di chuyển xa, tất cả đi xe lửa hay máy bay của hàng không Đức.

Đất nước giàu mạnh và ổn định chỉ khi nào người dân biết thương nước, chánh quyền có khả năng, lương thiện, đầy tâm huyết.

B / Trường hợp Nhựt bổn

1 – Thời gian chiếm đóng và khởi điểm tái thiết

Trong Đệ II Thế chiến, chỉ có nước Nhựt bị 2 trái bom nguyên tử và thất trận. Tổng thống Harry Truman của Mỹ đã quyết định dùng bom nguyên tử sau khi nghe Thủ tướng Nhựt, Ông Kantaro Suzuki, tuyên bố ở buổi họp báo là « không biết tối hậu thư ở Potsdam là gì cả » (đòi Nhựt đầu hàng vô điều kiện vì Đồng Minh sửa soạn chiến thắng).

Ngày 14 tháng 8/1945, Hoàng Đế Showa (Hirihito), sau khi xem xét sự tổn thất do hai trái bom gây ra và Liên-xô đang chiếm Manchukuo, tuyên bố đầu hàng.

Tướng Douglas Mac Arthur của Mỹ lãnh nhiệm vụ chiếm đóng nước Nhựt bại trận thể thảm, có những thành phố đổ nát tới 40%. Ông yêu cầu đừng đưa ông Vua và Hoàng gia ra trước Tòa án Quốc tế Nhơn quyền Tokyo. Nhà vua chấp nhận những điều khoản của bản tuyên bố Potsdam với điều kiện ông vẫn giữ những đặc quyền của nhà vua.

Mỹ chiếm nước Nhựt từ 1945 tới 1952. Thời gian này, Mỹ cải tổ sâu xa nước Nhựt về mặt chánh trị, thanh lọc (200 000 người bị thanh lọc) và dân chủ hóa, về mặt văn hóa-xã hội, cải tổ hệ thống Thần đạo Quốc giáo dạy ngưòi dân tuyệt đối tuân phục nhà vua mà trở về như một tín ngưởng bình thường, xóa bỏ hệ thống quí tộc và về kinh tế, phá bỏ những phe cánh tài phiệt để nhằm phá vở chế độ dân tộc cực đoan và quân phiệt Showa, lấy chế độ dân chủ làm nền tảng.

Quân quản Mỹ đưa cho Nhựt một bản hiến pháp theo mô hình dân chủ tây phương, xét lại vai trò nhà vua không còn nắm giử quyền chỉ huy tối cáo lực lượng quân sự cũng như mọi quyền chánh trị, mà chỉ là tiêu biểu cho sự thống nhứt quốc gia, vỉnh viển từ bỏ chiến tranh, giải thể quân đội hoàng gia, …

Quyền lực quốc gia từ nay do luỡng viện Quốc hội nắm giử. Phụ nữ có quyền bầu cử. Thiết lập quyền tự do báo chí, xóa bỏ công an chánh trị, xóa bỏ giai cấp quí tộc, ngoại trừ hoàng gia nhưng chỉ tính con cháu trai của nhà vua mà thôi.

Mỹ xóa bỏ phe phái tài phiệt nhưng cải tổ trở thành những tập đoàn kỷ nghệ mới và lớn để phát triển kinh tề nhựt.

Trong thời gian bị chiếm đóng, Nhựt bắt đầu một sự thay đổi văn hóa quan trọng do lính mỹ đem lại như âm nhạc, ẩm thực, y phục, thời trang phụ nữ,…

2 – Khôi phục nền độc lập

Ngày 8 tháng 9/1951, Nhựt ký kết tại San Francisco Hiệp ước chấm dứt chiến tranh Thái Bình dương và tổ chức nền hòa bình giữa Nhựt và đa số các nước Đồng Minh, trừ Liên-xô, Tàu, Ấn độ,…. Hiệp ước đồng thời chấm dứt tình trạng nước Nhựt bị chiếm đóng, ngoại trừ Okinawa còn Mỹ cai quản để ngăn ngừa hiểm họa cộng sản bành trướng. Một Hiệp ước thứ hai qui định Nhựt, về an ninh, phụ thuộc vào Mỹ và Mỹ có quyền đơn phương quyết định về quân số Mỹ trên đất Nhựt.

Sau chiến tranh Triều tiên, Nhựt nắm giữ vai trò chiến lược trong chiến tranh lạnh.

Năm 1960, nhờ tài ngoại giao khéo léo, Nhựt ký kết một Hiệp ước mới với Mỹ qui định lại tương quan quân bình về qưân sự giữa hai nước. Mỹ cần tham khảo Chánh phủ Nhựt để quân đội Mỹ đồn trú trên đất nhựt hoặc đưa võ khí nguyên tử vào lảnh thổ nhựt. Mỹ và Nhựt duy trì những đặc quyền giữa hai nước.

Tiếp theo, Nhựt tiến tới quan hệ song phương với những nước Á châu-Thái Bình dương như Đài-loan, Liên-xô,…

Sau cùng, ngày 18 tháng 12 / 1956, Nhựt gia nhập Liên Hiệp Quốc.

3 – Vươn mình lên cao

Vào đầu thập niên 50, cán cân thương mải của Nhựt bị thâm thụt : 407 triêu đô-la năm 1953 và qua năm sau, 794 đô-la. Nhờ chiến tranh Triều tiên làm thay đổi kinh tế nước Nhựt. Quân đội Mỹ đặt hàng các xí nghiệp nhựt giúp Nhựt thu nhiều ngoại tệ, lên tới 1, 32 tỹ đô-la vào cuối năm 1959 và Nhựt chỉ còn mất 140 trìêu đô-la cho cán cân ngoại thương. Ngoài ra, Nhựt còn học được ở Mỹ cách sản xuất lớn và kiểm soát phẩm chất hàng hóa. Người công nhơn nhựt được đánh giá và đề cao qua khả năng sản xuất và tinh thần tôn ti trật tự, trong một xã hội kết hợp chặc chẽ.

Sự thay đổi văn hóa còn thể hiện rỏ qua đám cưới của Thái tử Akihito với con gái của một nhà kỷ nghệ gốc thứ dân. Phe bảo thủ phản đối nhưng dân chúng ủng hộ vì cho đây là một biểu tượng đổi mới và dân chủ hóa thật sự nước Nhựt. Trên khoản đường dài 8, 8 km, có nửa triệu người đứng chào mừng hôn lễ.

Năm 1965, Nhựt ký Hiệp ước với Nam hàn, nước bị Nhựt chiếm đóng, để bình thường hóa bang giao giữa hai nước.

Và lúc này, kinh tề Nhựt cũng bắt đầu phát triển mạnh, sản lượng quốc gia tăng 11, 5 % năm. Năm 1968, sản lượng nội địa của Nhựt đạt được 150 tỷ đô-la, vượt qua Đức.

Đồng yen bám chặc đồng đô-la từ năm 1949, 1 đô-la bằng 360 yens, nhưng tới năm 1971, tiền mỹ thả nổi vì bỏ bản vị vàng, đồng yen bắt đầu cao giá.

Khi chiến tranh việt nam kết thúc, Nhựt tăng cường quan hệ ngoại giao và thương mại với các nuớc Đông-Nam Á.

Kinh tế nhựt tăng trưởng, một phần, cũng nhờ dân số tăng do người Nhựt ở hải ngoại thời Nhựt chiếm đóng hồi hương và mặt khác, mức sanh đẻ từ sau 1945 cũng gia tăng.

Suốt trong ba thập niên 1960, 1970, 1980, kinh tề nhựt phát triển ngoạn mục. Từ năm 1968, Nhựt trở thành cường quốc thứ nhì thế giới. Từ những năm 1980, sự tăng trưởng và đổi mới phưong pháp làm việc của Nhựt ảnh hưởng rất mạnh đến các nước Đông-Nam Á làm cho các nước này cũng lần lượt phát triển.

Kết luận

Điều đáng ghi nhận khi xem lại trường hợp 2 nước Đức và Nhựt bắt đầu tái thiết xứ sở là cả hai đều biết mình thua trận. Những anh hùng dân tộc làm chiến tranh bành trướng bị đưa ra xét xử trước Tòa án Nhơn quyền quốc tế Nurenberg và Tokyo. Là một nổi nhục lớn ! Nhưng họ vẫn có niềm tự hào dân tộc, yêu nước thật sự, sáng suốt chọn bạn, lấy việc tài thiết đất nước từ hoang tàn đổ nát làm mục tiêu tối thượng.

Hai ông Adenauer và Yoshida, là người có thực tài và đạo đức, chấp nhận hợp tác thật lòng với Huê kỳ, kẻ đã đánh bại mình, không chút mặc cảm. Cả hai ông đã khéo léo, chỉ vài năm sau, cởi bỏ «chế độ bị chiếm đóng» để trở thành nước độc lập, thành viên của Liên Hiệp Quốc và cường quốc ở Âu châu và Á châu.

Hai người đã học được tư tưởng của người xưa «Nhập nô, xuất chủ»!

Về phía Huê kỳ, Huê kỳ đã dự bị chiến thắng nên đã chuẩn bị chương trình hậu chiến cho hai nước bại trận. Ngoài việc giúp tái thiết và phát triển đất nước, Huê kỳ đặt trọng tâm trong quan hệ ứng xử,  xóa bỏ mặc cảm kẻ thua cuộc, xóa bỏ trách nhiệm ở hai nước đã gây ra chiến tranh đau thương cho cả thế giới.

Riêng Nhựt chủ tâm dạy trẻ con nhựt bài học quí giá về đức khiêm tốn «Nước Nhựt nghèo, không có tài nguyên, thiên tai dồn dập, dân Nhựt không anh hùng vì thua trận. Tương lai nước Nhựt là ở lớp trẻ».

Phải chi, ngày 30/04, Hà nội bại trận và học được ở người Nhựt và cả người Đức bài học kẻ thua cuộc thì Việt nam ngày nay chắc chắn không đội sổ về các mặt ổn định và phát triển đất nước hậu chiến !

Việt nam phải chịu bất hạnh vì hoàn cảnh lịch sử đất nước đã lở tạo ra cộng sản tuy đây là điều chẳng có ai mong muốn.

 

Nghị Quyết “KỶ NIỆM THÁNG TƯ ĐEN”

California ra Nghị Quyết Kỷ Niệm Tháng Tư Đen năm 2015. Nhiệt liệt hoan hô và cám ơn Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn.

VRNs (30.03.2015) – California, USA – “Thượng Viện California, và sau đó là Hạ Viện California, để nhắc nhở mọi người nhớ đến bi kịch làm thiệt mạng nhiều người, quyết định công nhận Tháng Tư năm 2015 là Tháng Tư Đen, một thời điểm đặc biệt cho người dân California tưởng nhớ đến những người thiệt mạng trong suốt Cuộc Chiến Việt Nam, và hy vọng một cuộc sống công bằng và nhân bản hơn cho người dân Việt Nam”.

 Đây là kết luận của Nghị Quyết SCR 29, do Nghị Sĩ Janet Nguyễn giới thiệu đã được Thượng Viện California thông qua hôm thứ năm, ngày 26.03 vừa qua.

SCR-29- Black April Memorial Month

– XÉT RẰNG, 30 Tháng Tư năm 2015 đánh dấu 40 năm kể từ ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản; và

– XÉT RẰNG, đối với nhiều người Việt Nam và cựu chiến binh thời kỳ chiến tranh Việt Nam, những người trực tiếp chiến đấu trong cuộc chiến, và người Mỹ gốc Việt định cư tại Hoa Kỳ, Cuộc Chiến Việt Nam là một mất mát rất lớn đối với người Mỹ, người Việt Nam, và người ở Đông Nam Á; và

– XÉT RẰNG, sau khi miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản, hàng triệu người Việt cùng với gia đình họ đã phải ra đi, đến các quốc gia xung quanh, và sau cùng đến Hoa Kỳ, bao gồm các binh sĩ, giới chức chính phủ, và cả những người từng làm việc cho Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến; và

– XÉT RẰNG, trong cuối thập niên 1970 và giữa thập niên 1980, hàng ngàn người Việt Nam đã liều mình đi tìm tự do trên các con thuyền gỗ nhỏ trôi dạt trên Biển Đông. Những người này sau đó tạm cư trong các trại tị nạn ở Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương, Phi Luật Tân, và Hồng Kông, trong khi có khoảng một nửa số người ra đi bị thiệt mạng trên biển trong lúc đi tìm tự do và dân chủ; và

– XÉT RẰNG, theo thống kê dân số của Hoa Kỳ, có hơn 580,000 người Việt Nam đang sống ở California, đông nhất ở hải ngoại, và đa số cư ngụ ở Quận Cam; và

– XÉT RẰNG, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân chủ, và bảo vệ người dân không bị chính quyền trong nước hà hiếp, là những điều quan trọng mà người Mỹ gốc Việt và các cộng đồng người Việt khắp thế giới luôn quan tâm, đồng thời lên án tình trạng đàn áp nhân quyền vẫn còn tiếp tục xảy ra ở Việt Nam, cùng với tệ nạn lao động trẻ em, buôn người, bắt bớ người vì lý do tôn giáo và chính trị, đàn áp tự do báo chí, bắt người vô cớ, thủ tiêu, và chiếm đoạt đất đai của người dân; và

– XÉT RẰNG, hồi năm 2013, báo cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, cho biết có hơn 120 tù nhân chính trị đang bị giam giữ, và các nguồn tin ngoại giao cho biết, còn có hơn 4,000 bị giam trong trong bốn “trung tâm cải tạo” tại Việt Nam; và

– XÉT RẰNG, chúng ta phải dạy con em chúng ta và các thế hệ tương lai những bài học quan trọng về Cuộc Chiến Việt Nam và những gì đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay, trong đó có cả hoàn cảnh của người tị nạn Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc, là một ví dụ rất mạnh mẽ về giá trị của tự do và dân chủ; và

– XÉT RẰNG, chúng ta, người dân Tiểu Bang California, nên mạnh mẽ giữ vững những nguyên tắc về nhân quyền, tự do cá nhân, chủ quyền đất nước, và mọi người phải được bảo vệ một cách công bằng, theo một thế giới công bằng, tôn trọng luật lệ. Người dân California nên dành ra một thời khắc nào đó vào ngày 30 Tháng Tư mỗi năm để tưởng nhớ các chiến sĩ và người dân thiệt mạng trong Cuộc Chiến Việt Nam để bảo vệ tự do và dân chủ cho miền Nam Việt Nam; và

– XÉT RẰNG, cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp Tiểu Bang California sẽ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư như là một ngày để tưởng nhớ và giữ vững nguyên tắc về nhân quyền.

Vì vậy,

– Thượng Viện California, và sau đó là Hạ Viện California, để nhắc nhở mọi người nhớ đến bi kịch làm thiệt mạng nhiều người, quyết định công nhận Tháng Tư năm 2015 là Tháng Tư Đen, một thời điểm đặc biệt cho người dân California tưởng nhớ đến những người thiệt mạng trong suốt Cuộc Chiến Việt Nam, và hy vọng một cuộc sống công bằng và nhân bản hơn cho người dân Việt Nam; và như vậy,

– Bộ trưởng Thường Vụ California chuyển bản sao của nghị quyết này đến tất cả các cơ quan.

Bản Lên tiếng nhân kỷ niệm 40 năm biến cố 30-04-1975

(Các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam)

Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Kính thưa các chính phủ dân chủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế.

Cách đây đúng 40 năm, ngày 30-04-1975, kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc với bao tang thương đổ vỡ, chôn vùi một chính thể dù còn bất toàn nhưng vẫn có tự do no ấm, và mở đầu cho việc áp đặt chế độ cộng sản lên toàn thể đất Việt.

Nhìn lại những gì mà đảng và nhà cầm quyền Cộng sản đã làm trên đất nước VN từ sau ngày bi thảm và tang thương đó đến hiện tại, chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước, nhận định rằng đây là 40 năm áp đặt chế độ toàn trị và 40 năm tiêu diệt ý thức con người.

1-      40 năm áp đặt chế độ toàn trị.

Khác hẳn mọi chế độ độc tài trong lịch sử nhân loại (phát xít, quân phiệt, tài phiệt, giáo phiệt…) vốn chỉ chú trọng tới một hai khía cạnh của quốc gia xã hội, chế độ CSVN –như mọi chế độ CS khác– đều mang tính toàn trị, nghĩa là muốn quản lý hết mọi phương diện của đời sống xã hội lẫn cá nhân, từ vật chất đến tinh thần..

a-      Toàn trị chính trị:

Đảng CSVN luôn muốn chỉ duy mình cai trị đất nước, không chấp nhận đảng đối lập. Nên sau khi chiến thắng, họ lập tức giam nhốt nhiều năm mọi quân, cán, chính của chế độ cũ và đảng viên các đảng phi Cộng sản; tiếp đến tiêu diệt gọn các nhóm phục quốc bắt đầu xuất hiện rồi còn tạo ra những tổ chức kháng chiến giả hòng gài bẫy người yêu nước. Để chính danh hóa và hợp pháp hóa quyền cai trị độc hữu của mình, Hiến pháp 1980, qua điều 4 (và các HP sau đó cũng vậy), khẳng định đảng CS là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Từ 1975 đến nay, các cá nhân hay tổ chức đòi đa nguyên đa đảng đều bị trấn áp tàn bạo. Tam quyền phân lập biến thành tam quyền phân công dưới sự chỉ đạo của đảng. Nhưng để tránh mang tiếng đàn áp chính trị, CS gọi các “tội chính trị” là tội hình sự, và dùng các điều 79, 88 và 258 Bộ luật Hình sự để trừng phạt “tội” này.

Hậu quả: toàn dân (trừ đảng viên) mất hết mọi quyền chính trị và dân sự, không thể tự chọn người lãnh đạo đất nước, cũng không thể tham gia quốc sự qua việc ứng cử vào quốc hội hay các hội đồng nhân dân. Bầu khí chính trị ngột ngạt, tù nhân chính trị đông đảo (theo thống kê mới nhất, hiện còn 105 tù nhân lương tâm), mọi đảng chính trị bị cấm tiệt. Và sự toàn trị chính trị này cũng là nguyên nhân gây ra các hậu quả kế tiếp.

b-      Toàn trị kinh tế:

Năm1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 254 xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam, phá tan một nền kinh tế trù phú. Song song, đảng đuổi hàng vạn thị dân vùng chế độ cũ đi kinh tế mới để cướp đất cướp nhà. Hậu quả là đất nước đứng bên bờ vực thẳm phá sản, khiến năm 1986 đảng phải đề ra chính sách “Đổi mới”, cải cách kinh tế theo phương thức thị trường. Đời sống vật chất của dân phần nào nên dễ thở, nhưng đảng lại nhân cơ hội hóa thân thành tư bản đỏ. Nên HP 1992 (đ. 17-18) và Luật đất đai 1993 đưa ra khái niệm quái đản: “Mọi tài nguyên đất nước đều thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Quyền tư hữu đất đai bị bãi bỏ; người dân trở thành kẻ đi thuê của nhà nước, đang khi nhiều đảng viên sở hữu hàng trăm héc-ta ruộng vườn. CSVN đưa thêm khái niệm quái đản thứ 2: “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (mà cho tới nay chẳng ai có thể hình dung ra sao) với kinh tế nhà nước làm chủ đạo (HP 1992, đ. 15 và HP 2013, điều 51). Nhiều tổng công ty và đại tập đoàn được thành lập do đảng viên và thân thuộc nắm giữ nhưng rốt cuộc chỉ tham nhũng và thua lỗ, làm thiệt hại ngân sách quốc gia hàng vạn thậm chí hàng triệu tỷ đồng.

Hậu quả: sau 4 thập niên hòa bình, lợi tức đầu người VN năm 2014 chỉ là 1.028 USD (so với Singapore cùng khởi điểm thoát ách thuộc địa: 36.897 USD). Năng lực cạnh tranh của VN hiện đứng chót ASEAN. Mấy trăm ngàn doanh nghiệp tư phá sản. Nhà nước đi vay để trả lãi nợ công 3 tháng 1 tỷ đô; bình quân đầu người từ già đến trẻ phải gánh 1.000 đô nợ… Dân oan lên tới hàng triệu người, dở sống dở chết. Công nhân cũng hàng triệu người bị bóc lột tận xương tủy!

c-      Toàn trị văn hóa:

Ngay sau khi toàn thắng, CS tịch thu phá hủy mọi sách văn học, nghệ thuật, lịch sử của VNCH, bỏ tù vô số văn nhân nghệ sĩ. Nhiều nhà văn phản kháng từng phục vụ chế độ cũng bị đọa đày. Mọi ngành văn học nghệ thuật đều phải đề cao chủ nghĩa, chế độ và đảng CS.

Toàn trị văn hóa đặc biệt thực thi trên lãnh vực giáo dục đại chúng và giáo dục học đường. CS cấm hẳn báo chí tư nhân, nắm hết báo chí các loại, dùng chúng không như phương tiện thông tin đơn thuần mà như công cụ tuyên truyền nhồi sọ công chúng, hướng dẫn lèo lái công luận, bắt nhân dân chỉ biết nói, nghĩ và làm theo mệnh lệnh của đảng. CS cũng tạo ra một đám “trí nô ký sinh” có học vị cao nhưng chỉ biết gian trá và ngụy biện để luôn bênh vực đảng. Tất cả chỉ nhằm cho nhân dân thấy đảng là thần công lý và nguồn sự thật. Giáo dục học đường bị chính trị hóa. Mọi hiệu trưởng đều là đảng viên, triết lý giáo dục là học thuyết Mác Lê và tư tưởng Hồ, không đào tạo giới trẻ thành công dân tự do và trách nhiệm cho đất nước nhưng thành thần dân tùng phục đảng và công cụ phục vụ đảng. Toàn trị văn hóa còn thực hiện qua việc đàn áp tôn giáo bằng bạo lực vũ khí và bạo lực hành chánh (sách nhiễu, cấm cản, bỏ tù, cướp bóc, phá hoại) nhằm ngăn chận các giáo hội đưa vào quần chúng giáo lý đầy tính giải thoát và văn hóa đậm chất nhân bản của mình, ngõ hầu thuyết duy vật vô thần độc tôn thống trị.

Hậu quả: VN nay không có những tác phẩm văn chương, nghệ thuật giá trị; thành tựu khoa học (phát minh sáng kiến) hiếm hoi; trình độ học sinh, sinh viên, chuyên gia thấp kém. Cơ sở giáo dục thiếu thốn và bệ rạc; đạo đức học đường sa sút từ thầy đến trò, đầy bạo hành và gian dối; đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng: dửng dưng, bóc lột, giành giật, lừa đảo nhau; hối lộ tham nhũng, mua quan bán chức là chuyện bình thường; mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, lễ hội nhếch nhác xuất hiện khắp nơi; người ta tự ru ngủ với những kỷ lục lớn, thành tích ảo.

d-      Toàn trị xã hội:

Quyết không để lọt thành phần nào, giai tầng nào trong xã hội, CS tạo ra Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để quy tụ trong đó mọi tổ chức chính trị, kinh tế, dân sự. Mặt trận này hiện có 44 đoàn thể thành viên. Tất cả dưới sự chỉ đạo của đảng, thành phần lãnh đạo là người của đảng, nhắm mục đích tối cao: bảo vệ sự cai trị độc đoán và lâu dài của đảng. Và để việc toàn trị xã hội được bảo đảm, CS biến các lực lượng trong đất nước thành công cụ: quốc hội, tòa án, chính quyền, công an, tôn giáo quốc doanh. Quốc hội biến ý đảng thành lòng dân, xây dựng luật để bắt dân theo ý đảng. Chính quyền dùng nền hành chánh buộc dân tuân hành chính sách đường lối của đảng. Tòa án cấu kết với công tố và điều tra để khiến công lý luôn đứng về phía đảng. Công an làm thanh gươm bảo vệ đảng, không để thằng dân nào động tới quyền lực đảng. Tôn giáo quốc doanh dạy tín đồ luôn vâng lời đảng.

Hậu quả: toàn thể xã hội sống co ro dưới sự dòm ngó, theo dõi, kiểm soát của tai mắt đảng (MTTQ), chẳng còn ai dám bày tỏ ý kiến và tình cảm cách chân thật. Dân kiện người của đảng thì nắm chắc phần thua. Lấy cớ bảo vệ đảng, công an dân phòng đối xử với dân cách vô luật: sách nhiễu, hành hung, đàn áp. Ba năm nay, hơn 260 người chết đang khi bị tạm giam. Hành xử bạo lực của công an gieo giữa xã hội thói quen bạo lực. Người dân hiện chẳng được luật pháp che chở!

2-      40 năm tiêu diệt ý thức con người

Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”. Thực tế, câu đó có nghĩa: “Đảng muốn xây dựng thể chế độc tài toàn trị, phải có những con người bị tiêu diệt ý thức, lương tâm nhưng lại có vai trò trong xã hội trước đã”. Và đó là điều CSVN miệt mài thực hiện 40 năm qua.

a-      Tiêu diệt ý thức đại diện quốc dân nơi thành viên Quốc hội:

Không do dân bầu nhưng do đảng cử, họ hầu như luôn «nhất trí cao» trước ý muốn của đảng. Từ công hàm Phạm Văn Đồng (1958), qua hai hiệp định lãnh thổ và lãnh hải (1999 và 2000), đến chuyện khai thác bauxite (2007), cuộc xây dựng Hiến pháp mới (2013)…  Quốc hội chẳng hề đứng về phía nhân dân mà tìm hiểu, chất vấn, phản biện hoặc kiểm soát, theo dõi, nhất nhất để cho Bộ chính trị và Trung ương đảng mặc sức tung hoành, dù bất lợi cho dân và hiểm nguy cho nước.

b-      Tiêu diệt ý thức phục vụ công chúng nơi nhân viên công quyền:

Được đảng bộ trung ương hay địa phương đặt để chứ không do dân trao quyền, họ luôn cư xử như trời con lãnh chúa, hống hách khinh người, lo tích trữ của hơn phục vụ dân. Bằng chứng: xây cơ ngơi đồ sộ, ăn chặn tiền kẻ nghèo, mặc kệ dân khiếu kiện, đánh phá cướp bóc các tôn giáo, cho Tàu cộng thuê những vùng đất chiến lược làm cảng thương mại, khu du lịch, phố thị thôn làng.

c-      Tiêu diệt ý thức tôn trọng và bảo vệ dân nơi lực lượng công an:

Tự coi như lực lượng bảo vệ đảng, thề tuyệt đối trung thành với đảng, công an trở thành công cụ đàn áp dân oan và giáo oan đòi công lý nhân quyền, «lực lượng đối thọi» với các nhà dân chủ cất tiếng đòi tự do; kẻ hỗ trợ cho công tố và thẩm phán trong các phiên tòa chính trị; nỗi kinh hoàng cho ai bị bắt về đồn do «vi phạm» lớn nhỏ: bị đánh đập dã man, tra tấn đến chết rồi bị vu cáo là “tự tử”!

d-      Tiêu diệt ý thức bảo vệ Tổ quốc nơi hàng ngũ quân đội:

“Trung với đảng” thay vì “Trung với nước hiếu với dân”, được tự do kinh tài, quân đội trở thành công cụ của đảng, chỉ lo làm giàu (hàng tướng lãnh đạo nắm vô số công ty lớn nhỏ), lơ là bổn phận bảo vệ Tổ quốc đồng bào, bỏ mặc ngư dân cho Tàu cộng sách nhiễu, cướp bóc, tàn sát, có khi còn tham gia đàn áp dân lành.  Dẫu từng oai hùng chiến đấu năm 1979 hay anh dũng tử trận năm 1988, quân đội xét chung nay hoàn toàn bị khống chế bởi những tay sai Bắc triều trong Bộ chính trị hay Bộ quốc phòng.

e-      Tiêu diệt ý thức bảo vệ công lý nơi giới luật sư, công tố, quan tòa:

Công an điều tra có khi dùng lường gạt hoặc tra tấn để thẩm vấn, công tố (kiểm sát) với điều tra một lòng một dạ, luật sư nhiều lúc chỉ đứng ra xin khoan hồng, thẩm phán thường có những «bản án bỏ túi» do trên định sẵn. Điều tra, công tố và quan tòa ăn hối lộ là chuyện bình thường, nhiều án oan thậm chí án oan tử hình đã được tuyên nhanh nhưng chậm xét lại. Nói chung, bộ máy tòa án hoạt động vì tiền hoặc vì đảng.

f-       Tiêu diệt ý thức thương xót bệnh nhân nơi giới y sĩ:

Bỏ mặc những ca cấp cứu chưa nộp tiền, khám bệnh một cách chớp nhoáng qua loa, đòi bệnh nhân hối lộ mới săn sóc tốt, cung cấp thuốc quá hạn hay dổm giả, dùng một kết quả xét nghiệm cho cả trăm bệnh nhân, ăn hoa hồng quá độ khiến giá y dược lên tận trời, ưu tiên săn sóc cho đảng viên cán bộ, coi rẻ những ai dùng thẻ bảo hiểm y tế. Nhiều trường hợp bị người nhà bệnh nhân hành hung do thói vô trách nhiệm.

g-      Tiêu diệt ý thức làm chứng cho sự thật và lẽ phải nơi giới tu hành:

Lý luận mình không muốn dính vào chính trị, vô số chức sắc chỉ lo xây dựng điện thờ nguy nga, tổ chức lễ hội rầm rộ, ra ngoại quốc quyên thật nhiều tiền, mà hoàn toàn dửng dưng trước cảnh đồng bào bị đàn áp, xã hội bị băng hoại, tổ quốc bị lâm nguy… Đôi lúc họ chỉ lên tiếng về các nguyên tắc luân lý chung chung (an toàn hơn) chứ không can thiệp vào những trường hợp bất công cụ thể (dễ gặp nguy hiểm).

h-      Tiêu diệt ý thức lương sư hưng quốc nơi giới thầy giáo:

Vô số giáo viên thiếu tư cách, thiếu khả năng (“đứng nhầm lớp”), vô số vụ việc thầy bạo hành trò, đổi tình lấy điểm, bắt nữ sinh làm điếm, bỏ mặc trò cho công an hành hạ; có khi cấm học trò mình biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược. Rồi còn nạn dạy thêm để làm giàu và cho điểm giả để lấy thành tích. Từ đó, sinh ra hậu quả khủng khiếp là sự ngây thơ, chân thật, hiền lành nơi học sinh cũng bị tiêu tùng mất hẳn.

Kết luận:

Nhìn lại 40 năm qua, ai cũng thấy chưa thời nào trong lịch sử Đất nước, lại có một “chính quyền”, “chính đảng” hành xử như một lực lượng ngoại nhập đến thế, chỉ biết kiểm soát, khống chế mọi lãnh vực của đời sống xã hội và con người cách tinh vi và chặt chẽ, với gian dối và bạo hành, để củng cố quyền lực và thâu tóm quyền lợi. Quyền lực và quyền lợi cho mình, cho thân thuộc, cho phe cánh, đang lúc dân chúng trở thành kẻ bị bóc lột, đời sống nheo nhóc, mạng sống bị coi rẻ như súc vật.  “Chính quyền” và “chính đảng” này -do điều hành thất bại mọi mặt và bị Tàu cộng khống chế mọi bề- đang rắp tâm bán nước, sáp nhập VN vào Trung Hoa như một tỉnh lẻ. Chưa thời nào trong lịch sử Đất nước, lại có một dân tộc, một xã hội bị lãnh đạo chính trị coi như con cái để dạy dỗ, con ở để bóc lột, con tin để đem trao đổi đến thế; bị lực lượng cầm quyền không những gây khốn đốn cho cuộc sống về mặt kinh tế, an ninh, môi trường, mà còn gây băng hoại cho nhân cách về mặt ý thức, ý chí và lương tâm.

Nhưng không, hồn thiêng sông núi, tinh thần dân tộc, ý chí bất khuất của giống nòi đang dâng lên trong lòng hàng triệu con dân Việt khao khát tự do, sáng ngời ý thức trách nhiệm với vận mệnh Tổ quốc, nung nấu ý chí và quyết tâm hành động muôn người như một để bằng mọi cách –với sự trợ lực của Đồng bào hải ngoại- tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản đầu độc tâm trí, giải thể chế độ cộng sản tàn hại xã hội và hất cẳng chính đảng cộng sản đã dồn Dân tộc đến bước đường cùng, hầu xây dựng lại một đất nước tràn ngập chân lý, công bình, tình thương và tự do. 40 năm dưới ách độc tài toàn trị này đã quá đủ !!!

Làm tại Việt Nam ngày 25-04-2015

Các tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên

1- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.

2- Giáo hội PGHH Thuần túy. Đại diện: Cụ Lê Quang Liêm.

3- Giáo hội PGHH Thành phố Cần Thơ. Đại diện: Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan.

4- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.

5- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

6- Hội Bảo vệ Quyền Tự do tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân

7- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.

8- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Phan Văn Lợi.

9- Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam: Đại diện: Các bà Trần Thị Hài, Trần Thị Nga, Huỳnh Thục Vy

10- Hội thánh Tin lành Chuồng Bò. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.

11- Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.

12- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

13- Nhóm Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. Đại diện: Ông Huỳnh Trọng Hiếu.

14- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải

15- Phòng Công lý Hòa bình DCCT Sài Gòn. Đại diện: Linh mục Đinh Hữu Thoại.

16- Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.

17- Tăng đoàn Giáo hội PGVN Thống nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh

 

“Đừng nghe những gì cộng sản nói

Hãy nhìn những gì cộng Sản làm”

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Hội Thảo Đặc Biệt Chủ đề: “40 Năm Nhìn Lại” – Mai Thanh Truyết

Do Đài truyền hình Tuổi Trẻ Hải Ngoại BYN 57.3 – Houston, TX, vào lúc 12:30pm, thứ bảy ngày 11 tháng 4, 2015. Tại Ballroom khách sạn Hilton Garden Inn trên đường Beltway 8 góc Bellaire.

Việt Nam Cộng Hòa – Thành Tựu và Sai Lầm

Hỏi: Xin ông trình bày 2 thành quả quan trọng nhất và 2 sai lầm nghiêm trọng nhất  trong lĩnh vực kinh tế trong vòng  20 năm từ 1955-1975 mà các chính phủ của VNCH điều hành quốc gia.

Đáp: Để có được trung thực và khách quan trong phát biểu, tôi nghĩ trước hết cần đặt vấn đề được nêu lên triệt để thoát khỏi luận điệu tuyên truyền gian dối một chiều trong nhiều năm qua từ miền Bắc CS, cho rằng nền kinh tế miền Nam là nền kinh tế phồn vinh giả tạo và gán cho chánh quyền miền Nam nhản hiệu “ngụy”. Thực tế đã cho thấy nền kinh tế miền Nam là nền kinh tế thị trường tôn trọng quyền tư hữu và quyền tự do kinh doanh đang trên đà xây dựng và phát triển. Miền Nam đang trên quá trình từng bước xây dựng và củng cố chủ quyền quốc gia thoát khỏi ách thực dân Pháp, còn Hoa kỳ can dự vào cuộc chiến Việt Nam và ra đi khi đúng thời cơ chính là do quyền lợi của Hoa kỳ trong vùng.

Trước hết, để có một tầm nhìn tương đối khách quan, chúng ta cần đặt mình trong bối cảnh của giai đoạn 1954 – 1963 và 1964 – 1975. Đệ Nhứt Cộng Hòa có rất nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và chấn chỉnh quốc gia Miền Nam Việt Nam, khi tiếp nhận một gia tài không mấy sáng sủa sau hiệp định Geneve, là tại miền Nam, một chánh quyền không có quân đội, trong lúc các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, quân đội do Pháp để lại, còn miền Trung, đảng phái không quy thuận và nhìn nhận chánh quyền mới. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, Ô Diệm đã ổn định được tình hình và mang lại trật tự xã hội do tạo ra được một nền hành chánh thống nhứt từ trung ương đến địa phương qua việc thành lập quân đội, cảnh sát, điều hành quốc gia qua bản hiến pháp và và quốc hội. Tuy nền dân chủ còn non trẻ, nhưng đây là điểm son đầu tiên của chế độ Cộng Hòa, sau một thời gian dài trong thời phong kiến và bị đô hộ.

Từ đó đưa đến sự phát triển quốc gia trong lãnh vực kinh tế, mặc dù Miền Nam trong suốt 20 năm dài triền miên chịu áp lực của Mặt trận Giải phóng miền Nam trong 10 năm đầu, sau đó, trực diện thêm với quân cs Bắc Việt với sự tiếp tay vô điều kiện của Nga Sô và Trung Cộng.

Trong lúc đó, ưu điểm nổi bật nhứt của Đệ Nhị Cộng Hòa là bổ túc Luật Người Cày Có Ruộng ngày 26/3/1967. Hữu sản hóa nông dân qua Luật cải cách điền địa và Luật người cày có ruộng phân phối lại ruộng đất có bồi thường cho các đại điền chủ và sau đó, cấp bằng khoán cho nông dân trực tiếp canh tác không có vấn nạn đấu tố dã man giết hại điền chủ như ở miền Bắc CS và cũng không có vấn đề ép buộc nông dân phải khép mình vào tổ chức hợp tác xả.

Truất hữu ruộng của điền chủ, chỉ cho giữ 10 mẫu mà thôi, và phải bán cho nông dân, mỗi gia đình được 3 mẫu. Chính phủ trả tiền mặt phân nửa số ruộng bị truất hữu theo giá thị trường lúc đó, và phân nửa còn lại bằng một Chứng chỉ truất hữu do ngân hàng Quốc gia bảo đảm.

Từ đó nông dân mới ổn định đời sống vì được cơ giới hóa canh nông và năm 1974, Miền Nam xuất cảng 750.000 tấn gạo dù chinh chiến triền miên do du kích của quân “Giải phóng” lúc đầu, và trận địa chiến của CS Bắc Việt sau đó.

Có thể tóm tắt tổng kết thành quả trong 20 năm qua là: – Ổn định trong nhiều lãnh vực sản xuất thực phẩm và chăn nuôi; – Về kỹ nghệ, khuyến khích phát triển nền sản xuất và công thương nghiệp tư nhân cho các nhà sản xuất và thương nghiệp Việt Nam cố tạo chổ đứng vươn tới trong bối cảnh các thương nghiệp ngoại quốc đã xây dựng cơ sở từ thời thực dân Pháp.

Kết quả là, VNCH đã làm được xe La Dalat, một số máy cày nội địa, bóng đèn neon, sản xuất được bột ngọt cung cấp cho thị trường nội địa và xuất cảng, v.v…(chứ không phải chưa làm được một con đinh ốc trong các con chip cho hảng Samsung như chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay, 2015).

Về phầm yếu điểm, có thể nói trong 10 năm đầu, vì mới vừa qua khỏi “ách đô hộ” của Pháp, do đó, còn quá nhiều công nghiệp kỹ nghệ vẫn còn nằm trong tay người ngoại quốc như đồn điền cao su, hảng đóng tàu Caric, nhà máy nước ngọt và la ve BGI, nhà máy làm thuốc lá Bastos, Melia, Cotab, sản xuất một số thuốc Tây căn bản cho Y tế, đồn điền trà, cà phê, v.v…

Về những mặt phát triển khác, tư bản Việt vẫn chưa dám đầu tư vì tình hình an ninh chưa được ổ định vì sư phá hoại của CS, nhứt là sau năm 1960.

Đối với Đệ nhị Cộng Hòa, vì bị sức ép và sự chi phối của viện trợ Mỹ cho nên sáng kiến kỹ thuật vẫn còn bị hạn chế…

Để kết luận, dù bị phá hoại liên tục, phá hoại hạ tầng cơ sở như cầu đường, những cơ sở sản xuất, khủng bố, ngăn cấm người dân đi lại và sản xuất, nhưng kết quả vẫn không ngăn chận được sự phát triển kinh tế của Miền Nam. Bằng cớ là năm 1974, lợi tức đầu người của người dân Miền Nam là 180 Mỹ kim/người, chỉ dưới Nhận Bản (220$), đứng trên Đại Hàn (160$), Thái Lan (120$), Mã Lai (150$).

So với kết quả ngày hôm nay, Việt Nam thua kém xa các quốc gia vừa kể trên hàng chục lần, như vậy chúng ta thấy rõ ràng là “Ai Thắng Ai”.

 Hỏi: Những lý do của Phe đảo chính đưa ra để thực hiện cuộc chính biến 1963 là gì? Có phải tác giả của cuộc đảo chánh là Hoa Kỳ hay không?

Đáp: Về mặt chánh thức tức mặt nổi bên ngoài, cuộc đảo chánh lật đổ nền Đệ I Cộng Hòa đã diễn ra tiếp theo sau một số xáo trộn xã hội, những cuộc xuống đường, mang bàn thờ Phật bày bên lề đường phản đối Chánh phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, cấm treo cờ Phật giáo ở Saigon cũng như ở Huế, đưa đến việc Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu tháng 6, 1963. Từ đó, phe cánh Phật giáo chống Ngô Đình Diệm đã làm dấy lên và thổi phồng phòng trào bài bác chánh sách gia đình trị trong truyền thông báo chí.  Từ đó, nảy sinh ra sự hình thành của một hình thức giáo quyền manh nha từ cuộc “binh biến” 1-11-1963 cho đến thời Đệ II Cộng Hòa.

Về mặt chìm bên trong, giới Tướng lãnh đã ngầm nhận được sự thúc đẩy của Tình báo Mỹ do nhu cầu cần thay thế Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để tạo điều kiện mang quân Mỹ vào đảm nhận vai trò chủ động trong cuộc chiến Việt Nam theo chiến lược của Mỹ tại Đông Nam Á. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nhứt quyết không chấp thuận việc đưa bộ binh Mỹ vào Việt Nam.

Vì vậy có thể kết luận là các tướng lãnh làm đảo chánh chỉ là những quân cờ do chính sách muốn mang quân Mỹ vào lãnh thổ Việt Nam mà thôi. Và dĩ nhiên, sau khi đảo chánh xong, nội tình các tướng lãnh lại xâu xé nhau, tranh dành quyền lực, và gây khó khăn cho chánh phủ dân sự, để rồi thiết lập một chế độ quân phiệt, và sau cùng chấp nhận cho Hoa Kỳ đổ quân vào Đà Nẳng năm 1965.

 Hỏi: Theo nhận định thì nếu VNCH không rơi vào tay CSVN thì đất nước Việt Nam bây giờ sẽ như thế nào? Xin nói về thể chế Chính Trị – Kinh Tế

Đáp: Nếu VNCH không rơi vào tay CSVN, viễn ảnh một thể chế chính trị ổn định và một nền kinh tế phát triển bền vững chắc chắn sẽ diễn ra cho Việt Nam trong tương lai. Vì:

1- Về mặt thể chế, nội dung bản Hiến pháp VNCH có quy định tam quyền phân lập rõ rệt sẽ có điều kiện thực thi một cách từ tốn và đồng bộ, từng bước thoát khỏi những rào cản của các nhóm quyền lợi quân sự cơ hội, tạo điều kiện cho các nhóm dân sự có căn bản và hậu thuẩn quần chúng thật sự trong dân chúng, hội nhập vào sinh hoạt chánh trị, mở đường cho đường hướng chấp nhận đối lập cần thiết, bảo đảm dân chủnhư cố Giáo sư Nguyễn văn Bông, Thạc sĩ công pháp quốc tế đã triển khai đề tài “Đối lập trong chánh thể dân chủ” trong bài giảng đầu tiên có giá trị lịch sử ngày 1/8/1963 tại Trường Đại học luật khoa Saigon. Nhờ đó, các ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp có điều kiện điều hành xuyên suốt không phải chịu dưới sự lãnh đạo độc tôn toàn trị trong mọi lãnh vực như của riêng đảng CS ở miền Bắc. Gương nước Singapore đã  được bày ra trước mắt trong vùng Đông Nam Á.

2- Về mặt kinh tế, giới nông dân được hữu sản hóa đất đai sẽ có điều kiện phát triển canh tác với những giống lúa thích hợp (cần nên nhớ, Trụ sở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế-IRRI đặt tại Cần Thơ, và sau 1975 di chuyển v36 Manilla, Philippines) với sự hướng dẩn của các cơ quan chuyên môn từng bước xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp chẳng những đủ sức cung ứng nhu cầu tiêu thụ cho người dân mà còn tạo ra một nguồn xuất cảng đem về ngoại tệ cho đất nước với sự hổ trợ của một hệ thống thị trường có tổ chức, có sự hổ trợ của một hệ thống ngân hàng lành mạnh.

3- Về công kỹ nghệ, Việt Nam Cộng Hòa đã hình thành một số cơ sở sản xuất căn bản. Việc tìm ra dầu lửa ở các giếng dầu ngoài khơi biển Đông là một tiềm năng phát triển lớn lao cho VNCH, đã lôi cuốn các hảng dầu ngoại quốc vào hợp tác đầu tư sản xuất, tạo ra một nguồn ngoại tệ có thể giúp VNCH từng bước thoát khỏi các nguồn viện trợ nhứt là từ Hoa kỳ.

Những yếu tố trên sẽ lần lần xây dựng cho Việt Nam Cộng Hòa một nền kinh tế độc lập, làm nền tảng cho chủ quyền quốc gia, phát triển trên căn bản tiềm năng hiện có, không phải lệ thuộc vào sự chỉ huy độc tôn chuyên quyền của một đảng phái chánh trị nào cả.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa – Biến Cố 30 -04-1975

Hỏi: Trong nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hoà với cuộc chiến chống cộng sản và bảo vệ miền Nam Việt Nam. Những chiến lược quân sự nào (chú ý: không phải là trận chiến) mà ông cho là đã thành công, làm cho du kích và quân Bắc Việt khốn đốn.

Đáp: Có nhiều chiến lược dân sự và quân sự đã làm cho du kích và quân cs Bắc Việt khốn đốn là:

1-    Việc xây dựng Ấp Chiến Lược thời Đệ I Cộng Hòa. Đây là một chương trình nhập cảng của Anh quốc làm cho Mã Lai để dẹp các chiến khu sắc tộc và tôn giáo của xứ nầy. Chương trình áp dụng phương châm:”Tát cá khỏi bể nước và đem cá về nuôi trong hồ”. Chương trình có dự định làm thêm như kiểu KitBoutz của Do Thái là thành lập những làng võ trang. Rất tiếc, dưới thời Đệ II CH, Ấp Chiến Lược bị hủy bỏ.

2-    Chiến lược xây dựng và phát triển nông thôn qua kế sách Người cày có ruộng làm ổn định kinh tế nông dân và dĩ nhiên, họ từ chối lời mời gọi của Mặt Trận, cho dù bị khủng bố. Cũng như, Chiến lược chiêu hồi đã tạo điều kiện cho cán binh CS các cấp quay về với VNCH, cung ứng nhiều tin tức tinh báo hữu ích, về mưu đồ và chỉ điểm cơ sở địch. Chúng ta thấy rõ điều nầy sau mỗi một trận chiến, người dân lũ lượt chạy về phía quốc gia…Họ sợ VC như sợ hũi…

3-    Về khía cạnh quân sự, Chiến lược chia vùng chiến thuật làm 4 vùng để phân chia trách nhiệm trong quyết định là cho địa phương có thể giải quyết chiến trường theo điều kiện riêng. Chính điều nầy làm cho Cộng quân khốn đốn vì tính lưu động và phản ứng nhanh của quân đội VNCH. Việc nâng cấp các các tiểu đoàn, lữ đoàn, rồi sư đoàn  chiến đấu di động “tổng trừ bị” (không đóng quân tại chỗ) như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, cũng như các toán Biệt Kích Dù v.v…tăng cướng thêm thế chủ động của QL VNCH.

4-    Ngoài ra cũng cần kể thêm các chiến dịch Phượng Hoàng và Thiên Nga đã dập tan rất nhiều âm mưu khủng bố dân lành, trẻ em hầu tạo ra sự hỗn loạn trong xã hội để làm suy yếu uy tính của chính phủ VNCH. Điển hình là thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế từ ngày 31-1-1968 kéo dài gần 1 tháng sau đó, và cuộc pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường ngày 9-3-1974 do Mặt trận B-2/Quân khu 9 (Hậu Giang) đảm trách. Kết quả hai vụ thảm sát trên là: – Với Huế, có 5.654 người chết, và 1.946 mất tích, 9.776 nhà bị hủy hoại hoàn toàn, 3.169 nhà bị hư hại nặng trên tổng số 17.134 nhà ở Huế căn cứ theo báo cáo của TS Douglas Pike; – Với Cai Lậy, thành quả của VC là 32 em chết, và 55 bị thương căn cứ theo Bộ Ngoại Giao VNCH.

Hỏi: Với tình hình chiến sự thời điểm 30 tháng 4, theo ông nếu Tổng thống Dương Văn Minh không ra lệnh đầu hàng vô điều kiện thì điều gì sẽ diễn ra sau đó?

Đáp: Nếu Ông Dương văn Minh không tuyên bố đầu hàng, thì các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã không tan hàng và đã tiếp tục chiến đấu, có thể trong một số trường hợp, bị đặt trong thế tuyệt vọng, nhưng họ vẩn có khả năng gây thiệt hại đáng kể cho quân Cộng sản. Đồng thời các đơn vị VNCH này, nếu có phối hợp đầu mối chỉ huy cuộc chiến sẽ kéo dài, có thể có những trận đánh lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long (miền Tây) trong một thời gian vài tháng để tái tổ chức cố thủ; nhưng kết quả vẫn không thay đổi được cuộc diện, và sau cùng CS Bắc Việt cũng chiếm trọn miền Nam với nhiều thương vong hơn.

Tại sao tôi nghĩ vậy?

Lý do là vì quân đội miền Nam thực sự là một quân đội anh hùng, gan dạ, với tấm lòng bảo vệ miền Nam sắt son; vì vậy mới có 5 vị tướng tuẩn tiết ngày 30/4/1975. Đó là:

-Thiếu tướng Phạm văn Phú, sau cuộc lui quân từ cao nguyên về, thất bại, ông nhập viện và uống thuốc độc tự tử vào ngày 29 tháng 4, 75.

-Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5, dùng súng tự sát trước sân cờ Bộ Tư Lệnh ở Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương sau khi nghe tướng Dương văn Minh ra lệnh buông súng.

-Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân đoàn 4, sau khi nói lời giã biệt vợ con, ông vào văn phòng, dung súng tự sát lúc 8 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 4, 75.

-Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân đoàn 4, dùng súng tự sát tại văn phòng sáng ngày 1 tháng 5, 75 lúc 7 giờ 30 sáng.

-Chuẩn tướng Trần văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7, Bộ Binh, đã uống độc dược tự tử tại phòng Chỉ Huy ở Mỹ Tho lúc 5 giờ chiều 30 tháng 4, 74.

-Và Trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long tự tử trước trụ sở Quốc hội VNCH, Sài Gòn.

-Và Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị xử tử ở Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm đó.Trước khi bị hành quyết, ông đã dõng dạc tuyên bố:

“Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”.

Sẽ không có chuyện tuẩn tiết vì các tướng tá kể trên không chấp nhận đầu hàng và sẽ đánh trả quân CS Bắc Việt. Và dĩ nhiên, rồi họ sẽ là những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân với cái chết trên chiến trường vì không còn vũ khí, đạn dược một khi Hoa Kỳ muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam và rút quân “trong danh dự” ở miền Nam.

Có thể nói CS Bắc Việt chiếm được miền Nam, nhưng là một cuộc chiến thắng trong “ngơ ngác”. Vì sao? Chúng ta hãy nhìn lại hình ảnh những anh bộ đội tuổi còn trẻ măng, 17, 18 tuổi…đi nghênh ngang trên đường phố Sài Gòn ngày 30/4 năm đó, mắt chăm chú ngó quanh quẩn khắp nơi và choáng ngợp với cái “phồn vinh giả tạo” của Hòn Ngọc Viễn Đông!

Miền Nam thua một trận chiến chứ chưa thua cuộc chiến.

Hiện tại, cuộc chiến vẫn tiếp tục dưới một hình thái khác hơn, và tôi tin tưởng là tuổi trẻ quốc nội với sự tiếp tay của những người con Việt hải ngoại sẽ mang lại tự do, dân chủ, và nhân quyền cho Việt Nam trong một tương lai không xa.

Tha Hương và Tranh Đấu

Hỏi: Xin ông chia sẻ 2 ưu điểm nhất và 2 hạn chế nhất (về mặt kinh tế -Xã hội và đời sống) của cộng đồng người Việt sau 40 năm tị nạn. (chú ý: ưu điểm và hạn chế về mặt Kinh tế -Xã hội và Đời sống chứ không phải về mặt đấu tranh).

Đáp: Dân số người Việt ở hải ngoại theo bảng thống của United States Census năm 2010 có ghi là 1.799.632 người. Hiện tại, ước tính dân số Việt ở Hoa Kỳ năm 2014 là 1.850.000. Theo tác giả Lâm Vĩnh Bình trong sách Giá Tự Do xuất bản năm 2014, thì dân số người Việt hải ngoại được ước tính vào khoảng 4 triệu, trong đó 2,5 triệu “đích thực” là người tị nạn, và 1,5 triệu là Việt kiều ra ngoại quốc với tư cách lao động, làm vợ, du học sinh, và một số nhập cư ở ngoại quốc để làm những việc bất chính khác.

Nói chung, trong số 2,5 triệu người tị nạn, có thể nói về kinh tế, xã hội, đời sống tương đối thành công, và đại đa số hội nhập vào cộng đồng người bản xứ và  các cộng đồng thiểu số khác.

Thế hệ thứ nhứt đã tự lực cánh sinh, dùng đủ mọi cách để đứng dậy lo cho mình, cho gia đình, và làm gương cùng khuyến khích con cái chăm lo và xem giáo dục là cánh cửa chánh bước vào đời sống.

Đến nỗi, ngày nay, cách sống của cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại là giấc mơ của người trong nước. Việt Nam hải ngoại với chủ trương Cộng Hòa, không phải là cánh tay nối dài của hai nền Cộng Hòa trước kia, mà là chủ trương theo chế độ Cộng Hòa với nền dân chủ pháp trị.

Nói về mặt hạn chế của cộng đồng Người Việt tị nạn, là chưa hội nhập hoàn toàn vào dòng chính vì khả năng truyền đạt và hấp thu ngoại ngữ còn hạn chế. Hạn chế nầy đã biến mất đối với các thế hệ, 1,5 và thế hệ 2 sau đó.

Mặt hạn chế thứ hai cũng cần nêu ra là, dù muốn dù không, cộng đồng Việt, do thấm nhuần một nền văn hóa đặc thù Việt Nam, do đó, vẫn còn những cọ sát trong giao tiếp với người bản xứ. Điều nầy cũng là một cản ngại không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhưng, dù phủ nhận cách nào đi nữa, chúng ta không thể phủ nhận được sự thành công của một cộng đồng non trẻ gần 40 năm qua đã vượt trội so với một số cộng đồng thiểu số khác. Con số thống kê vô tình về lợi tức đầu người của người Việt hải ngoại là 55.132$ so với lợi tức trung bình của người Mỹ là 46.882$ đã chứng minh cho sự thành công nầy dựa theo 2006-2010 Census Bureau’s American Community Survey (ACS) công bố ngày 22-4-2013.

Hỏi: Trong tình hình mới, với thực lực hiện nay của các tổ chức đảng phái tại hải ngoại và tiêu chí đặt lợi ích dân tộc quốc gia lên trên hết thì có nên khép lại quá khứ, hoà hợp, hoà giải với CSVN để phụng sự Tổ quốc và chống ngoại xâm hay không?

Đáp: Quá khứ là quá khứ, nói “khép lại” chỉ là một cách nói trên đầu môi chót lưởi mà thôi, và dù có thế nào, nó vẫn là quá khứ. “Hòa hợp”, “hòa giải” dù có được tô son điểm phấn thế nào đi nữa thì vẩn là những biểu thức mị dân tuyên truyền gian dối theo kỷ thuật tinh xảo chỉ có trong đầu óc cọng sản trong sách lược tuyên truyền. Điều nầy chỉ làm lung lạc những người dân thiếu thông tin, không am hiểu, dễ bị gạt.

Cụ thể như trong thời kỳ chiến tranh, các cán bộ thường không ngượng miệng khoe khoang máy bay của ta núp trong các đám mây chờ máy bay Mỹ của đế quốc đến là bắn hạ tan tành! Hay, khoa học gia Trần Đại Nghĩa, chấp nối hai hỏa tiển SAM7 nhằm mục đích tăng cướng khả năng phóng cao hơn để tiêu diệt B52.

Vấn đề đặt ra đối với người Việt quốc gia chân chính, trước hết phải chấm dứt chế độ độc đảng toàn trị, một chế độ mà các nước Đông Âu đã dứt khoát từ bỏ sau khi chế độ Cộng sản Liên Sô sụp đổ. Chính Staline đã từng thốt lên rằng “Once a communist, Always a communist”.

Phát biểu kết thúc chương trình:

Thưa Quý vị,

Suốt buổi hội thảo ngày hôm nay, cá nhân tôi có ý muốn chia sẻ với bà con vài điều cảm nghĩ sau 40 năm, ngày CS Bắc Việt chiếm toàn cõi Việt Nam. Ngày 30 tháng tư luôn luôn là ngày đau buồn của dân tộc, là ngày Grande Journée de Deuil, là ngày Black April…

Cho dù vật đổi sao dời, cho dù hiện đang có nhiều cá nhân, nhiều thế lực muốn thay tên đổi họ ngày nầy, chắc chắn là họ sẽ không bao giờ thực hiện được dù ở bất cứ phương trời nào, đất nước nào; họa chăng, chỉ có thể xảy ra ở đất nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam mà thôi!

May mắn thay, vừa rồi vào ngày 26/3, Thượng viện California vừa chấp thuận nghị quyết do Thượng nghị sị Janet Nguyễn đệ nạp. Đó là Nghị Quyết SCR 29 “Black April Memorial Month” hay “Tháng Tư Đen”. Và Ông Richard Black, Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Virginia đến Little Saigon trong hai ngày để trao tặng cộng đồng người Việt Nghị Quyết SR-455, vinh danh Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa, và đặt vòng hoa lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật, 30 Tháng Ba, 2015 tại Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster, California.

Làm người con Việt, làm sao chúng ta có thể quên được, một khi tuyệt đại đa số dân chúng ở Việt Nam, trong đó có hơn 60% là tuổi trẻ, tương lai của đất nước…phải lao động “khổ sai” để phục vụ cho đảng CS Bắc Việt, trong đó đại diện là 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 160 Ủy viên Trung ương đảng!

Nếu còn có câu kết luận, sau 40 năm nhìn lại, tôi nhìn thấy giá trị thực sự của người lính Việt Nam Cộng Hòa, trong đó gồm luôn cả nghĩa quân và địa phương quân. Giá trị nầy cần được tôn trọng và vinh danh tinh thần bất khuất trước địch quân!

Từ đó, xin nhắn đến những người còn có ý nghĩ trong đầu là có thể kết hợp và tiếp tay với CS Bắc Việt để cùng nhau…chống Tàu là một ý tưởng không tưởng!

Vì sao?

Vì CS Bắc Việt chính là những tay Thái thú của Tàu biết nói tiếng Việt làm sao có thể chống Tàu Phù được!

Cám ơn Quý vị đã lắng nghe.

Trân trọng,

Mai Thanh Truyết

 

Thơ – Nhữ đình Hùng/05.08.2014

VU VƠ (2)
Sai gòn nhỏ nhớ Sài Gòn,
Người lưu dân Việt nhớ non nước mình !
bao sông,bao núi,bao tình,
Người di tản ngẫm chuyện mình mà đau !
Còn chờ,còn đợi bao lâu,
Để cùng nối lại nhịp cầu Việt Nam.
Ngày sông núi được huy hoàng,
Là ngày cộng sản bạo tàn mất đi !
Tử sinh ôi một hạn kỳ,
giữ niềm tin có ngày về quê xưa.

 VU VƠ (5)

Các bạn nhé, lỡ ra mà bạn khóc
Hãy âm thầm cho dòng lệ tuôn rơi
Bạn hãy khóc trong tình thương nhân loại
Cứ khóc đi,vì bạn vẫn là Người.

Tôi vẫn biết có những người cứng cỏi
Cười hiếm hoi mà khóc chẳng bao giờ
Tôi không biết sống một đời thế đó
Biết bao giờ mới có một niềm vui.

Ôi biết khóc là tim còn rung động
Từng giây tơ tình cảm vẫn còn căng
Một xúc động nhẹ nhàng như gió thoảng
Cũng đủ làm xao động những âm vang.

Các bạn hỡi khóc cười trong cuộc thế
Hãy cười chung mà khóc một mình ta
Giọt nước mắt âm thầm ra biển mặn
Muối cô đơn còn biển rất bao la!

Ngó ta này lúc cuối đời

Ngó

Ngó trời, ngó biển, ngó mây,
Ngó năm, ngó tháng, ngó ngày giờ trôi
Ngó ta này lúc cuối đời
Cứ như hạt bụi đang rơi xuống dần!

Bốn mùa

Hồi nào trời mới vào xuân,
Sang hè rồi đã đi dần vào thu,
Trong chăn ngồi ngắm sương mù,
Thấy hoa tuyết rụng, bây giờ đã đông. 

Bạn bè

Hôm nào còn nhậu lai rai
Hôm nay mấy đưá nằm dài đất sâu
Hãt vui khi gặp gỡ nhau,
Nói làm chi chuyện mai sau lìa đàn.

 

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Vội Vã Sang Chầu Tập Thiên Tử – Nguyễn Ngọc Sẵng

Chắc không ai quên việc Trung cộng đem giàn khoan Hải Yến 981 đặt trong phạm vi lãnh hải Việt Nam ngày 1 tháng 5 năm 2014, gây phẫn nộ cho toàn thể đồng bào quốc nội lẫn hải ngoại.  Ở trong tình thế nan giải, đảng cộng sản Việt Nam không có phương cách nào đối phó, họ bèn nghĩ ra cách gởi Nguyễn Phú Trong qua Tàu để năn nỉ, van xin đồng chí vĩ đại thương tình cho cách giải quyết để làm dịu tình trạng dầu sôi lửa bỏng trong nước.

Đang ở thế tự tung tự tác của ông Trời con, Tập Cận Bình lạnh lùng từ chối yêu cầu được triều kiến Thiên Tử của Trọng.  Tập đã tát gáo nước lạnh vào đảng cộng sản Việt Nam, và hí hửng, ngang ngược, thách thức đưa cả ngàn tàu hải giám, tàu chấp pháp, tàu chiến vào lãnh hải của Việt Nam, nơi mà họ đã từng ngon ngọt vuốt ve khi cần với những mỹ từ “môi hở răng lạnh” “người bạn bốn tốt với mười sáu chữ vàng”.  Truyền thông của Trung cộng hằng ngày ra rả chửi bới Việt Nam bằng những ngôn từ thậm tệ nhất.

Bất ngờ tin Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Mỹ, dù chưa biết nghị trình chuyến đi là gì, những vấn đề nào được đưa ra thảo luận.  Nhưng những tên gian xảo Trung Nam Hải đã bàn non tính gìa là sẽ bất lợi cho giấc mơ Trung Hoa của họ, nhất là nếu hàm răng Vẩu nầy bị hở thì bộ răng ăn thịt người của bọn Chệt sẽ bị lạnh.  Họ ra lệnh cho truyền thông của họ dùng lời ngọt ngào, ve vãn và chính Tập ra lệnh “mời” Nguyễn Phú Trọng sang hội kiến.

Lệnh khẩn cấp sang chầu Thiên Tử được giống phèng, đánh trông ban ra.  Dù có thể không biết Thiên Tử sẽ phán điều gì, nhưng ban bệ sẵn sàng, trịnh trọng sắm sanh áo mủ lên đường với chín phần khiếp sợ một phần mừng vui, vì cuộc đời có được một lần diện kiến dung nhan Tập hoàng đế. Trong vội vã đó làm sao họ biết được họ sẽ ký vào bao nhiêu văn kiện? nội dung văn kiện là gì? lợi hại ra sao cho đất nước, cho dân tộc? Nhưng liệu khi nhận ra những bất lợi của văn kiện họ có dám từ chối không ký không?  Họ ra đi với sự phó thác mọi chuyện vào tay giặc Tàu!

Theo BBC, thì họ ký những văn kiện sau đây:

Các văn bản ký kết

– ’’Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020.

Hiệp định về hợp tác dẫn độ.

Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng hai nước về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ.

Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.’’

Hai điều khoản oan nghiệt đem lại không biết bao rủi ro cho đất nước được trích dẫn sau đây:

Việt Nam với Trung Quốc cùng thành lập “Nhóm công tác về hợp tác hạ tầng”. Theo báo chí trong nước thì Trung cộng trúng 90% số thầu từ những cộng trình của Việt Nam nhưng họ không hoàn tất dự án đúng hạn hay bỏ dở, hoặc đòi gia tăng chi phí để họ tiếp tục công trình, hoặc hoàn thành với công nghệ và thiết bị phẩm chất kém, không thể vận hành được như thiết kế, vì thế hạ tầng cơ sở kém hiệu quả, thường xuyên bị trục trặc.  Ký hiệp ước nầy là hợp thức hoá những công trình thiếu chất lượng, tạo thêm điều kiện tham nhũng cho những cán bộ nghiệm thu công trình.  Bởi vậy cán bộ Việt cộng quá giàu và làm giàu quá nhanh.

Việt Nam và Trung cộng chính thức thành lập “Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ”.  Đây là mưu mô bành trướng việc xử dụng đồng Yuan của Trung cộng.  Đầu năm nay, Hiệp Hội Doanh Nghiệp Trung cộng tại Việt Nam và Ngân Hàng Công Thương của Trung cộng đề nghị Việt Nam  xử dụng đồng Yuan (Nhân Dân Tệ) trong các giao dịch tại Việt Nam.  Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, khuyến cáo nhà cầm quyền Việt Nam phải hết sức thận trọng với đề nghị nầy vì: (1) đồng Yuan chưa mạnh trên thương trường quốc tế, (2) đồng Yuan chưa đến mức trở thành loại ngoại tệ được tự do chuyển đổi ra vàng, Mỹ kim và đồng EU, và (3) Việt Nam sẽ có thể có nguy cơ lệ thuộc Trung cộng cả về hàng hóa lẫn tín dụng.

Suy cho cùng, những rủi ro nầy cuối cùng thì dân tộc Việt Nam lại nai lưng ra gánh từ đời cha cho tới đời con, đời cháu chưa hết hậu quả.  Nhưng ông Trọng và phe nhóm thì được lợi không lường, cái lợi trước mắt là củng cố được ghế của họ để tiếp tục thống trị những người cùng đinh, nghèo mạt cùng dòng máu, cùng lịch sử với họ, những người đang hằng ngày chạy ăn hôm nay, nhưng chưa biết ra sao ngày mai. Trong khi đó những ông vua cộng sản bản xứ sống trong những cung đình vượt xa sự xa hoa của những lãnh tụ các nước tư bản.  Ai biết được sau khi ký, Hoàng Đế còn lì xì được gì, đó là thói quen của Tàu sau khi ký hợp đồng là có “tiền bồi dưỡng” cho người ký.  Đó là chưa kể ít ra cũng được hưởng tiệc tùng linh đình do Hoàng Đế ân thưởng.  Nhớ đừng uống rượu Mao Đài để lọt mỹ nhân kế như Lê Khả Phiêu năm nọ.

Mưu mô xảo huyệt của Trung cộng thì khó lường, tốt nhứt là chơi và làm ăn với những kẻ quang minh, chính đại, có luật lệ minh bạch và tránh xa bọn cường sơn thảo khấu mà dân tộc nầy bị đảng cộng sản đem “đặt cược” để đổi lấy vũ khí về gây ra cuộc chiến tương tàn giết hại cả ba triệu dân quân cả nước.  Đừng bao giờ quên và dạy con cháu hãy mãi mãi nhớ bài học đau thương nầy.

Tôi vẫn tin nơi quí vị trí thức trong nước còn có lòng với dân tộc nầy.  Quí vị hãy làm sao cho lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đừng hoang tưởng rằng Mỹ không thể thiếu Việt Mam trong chiến lược xoay trục sang Châu Á Thái Bình Dương vì vị thế địa chính trị của Việt Nam. Làm sao để lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đừng hoang tưởng rằng Mỹ cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Mỹ trong vùng Đông Nam Á. Làm sao để lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hãy chấm dứt việc dùng đất nước, dân tộc Việt Nam để thí nghiệm những chính sách sai lầm của mình nữa.  Hãy để cho đất nước nầy cất cánh cùng các nước tự do châu Á, cho dân Việt Nam có cuộc sống xứng đáng của con người.

Trước mắt và ưu tiên hàng đầu, theo thiển ý, là Việt Nam phải bằng mọi cách đáp ứng những tiêu chuẩn để gia nhập hiệp định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một kế hoạch thương mại được Mỹ đề xướng, thực hiện và hỗ trợ. Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho  nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập với các nền kinh tế phát triển của thế giới; đồng thời tạo điều kiện cho Việt Nam đi vào tiến trình dân chủ hoá đất nước.  Đây là khát vọng của 90 triệu người đang sinh sống tạị Việt nam và cũng là ước vọng của 3 triệu người Việt đang sinh sống ở hải ngoại.

Việc cấp bách thứ hai là phát triển nhanh chóng các hội đoàn xã hội dân sự.  Những hội đoàn nầy làm bước đột phá, đánh tan nỗi sợ hãi của người dân, tạo cho họ sự tin tưởng rằng họ sẽ không bị tiêu diệt bởi bọn côn an cộng sản và mạnh dạn đứng lên tranh đấu và họ sẽ biết rằng quốc tế không làm ngơ trước sự đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Thứ ba, tạo sự kết hợp sâu rộng, bền chặc, tin tưởng giữa những người trí thức trong nước, những đảng viên cộng sản phản tỉnh, những nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ, phong trào dân oan và  những hội đoàn xã hội dân sự.  Chắc chắn sự kết hợp nầy sẽ tạo được những thành quả nhất định và từng bước sẽ đạt được mục đích tối hậu cho cuộc tranh đấu cho đất nước, cho dân tộc, mà thành công khiêm nhường bước đầu là những nhượng bộ, sự lùi bước của nhà cầm quyền cộng sản qua việc ngừng chặt cây xanh ở Hà Nội, lấn/lắp sông Đồng Nai, việc Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu khi tra tấn tù nhân phải thu hình v.v…

Mọi người đều biết đây là con đường tất yếu, là ước vọng của toàn dân, nhưng thực hiện việc nầy không phải đơn giản, dễ dàng vì chính trong nội bộ lãnh đạo đảng cộng sản có nhóm người chống, phá đám kế hoạch nầy.  Họ là phe nhóm thân, tay sai của Trung cộng.  Họ dựa vào sự chống lưng của Trung cộng để bảo vệ ngôi vị của họ và từ ngôi vị đó trục lợi cho cá nhân, gia đình, người thân mình mà ngoảnh mặt với lợi ích dân tộc, đến an nguy của tổ quốc.  Đại diện nhóm nầy không ai khác hơn ông Nguyễn Phú Trọng, người được Thiên Triều vừa triệu về chầu để biến Việt Nam thành phên dậu cho Trung cộng và tiếp tay thực hiện giấc mơ Trung Hoa của Tập.

Những tổ chức, những cá nhân tranh đấu là những người khai phá, đạp chông gai, bức xiềng xích mà người cộng sản đã xiềng dân tộc, xích đất nước nầy 70 năm qua vì quyền lợi riêng tư, ích kỷ của họ. Những hy sinh, những tù tội, những nhục hình mà quí vị hứng chịu, có người nằm xuống để cho dân tộc nầy đứng lên, ngẩng mặt lên với nhân loại.  Lịch sử không bao giờ quên công lao quí vị dù quí vị không đòi và không nhận.

 

Vui cười

1/ Có một vị linh mục lớn tuổi ở một xóm đạo nhỏ. Ông này rất khó tính và nhất là rất ghét Cộng Sản. Nhưng chính quyền Cộng Sản địa phương không làm gì ông ta được vì dân chúng rất thương và chỉ nghe lời một mình ông ta. Một hôm ông này đau nặng và sắp lìa đời. Đảng bộ địa phương cử một đảng viên đến thăm hỏi để làm công tác tuyên truyền.

Trước đám con chiên, tên đảng viên hỏi ông ta “Cha có mong ước gì, chính quyền sẽ thực hiện để vui lòng cha.”

Vị linh mục yêu cầu xin cho hai đảng viên trung kiên đứng hai bên quan tài của ông sau khi ông chết.

Tên đảng viên mừng quá, nói lớn “Hóa ra cha đã giác ngộ cách mạng từ lâu. Nhưng cha cần hai đảng viên để làm gì?” Vị linh mục trả lời “Tôi muốn được giống như Chúa của tôi. Khi Ngài chết, có hai thằng… ăn trộm đứng hai bên.”

 

2/ Hai chú nhóc nằm kế nhau ở nhà thương nhi đồng, tán gẫu cho đỡ buồn: – Đằng í bú sữa mẹ hay sữa bình?

– Tớ bú sữa bình.

– Sữa bình có ngon không? – Cũng ngon, nhưng phiền cái là khi ngọt khi lạt, lúc nóng lúc nguội có khi nóng phỏng miệng luôn đó, thế đằng í bú sữa gì?

– Tớ thì bú sữa mẹ – Thế sữa mẹ có ngon không?

– Ngon chớ, sữa lúc nào cũng ấm đều đều, không ngọt không lạt, bình sữa lại lại đẹp nữa nhưng thỉnh thoảng nó có… mùi thuốc lá hay whisky khó chịu khôn tả !

 

3/ Một anh chàng có vợ mới sinh. Anh viết thư về khoe với mẹ : – “Vợ con đã sinh một đứa con trai, nhưng vì vợ con không có sữa nên đã phải nhờ một bà da đen cho bú, vì thế nên khi con gặp thì thấy đứa bé có tóc xoăn và da đen như người châu Phi….” Bà mẹ ngay lập tức viết thư cho con trai: “Con trai yêu quí, mẹ rất mừng khi nhận được thư con. Ngày xưa khi mẹ sinh con mẹ cũng không có sữa nên đã phải cho con bú sữa bò, vì thế nên bây giờ con… vừa ngu vừa có sừng…”!

 

Quốc Hận: 40 Năm Nhìn Lại –  Vi Anh

Năm 2015 là năm thứ 40 Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử. 40 năm Quốc Hận người Việt Quốc Gia sống không nguôi, chết ôm xuống tuyền đài không tan. Cuộc chiến đấu chống độc tài đảng trị toàn diện của CS 40 năm qua của người Việt trong ngoài nước còn tiếp diễn. Mỗi lần gần đến ngày 30 tháng Tư là đến mùa Quốc Hận. Người Việt Hải Ngoại đầy đủ tự do luôn chuẩn bị làm lễ tưởng niệm, một lễ chánh trị lớn nhứt trong năm và là cơ hội ôn cố tri tân.

Chánh nghĩa chống độc tài của người Việt Quốc gia càng ngày càng sáng tỏ. Những ý đồ lẻ tẻ chủ trương không gọi ngày 30-4-1975 là ngày Quốc Hận, mà gọi là Ngày Tự Do của nhóm Hoà Giải, Hoà Họp, Ngày Thống Nhứt của CS Hà nội bị người Việt hải ngoại đại đa số là quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà và gia đình cùng hậu duệ phản đối, bác bỏ, tịt ngòi luôn.

Với độ lùi thời gian khá đủ, hồ sơ giải mật quá nhiều, nghiên cứu của các đại học vô tư, lịch sử đã trả lại chân lý cho Chiến tranh Việt Nam, chánh nghĩa mà mấy thế hệ người Việt hy sinh những ngày hoa mộng để vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa chiến đấu tự vệ chánh đáng, chống lại làn sóng xâm lược của CS Bắc Việt đánh chiếm Miền Nam do Liên xô và Trung Cộng mà Tổng Bí Thư Lê Duẩn của Đảng CSVN tự hào khoa trương trong Đảng.

Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại sau khi Mỹ đồng minh “Việt Nam hóa chiến tranh” để rút quân về. Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại sau khi Mỹ ký Hiệp định Paris năm 1972 dù hiệp định này mặc thị cho quân Bắc Việt xâm nhập ở lại Miền Nam mà quân Mỹ rút hết trọi. Việt Nam Cộng hòa còn tồn tại đến 30-4-1975. Nói chung kể ra quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã “rất chì” lắm rồi. Có nhiều nghiên cứu của Mỹ so sánh nếu quân lực Mỹ bị cúp xăng dầu, đạn dược, máy bay như Quân Lực VNCH bị thì quân lực chỉ chịu nổi 3 tháng, chớ không phải 3 năm như quân lực VNCH.

Mầm móng thất bại không phải ở VN mà sinh sôi nẩy nở ở bên Mỹ. Mỹ thất bại ngay tại Mỹ, ngay ở đồi Capitol, tại thủ đô Washington DC của Mỹ, có thể thấy rõ trong cuộc nói chuyện mật của mấy đời tổng thống Mỹ dính vào Chiến Tranh Việt Nam. Những băng ghi âm được giải mật gần đây cho thấy Chiến tranh Việt Nam là chuyện bất đắc dĩ của hầu hết mấy đời tổng thống Mỹ Dân Chủ lẫn Cộng Hòa. Thử hỏi một cuộc chiến mà người đồng minh chánh yếu lại tham chiến bất đắc dĩ, chưa đánh đã muốn đàm, mới vào đã tính tính rút như vậy, dù chánh quyền và nhân dân Việt Nam có Trần Hưng Đạo, Quang Trung tái thế cũng không thắng nổi, chớ đừng nói TT Ngô đình Diệm hay Nguyễn văn Thiệu.

Một đồng minh bất đắc dĩ như vậy mà lại muốn làm thay nghĩ thế cho quân dân Việt Nam Cộng hòa, giành vai trò lãnh đạo chỉ huy bằng áp lực đồng tiền viện trợ, bằng cách mua chuộc lũng đoạn nội bộ chánh quyền, quân đội nước bạn, tiếp tay cho phe này đánh phá, lật đổ phe kia, thử hỏi bạn còn sức đâu, còn tinh thần đâu mà chống CS trên nguyên tắc là kẻ thù chung của Việt Mỹ.

Cuộc họp xét lại Chiến tranh Việt Nam ở Lubbock, Texas mới đây cho thấy một sự thật làm nỗi buồn nhược tiểu, nỗi nhục da vàng Việt Nam thêm thấm thía. Cuộc thảo luận của Cố vấn Kissinger với TT Nixon, hai người ở trong phòng lạnh huy hoàng, tưởng mình là người ăn học cao, làm chánh trị giỏi, thông kim quán cỗ, quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam để tạo điều kiện cho TT Nixon đắc cử. Hai người chân chưa đụng bùn lầy chiến trường Việt Nam, chưa nhỏ một giọt máu, một giọt nước mắt, một giọt mồ hôi trong Chiến tranh Việt Nam như mấy chục triệu quân dân cán chính VNCH và gần một triệu quân nhân Mỹ mà đi quyết định cho số phận những người trong cuộc. Mà quyết định vì quyền lợi ứng cử của riêng mình, mới độc địa làm sao ấy. Đau thương nhứt là Cố vấn Kissinger đánh giá 2 năm sau Việt Nam hóa chiến tranh coi như Việt Nam CH bị xóa số, đi vào dĩ vãng, với cách nói và giọng nói vô cảm, vô tình không thể tưởng tượng được ở một người có ăn học.

Và phóng lao phải theo lao, Nixon và Kissinger tìm cách bóp méo sự thật về Việt Nam CH để hậu thế không đổ tội phản bội đồng minh, hại bạn chiến đấu. Kissinger vua đi đêm, vua xì tin tạo điều kiện hạ thể dân quân Việt Nam CH. Thời đó cứ mở báo Mỹ ra xem tin thì thấy tướng tá tham nhũng, lính tráng Việt Nam đào ngũ, sinh viên biểu tình, ký giả đi ăn mày, âm mưu đảo chánh, tướng này đánh tướng kia. Bình luận thì chê Chiến tranh Việt Nam sai lầm, làm quân nhân Mỹ bị “hội chứng”, kinh tế Mỹ bị suy thoái, xã hội Mỹ bị phân hóa, chánh trị Mỹ bị chia rẽ. Dân chúng bị phản chiến bằng truyền thông đại chúng, lần lượt ảnh hưởng Quốc Hội. Quốc hội trói tay Hành Pháp, cắt viện trợ cho Việt Nam, buộc quân đội Mỹ rút quân như thua trận lần đầu tiên trong quân sử Mỹ. Sau đó hủy bỏ định chế quân dịch đã có từ lâu ở Mỹ. Một cuộc chiến mà một ngày tốn hàng tỷ, giờ chót Quốc Hội Mỹ chỉ viện trợ 1 tỷ cho nguyên cả năm, rồi sau đó cắt thêm 300 triệu nữa thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa coi đã trắng tay. CS Bắc Việt được thế đổ xô vào Miền Nam, Việt Nam Cộng hòa kêu cứu, Mỹ đánh chữ làm thinh, bất động như đồng lõa. Sau cùng Chiến tranh Việt Nam phải kết thúc, CS Hà nội tóm thâu cả Miền Nam.

Để chống đỡ búa rìu dư luận về tội phản bội đồng minh, nhận định sai lầm tình thế và muốn làm thay nghĩ thế cho người trong cuộc, Nixon, Kissinger ngoài việc đổ tội cho Quốc hội, cho Phản Chiến còn đưa ra lập luận bỏ Việt Nam là bắt con tép để nhữ con tôm Trung Cộng, phá vỡ hệ thống CS quốc tế, làm cho Liên xô và Đông Âu sụp đổ. Biện luận đó hiện giờ vẫn còn trong giới chánh trị khuynh tả và phản chiến. Nhưng không thuyết phục trước những sự thật, Phi luật Tân không tin Mỹ, đuổi Mỹ ra khỏi nước, chỉ mới cho Mỹ đổ quân lại thời TT Bush chống khủng bố. Đại Hàn cũng thế tự rèn cán chỉnh quân, tự tạo nội lực, phong trào quốc gia vươn lên thường biểu tình đuổi Mỹ. Và hầu hết những nhà phân tích chánh trị quốc tế đồng ý với nhau rằng Liên xô sụp vì đột quị kinh tế do chạy đua võ trang với Mỹ, chớ không phải do Mỹ đi được với TC.

Sự thật vẫn là sự thật; chân lý lịch sử dù Thượng Đế cũng không đổi được. Một thời gian sau Mỹ hoàn toàn rút quân ra khỏi Việt Nam, trong khi Chiến tranh Việt Nam còn tiếp diễn, chính Đại sứ Mỹ Martin về tường trình quân đội Việt Nam CH chưa bao giờ giữ vững an ninh lãnh thổ, chánh trị Việt Nam chưa bao giờ ổn định hơn lúc bấy giờ, nhờ tự quyết và tự chủ. Và 30 năm sau, tại Texas, Viện Lubbock, những học giả và sử gia ngồi lại tái thẫm định, trả chân lý, trả chánh nghĩa lại cho Chiến tranh Việt Nam, cho Việt Nam CH và cho Quân lực VNCH.

Người Việt bây giờ đã có gần 2 triệu rưởi người là công dân Mỹ không cần, không buồn trách móc mấy ông học nhiều, làm chánh trị cao Mỹ đã đưa đẩy nước Mỹ phản bội đồng minh, bức tử VNCH vì cái đó đã đi vào quá khứ rồi. Điều quan trọng là người sau không phạm sai lầm trước nữa. Điều quan trọng là biết sữ dụng chân lý, kinh nghiệm trong Chiến tranh Việt Nam cho tương lai. Chiến tranh Iraq, Afghanistan rất cần những kinh nghiệm ấy để Mỹ đừng mang tiếng phản bội đồng minh, bỏ nhân dân, chánh quyền, và quân đội Iraq, Afghanistan, Do thái thân cô thế cô giữa biển hận thù Hồi giáo cực đoan. Và người Mỹ gốc Việt cũng cần rút kinh nghiệm để ứng phó thích hợp và đúng đắn trong công cuộc quốc tế vận đối với Mỹ trong sự nghiệp đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN./.

nguồn: http://ngaycu.blogspot.fr/2015/04/quoc-han-40-nam-nhin-lai-vi-anh.html

 

“Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”  – Trần Bình Trọng

 

Một phóng viên người Đức viết về Việt Nam – Uwe Siemon-Netto

Cuốn sách Đức: “A reporter’s love for a wounded people” của tác giả Uwe Siemon-Netto đã viết xong và đang chờ 1 số người viết “foreword” và endorsements.

Bản dịch đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn, cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa, Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta:

Đoạn kết: Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng.

Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày “giải phóng.”

Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài.

Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?

Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt.

Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald Reagan và George G.W. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Sô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Sô Viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.

Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc “giải phóng.” Điều này đặt ra một câu hỏi: giải phóng cái gì và cho ai?

Có phải miền Nam đã được “giải phóng” khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí? Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?

+Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ một triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu?

Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc “chiến tranh nhân dân.”

Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive qui định thì “chiến tranh nhân dân” phải được hiểu là cuộc “chiến tranh của nhân dân.” Thực tế không phải như vậy.

Ðã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Ðài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa.

Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân.

Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, cái câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là “vắng mặt không phép,” câu hỏi đó là: Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng sản hay không? Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?

Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.

Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối người Mỹ là “I have no dog in this fight” (tôi chẳng có con chó nào trong vụ cắn lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách “Lời nguyện của nhà báo”, tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp đang theo đuổi giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặn méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau và những con trâu đồng.

Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.

Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này.

Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).

Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp và một loại học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lai có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.

Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị rối loạn Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ?

Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà “tội ác” duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?

Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chận họ không giết những người Đức ngay tại chỗ. Không có ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dậy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất.

Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012). Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả.

Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.

Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xẩy ra như sau:

Giáp: “Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!”

Charton: “Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi… cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố.”

Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.

Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là: khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. Điều này đã xẩy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam. Tác động của sự khiếm khuyết đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.

Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Ki-Tô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử. Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội.

Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xẩy ra.

Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích-lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?

Nguồn: http://saigonecho.com/index.php/lich-su-vn/chien-tranh-vn/15975-mot-phong-vien-nguoi-duc-viet-ve-viet-nam

Việt Nam kém may hơn Afghanistan – Hoàng Ngọc Nguyên

Thứ ba tuần qua, Tổng thống Barack Obama đã thông báo quyết định duy trì khoảng 9.800 lính Mỹ ở Afghanistan ít nhất cho đến cuối năm nay. Quyết định này một phần là nhằm tăng cường những nỗ lực chống khủng bố của Mỹ ở nước Hồi giáo Nam Á này, tăng cường khả năng của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA thực hiện những cuộc tấn công bí mật từ những phi cơ không người lái cùng những hoạt động bán quân sự từ những căn cứ quân sự Mỹ. Quyết định đạt được, hay được thông báo, sau khi ông Obama đã trải qua một ngày dài đón tiếp và thảo luận với tân Tổng thống Ashraf Ghani đến từ Kabul. Cả hai nhà lãnh đạo nói rằng đây là một biện pháp cần thiết nhằm chống lại những hoạt động nổi dậy, khủng bố và tấn công, phá hoại của Taliban mà những nhà quân sự ước tính rằng sẽ bùng lên mạnh khi mùa xuân đang tới. Ngoài ra, Mỹ còn phải đẩy mạnh việc huấn luyện cho lực lượng an ninh của A Phú Hãn vẫn đang còn chưa mấy hiệu quả. Trước đây, Mỹ có ý định cắt giảm khoảng một nửa quân số này vào cuối năm nay, và điều này có nghĩa la Mỹ sẽ phải đóng cửa một số căn cứ quân sự có tinh chiến lược trong việc tấn công, truy lùng, ngăn chận loạn quan Taliban ở miền nam và miền đông nước này giáp ranh Pakistan. Khi đóng sớm những căn cứ này, nguy cơ sẽ vô kề đối với nền an ninh của Afghanistan. Tổng thống Obama lên tiếng trong cuộc họp báo, có Tổng thống Ghani đứng bên: “Làm chậm lại nhịp độ rút quân của 9.800 lính Mỷ đóng ở Afghanistan là chuyện đáng làm”.

Jalalabad là căn cứ chủ lực của CIA được sử dụng để tiến hành những cuộc tấn công truy kích không ngưòi lái từ trên không nhằm vào những khu vực bộ lạc nằm bên nước Pakistan. Cơ quan này đã tập trung hoạt động về đây sau khi chính phủ Pakistan bắt CIA dẹp bỏ một căn cứ không lực tương tự của nó trên phần đất Pakistan. Mặc dù Mỹ đã nhiều lần nói với chính quyền Pakistan Taliban đóng căn cứ ở đất Pakistan để tấn công qua Afghanistan, và chính Taliban cũng là một mối đe doa cho an ninh của Pakistan, nhưng chính quyền Islamabad vẫn cương quyết đẩy CIA ra khỏi nước này để tránh sự chống đối của các nhóm Hồi giáo quá khích trong nước. Trong khi Pakistan, trong cả nửa thế kỷ qua, sống nhờ viện trợ kinh tế của Mỹ. Và có vũ khí để quấy phá Ấn Độ cũng nhờ quân viện của Hoa Kỳ. Bởi vậy, Mỹ đang phải xem lại vị trí “đồng minh số 1” này của Pakistan, trong thời điểm phải xem lại toàn bộ chiến lược toàn cầu của Mỹ. Vừa qua, ông Obama lại có dịp thăm viếng Ấn Độ lần thứ hai trong sáu năm cầm quyển vừa qua của ông và tiếp xúc với Tổng thống tân cử cấp tiến Narendra Modi của Ấn Độ. Bang giao giữa hai nước Ấn-Mỹ tốt đẹp hơn bao giờ hết trong 50 năm qua. Đây là một đòn cảnh báo với Pakistan, nhưng có lẽ vì thế mà nhà cầm quyền Pakistan còn phát điên hơn. Vì áp lưc của Pakistan, những cuộc tấn công này của Mỹ nhằm vào Taliban đã dần dần suy giảm trong mấy năm qua, trong khi giới tình báo luôn luôn nhấn mạnh ở sự cấn thiết của hoạt động này nhằm bảo đảm an ninh tối thiểu cho Afghanistan ở mặt phía nam, do đó căn cứ Jalalabad có tính đặc biệt chiến lược của nó.

Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan xuất phát từ vụ tấn công nhằm vào Tòa Tháp Đôi (Twin Tower) ở New York và Ngũ Giác Đài ở Washington vào ngày 11-9-2001 của tổ chức Hồi giáo khủng bố quốc tế Al Qaeda, mà lãnh đạo lúc đó là Osama Bin Laden (đã bị Mỹ giết chết ở Pakistan vào thang 5 năm 2011). Chính quyền Taliban thời đó ở Kabul bao che cho al Qaeda cho nên Tổng thống George W. Bush khởi binh đánh. Cho đến nay, cuộc chiến này đã có hơn 13 năm, và chủ trương giải kết của Tổng thống Obama đã được nói rõ từ khi ông vào Nhà Trắng đầu năm 2009. Kỳ hạn đầu tiên của việc Mỹ rút quân toàn bộ là cuốí năm 2014, nhưng ông Obama thấy không ổn, mặc dù quan hệ giữa Washington và Kabul (dưới chế độ tham nhũng của Tồng thống Hamid Karzai trước đây) ngày càng xung khắc. Lực lượng Taliban như con rắn nhiều đầu, có sức bật dậy nhanh chóng sau mấy lần bị đánh tơi tả. Măt khác, Mỹ đưa ra nhử mấy lần miếng mồi hòa hợp hòa giải dân tộc, nhưng Taliban đáp lại bằng tăng cường hoạt động khủng bố, đánh bom, nhằm vào từ thường dân và các khu làm ăn đến cơ quan nhà nước và giới ngoại giao… Ngay cả chính quyền Kabul cũng mấy lần ngõ ý muốn bắt tay “liên hiệp” với Taliban với lý do “chúng ta đều cùng một dòng máu mà ra”, nhưng Taliban đáp lại bằng đòi hỏi phải giao hết quyền cho họ. Câu hỏi vẫn ám ảnh những nhà chiến lược là nếu Mỹ bỏ rơi Afghanistan hoàn toàn, nước này chịu được loạn quân Taliban trong bao lâu (tức là cái “decent interval” như trong cuộc chiến Việt Nam). Và nếu Afghanistan rơi vào tay Taliban, bàn cờ quốc tế trong khu vưc này sẽ như thế nào.

Tổng thống Obama thường được xem là thuộc cánh “liberal” (tự do) trong đảng Dân Chủ, vốn chủ trương “giải kết” trên thế giới – giống quan điểm của nhánh “libertarian” của gia đình hai cha con Rand Paul, Ron Paul trong đảng Cộng Hòa. Tuy thế, ông vẫn mạnh dạn đạt đến quyết định này, vì quyết định lưu giữ quân Mỹ tại Afghanistan tuy thế có tính “thiên thời địa lợi nhân hòa” trong đó. Có nghĩa là được sự ủng hộ của nhiều phía – trừ kẻ thù.

Trước hết chúng ta hãy nhìn đến những bên trong cuộc. Và trước hết là người dân Afghanistan đáng thương nay đã có thể thấy an tâm hơn, không còn phải sống câm nín trong ác mộng đêm hè như người Miền Nam chúng ta cách đây hơn 40 năm. Các nhóm trong dân chúng, đặc biệt là phụ nữ, đã nhiều lần xuống đường kêu gọi Mỹ nghĩ lại. Chẳng cần nói, chúng ta cũng có thể tưởng tượng xã hội nưóc này sẽ như thế nào khi Taliban lạị cầm quyền và áp đặt luật Hồi giáo (sharia law) lên đầu người dân nói chung và phụ nữ nói riêng, nhất là một khi ngưòi dân ở đây đã phần nào “ngửi được hơi hám” của văn hóa nhân bản dân chủ của Mỹ. Những người đang cầm súng cho chế độ ở Kabul, hay những người hoạt động trong ngành an ninh quốc gia, cũng an tâm hơn, không sợ chiến đấu cho đả, cuối cùng có một lúc nào đó hết đạn, và nhìn quanh chẳng thấy Mỹ đâu! Và đương nhiên, chính quyền Kabul có thế mới được sự ổn định chính trị để cai trị và nắm được dân.

Đương nhiên, Taliban, có khuynh hướng Hồi giáo (cực doan) chính thống, là phía chống đối kịch liệt nhất, cách đây không lâu một lãnh đạo Taliban đã hí hửng: “Rồi Mỹ cũng ôm đầu máu rút khỏi Afghanistan như ở Việt Nam mà thôi. Chúng ta không có gì vội cả!”.  Ít nhất, Taliban nay cũng đã hiểu chẳng dễ gì nuốt. Vả lại, Taliban cũng không mơ hồ đến nỗi nghĩ rằng Mỹ mà rút là Kabul tận số. Chung quanh Afghanistan, có thiếu gì đồng minh trong vủng Cận  Đông phức tạp này. Có một điều chắc chắn: trong khi nước “đồng minh số 1” cũa Mỹ là Pakistan theo Giáo phái Sunni  không khoái chuyện Mỹ ở lại, các nước chung quanh như Iran, Iraq, Ấn Độ… đều hoan hỉ. Iran và Iraq hiên đang do giáo phái Shiite nắm (gần giống như Syria), cho nên họ đều muốn Mỹ ở lại để cho người Shiite ở nước này không bị truy bức. Ấn Độ thì muốn Afghanistan làm trái độn với Pakistan. Ngay cả Do Thái đương nhiên cũng thấy hoan hỉ với  quyết định này, bởi vì chừng nào Mỹ còn kẹt ở vùng này, Do Thái càng tự do vẫy vùng ở vùng tây ngạn sông Jordan và miền đông Jerusalem. Đây chính là món quà của Mỹ tặng cho ông Benjamin Netanyahu trong dịp ông tái đắc cử vào ngày 17-3 vừa qua, cho dù ông Obama có bực bội thế mấy vì phe đối lập ở Tel Aviv thất cử thì thây kệ ông!

Quyết định của ông Obama phù hợp với hiện tình chiến tranh và chinh trị phức tạp trong vùng. Bởi thế mà không những cánh diều hâu trong đảng Cộng Hòa ủng hộ, mà cả những khuynh hướng ôn hòa cũng không thể chống đối. Vùng Trung Đông quá chiến lược và dính líu đến Do Thái cho nên Mỹ không thể dễ dàng bỏ rơi được. Giặc al-Qaeda trong vùng rừng núi giữa Afghanistan và Pakistan chưa dẹp được mà cứ thỉnh thoảng lại bùng lên, trỗi dậy, và nay lại có nguy cơ Nhà nước Hồi giáo “mở chi nhánh”, có thể tìm cách chen vào cuộc xung đột ở nước này để làm giảm áp lực của Mỹ ở Iraq và Syria. Ông Ghani đã công khai nói lên mối lo ngại đó trong chuyến đi này. Áp lực đòi Mỹ giữ quân lại ở Afghanistan tất nhiên đến từ những ông tướng của Bộ Quốc Phòng và CIA, nhưng chính sự hậu thuẫn trong chính giới làm cho ông Obama mạnh dạn đi tới. Ít ra ông cũng mua được thời gian: ông chỉ còn hai năm nữa. Gịữ được cho Afghanistan khỏi rơi vào tay loạn quân Taliban. Giữ cho Iraq không bị mất đất vào tay Nhà nước Hồi giáo I.S. Đó là những mục tiêu lớn, cụ thể để ông thanh thản rời tòa Bạch Ốc đầu năm 2017 trong tư thế “bất bại”. Ông nói: “Nán lại thêm một thời gian để chúng ta không phải trở lại đó, để chúng ta không phải ở vào tình thế phải hành động bức bách cấp thời bởi vì khủng bố tiến hành những hoạt động phá hoại xuất phát từ Afghanistan”. Kỳ hạn mới rút hết quân Mỹ nay là cuốí năm 2016. Vả lại, chúng ta nên nhớ 10.000 quân có là bao mà người ta phải thực sự bận tâm, so với hàng trăm ngàn ở Việt Nam cách đây hơn 40 năm, trong tình thế nguy hiểm hơn nhiều! Trong cả chiến tranh Việt Nam, gần 60.000 lính Mỹ tử trận. Trong chiến tranh ở Afghanistan, tính đến cuối tháng 11 năm ngoái, con số này chỉ là 2.254!

Hãy đọc tờ The New York Times viết về lời phát biểu của ông Ghani bên cạnh ông Obama tại Phòng Bầu Dục: Ông Ghani, nói lên sự tri ân đối với lính Mỹ va những người dân đóng thuế Mỹ đã ủng hộ cuộc chiến đấu chống Taliban của Kabul, và ông nói rằng “Sự gia hạn này sẽ cho phép quân đội của chúng tôi chuẩn bị tốt hơn trong trường hợp Mỹ rút toàn bộ lực lượng tính vào cuối năm 2016. Nhiều điều đã gắn bó chúng ta lại, và sự linh động mà chúng ta đã có trong năm 2015 sẽ được tận dụng đề thúc đẩy cải cách để bảo đảm lực lượng an ninh Afghan được lãnh đạo tốt hơn nhiều,trang bị tốt hơn nhiều, huấn luyện tốt hơn nhiều, và tập trung vào nhiệm vụ chính yếu của mình tốt hơn nhiều”.  Ông Ghani nói tiếng Anh chưa sỏi, nhưng từ đầu đến cuối nói không cần thông dịch, ông được đi nhiều chỗ để nói lên lòng tri ân cùng hướng phấn đấu của nhân dân Afghan cho tương lai của họ.

Nghĩ cho kỹ trường hợp của Afghanistan ngày nay, chúng ta phải chạnh lòng nhớ đến cuộc tháo chạy gần 40 năm trước đến mức Việt Cộng cũng không ngờ và không vào kịp Saigon! Khi ông Thiệu qua Mỹ trong năm 1973, ông chẳng được ông Nixon cho gặp ai. Ông cũng chẳng nói gì cho ra hồn. Và Nixon cũng chẳng cho ông sự linh động mà Obama cho ông Ghani. Sự linh động đó, Nixon chỉ cho kẻ thù! Ông Obama đưọc tiếng là bồ câu nhưng lại như thế. Ông Nixon là diều hâu nổi tiếng, nhưng lại phủi tay dễ như trở bàn tay.

Ngoại trừ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn mộng du cho đến gần phút chót về chuyện Mỹ sẽ can thiệp nhanh vì ta có dầu Mỹ còn cần, ngưòi dân sau biến cố Mậu Thân, sau khi Tổng thống Lyndon Johnson lên đài vào cuối tháng ba thông báo quyết định không ra tái tranh cử, nhiều người đã nghĩ rằng thế là gần hết. Việt Cộng cũng chắc mẩm điều đó cho nên cứ ung dung tiến hành sách lược vửa đánh vừa đàm của mình cho đối phương sốt ruột bỏ cuộc. Ông Thiệu thì cứ nghĩ rằng mình đã giúp “Tricky Dick” đánh bại Hubert Humphrey, thắng cử năm 1968 cho nên đã trở thành đại ân nhân Tồng thống Mỹ không bao giờ quên. Nhung ông không hiểu rằng, và cả đống người bao quanh ông không cho ông hiểu, Nixon đả có chủ ý, Cố vấn An ninh Quốc gia (sau đó là Ngoại trưởng) Henry Kissinger đã có chủ ý. Và trong chủ ý này, người ta đã xét đến nhiều yếu tố: (i) Chính giới và dân chúng Mỹ đã say đòn; (ii) Việt Nam chẳng còn một vai trò chiến lược nào trong chiến lược toàn cầu của Mỹ một khi Mỹ đã bắt tay với cả Liên Xô và Trung Cộng năm 1972; (iii) Trong khu vực Đông Nam Á, cũng chẳng nước nào muốn đứng trên trận tuyến với Miền Nam; (iv) Hàng ngũ Miền Nam cũng chẳng có phản ứng gì; (v) May ra mà có một “decent interval” – tức Nixon đứng dậy rồi Việt Cộng muốn làm gì thì làm – thì tốt!

Vấn đề cuối cùng dường như là ở chúng ta. Người dân, quân đội, trí thức, đảng phái, tôn giáo… đều im lìm. Như thề đã có chính phủ “của dân do dân vì dân” thì không cần phải làm gì thêm. Người dân không có được một cuộc biểu tình nói lên mong muốn Mỹ đừng bỏ rơi. Đảng phái chính trị cũng có cả chục, nhưng chẳng đảng nào nói được gì với người dân hay cất lời với quốc tế. Quân đội dũng cảm nín thinh. Những quân sư cố vấn ngoai giao, chính trị của ông Thiệu đều bịt mắt, bịt mồm, bịt tai – như những con khỉ.

Cái đau là nỗi tuyệt vọng của người dân “gởi trứng cho ác” trong khi chẳng ai tin cả. Một  dân tộc ngã gục dễ dàng, đến mức Dick và Kiss cứ ung dung theo đuổi kế hoạch “Decent Interval” của mình.

Rồi sau này viết những lời đạo đức giả!

Pháp bán trực-thăng cho Nam Hàn và mở rộng hợp-tác kỹ-thuật quân-sự với Nhật-Bản – Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/27.03.2015

*Chiến-hạm BPC Sébastopol ra khơi lần đầu.

Chiến-hạm BPC Sébastopol đã ra khơi ngày thứ hai 16 tháng ba 2015 để chạy thử lần đầu tiên và đã trở về cảng Saint Nazaire vào ngày thứ sáu 20.03. Ngoài các nhân-viên của STX France, DCNS và các đại-diện các hãng phụ trong việc đóng tàu, không có đại-diện của Nga trên chiến-hạm.

Chiến-hạm BPC Sébastopol loại Mistral dùng làm mẫu-hạm cho trực-thăng và tàu chỉ-huy, là chiến-hạm thứ hai được Nga đặt mua và trên nguyên-tắc phải được giao cho Nga vào mùa thu 2015. Chiến-hạm sẽ còn được tiếp tục thử về kỹ-thuật trong tháng tư. Nhưng cho đến nay, người ta không biết thời-hạn này có được tôn-trọng không vì vấn-đề Ukraine. Được biết Nga đã đặt mua hai chiến hạm loại Mistral vào tháng sáu 2011 với giá 1, 2 tỉ euros. Các chiến-hạm này có thể mang theo trực-thăng, một lực-lượng đổ bộ và một bộ chỉ-huy. Chiến-hạm Vladivostok đã được đóng xong và đã được các thuỷ-thủ Nga thực-tập điều-khiển, lẽ ra được giao cho Nga từ năm qua, đến nay vẫn nằm ụ ‘chờ lệnh mới’. Điều này có thể buộc Pháp phải trả các bồi-thường vì không tôn-trọng giao-kèo.

Về phiá Nga, trước việc ngưng giao hàng này, Poutine đã đưa ra tuyên-bố vào tháng mười hai 2014 là ‘Có một giao kèo. Chúng tôi coi rằng phải được thi-hành… Nhưng nếu như giao kèo bị huỷ, chúng tôi sẽ không quá phật lòng. Chúng tôi hi-vọng người ta sẽ hoàn trả lại tiền mà chúng tôi đã trả’. Nhưng gần đây, các liên-lạc ngoại-giao giữa Nga và Pháp xem chừng có ấm lại. Hồi đầu tuần này, giám-đốc sở hợp-tác kỹ-thuật quốc-phòng Nga (FSMTC) Alexender Fomin cho biết không nghĩ đến việc trừng phạt Pháp về việc không giao chiến-hạm BPC Mistral đầu tiên, và còn để hở rằng việc hủy giao kèo về phiá Pháp là điều có thể với việc hoàn lại cả tỉ euros của Nga đã trả. Về phiá Pháp, trong ngày thứ sáu, trả lời cuộc phỏng-vấn của tạp chí Society, tổng thống Pháp François Hollande đã nhấn mạnh điều ‘Nga là một nước bạn mà ông ta tôn-trọng’.

Có thể nào hai chiến-hạm sẽ được giao cùng lúc? Phải nói là Nga có thừa khả-năng để đóng các chiến-hạm cùng loại với BPC Mistral, điều quan-trọng là những trang-bị điện-tử trên chiến-hạm. Sau việc 400 thuỷ-binh và sĩ-quan Nga thực-tập trên chiến-hạm Vladivostok, xem chừng Nga đã biết  được các kỹ-thuật này! Ngày 25.11.2014, trong khi đang nằm ụ tại Saint Nazaire, chiến hạm BPC Vladivostok đã bị mất các đĩa cứng trong máy điện-toán trang-bị trên tàu, một phần các vật-liệu truyền-tin, các trang-bị kỹ-thuật cao do hãng Thalès trang-bị. Một cuộc điều-tra đã được mở ra vào ngày 28.11; Vấn-đề ngờ vực thuỷ-thủ-đoàn của Nga không được đặt ra

*Sau việc bán cho Ai Cập các phi-cơ chiến-đấu Rafal, Pháp lại thành-công trong việc bán các Airbus Helicopter cho Nam Hàn với trị-giá 1,5 tỉ euros

Trong đêm chủ nhật 15.03 rạng ngày thứ hai 16.03, Chủ-tịch Tổng-giám-đốc Airbus Hélicopters, Guillaume Faury, đã ký một khế-ước khai-triển và chế-tạo 314 trực-thăng với công-ty Korean Aerospace Industries (KAI) tại Séoul. Đây là một thành-công đáng kể vì đã loại được hai đối-thủ nặng ký là Bell của Hoa-Kỳ và AugustaWestlang của Ý. Tri- giá của khế-ước lên đến 1 tỉ rưỡi euros cho Airbus. Theo Norfert Ducros, phó chủ-tịch khu-vực Đông Á của Airbus ‘khế-ước ngoại-hạng vì tầm mức của nó gồm việc khai-triển và chế tạo 214 trực-thăng quân-sự tấn-công và khoảng một trăm phi-cơ trực-thăng dân-sự dành cho thị-trường dân-sự và bán công của Nam Hàn’. Trị-giá tổng-quát cho khế-ước lên tới 3 tỉ euros trong đó một nửa dành cho Airbus!

Thoả-ước trù-liệu việc thực-hiện một đối-tác kỹ-nghệ nhằm để chế-tạo tại Nam Hàn 214 trực thăng quân-sự tấn-công dành cho lục-quân (LAH : trực thăng quân sự hạng nhẹ) để thay thế cho các trực-thăng đã cũ McDonnell Douglas 500MD, và khoảng một trăm trực thăng dân-sự nhẹ (LCH) dành cho vận-tải y-tế, hoạt-động cứu nguy trên biển và các nhiệm-vụ an-ninh dân-sự Cả hai loại phi-cơ sẽ đặt căn-bản trên trực-thăng Dauphin kiểu mới nhất ‘H155’. Airbus Helicopters cung cấp các kiến-thức của mình và cung cấp một số các thành-phần ráp từ xửởng của mình ở Marignan, các thành-phần này sau đó sẽ được lắp ráp tại cơ xưởng của KAI tại Sacheon. Loại phi-cơ dân-sự sẽ được đưa vào hoạt động khoảng năm 2020 và loại dành cho quân-sự khoảng 2022.

Aibus Helicopters và KAI cũng đang thảo-luận việc thành-lập một ‘liên doanh’ (joint-venture) nhằm xuất-cảng hai loại phi-cơ này mà theo Airbus, có thể có một thị-trường lên đến 600 phi-cơ với trị giá ước-lượng 5 tỉ euros, thêm vào đó việc bảo-trì trong vòng 20 năm!

Không phải đây là lần đầu Airbus có một khế-ước ở Nam Hàn. Cách đây mười năm, Airbus cũng đã ký một khế ước cùng loại với KAI để khai triển và chế tạo 240 trực thăng chuyên chở lính dựa trên kiểu Super Puma và mang tên ‘Surion’  theo Nam Hàn. Phi cơ đã được đưa vào xử dụng từ 2013.

Airbus được coi là ‘có chân dứng’ ở Nam Hàn vì  có thầu lại việc cung cấp các phụ tùng cho các phi cơ thương mãi. KAI cũng  loan-báo việc đã ký kết với Airbus DS một nghị-định-thư thoả-hiệp về việc gọi thầu khai-triển và chế-tạo một phi-cơ chiến-đấu ‘sản-xuất tại Nam Hàn’, với mục tiêu để thay thế các phi-cơ F-4 và F-5 đã quá cũ. Ngoài các phi cơ này, Nam Hàn còn có các phi-cơ F-15 và F-16 mới hơn.

* Pháp và Nhật ký một thoả-hiệp hợp-tác trong lãnh-vực quân-sự.

Bang-giao giữa Pháp và Nhật được coi là tốt hơn bao giờ hết! Năm vừa qua, đã có việc tăng-cường hợp-tác giữa hai nước trong lãnh-vực khai-triển và sản-xuất chung về vũ-khí. Nhật đã bỏ việc hạn-chế bán trang-bị quân-sự ra nước ngoài, điều cho phép Nhật có những đối-tác quốc-tế và giữa pháp và Nhật đã có một ủy ban kiểm-soát hỗ-tương việc xuất cảng các trang-bị quốc-phòng để tránh các hiểu lầm như trước đây Pháp đã bán cho Trung Hoa các trang bị dùng cho các chiến-hạm để phi cơ cất, hạ cánh! Ngày 13.03, một cuộc họp ‘ 2 = 2 ‘  (gồm hai tổng-trưởng Pháp ngoại giao và quốc phòng với hai bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Nhật), được mô tả như là để ‘khả dĩ đưa đến những hợp-tác mới giữa hai nước như là điều ôn định hoà bình’. Trong cuộc hôp, một thoả hiệp đã được ký kết về việc ‘chuyển các trang-bị và kỹ thuật học về quốc-phòng’. Theo bộ ngoại-giao Pháp, việc ày mở ra một số viễn tượng liên hệ đến các dự án về hệ thống phi-cơ không người lái (drones), trực thăng và không-gian. Theo tổng trưởng quốc-phòng Pháp Yves Le Drian, ‘đây là một bước đáng kể sẽ phải được theo sau đó một cách có thể nhanh chóng nhứt, có lẽ trước cuối năm, một thoả hiệp về yểm-trợ và tiếp liệu. Được biết Nhật đã có các thoả hiệp tương tự với Úc và Hoa-Kỳ.

Nhu vậy, ngày 13.03 vừa qua, Pháp và Nhật đã đạt tới một ‘thoả hiệp khung’ cho việc  cùng phát-triển các trang-bị quốc phòng và thêm vào đó, một hợp tác chánh-trị ngoại-giao trong lãnh vực chống hải-tặc và khủng bố.Các tổng trưởng đã tham dự cuộc họp ngày 13.03 về phiá Pháp có Laurent Fabius (ngoại trưởng) và Jean-Yves Le Drian (tổng-trưởng quốc-phòng), về phiá Nhật có Fumio Kishida (ngoại trưởng) và tướng Nakatani (bộ trưởng quốc phòng). Ngoại trưởng Pháp nói ‘đây là nước Á Châu duy nhất mà chúng tôi có công-thức này’.

Trong cuộc gặp gỡ ‘2+2’ này, đôi bên cũng trao đổi về các khủng-hoảng ở Irak, Syrie, Iran, vấn đề Ukraine trong việc tôn trọng chủ quyền của những nước này, vấn-đề hợp tác ở Phi-Châu và ở Nam Thái-Bình Dương…, và trong ngày thứ bảy 14.03, đôi bên đã có các đối-thoại về chiến-lược.

Tham khảo:

http://www.atlasinfo.fr/Reunion-2-2-le-13-mars-des-ministres-francais-et-japonais-de-la-Defense-et-des-AE_a59993.html

http://www.opex360.com/2015/03/16/la-france-le-japon-ont-signe-accord-de-cooperation-militaire/#tsYyf1rHky8oIYEy.99

http://www.opex360.com/2015/03/16/airbus-helicopters-decroche-contrat-de-15-milliards-deuros-en-coree-du-sud/#Yxz4dhyLQL5LiSEM.99

http://www.opex360.com/2015/03/16/le-bpc-sebastopol-effectue-sa-premiere-sortie-en-mer/#l1rGtGhYHCuzZR0j.99

http://www.breizh-info.com/19742/actualites-a-la-une/mistral-le-bpc-vladivostok-menace-de-sabotage/

http://www.ambafrance-jp.org/Deuxieme-session-du-dialogue-2-2

Những Vị Tướng Anh Hùng Tuẫn Tiết Của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa –  Phạm Phong Dinh

Ðất nước Việt Nam anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Những đấng tiền nhân tiên liệt đã chiến đấu và viết nên những trang sử chống xâm lược chói lọi nhất trong lịch sử nhân loại.

Giở lại những trang sử chiến đấu dũng mãnh và hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhân tưởng niệm ngày 30-04, là ngày nước Việt Nam Cộng Hòa thôi tồn tại, chúng tôi muốn kể lại cho các bạn trẻ Việt Nam công nghiệp chiến đấu và những giây phút chói chang cuối cùng của những vị thần tướng làm rạng danh nước Nam trên trường quốc tế:

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ.

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (1927-1975)

là hậu duệ của dòng họ Nguyễn Khoa danh tiếng ở đất Thần Kinh Huế mà các cụ tổ từ đời này sang đời nối tiếp đều có công trạng giúp Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, mà điểm dừng là mũi Cà Mau. Ðược hun đúc từ truyền thống ấy, Thiếu Tướng Nam thuở còn ở tuổi học sinh siêng năng chăm học, rất hiếu thảo với cha mẹ, ông thường nghiền ngẫm kinh Phật, sách triết học và Nho học. Người cũng rất say mê hội họa, âm nhạc và giỏi về nhạc lý. Sau này khi đã trở thành vị tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh và rồi lên Tư Lệnh Quân Ðoàn IV Quân Khu IV người nổi tiếng là vị tướng từ ái, thương lính yêu dân, rất được quân và dân Miền Tây kính trọng và yêu thương. Mỗi lần Thiếu Tướng Nam bay đến các tiểu khu (tỉnh) hay các đơn vị chiến trường nào, ông cũng đều không muốn làm phiền thuộc cấp vì chuyện ăn uống. Lắm lúc ông chỉ cần vài trái bắp luộc là đã xong cho một bữa trưa. Nếu ở Bộ Tư Lệnh thì người luôn luôn xuống Câu Lạc Bộ cùng dùng cơm với các sĩ quan, có gì ăn nấy. Là một Phật tử thuần thành, Thiếu Tướng Nam ăn chay 15 ngày mỗi tháng, cố gắng tôn trọng những giới cấm, tránh sát giới nhưng vẫn chu toàn bổn phận của một người lính chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Bà con thân hữu đến thăm ông thì được, nhưng để xin ân huệ hay nhờ vả đều nhận được sự từ chối thẳng thắn. Cuộc sống của người quá giản dị, không vợ con, không nhu cầu vật chất xa hoa, không gì hết, đơn giản đến mức trở thành huyền thoại.

Tướng Dương Văn Minh, người được Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa bỏ phiếu đa số chấp thuận lên nắm quyến Tổng Thống vỏn vẹn mới có ba ngày đã vội vã ra lệnh toàn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng thôi chiến đấu từ 10 giờ sáng ngày 30.04.1975.

Dưới Quân Khu IV (Miền Tây) các tướng lãnh của quân ta nào đâu chịu đầu hàng một cách nhục nhã như vậy. Ðại cuộc không thành, thành mất thì tướng phải tuẫn tiết theo thành. Thiếu Tướng Nam lên xe đi vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ thăm những chiến hữu thương binh của người lần cuối cùng. Mối thương cảm vận nước đến hồi đen tối, chiến hữu gãy súng và thương phế binh chắc chắn sẽ bị quân địch tàn nhẫn đuổi ra nằm lê la trên hè phố bụi đất với những vết thương còn lở lói và rướm máu, đã làm cho đôi mắt của người sưng húp lên. Ðến tối Thiếu Tướng Nam quay trở về dinh Tư Lệnh nằm bên bờ con sông Cái Khế và nhận được tin Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó quân Khu IV đã nổ súng tuẫn tiết trong văn phòng tại trại Lê Lợi. Ðến nửa đêm, Thiếu Tướng Nam trân trọng vận bộ lễ phục trắng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với ngù vai, dây biểu chương, huy chương các loại gắn trên ngực áo, nghiêm chỉnh ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế sau bàn Tư Lệnh. Rồi người đưa khẩu Browning lên bắn vào màng tang, đầu người gục xuống về phía trái. Ngày hôm sau, các sĩ quan còn ở lại Bộ Tư Lệnh đã đứng nghiêm chào người anh hùng rồi an táng thi thể người trong Nghĩa Trang Quân Ðội Cần Thơ.

Trong đầu năm 1994, thân nhân của Thiếu Tướng Nam đã xuống Cần Thơ bốc mộ, hỏa thiêu và mang tro cốt đem về thờ trong chùa Gia Lâm trên đường Lê Quang Ðịnh, quận Gò Vấp, Sài Gòn.

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (1933-1975)

Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn IV & Quân Khu IV đã tự sát trong văn phòng Tư Lệnh Phó tại Trại Lê Lợi nằm trên đường Hòa Bỉnh, Cần Thơ, trước Thiếu Tướng Nam vài tiếng đồng hồ. Tên tuổi của Chuẩn Tướng Hưng được biết đến từ khi ông còn là một sĩ quan chiến đấu trên chiến trường Miền Tây và được xưng tụng là một trong những con mãnh hổ dũng cảm nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ chức vụ Ðại Tá Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 31 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, ông được điều động lên Quân Khu III làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh và được vinh thăng Chuẩn Tướng chỉ vài tháng trước khi chiến trận Mùa Hè Ðỏ Lửa nổ lớn tại An Lộc trong năm 1972. Ðịnh mệnh đã chọn Chuẩn Tướng Hưng làm người tử thủ An Lộc và đánh thắng đến bốn sư đoàn địch, vang danh quân sử Việt Nam và chiến sử thế giới. Hình ảnh dũng cảm và quen thuộc mà chiến sĩ tử thủ An Lộc ngưỡng mộ người Tư Lệnh của họ, là chiến sĩ Lê Văn Hưng đầu đội nón sắt, quần lính, áo thun màu ô liu, tay xách cây M16 như bất cứ một người lính khinh binh nào, làm việc 24/24 giờ một ngày bên chiếc đèn vàng mù mờ ánh sáng, hay ra chiến hào khích lệ tinh thần binh sĩ và tỉ mỉ giảng giải cách sử dụng súng chống chiến xa M72 để bắn xe tăng địch.

Dưới sự chăm sóc và chỉ huy của Thiếu Tướng Nam và Chuẩn Tướng Hưng, Quân Ðoàn IV gồm các Sư Ðoàn 7, 9 và 21 Bộ Binh đã đem lại những ngày an bình cho người dân Miền Tây. Hai vị Tướng đã là một cặp chiến binh kiệt xuất tạo nên bức tường thành vững chắc cho Quân Khu IV. Cho đến cái ngày oan nghiệt 30.04.1975, hai vị Tướng nhiều lần nhận được lời đề nghị khẩn thiết của người Mỹ muốn giúp hai vị và gia đình di tản sang Hoa Kỳ, nhưng cả hai vị Tướng đã khẳng khái từ chối. Cho đến 4 giờ chiều cùng ngày, hai vị Thiếu Tướng còn cố liên lạc với các đơn vị hỏi xem có nhận được lệnh hành quân và phóng đồ bố trí chiến đấu chưa. Tất cả đều trả lời không. Hóa ra viên đại tá được giao trọng trách chuyển lệnh đã bỏ trốn mất. Hai vị Tướng tức uất thở than cho vận nước. Danh từ đầu hàng từ đầu cho đến tàn cuộc chiến rất xa lạ với người chiến sĩ QLVNCH.

Chuẩn Tướng Hưng vẫn với bộ quân phục tác chiến bộ binh màu ô liu trở lại văn phòng Tư Lệnh Phó gặp lại vợ con nói lời vĩnh biệt và ân cần khuyên nhủ bà Chuẩn Tướng phu nhân gắng cắn răng sống nuôi con, dạy dỗ con nên người, nói cho chúng biết về người cha đã chết như thế nào cho tổ quốc. Người cũng trân trọng từ biệt các chiến hữu:

Tôi không bỏ các anh để đưa vợ con ra ngoại quốc. Tôi cũng không thể chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi tôi có rầy la. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm nếu có.

Những người lính ôm lấy lá cờ vàng và cây súng thân thương vào lòng khóc nức nở. Họ biết giây phút vĩnh biệt người chủ tướng đã điểm. Chuẩn Tướng Hưng cố xô đẩy đuổi mọi người ra ngoài, bình thản đóng kín cửa văn phòng lại. Có tiếng súng nổ chát chúa từ bên trong vọng ra. Bà Hưng và các chiến hữu phá cửa xông vào. Chuẩn Tướng Hưng nằm ngã người tựa vào giường nửa trên nửa dưới, hai cánh tay dang ra và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn, đôi mắt còn mở to uất hờn. Người đã bắn vào tim để tỏ rõ tiết tháo một người Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Máu từ trong tim người thấm ướt mảng áo ngực và loang ra đỏ thắm tấm drap trắng. Thời điểm người anh hùng thăng thiên đúng 8 giờ 45 tối ngày 30.04.1975. Khoảng 11 giờ khuya, Thiếu Tướng Nam gọi điện qua chia buồn. Bà Thiếu Tướng Hưng nghe rõ tiếng thở dài của người Tư Lệnh phía bên kia đầu dây.

Thiếu tướng Phạm Văn Phú (1929-1975)

Trong cái ngày đau buồn ấy, tại bệnh viện Grall (Ðồn Ðất) Sài Gòn, người ta đưa vào thi hài của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn II & Quân Khu II, một chiến binh mà các cấp bậc đi lên đều được trao gắn vinh thăng tại mặt trận.

Thiếu Tướng Phú đã uống thuốc độc chết cùng với vận nước. Từ cái ngày người bị trọng thương và sa vào tay giặc ở Ðiện Biên Phủ tháng 05.1954, rồi được trả về cho Việt Nam Cộng Hòa sau ngày ký Hiệp Ðịnh Geneva 20.07.1954, Thiếu Tướng Phú đã thề với lòng là người thà chết chứ không chịu nhục nhã lọt vào tay giặc một lần nữa. Lời thề ấy người đã giữ trọn, người chết đi mang theo một nỗi hận mất nước và một nỗi oan khuất về cuộc triệt thoái Quân Khu II không mong muốn. Còn nhớ tại trận Ðiện Biên Phủ, toàn tiểu đoàn của Ðại Úy Phú chỉ còn có 100 tay súng mà phải ngăn chống một số lượng quân địch đông gấp hai mươi lần, ông dẫn quân lên đánh cận chiến với địch và giành lại được hơn 100 thước chiến hào. Ðại Úy Phú và một số các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn đều bị đạn địch quật ngã và một vài giờ sau đó bị sa vào tay giặc. Trong thời gian bị giặc bắt làm tù binh, bệnh phổi của Ðại Úy Phú tái phát và ông mang bệnh lao. Ðịnh mệnh vẫn còn muốn cho người anh hùng được sống, để tiếp tục chiến đấu cống hiến nhiều hơn nữa cho nền tự do của tổ quốc, sau tháng 07.1954 Ðại Úy Phú được trả về cho Việt Nam Cộng Hòa. Vị Tướng mảnh khảnh người, khuôn mặt xương nhưng có cái bắt tay mềm mại ấm áp ấy đã nhanh chóng trở thành một trong những vị Tướng xuất sắc nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lần lượt đảm nhiệm những chức vụ quan trọng:

Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt, Tư Lệnh Biệt Khu 44 thuộc Miền Tây, Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, và sau hết Tư Lệnh Quân Ðoàn II & Quân Khu II. Chính là ở vị thế cực kỳ khó khăn này, Thiếu Tướng Phú phải đương đầu với nhiều vấn đề sinh tử có tầm vóc quốc gia, mà đã vượt ra khỏi quyền hạn nhỏ bé của ông. Người ta cho rằng việc thất thủ Ban Mê Thuột là do lỗi thiếu phán đoán của Thiếu Tướng Phú. Người ta chỉ có thể dùng quân luật và quân lệnh để bắt buộc Thiếu Tướng Phú thi hành lệnh rút quân, thậm chí đặt ông vào tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe ngay trong ngày 14.03.1975, hai ngày trước khi Quân Ðoàn II rút quân ra khỏi cao nguyên. Thiếu Tướng Phú đau lòng theo dõi các mũi tiến quân của địch, như những vết dầu loang nhanh chóng thấm đỏ hết hai phần ba lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Người biết cái sinh mạng nhỏ bé của mình cũng co ngắn lại cùng với số mệnh của đất nước. Rồi khi những chiếc khăn rằn và những chiếc áo màu xanh rêu mốc đã tràn ngập khắp phố phường Sài Gòn trong ngày 30.04.1975, người chọn cái chết lưu danh thanh sử bằng cách uống độc dược, để tỏ rõ ý chí bất khuất của người làm Tướng và chứng tỏ cho đối phương biết rằng họ có thể chiếm được đất nhưng không có thể quy phục được tiết tháo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975)

Một trong những hồi ức rất đẹp và rất hào hùng mà chuẩn tướng Vỹ còn để lại trong chiến sử Việt Nam, là lúc ông cầm khẩu súng chống chiến xa M72 nhoài người lên khỏi hầm chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng tại An Lộc bắn cháy một chiếc T54 chạy lần quầng sát một bên, trong lúc Chuẩn Tướng Hưng đã thủ sẵn một trái lựu đạn trong tay để cùng chết với quân địch. Ðại Tá Vỹ đích thực là một khuôn mặt lừng lẫy của Miền Ðông khi ông về phục vụ dưới cờ của Sư Ðoàn 5 Bộ Binh từ năm 1968. Ðại Tá Vỹ nổi danh là một chiến binh quả cảm, một sĩ quan mẫn cán, năng nổ, có tài tham mưu và chỉ huy.

Sau chiến thắng An Lộc, Ðại Tá Vỹ được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, cho đến gần cuối năm 1974, sau một khóa học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp bên Hoa Kỳ về, cái ghế và văn phòng Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh đang chờ đợi ông, cùng với chiếc lon mới Chuẩn Tướng. Chuẩn Tướng Vỹ dưới con mắt nể trọng của chiến sĩ Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, là một vị chỉ huy siêng năng và đáng kính. Người nổi tiếng thanh liêm và chống tham nhũng, bản tính của người bộc trực và dễ nổi nóng trước cái ác và cái xấu. Một số sĩ quan trong sư đoàn làm chuyện càn quấy, ăn chận trên xương máu của chiến sĩ đều bị người trừng trị thẳng cánh. Chuẩn Tướng Vỹ là một trong những vị Tướng hiếm hoi có tinh thần tự trọng cao độ, không bao giờ ỷ lại vào mọi sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ. Người ta nhìn thấy ở ông một tinh thần tự lực cánh sinh và có nhiều sáng kiến khi phải đương đầu với những vấn đề khó khăn. Về mặt quân sự, người có một tầm nhìn chiến lược rất bao quát và thường hay bày tỏ với các sĩ quan tham mưu:

Tôi nghi ngờ chúng nó không đánh mình ngoài này mà sẽ tìm cách len lỏi đi thẳng về Sài Gòn.

Sự phán đoán đó về sau đã hoàn toàn đúng. Một quân đoàn Bắc Việt không giao chiến với Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, tìm cách len lỏi xuyên qua những điểm bố trí của sư đoàn, hối hả tiến về Sài Gòn để dứt điểm Tướng Dương Văn Minh. Sáng ngày 30.4.1975 họp tham mưu sư đoàn xong, Chuẩn Tướng Vỹ và toàn ban sĩ quan ngồi bên chiếc máy thu thanh chờ nghe Tướng Minh đọc nhật lệnh quan trọng. Trong thâm tâm Chuẩn Tướng Vỹ, người cứ tưởng là Tướng Minh sẽ kêu gọi toàn quân chiến đấu đến cùng, hoặc di tản về Miền Tây tiếp tục đánh. Thực chất chỉ là một bản nhật lệnh ngắn ngủi, khô khan, kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu thì ở đó và chờ binh đội cộng quân đến bàn giao.

Chuẩn Tướng Vỹ nghiến răng miễn cưỡng ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Trước khi chia tay, Chuẩn Tướng Vỹ đã mời các sĩ quan cùng ăn một bữa cơm cuối cùng với ông. Nhìn khuôn mặt trầm buồn và ánh mắt u uất của vị Tư Lệnh, các sĩ quan đoán chắc thế nào ông cũng tử tiết để bảo toàn danh dự người làm Tướng, nên họ đã khéo léo giấu hết súng. Bữa cơm vĩnh biệt được dọn ra, những hạt cơm trắng ngần trong khoảnh khắc đó dường như có vị mặn của máu và cứng ngắc như những hạt sỏi. Mọi người còn đang dùng cơm thì Chuẩn Tướng Vỹ bỗng bỏ ra ngoài đi nhanh về hướng chiếc trailer dùng làm văn phòng tạm cho Tư Lệnh. Các sĩ quan kinh hoàng nghe hai tiếng nổ đanh gọn phát ra từ chiếc trailer. Mọi người hối hả chạy ùa tới mở cửa thì thấy Chuẩn Tướng Vỹ nằm trên vũng máu và người đã thực sự ra đi, trên tay còn cầm khẩu Beretta 6.35 mà mọi người không nhớ là nó còn nằm trong chiếc trailer. Chuẩn Tướng Vỹ đã bắn vào phía dưới cằm, đạn đi trổ lên đầu. Khi các sĩ quan và binh đội cộng sản vào tiếp quản doanh trại sĩ quan sư đoàn cao cấp của địch đã nghiêng mình kính phục khí tiết của Chuẩn Tướng Vỹ và nói:

Ðây mới xứng đáng là con nhà Tướng.

Các chiến sĩ sư đoàn chuyển thi thể vị chủ tướng ra an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh. Ít lâu sau, thi thể Chuẩn Tướng Vỹ lại được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Sài Gòn. Năm 1987, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Vỹ lặn lội vào Nam hỏa thiêu hài cốt của người con anh hùng và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.

Chuẩn tướng Trần Văn Hai (1926-1975)

Cũng với tấm lòng của những người mẹ thương con bao la mênh mông như đại dương, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai tuổi già tấm lưng còng còm cõi với thời gian, đã mưu trí gạt được quân cộng đang tràn ngập trong căn cứ Ðồng Tâm, Mỹ Tho, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh đem được thi thể vị Tư Lệnh về Gò Vấp mai táng.

Bà rưng rưng nước mắt nghẹn ngào nhận gói di vật của con bà từ tay một vị Trung U¨y thuộc cấp, trong đó có một vài vật dụng cá nhân và số tiền hai tháng lương khiêm nhường của Chuẩn Tướng là 70.000 đồng. Là một người con hiếu thảo, trước khi ra đi người còn cố gửi về cho mẹ số tiền nhỏ bé đó. Lúc còn sống Chuẩn Tướng Hai nổi tiếng là vị Tướng thanh liêm, cuộc đời thanh đạm không có của cải vật chất gì đáng kể, ngoài chiếc xe Jeep của quân đội cấp cho, thì khi người ra đi, người chỉ để lại cho hậu thế thanh danh thần tướng cùng tấm lòng sắt son đối với dân tộc và tổ quốc. Tài năng của Chuẩn Tướng Hai được xác định bằng những chức vụ quan trọng trong hệ thống quốc gia như Tỉnh Trưởng Phú Yên, Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn II & Quân Khu II, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và sau cùng là Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh. Ðảm nhiệm những chức vụ cao tột như vậy mà người vẫn sống một cuộc sống bình dị, nghiền ngẫm kinh Phật, trên tay lúc nào cũng thấy những loại sách học hỏi khác nhau. Chuẩn Tướng Hai cũng nổi tiếng là vị Tướng thương yêu và chăm lo cho đời sống chiến binh các cấp dưới quyền hết mực, thậm chí coi thường cả mạng sống. Như câu chuyện đã trở thành huyền thoại về Ðại Tá Hai, Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân, đầu năm 1968 đã cùng vài sĩ quan đáp phi cơ C123 ra tận chiến trường Khe Sanh và nhảy xuống, lặn lội ra tận từng chiến hào tiền tuyến thăm hỏi khích lệ chiến sĩ Tiểu Ðoàn 37 Biệt Ðộng Quân, dưới những cơn mưa pháo rền trời của địch.

Năm 1974 định mệnh đã đưa Chuẩn Tướng Hai về làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh để tên tuổi của người lưu tại nghìn thu trong sử sách, bằng cái chết hào hùng mà đã làm địch quân kinh hoàng. Trước ngày 30.04.1975 chừng hơn một tuần, đích thân Tổng Thống Thiệu cho máy bay riêng xuống rước Chuẩn Tướng Hai di tản, mặc dù Chuẩn Tướng Hai không phải là người thân cận hay thuộc phe phái của ông Thiệu, điều đó cho thấy uy tín của người rất lớn. Chuẩn Tướng Hai thẳng thắn từ chối và cương quyết ở lại sống chết với chiến hữu của ông. Chuẩn Tướng Hai trong ngày cuối cùng vẫn tươm tất uy nghi trong bộ quân phục tác chiến ngồi trong văn phòng Tư Lệnh chờ quân địch đến.

Người ôn tồn khuyên bảo sĩ quan và chiến binh thuộc cấp trở về với gia đình, nhưng có một số vẫn nhất quyết ở lại bảo vệ vị chủ tướng của họ. Vì họ biết Chuẩn Tướng Hai sẽ không bàn giao căn cứ Ðồng Tâm, hoặc nếu có bàn giao thì cái phương thức ông làm sẽ không phải là phương thức kiểu đầu hàng. Một con người đã từng chiến đấu bảo vệ đất nước hơn hai mươi năm, không lý do gì người giao lại cho địch một cách dễ dàng. Khoảng xế trưa, một đơn vị cộng quân thận trọng tiến vào Ðồng Tâm và nhỏ nhẹ đề nghị xin được tiếp quản căn cứ. Chuẩn Tướng Hai ngồi ngay ngắn sau chiếc bàn, bên trên có hai cái đế nhỏ gắn lá Cờ Vàng Việt Nam và lá cờ Tướng một sao, nghiêm nghị đòi hỏi một viên sĩ quan sư đoàn trưởng đến gặp ông. Ngoài điều kiện đó, ông không muốn bàn chuyện nào khác. Tình hình rất căng thẳng, hai bên giương súng ghìm nhau. Mãi lâu sau mới có một người gõ của xin vào rụt rè tự nhận là sư đoàn trưởng. Chuẩn Tướng Hai bất ngờ rút súng lục ra nổ mấy phát vào viên sĩ quan địch. Với khoảng cách rất gần đó, ông có thể giết chết đối phương dễ dàng, nhưng ông chỉ bắn ông này bị thương nhẹ phải bỏ chạy ra ngoài. Ðể cho địch biết, rằng muốn chiếm được nước Nam thì họ phải trả một cái giá nào đó. Chiều tối cùng ngày, Chuẩn Tướng Hai đã uống thuốc độc tự sát trong văn phòng Tư Lệnh.

Những người anh hùng của dân tộc Việt Nam, những chiến sĩ dũng mãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, suốt đời tận tụy với nước non, đã hiến dâng cho tổ quốc những giọt máu đỏ thắm tinh khôi cuối cùng của mình.

Tên tuổi và tấm gương chiến đấu của những vị thần tướng ấy mãi mãi lưu lại trong sử sách Việt Nam và được dân tộc Việt Nam ngàn đời phụng thờ hương khói.

Nguồn:http://www.lyhuong.net/uc/index.php/vnch/910-910

 

Cách Trung Cộng khai thác kẽ hở trong luật quốc tế để hùng bá ở Đông Á – James Kraska; Phan Văn Song dịch

Ai “quan tâm tới kẽ hở” ở Biển Đông? Kẽ hở, được tạo ra trong luật pháp quốc tế liên quan đến việc dùng vũ lực hay cưỡng ép và quyền tự vệ của các quốc gia nạn nhân. Trung Cộng khai thác lỗ hổng này trong luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để buộc các nước láng giềng chấp nhận quyền bá chủ của Trung Cộng ở Đông Nam Á. Với việc sử dụng các lực lượng trên biển không đối xứng (chủ yếu là các tàu cá và tàu hải cảnh), Trung Cộng thôn tính Biển Đông và Biển Hoa Đông một cách chậm và chắc. Bằng cách khai thác kẽ hở trong luật pháp quốc tế do Tòa án Quốc tế (ICJ) tạo ra, họ đã tiến hành việc này khiến các quốc gia trong khu vực khó có thể phản ứng một cách hiệu quả. Phương diện pháp này của chánh trị quốc tế về các tranh chấp biển ở Đông Á không được nhiều người hiểu biết, nhưng đó là cốt lõi của chiến lược của Trung Cộng trong khu vực.

Chiến lược của Trung Cộng

Trong mưu đồ lớn này, Trung Cộng phải vượt qua kháng cự từ ba nhóm đối kháng. Thứ nhất, Trung Cộng phải áp đảo Nhựt Bổn và Đại Hàn  ở Biển Hoa Đông và Hoàng Hải. Kế hoạch: chia để chinh phục. Phải chắc chắn rằng Nhựt Bổn Đại Hàn ghét nhau nhiều hơn là họ ghét Trung Cộng. Chừng nào mà Nhựt và Hàn còn ấp ủ nỗi đau lịch sử thì Tàu Cộng   còn thủ lợi.

Thứ hai, Bắc Kinh phải “Phần Lan hoá” các quốc gia xung quanh Biển Đông bằng cách đưa vùng biển nửa kín này vào quỹ đạo của nó. Kế hoạch: sử dụng một bộ cà rốt và gậy để đưa các “bạn ngoài mặt” (frenemies) yếu hơn nhiều – như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei – vào vòng thần phục. Tương tự như vậy, sự chia rẽ trong nhà ASEAN làm lợi cho Trung Cộng. Chiến lược này tự thân nó là một cách tiếp cận mạnh mẽ, và 150 năm đầu Mỹ gieo rắc thống trị và chia rẽ ở Nam Mỹ đã mở ra một con đường tuyệt vời cho một đế quốc đang hình thành tiếp bước.

Cuối cùng, Bắc Kinh phải thủ thế để ngăn ngừa khả năng can thiệp và ngăn trở của hai cường quốc biển lớn bên ngoài khu vực. Chỉ có Huê Kỳ và Ấn Độ là ở trong vị thế cản phá tham vọng của TrungCộng thôi. Kế hoạch: gây sức ép trong khu vực mà không liều lĩnh tới mức biến thành chiến tranh trên biển giữa các cường quốc. Đặc biệt, tránh né những « quá khích » dễ đụng chạm vào các thỏa thuận an ninh của Mỹ với Nhựt Bổn, Đại Hàn hoặc Philippines.[1] Trong mưu đồ của ba kế hoạch này, Trung Cộng gây sức ép qua hết các bực thang  của sức ép mức thấp, song cẩn thận không đến mức bị xem là “tấn công vũ trang” trong luật pháp quốc tế, và do đó mở đường cho quyền tự vệ của cá nhân và tập thể.

Ví dụ, bắt đầu vào năm 1999, Trung Cộng tuyên bố “lệnh cấm đánh bắt cá” theo mùa khắp Biển Đông, dù họ không có thẩm quyền pháp để quy định việc đánh cá ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí (EEZ) của mình. Chỗ xa nhất mà lệnh cấm của Trung Cộng vượt tới cách mũi phía nam của đảo Hải Nam hơn 1000 hải lí. Lệnh cấm đánh bắt cá nhằm cai quản nguồn cá trong vùng EEZ của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, và Brunei. Hãy tưởng tượng điều tương tự ấy nếu như Huê kỳ bắt đầu kiểm soát các tàu đánh cá và các giàn khoan dầu trong EEZ của Mexico.

Trung Cộng cũng đã không ngớt đề cao quyền lịch sử đối với các đảo và các cá thể địa lý, và hầu như tất cả các vùng biển liên quan của toàn bộ Biển Đông. Thế giới đều mất kiên nhẫn với yêu sách lạ lùng, vừa  lạnh lùng vừa ngang ngược của Trung Cộng về “vùng nước lịch sử” ở Biển Đông. Yêu sách biển được dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (LOSC) mà Trung Cộng tham gia năm 1996. Tuy nhiên, yêu sách quá mức nầy của Bắc Kinh là dựa trên đường 9 (bây giờ 10) đoạn vốn được Trung Hoa Dân Quốc – Đài Loan công bố năm 1947. Dù một quy tắc cơ bản của các nguồn pháp luật quốc tế là cái “mới nhứt chiếm ưu thế”, Trung Cộng vẫn trắng trợn nêu ra yêu sách đường nhiều đoạn như một con ách đứng đầu các lá bài để bỏ qua nghĩa vụ pháp trong Công ước Luật biển.[2] Trung Cộng cũng đã làm mới yêu sách lịch sử ở Biển Hoa Đông đối với quần đảo Senkaku, và ở Hoàng Hải. Yêu sách biển tạo thành “lỗi tự gây ra” [unforced error] lớn nhất của Trung Cộng khi mạo nhận rằng mình là một nước lớn “đang trỗi dậy một cách hoà bình”.

Chiến thuật của Trung Cộng

Bắc Kinh triển khai nhiều mặt ở số lượng đáng kinh ngạc các giàn tàu thuyền và máy bay  dân sự và thương mại trợ giúp áp đặt yêu sách của mình và hù dọa nước khác. Tàu đánh cá và tàu ngư chính là đội tiên phong của chánh sách này, dẫn đến các cuộc đụng độ thường xuyên với tàu tuần tiểu an ninh biển trong EEZ của các nước láng giềng.[3] Defense News gọi đoàn tàu đánh cá của Trung cộng là những “kẻ phụ tá đắc lực” (proxy enforcer) hoạt động phối hợp với Cảnh sát biển và Hải quân Giải phóng Nhơn dân Trung cộng (PLAN) để “khoanh vùng một khu vực tranh chấp tranh giành hoặc tạo ra một hàng rào bảo vệ” đối với lực lượng hải quân của các đối thủ. Chẳng hạn, tàu Hải giám Trung Cộng đã đóng kín hoàn toàn lối vào đầm phá rộng lớn của bãi ngầm Scarborough, nằm bên trong EEZ của Philippines và cách Tây Philippines 125 hải lý. Đôi khi, những biến cố này làm chết người. Thí dụ : tháng 12 năm 2011, một ngư dân Trung Cộng giết chết một cảnh sát biển Đại Hàn khi anh này cố tìm cách bắt giữ tàu Trung cộng vì đánh cá bất hợp pháp.

Đoàn tàu đánh cá là “đám được thuê phản đối” (rent-a-mobs) trên biển, tuy nhiên chúng đặt ra một tình thế lưỡng nan nhạy cảm đối với các nước trong khu vực. Nếu tàu đánh cá bị lực lượng thi hành pháp luật biển của các nước láng giềng tra hỏi đuổi đi thì có vẻ như ngư dân Trung cộng đang bị đối xử nặng tay. Yếu tố chánh trị này cũng là cách hâm nóng chủ nghĩa dân tộc của Trung Cộng  Mặt khác, nếu các quốc gia ven biển im lặng đối với những hoạt động của các tàu đánh cá đó thì có nghĩa họ nhường thẩm quyền và chủ quyền trong EEZ của mình cho Trung Cộng.

Trung Cộng bắt đầu sử dụng tàu cá làm lực lượng không chính quy lần đầu tiên vào đầu thập niên 1990 cho hai đảo Mã Tổ [Matsu] và Kim Môn [Jinmen] để tạo sức ép lên Đài Loan trong những lúc có căng thẳng chính trị.[4] Hiện nay Trung Cộng sử dụng chiến thuật này chống Nhựt ở Biển Hoa Đông và chống lại Philippines, Việt Nam và Malaysia ở Biển Đông. Trung Cộng cũng sử dụng các đoàn tàu cá đối với Đại Hàn ở Hoàng Hải. Năm 2009, lúc đối đầu với tàu đặc nhiệm USNS Impeccable khi tàu này tiến hành khảo sát quân sự cách Đảo Hải Nam 75 hải lý, Trung Cộng đã sử dụng một đội tàu gồm một tàu tình báo hải quân, một tàu ngư chính, một tàu hải dương học và hai tàu chở hàng nhỏ hoặc tàu đánh cá. Một số tàu có vẻ được bố trí với nhơn viên thuộc lực lượng đặc biệt Trung cộng.[5]

Để thống nhứt các nỗ lực mạnh mẽ hơn trong chánh phủ, Bắc Kinh nhập năm cơ quan riêng biệt thành một lực lượng Hải Cảnh duy nhất hồi tháng 3 năm 2013. “Năm con rồng” đó là Tuần duyên Trung cộng thuộc Công an Biên phòng, Cục An toàn Hàng hải Trung cộng thuộc Bộ Giao thông vận tải, Hải giám Trung cộng thuộc Cục Quản lý Đại dương Quốc gia, Lực lượng Ngư chính Trung cộng thuộc Bộ Nông nghiệp và lực lượng thuế trên biển thuộc Tổng cục Hải quan.

Năm ngoái, Trung Cộng nhét thêm giàn khoan dầu vào rọ các lực lượng bán quân sự trên biển khi giàn khoan HD 981 thuộc Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung cộng (CNOOC) đặt gần quần đảo Hoàng Sa trong EEZ của Việt Nam. Giàn khoan này đã được bảo vệ với một đoàn khoảng 30 tàu đánh cá, tàu bán quân sự, tàu chiến của PLAN cho đến khi rút đi một tháng sau đó. Biến cố giàn khoan dầu đưa quan hệ Tàu -Việt xuống điểm thấp nhứt tính từ năm 1979. Trước đó, lực lượng Việt Nam Cộng Hoà, của Miền Nam Tự Do bị thủy quân lục chiến Trung Cộng đẩy khỏi quần đảo Hoàng Sa trong cuộc xâm lược đẫm máu năm 1974, trong sự cổ vũ đồng lỏa của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Miền Bắc Việt Cộng- thà giao đảo biển cho ngoại bang Tàu Cộng còn hơn để cho đồng bào Ngụy!

Khi khu vực này đang chờ phán quyết của trọng tài quốc tế theo đơn kiện của Philippines để bảo tồn quyền chủ quyền trong EEZ của mình, thì việc Trung Cộng phiêu lưu trên biển trong khu vực tạo một lỗ hổng trong luật nhơn đạo quốc tế do một số luật gia hàng đầu thế giới soạn thảo trong vụ kiện trước ICJ 1986 về các hoạt động quân sự và bán quân sự chống lại Nicaragua (Nicaragua kiện Hoa Kỳ).

Trung Cộng “lưu tâm đến kẽ hở” trong Luật quốc tế

Để cho chiến lược của mình có tác động, Trung Cộng phải ép buộc dần các nước láng giềng phải chấp nhận bá quyền của Bắc Kinh, nhưng tránh đối đầu quân sự. Trung Cộng  sử dụng vũ lực thông qua các tàu hải cảnh, tàu đánh cá, và bây giờ cả giàn khoan để thay đổi quan cảnh  chánh trị và pháp lý trên biển ở Đông Á, nhưng họ vẫn cố ý giữ tàu hải quân xa ngoài chân trời để tránh nguy cơ kích động chiến tranh.

Hiến chương của Liên Hiệp Quốc điều chỉnh luật về việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là nhằm ngăn chặn “các hành vi xâm lược và vi phạm hoà bình khác.”[6] Trong khi Hiệp ước Kellogg-Briand 1928 nổi tiếng đặt ngoài vòng pháp luật các hành vi “chiến tranh”, và thỏa thuận này bây giờ được coi là cái tột cùng của sự ngây thơ giữa hai cuộc chiến, việc ngăn cấm vũ lực trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc thậm chí còn rộng hơn. Theo Điều 2 (4) của Hiến chương, “tấn công vũ trang” (hay chính xác hơn, xâm lược vũ trang hoặc aggression armée trong bản dịch tiếng Pháp chính thức) là trái pháp luật. Điều 2 (4) cũng nói rằng đe dọa sử dụng vũ lực cũng là vi phạm như chính việc sử dụng vũ lực.

Các quốc gia có thể làm gì nếu họ bị tấn công vũ trang hoặc xâm lược vũ trang? Điều 51 của Điều lệ công nhận quyền tự vệ cá nhân và tập thể của tất cả các nước để đối phó với một cuộc tấn công. Cho đến ngày nay điều này vẫn được hiểu như vậy – bất kỳ việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp nào đều được coi là tấn công vũ trang; và tấn công vũ trang tức là cho phép quyền tự vệ của nước nạn nhân, đúng thế không? Sai, ít nhất là theo Tòa án Công lý Quốc tế. Phán quyết trong vụ Nicaragua kiện ở toà ICJ năm 1985 mở ra một “kẽ hở” giữa việc tấn công vũ trang của một nước và quyền tự vệ của nước nạn nhân.

Vụ kiện phát sinh từ các cuộc chiến tranh ở Trung Mỹ trong thập niên 1980. Chế độ Sandinista ở Nicaragua nắm quyền vào năm 1979, và bắt tay vào một chiến dịch Marxist “giải phóng” Honduras, El Salvador và Costa Rica. Nicaragua yểm trợ các phong trào kháng chiến manh mún ở El Salvador với vũ khí, đạn dược, tiền bạc, đào tạo, tình báo, chỉ huy và kiểm soát, cũng như cung cấp nơi trú ẩn ngoài biên giới. Với sự trợ giúp này, lực lượng du kích làm tê liệt nền kinh tế El Salvador và biến bất mãn của thiểu số thành một cuộc nổi dậy toàn diện. Dân chúng trong vùng gánh chịu đau khổ, và cả hai bên đều phạm các hành vi tàn bạo.

Để ổn định El Salvador, Tổng thống Ronald Reagan đã ký Nghị Quyết An ninh Quốc gia 17 (NSSD 17) vào ngày 23 tháng 11, năm 1981. NSSD 17 cho phép CIA tổ chức thành lập một lực lượng đặt tên gọi là Contra tiến hành hoạt động bí mật để lật đổ chế độ Sandinista ở Nicaragua. Viện trợ quân sự (Mỹ) đổ vào Honduras và El Salvador để giúp họ chống lại phiến quân cộng sản Sandinista. Quyết định này phản ánh một trong những chương trình đầu tiên của chủ thuyết Reagan chống lại việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Sô.

Năm 1984, Chính phủ Nicaragua đã khởi kiện Huê Kỳ trước ICJ, lập luận rằng các hoạt động bí mật của Mỹ  chống Nicaragua, bao gồm việc trang bị vũ khí cho phiến quân Contra và thả mìn các cảng của Nicaragua, là vi phạm chủ quyền của Nicaragua. Hoa Kì phản biện rằng các hoạt động của Mĩ là thực hành quyền tự vệ cố hữu của cá nhân và tập thể theo theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Duarte của El Salvador nói với giới truyền thông vào ngày 27 tháng 7 năm 1984:

“Như tôi đã tuyên bố, theo quan điểm của Salvador, là chúng tôi đứng trước vấn đề bị xâm lược bởi một nước tên là Nicaragua bên trong El Salvador, rằng bọn họ đang đưa vũ khí, huấn luyện, con người, đạn dược và và bao nhiêu thứ nữa vào El Salvador. Xin khẳng định, ngay vào giờ phút này họ đang sử dụng tàu đánh cá ngụy trang, đưa vũ khí vào El Salvador vào ban đêm.

Trước tình hình này, El Salvador phải tìm cách ngăn chặn. Phe Contra … đang tạo ra một loại rào cản ngăn chặn không để Nicaragua tiếp tục đưa những thứ đó vào El Salvador qua đường bộ Họ thay thế bằng cách chuyển hàng vào bằng đường biển, và thâm nhập được qua ngã Monte Cristo, El Coco, và El Bepino.”[7]

Tòa đã bác bỏ lập luận của Mỹ và El Salvador về tự vệ chống lại tấn công vũ trang của Nicaragua. Trong một quyết định tạm thời về vụ kiện này, ICJ phán quyết với số phiếu 15-0 rằng Huê Kỳ phải “ngay lập tức ngừng và từ bỏ mọi hành động hạn chế, phong tỏa, hoặc gây nguy hiểm cho việc ra vào các cảng của Nicaragua…” Trong phán quyết cuối cùng dựa trên chứng lý [ruling on Merits], qua một cuộc bỏ phiếu 14-1 ICJ khẳng định rằng chủ quyền của Nicaragua đang bị các hoạt động bán quân sự của Mỹ hủy hoại. Huấn luyện, cung cấp vũ khí, trang thiết bị, và tiếp tế cho lực lượng Contra là vi phạm luật pháp quốc tế, và không phải là một biện pháp tự vệ  hợp pháp mà Huê Kỳ và các đồng minh thực hiện trong khu vực của mình để đối phó với sự xâm lăng của Nicaragua.

ICJ phán rằng cưỡng ép mức thấp hoặc can thiệp, như “việc đưa các nhóm/toán vũ trang, không chính quy, hoặc lính đánh thuê thay mặt cho hoặc từ một nước” vào một nước khác cấu thành một “cuộc tấn công vũ trang”, nhưng quyền tự vệ chỉ được kích hoạt khi sự can thiệp như thế đạt tới “quy mô và hậu quả” hay có “trọng lựợng” tới mức như một cuộc xâm lược. Không thể dùng quyền tự vệ chống lại xâm hại hoặc tấn công vũ trang mức thấp bằng quân chính quy hay quân nổi dậy khi mức xâm hại chưa tăng đến mức quan trọng hoặc ở quy mô và hậu quả nào đó.

Trong khi cả Nicaragua lẫn Huê Kỳ đều đã tài trợ cho quân du kích và tham gia vào các hành vi làm mất ổn định khu vực, sự phân biệt của ICJ mở ra khái niệm “kiểm soát hiệu quả”. Nicaragua được Toà xác định là chưa có “kiểm soát hiệu quả” đối với những người nổi dậy lật đổ chính phủ ở El Salvador và Honduras, trong khi Huê Kỳ được coi là thực hiện “kiểm soát hiệu quả” đối với việc thả mìn các cảng Nicaragua và quân Contra.

Tòa án không cho El Salvador cơ hội can thiệp vào vụ kiện, đảm bảo chuyện ông Thiện đối đầu với ông Ác [nguyên văn: David chống Goliath]. ICJ cũng chấp nhận phiên bản của Sandinista về các sự kiện và bỏ qua việc Nicaragua xâm lược vũ trang chống các nước láng giềng.[8] Thẩm phán Schwebel, một người Mỹ trong Tòa án, đưa ra phát biểu bất đồng duy nhứt: “Nói tóm lại, Tòa có vẻ cung cấp – gần như cho không – một đơn thuốc để các chính phủ hung bạo lật đổ các chính phủ yếu trong khi từ chối không cho các nạn nhân một tiềm năng… một hi vọng duy nhứt nào để tồn tại.” Vụ kiện tiêu biểu cho một trong những mảng sơ suất lớn nhứt của luật pháp quốc tế trong lịch sử và không đáng ngạc nhiên rằng phán quyết này bây giờ hậu thuẫn việc xâm lấn trên biển của Trung Cộng (cũng như các hành vi tai quái của Nga tại các nước láng giềng từ Georgia đến Ukraine đến vùng Baltic – nhưng đó là một câu chuyện khác).

Dù vụ kiện của Nicaragua có là nỗ lực nhằm đánh bại Mỹ về tố tụng, hoặc một nỗ lực trí thức cao nhưng định hướng yếu về mặt công bằng trong cộng đồng quốc tế (như tôi đã gợi ra ở đây) hay không, kết quả là một lỗ hổng mở ra giữa xâm lược vũ trang và quyền tự vệ. Bằng cách sử dụng sự xâm phạm ở mức thấp thông qua nhiều hành vi nhỏ nhưng không có hành vi nào trong đó đủ để phát xuất quyền tự vệ, những kẻ xâm lược chơi trên cơ. Nhận định rõ bài học, rõ về mặt pháp lý và mặt chánh trị qua vụ Nicaragua, Trung Cộng đang kiếm được nhiều điều lợi chiến lược trên biển với cái giá các nước láng giềng phải trả mà không tạo nguy cơ làm nổ ra chiến tranh.

Hơn nữa, việc Trung Cộng sử dụng rất đầy tánh chiến lược đội tàu đánh cá như là một thành phần của “chiến tranh pháp lý” vượt khỏi việc khai thác lỗ hổng giữa sử dụng vũ lực và tự vệ trong luật về sử dụng vũ lực (jus ad bellum); điều đó cũng ảnh hưởng đến luật trong chiến tranh (jus in bello). Tàu cá có khả năng sẽ được sử dụng làm các tàu chiến trong bất kỳ cuộc chiến tranh khu vực nào. Một số người nghi ngờ Trung cộng đang trang bị máy dò sonar cho hàng ngàn tàu đánh cá để thích hợp hóa chúng vào hợp tác với các hoạt động tác chiến chống tàu ngầm của hải quân vốn có nhiệm vụ tìm và đánh chìm tàu ngầm của Mỹ và đồng minh.

Kể từ vụ kiện cột mốc Paquette Habana 1990, phát sinh từ việc Huê Kỳ bắt giữ tàu đánh cá Cuba trong cuộc chiến Mỹ-Tây Ban Nha, tàu đánh cá ven biển và ngư dân được loại ra khỏi mục tiêu tấn công hoặc miễn bị bắt giữ trong xung đột vũ trang. Với việc đặt máy dò sonar trên tàu đánh cá như một cách nhân tăng lực cho các hoạt động chống tàu ngầm, Bắc Kinh ngay lập tức, có nguy cơ làm các tàu này bị coi là mục tiêu hợp pháp trong các sự xung đột. Nhưng cáp quang của Hải quân Mỹ đã làm chìm tàu đánh cá Trung Cộng là tuyên truyền thực hiện theo đơn đặt hàng. Trong mọi biến cố, Sam Tangredi, một chiến lược gia có tiếng, tự nhủ rằng Hải quân Mỹ sẽ dám xài bao nhiêu ngư lôi trong số có hạn, trong  khi mà số lượng tàu đánh cá là hằng hà sa số.

Vậy thì, phản ứng đối với tất cả điều này có thể là gì? Nhiều quốc gia từ lâu, đã sử dụng các cuộc tấn công không đối xứng, bằng cách dùng không quân bay dưới tầm radar. Cái khác biệt hiện nay là chiến tranh không chính quy được dùng như một công cụ của kẻ mạnh chứ không phải kẻ yếu để thay đổi hệ thống an ninh khu vực. Hơn nữa, các khía cạnh pháp lý quốc tế của tình thế hiện tại phải quen với lợi thế của Trung Cộng. Do đó, rủi ro hệ thống nay đã lớn tới mức đó rồi và chỉ có thể so sánh với chiến dịch Liên gây bất ổn định các nước thời Chiến tranh Lạnh. Ai bảo Luật pháp Quốc tế chẳng có gì quan trọng?

[1] Huê Kỳ có thoả thuận quốc phòng với 5 nước ASEAN: Thailand, Philippines, Japan, South Korea, và Australia. Một số trong các thoả thuận này và Đạo luật về quan hệ với Đài Loan là chủ đề của một pod cast của FPRI năm ngoái, có thể truy cập ở đây: http://www.fpri.org/multimedia/2014/06/us-security-commitments-asias-changing-strategicenvironment-look-japan-taiwan-korea-and-philippines-audio.

[2] Những nước có yêu sách đánh cá lịch sử thể tìm kiếm quyền truy cập từ các quốc gia ven biển quản lí những khu vực đó theo Điều 62 của Công ước Luật Biển.

 [3] Lyle J. Goldstein, “Chinese fisheries enforcement: Environmental and strategic implications,” 40 Marine Policy 187 (2013).

[4] Wendell Minnick, Fishing Vessels in China Serve as Proxy Enforcers, Defense News, August 18, 2014, p. 15.

[5] Một số “ngư dân” có vẻ không là ngư dân làm ăn chân chính- trẻ, ăn mặc đàng hoàng, thể thao, liên tục trên biển trong khu vực Đông Nam Á mà da không bị rám nắng, và không thể vận hành thiết bị đánh cá (!). Quan sát này đã được một cựu đô đốc 2 sao ở Đông Nam Á và một trưởng Hải quân đã nghỉ hưu của một trong những quốc gia xung quanh Biển Đông cho tôi biết.

[6] Điều 1(1), Hiến chương LHQ.

[7] Họp báo của Tổng thống Duarte, Sam Salvador Radio Cadena YSKL (tiếng Tây Ban Nha) 1735 GMT 27 July 1984 in San Salvador (July 27, 1984) reprinted in FBIS Daily Reports Latin America, 1, 4 (July 30, 1984). 8 See, e.g. John Norton Moore, The Secret War in Central America – Sandinista Assault on World Order (1987).

[8] Xem, chẳng hạn. John Norton Moore, The Secret War in Central America – Sandinista Assault on World Order (1987). John Norton Moore từng là Phó Đại diện của Huê Kỳ vào giai đoạn pháp lý của vụ án. Huê Kỳ đã không tham gia trong giai đoạn đối chứng (Merits phase) của vụ kiện. Toàn văn tiết lộ: Tôi thực hiện nghiên cứu tiến sĩ dưới hướng dẫn của John Norton Moore tại School of Law Đại học Virginia, ở đó tôi cũng làm việc với tư cách Nghiên cứu viên cao cấp. Giáo sư Moore đã viết rất nhiều về những thiếu sót của pháp luật trong vụ này trong John Norton Moore, Jus Ad Bellum before the International Court of Justice, 52 Virginia Tạp chí Luật quốc tế 903, 919-935 (Hè 2012).

***

James Kraska là một Thành viên Cao cấp trong Chương trình về An ninh Quốc gia của FPRI. Ông là Giáo sư Luật và Chính sách Đại dương tại Trung tâm Nghiên cứu về Luật quốc tế Stockton tại US Naval War College; Nghiên cứu viên ưu tú tại Viện Luật Biển, trường Luật Berkeley Đại học California; Thành viên Cao cấp Trung tâm Luật và Chính sách Đại dương tại trường Luật Đại học Virginia; và Thành viên Cao cấp tại Trung tâm Luật và An ninh Quốc gia tại trường Luật Đại học Virginia.

 

Cuộc chiến pháp lý tại biển đông – Nguyễn Văn Thân

Như mọi người đã biết, Phi Luật Tân đã tiến hành nộp đơn kiện Trung Quốc với Tòa Án Trọng tài Quốc Tế dưới Phụ Lục VII của Công Ước Quốc Tế về Luật Biển 1982 vào ngày 23 tháng 1 năm 2013. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013 thì một Hội Đồng Thẩm Phán dày dặn kinh nghiệm cho phiên xử này đã được thành lập gồm có các vị Thẩm Phán Thomas A. Mensah (Ghana), Jean Pierre Cot (Pháp), Stanislaw Pawlak (Ba Lan), Alfred H.A. Soon (Hòa Lan) và Rudiger Wolfrum (Đức). Thomas A. Mensah trước đây đã từng là chủ tịch và Jean Pierre Cot, Stanislaw Pawlak cùng với Rudiger Wolfrum hiện là 3 trong số 21 vị thẩm phán đương nhiệm của Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển. Theo lịch trình, Phi Luật Tân đã nộp hồ sơ pháp lý dày khoảng 4000 trang cho Tòa vào ngày 3 tháng 3 năm 2014. Tòa yêu cầu phía bị đơn (Trung Quốc) nộp hồ sơ phản bác trước ngày 16 tháng 12 năm 2014. Nhưng vào ngày 7 tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã chính thức ban hành một văn bản lập trường (position statement) xác nhận là sẽ không tham gia vào vụ kiện dựa trên cơ sở là Tòa Án không có thẩm quyền xét xử đơn kiện này. Tuy nhiên, Tòa đã gửi một số câu hỏi và yêu cầu Phi Luật Tân trả lời trước ngày 16 tháng 3 năm 2015. Phiên xử dự trù sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 18 tháng 7 năm nay và phán quyết của Tòa sẽ được ban hành trong tháng Giêng năm 2016, tức là 3 năm sau ngày Phi Luật Tân khởi kiện.

Phía nguyên đơn Phi Luật Tân được đại diện bởi một đội ngũ luật sư quốc tế hùng hậu và đắt tiền gồm có Paul Reichler (Hoa Kỳ), Giáo Sư Bernard Oxman (Đại Học Trường Luật Miami), Giáo Sư Philippe Sands QC (Đại Học Edinburgh) và Giáo Sư Alan Boyle (Đại Học College London). Những vị này cũng đã thụ lý hồ sơ đại diện cho nguyên đơn thành công trong vụ kiện giữa Bagladesh và Miến Điện cũng như giữa Bangladesh và Ấn Độ trong vụ kiện Vịnh Bengal năm 2012 và 2014. Tóm lại, đội ngũ thẩm phán và luật sư dính líu tới vụ kiện này của phi Luật Tân đều là những người có kiến thức và kinh nghiệm về Luật Biến Quốc Tế hàng đầu trên thế giới.

Biển Đông là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương bao phủ khoảng 2.74 triệu cây số vuông. Biển Đông được bao bọc bởi các quốc gia gồm có Trung Quốc, Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai Á, Nam Dương và Đài Loan. Biển Đông có rất nhiều đặc điểm nhưng có 3 bộ phận riêng biệt là quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa. Đơn kiện của Phi Luật Tân không liên quan tới Hoàng Sa. Bãi cạn Scarborough Shoal nằm khoảng 120 hải lý tứ phía tây của Phi Luật Tân và hơn 350 hải lý từ Trung Quốc. Nó là những bãi đá chìm nằm dưới mặt nước với 6 điểm nhô trên mặt nước khi thủy triều lên. Quần đảo Trường Sa gồm có khoảng 150 hòn đảo và đá mà đa số là những hòn đá ngầm nằm dưới mặt nước có khoảng cách từ 50 tới 350 hải lý từ Palawan và hơn 550 hải lý từ Đảo Hải Nam. Không có hòn đá nào mà Trung Quốc hiện chiếm đóng tự nó có khả năng duy trì một cuộc sống kinh tế.

Đơn kiện của Phi Luật Tân phác thảo 4 điểm chính. Thứ nhất, Phi Luật Tân yêu cầu Tòa tuyên bố là quyền hạn và trách nhiệm sử dụng biển, đáy biển cũng như các đặc điểm biển gồm có đá, đá ngầm và đảo được xác định bởi Công Ước Quốc Tế về Luật Biển và tuyên bố chủ quyền “Đường 9 Đoạn của” Trung Quốc vi phạm các điều khoản của Công Ước và vì vậy là bất hợp pháp. Thứ hai, các hòn đá ngầm trong quần đảo Trường Sa gồm có Mischief Reef (Đá Vành Khăn), McKennan Reef (Đá Ken Nan), Gaven Reef (Đá Ga Ven) và Subi Reef (Đá Xu Bi) đều nằm dưới mặt nước khi thủy triều lên và không phải là đảo và vì vậy không thể lệ thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào trừ khi nó trở thành một bộ phận thềm lục địa của quốc gia đó. Dựa vào nguyên tắc này, Mischief Reef và McKennan Reef là một bộ phận thềm lục địa của Phi Luật Tân dưới Chương VI của Công Ước.

Thứ ba, các hòn đá trong bãi cạn Scarborough Shoal gồm có Johnson Reef (Đá Gạc Ma), Cuarton Reef (Đá Châu Viên) và Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập) phần lớn nằm ở dưới mặt nước khi thủy triều lên ngoại trừ một vài hòn đá nhô lên từ mặt nước. Những hòn đá này nhiều lắm chỉ có thể hưởng quy chế 12 hải lý nhưng Trung Quốc đã đòi hơn 12 hải lý từ các bãi đá này và đã ngăn cản tàu thuyền Phi Luật Tân đánh cá ngoài phạm vi 12 hải lý. Sau cùng, nguyên đơn yêu cầu Tòa xác nhận là Phi Luật Tân có quyền sử dụng và khai thác biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ đường cơ sở quần đảo (archipelagic baselines) mà Trung Quốc đã và đang một cách bất hợp pháp ngăn cản Phi Luật Tân trái với trách nhiệm của Trung Quốc dưới Công Ước.

Dù đã tham gia Công Ước Quốc Tế về Luật Biển nhưng Trung Quốc đòi chủ quyền của hầu hết Biển Đông, cụ thể là chủ quyền trên hơn 1.94 triệu cây số vuông hoặc 70% mặt biển và đáy biển trong “Đường 9 Đoạn” theo lá thư đề ngày 7 tháng 5 năm 2009 gửi cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc. Từ phía Đông, bộ phận năm trong đường 9 đoạn này chỉ cách Đảo Luzon của Phi Luật Tân 50 hải lý và cắt đứt vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phi Luật Tân. Trong phạm vi Đường 9 Đoạn, Trung Quốc đã ngăn cản tàu thuyền Phi Luật Tân tự do khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế. Từ tháng 6 năm 2012, Trung Quốc đã đặt vùng biển trong Đường 9 Đoạn thuộc phạm vi hành chánh của Tỉnh Hải Nam và trong tháng 11 năm đó họ đã ban hành luật cấm tàu thuyền đi vào phạm vi của Đường 9 Đoạn.

Ngay cả trước khi công bố yêu sách Đường 9 Đoạn, Trung Quốc đã tiến hành chiếm đóng một số bãi đá tại Trường Sa và xây cất đảo nhân tạo trên các bãi đá này gồm có Mischief Reef, McKennan Reef, Gaven Reef và Subi Reef. Những bãi đá này không phải là đảo theo Điều 121 của Công Ước mà là những bãi đá chìm có khoảng cách rất xa từ lãnh hải và thềm lục địa của Trung Quốc. Mischief Reef có khoảng cách 130 hải lý từ Palawan và 600 hải lý từ Hải Nam. McKennam Reef chỉ cách Palawan 180 hải lý. Trung Quốc đã cất bục xi măng và một số cấu trúc khác trên bãi đá này dù Phi Luật Tân đã phản đối. Gaven Reef và Subi Reef là hai bãi đá chìm cách Palawan khoảng 205 và 230 hải lý.

Trong năm 2012, Trung Quốc chiếm đóng 6 hòn đá nhỏ nhô trên bãi cạn Scarborough Shoal gồm có Johnson Reef cách Palawan 180 hải lý, Cuarteron Reef cách Palawan 245 hải lý và Fiery Cross Reef cách Palawan 255 hải lý. Những hòn đá này không phải là đảo mà chỉ rộng có vài mét và cao hơn mặt nước khoảng 3 mét khi thủy triều lên. Những bãi đá này nằm gần kề với nhau và không thể hưởng hơn 12 hải lý dưới Công Ước nhưng Trung Quốc ngăn cấm Phi Luật Tân được sử dụng quyền khai thác ngoài phạm vi 12 hải lý của những bãi đá ngầm này và trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phi Luật Tân. Cho tới tháng 4 năm 2012 thì tàu thuyền Phi Luật Tân thường xuyên vẫn thường xuyên ra vào đánh cá trong khu vực này không có chuyện gì xảy ra nhưng sau đó thì bị Trung Quốc ngăn cấm mà chỉ có tàu thuyền Trung Quốc được quyền đánh cá trong khu vực này và họ đã đánh bắt những loại hải sản có nguy cơ bị tuyệt chủng chẳng hạn như rùa, cá mập và gàu cò sạp là những động vật được bảo vệ bởi luật quốc tế và của luật của Phi Luật Tân.

Từ năm 1995, Phi Luật Tân đã nhiều lần cố gắng đàm phán để đi đến một thoả thuận với Trung Quốc nhưng không có kết quả. Phi Luật Tân có đủ bằng chứng chứng minh là họ đã tận dụng mọi nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng đàm phán theo yêu cầu của Công Ước sau 17 năm thương thuyết nhưng không có kết quả.

Trong văn bản lập trường, Trung Quốc lập luận rằng đơn kiện của Phi Luật Tân phủ nhận chủ quyền truyền thống (historic rights) của Trung Quốc tại Biển Đông mà vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền không nằm trong phạm vi của Công Ước. Thứ hai, vịêc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền các hòn đá, đảo chìm, bãi cạn cũng không nằm trong phạm vi Công Ước và thứ ba trước khi trả lời câu hỏi là Trung Quốc có vi phạm quyền hạn của Phi Luật Tân về việc sử dụng và khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế hay không thì cần phải xác định chủ quyền của các hòn đá, đảo chìm và bãi cạn. Vì vậy, vấn đề này cũng nằm ngoài phạm vi của Công Ước. Tóm lại, Tòa không thể nào phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân mà không phán xét chủ quyền của các hòn đá và đảo nhưng Công Ước chỉ cho phép Tòa phán quyết những tranh chấp liên quan tới việc diễn giải và áp dụng các điều khoản của Công Ước.

Mặc dù bị đơn Trung Quốc không tham gia vụ kiện nhưng không có nghĩa là Phi Luật Tân sẽ đương nhiên thắng kiện (default judgment) mà Tòa vẫn phải đi qua một tiến trình xét xử công khai và minh bạch. Câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất là Tòa có thẩm quyền xét xử vụ kiện hay không? Vấn đề này do Tòa quyết định chớ không phải bên bị kiện.  Khi tham gia vào Công Ước thì các quốc gia thành viên đã chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong mọi tranh chấp liên quan đến sự diễn giải và áp dụng các điều khoản của Công Ước ngoại trừ tranh chấp liên quan tới chủ quyền và ranh giới lãnh hải liên hệ. Tuy nhiên, trong lúc phán xét tranh chấp về các điều khoản của Công Ước thì có lúc tòa phải phân định lãnh hải nhưng không có nghĩa là Tòa xét xử tranh chấp về lãnh hải. Ví dụ như qua hai vụ kiện trong Vịnh Bengal giữa Bangladesh và Miến Điện và giữa Bangladesh và Ấn Độ, vấn đề trong hai vụ kiện này là Tòa phải ấn định đường cơ sở của Bangladesh vì biên giới của quốc gia này giáp Vịnh Bengal có hình lõm khá đặc biệt. Sau khi tòa ra phán quyết ấn định đường cơ sở thì cũng đã mặc nhiên ấn định lãnh hải 12 hải lý cũng như vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Bangladesh. Cả Miến Điện và Ấn Độ đều chấp nhận phán quyết của tòa. Thái độ của Miến Điện và đặc biệt nhất là của Ấn Độ thật là đáng phục vì nó biểu lộ văn hóa văn minh và tinh thần thượng tôn pháp luật thay vì theo thói quen “nước lớn bắt nạt nước nhỏ” của một số đại cường quốc. Phán quyết này đã giúp cả 3 quốc gia trong vùng giải quyết một sự tranh chấp kéo dài hàng chục năm và có cơ hội duy trì ổn định cũng như hợp tác phát triển giao thương có lợi cho tất cả mọi người.

Vậy thì Tòa có thể phán xét yêu cầu của Phi Luật Tân mà không cần phải phân định chủ quyền hoặc lãnh hải hay không? Trong đơn tố kiện, Phi Luật Tân nói rằng họ biết rõ tuyên bố bảo lưu của Trung Quốc dưới Điều 298 của Công Ước là không chấp nhận thẩm quyền của Tòa Án được thành lập dưới Công Ước về các vấn đề liên quan tới chủ quyền truyền thống cũng như việc phân định ranh giới lãnh hải liên hệ. Luật sư của Phi Luật Tân lập luận rằng nguyên đơn không yêu cầu xác định chủ quyền của những hòn đảo hoặc đá đang bị tranh chấp hoặc phân định lãnh hải mà chỉ yêu cầu tòa xác nhận những hòn đảo và đá đó có được hưởng đặc quyền kinh tế hay không dù chủ quyền thuộc bất cứ quốc gia nào. Thứ hai, nguyên đơn yêu cầu xác định yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn vi phạm Công Ước và không có giá trị pháp lý vì yêu sách này vượt xa phạm vi 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Ngoài ra, Luật Biển Quốc Tế và Công Ước chỉ cho phép tuyên bố chủ quyền truyền thống đối với các vịnh (historic bay title) nằm gần bờ biển của một quốc gia. Các hòn đảo và đá ở Trường Sa và bãi cạn Scarborough Shoal thì cách Trung Quốc và Đảo Hải Nam rất xa. Vì vậy, Tòa có đủ thẩm quyền phán xét vì yêu cầu của nguyên đơn không đụng chạm tới việc xác định chủ quyền truyền thống hoặc lãnh hải.

Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng.

Vì vậy, phán quyết của Tòa dự trù trong đầu năm 2016 sẽ có một tầm quan trọng đáng kể không chỉ riêng cho Phi Luật Tân mà cho cả nền an ninh và hòa bình ở Biển Đông. Nếu câu trả lời là Tòa không có thẩm quyền thì Phi Luật Tân sẽ thất bại hoàn toàn về mặt pháp lý cũng như ngoại giao. Thế thương thuyết của Phi Luật Tân sẽ giảm thiểu rất nhiều đối với Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc sẽ dạn dĩ hơn nữa trong việc thực hiện tham vọng lấn chiếm Biển Đông. Không có quốc gia nào trong vùng có khả năng áp đặt giải pháp kinh tế với Trung Quốc, xung đột vũ trang có nguy cơ diễn ra khi các cuộc tranh chấp tiếp tục leo thang.

Nhưng nếu Tòa ban hành phán quyết theo lời yêu cầu của Phi Luật Tân thì sẽ tạo ra một tác động tích cực. Tuy Phi Luật Tân không có khả năng quân sự hoặc kinh tế để thi hành phán quyết của Tòa nhưng trong 95% các vụ kiện quốc tế thì các bên kiện chấp nhận phán quyết của tòa dù họ không hài lòng với phán quyết đó. Uy tín của một quốc gia có một tầm vóc quan trọng. Nếu không tuân thủ phán quyết của Tòa thì tư cách thành viên Công Ước của Trung Quốc có thể sẽ bị đình chỉ. Ngoài ra, các quốc gia đối tác cũng như các đại công ty phải xem lại việc giao thương làm ăn với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc sẵn sàng khinh miệt án lệnh của tòa thì liệu họ có tôn trọng các văn bản hiệp ước hoặc thỏa thuận kinh tế mà họ ký kết hay không?

Phán quyết của tòa án trọng tài trong vụ kiện này cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ và tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông. Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ ngưng hoặc giảm ý định kiểm soát vùng biển trong Đường 9 Đoạn. Việt Nam không có khả năng đối đầu quân sự và cũng không đủ sức mạnh kinh tế để đặt áp lực ngoại giao với Trung Quốc. Giải pháp duy nhất và có thể không tránh khỏi là đấu tranh pháp lý trước tòa án quốc tế. Trong cuộc phỏng vấn với một cơ quan truyền thông tại Hoa Kỳ trong tháng 9 năm 2014, Tiến Sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Giảng Viên Khoa Luật Quốc Tế Học Viện Ngoại Giao Việt Nam cho biết có một học giả nào đó đã tiết lộ là Trung Quốc đã tiến hành đầu tư vào một đội ngũ 200,000 luật sư để tạo dựng cơ sở pháp lý cho yêu sách chủ quyền Biển Đông của họ. Trong khi đó thì Hội Luật Gia Việt Nam chỉ có khoảng 46,000 thành viên và cả nước Việt Nam chỉ có khoảng 8,000 hành nghề luật sư và. Ngoài tra, Trung Quốc cũng đã thành lập các trường đại học và đào tạo nhiều học giả chuyên nghiên cứu về luật biển cùng với các tạp chí chuyên môn về luật biển có tầm vóc quốc tế. Thẩm phán Trung Quốc Cao Chi Quốc là một trong 21 thẩm phán đương nhiệm của Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển.

So với Việt Nam thì khả năng và kiến thức pháp lý về luật biển của Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều. Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần xây dựng một đội ngũ luật sư giỏi và có khả năng Anh ngữ dành công tác toàn thời nghiên cứu về các vụ kiện tranh chấp lãnh hải. Có thể mời các vị luật sư và giáo sư đã từng tham gia các vụ kiện này đến Việt Nam giảng dạy và huấn luyện. Cần phải mở trường hoặc khoa luật quốc tế sử dụng Anh ngữ để bắt đầu đào tạo một thế hệ luật sư có tinh thần và tư duy độc lập và khách quan theo đúng tiêu chuẩn và đẳng cấp quốc tế. Cần phải loại bỏ điều kiện trung thành hoặc phục vụ cho lợi ích của Đảng Cộng Sản Việt Nam để học giả có thể thoát ra khỏi vòng kim cô ý thức hệ Mác-Lê mà vươn ra biển lớn. Chỉ có như vậy thì Việt Nam mới mong cơ hội tranh thủ phần thắng với các học giả và luật sư Trung Quốc trong cuộc chiến pháp lý bảo vệ chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông.

Nguồn: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/4092-4092

 

40 năm hỗn danh “ngụy” và những trận đòn thù của ác quỷ! – Lê Thiên (Tháng Tư 2015)

Con người Việt Nam vốn nặng tình quê hương Tổ Quốc. “Bỏ nước” là bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, là bỏ mồ mả ông bà cha mẹ, bỏ quê cha đất tổ… Thế mà, sau 30/4/1975, người dân Miền Nam Việt Nam, hàng triệu người hăm hở ra đi, cách này hay cách khác, bằng mọi giá, kể cả cái giá của chính sinh mạng mình: Vượt biên, vượt biển đầy hiểm nguy, bất trắc, chín mất một còn, vẫn lao vào cõi chết để tìm sự sống! Từ 400 đến 500 ngàn người mất xác giữa biển cả làm mồi cho cá mập vì bị hải tặc sát hại hay bão tố đánh chìm tàu ghe! Hoặc bị phanh thây bởi thú rừng nơi hiểm hóc xa xôi không ai biết. Vì sao?

Những nạn nhân bị triệt đường sống.

Cách đây 40 năm, ngày 30/4/1975! Việt Nam Cộng Hòa, tức Miền Nam Việt Nam rơi vào tay quân cộng sản Bắc Việt. Vô sản chuyên chính ngự trị! Quả không có tắm máu, nhưng tang thương bao trùm!

Toàn Miền Nam Việt Nam rướm máu! Bế quan tỏa cảng! Lao động khổ sai quần quật! Đói rách triền miên! Bắt bớ! Dọa dẫm! Hiếp đáp! Tù đày! Khủng bố trắng kéo dài, năm này sang năm khác! Không ít người bị thủ tiêu, mất tích!

Người dân Miền Nam Việt Nam bị tròng vào cổ cái ách nô lệ thời đại mới với bao điều thống khổ, sống dở chết dở, ngoại trừ một số rất nhỏ những phần tử nằm vùng tiếp tay cho CS phá hoại Miền Nam. Không ai còn lựa chọn nào khác để bảo đảm một cuộc sống an bình về tâm hồn, lành mạnh về thể xác, một cuộc sống trong đó lẽ ra mọi người đều bình đẳng cùng hưởng những quyền tự do tối thiểu như nhau.

Suốt chặng đường dài 30-40 năm, người Việt Nam nơi đất khách, như trên đất nước Hoa Kỳ chẳng hạn, ai mà chẳng trải nghiệm đôi lần bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử? Ở bên nhà, mỗi lần vớ được một tin tức kỳ thị tại Hoa Kỳ, CSVN không bỏ cơ hôi khai thác, phóng đại thành những hình ảnh vô cùng đen tối và ghê rợn. “Nước Mỹ là thế đấy! Bạo hành! Cướp giật! Kỳ thị nhan nhản!” Trong khi đó, trên thực tế, các vụ kỳ thị ở Mỹ phần lớn mang tính cá nhân hay bè nhóm riêng lẻ ở một xứ sở gọi là Hợp Chủng Quốc – nước của nhiều chủng tộc, nhiều sắc dân từ khắp thế giới tấp nập dồn về hàng ngày, hàng giờ! Làm sao tránh khỏi những va chạm về màu da chủng tộc hay văn hóa, ngôn ngữ và tập quán? Nhưng hoàn toàn thua xa chính sách, chủ trương phân biệt đối xử do chế độ CS tại Việt Nam dựng lên từ 1975 đến nay, mà nạn nhân đứng đầu bị kỳ thị là những người cộng tác với chính thể VNCH cùng thân nhân của họ!

Kỳ thị tại Việt Nam dưới chế độ cộng sản.

CSVN luôn vỗ ngực tự cho mình “ưu việt”, là “đỉnh cao trí tuệ loài người”, là lực lượng “bách chiến bách thắng dưới ngọn cờ Mác-Lê vĩ đại”! Từ cái não trạng kiêu đảng (tự tôn mặc cảm) này cộng với nỗi sợ mất đi độc quyền đảng trị (do tư ti mặc cảm), nhà cầm quyền CSVN càng đẩy mạnh chính sách phân biệt đối xử tới chỗ kỳ thị không khoan nhượng qua chiêu bài đấu tranh giai cấp và phân biệt lằn ranh đảng-ngụy!

Kỳ thị giai cấp.

Thấy gì trong đấu tranh giai cấp của CSVN?

Năm 1954, CSVN dưới tên gọi là Việt Minh (VM) cấu kết với thực dân Pháp chia đôi đất nước Việt Nam thành hai miền. Qua Hiệp Định Genève 1954, CSVN hiến dâng Miền Nam cho thực dân Pháp, VM thống trị Miền Bắc. Quốc gia Việt Nam tẩy chay Hiệp định vì nó vi phạm nguyên tắc “toàn vẹn lãnh thổ” của quốc gia dân tộc.

Tại Miền Bắc, VM nhận lệnh của quan thầy Mao Trạch Đông bên Tàu, thực hiện Cải Cách Ruộng Đất, phát động những cuộc đấu tố man rợ nhắm vào các thành phần “trí, phú, địa, hào, tư sản”. Hàng trăm ngàn người Việt Nam bị tố oan, tù oan, giết oan. Dân chúng quê mùa chất phác và cả trẻ em bị cán bộ VM lùa đi, ép phải dự những phiên đấu tố mất tính người, phải hò hét “Giết nó! Giết nó đi!”

Thực hiện khẩu hiệu “giết lầm hơn bỏ sót”, đảng cộng sản chẳng phải chỉ hô hào “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ” (Tố Hữu) mà còn xúi giục và cả bức bách con cái đấu tố cha mẹ, vợ chồng đấu tố lẫn nhau, bà con, hàng xóm láng giềng rình rập nhau, tố cáo lẫn nhau, buộc tội cho nhau, kết án nhau và dìm nhau chết để cho “vô sản chuyên chính” lên ngôi toàn trị!

Một trận càn quét mang tính kỳ thị vô nhân đạo được thực hiện dưới danh nghĩa “đấu tranh giai cấp” như Xuân Diệu hô hào:

Anh em ơi! Quyết chung lưng

Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù,

Địa hào, đối lập ra tro,

Lưng chừng phản động đến giờ tan xương.

Mọi giềng mối quan hệ tình nghĩa luân lý tốt đẹp bị đảo lộn và triệt tiêu hoàn toàn.

Lôi cổ bọn nó ra đây,

Bắt quỳ mọp xuống đọa đày chết thôi!…

Sách báo đã nói nhiều về Cải Cách Ruộng Đất cùng với những hệ lụy của nó. Người ta ước tính có hơn 160 ngàn người là nạn nhân của những cuộc đấu tố sắt máu dã man trên.

Kỳ thị đảng — ngụy.

Ngoài Bắc thì kỳ thị giai cấp như vậy. Trong Nam thì sau khi thắng cuộc, CSVN đánh vào toàn thể quân-dân-cán-chính Miền Nam Việt Nam bằng một cuộc đấu tranh khác. Đó là Kỳ thị đảng — ngụy. Kể cả khi cần tranh thủ nhân tâm như thời Tết Mậu Thân 1968 ở Huế cũng như sau khi đã thắng trận (1975), CSVN luôn đặt chính sách kỳ thị đảng – ngụy lên hàng đầu hầu bảo đảm sự sống còn và vai trò thống trị độc quyền độc đảng trên cả nước.

Những ai phục vụ trong Chính quyền VNCH dù ở đẳng cấp nào từ Trung ương xuống xã ấp, như thư ký xã, chạy công văn cũng đều làNGỤY QUYỀN. Tham gia Quân lực VNCH dù là anh binh nhì, chú Nghĩa quân cũng là NGỤY QUÂN. Người dân có thân nhân dính líu tới “ngụy quân”, “ngụy quyền” thì là DÂN NGỤY!

Sức tuyên truyền, nhồi sọ kiểu tẩy não của CSVN thật là khủng khiếp! Cái từ “NGỤY” trở thành một thứ khắc tự nung lửa đóng vào đầu, vào trán và sau lưng hàng triệu nạn nhân như thế. Cả đám trẻ nít mới cắp vở tới trường cũng bị nhét vào đầu những từ ngữ mất dạy để chúng “vô tư” hỗn xược với các bậc cha ông của chúng: thằng ngụy, tên ngụy, bọn ngụy, lũ ngụy….

“Đánh cho ngụy nhào”! Chưa hả hê sao? Hạ nhục và nhận sâu người ta xuống hàng chó ngựa từ bao chục năm, vẫn chưa thỏa lòng sao? Tiếp tục gây hận thù, hiềm khích đến bao giờ mới thôi trong khi mồm cứ lải nhải “hòa hợp hòa giải” láo toét?

Có kỳ thị không trong cách gọi tên?

Có một thời, tại Miền Nam Việt Nam, người ta thỉnh thoảng nghe tới những từ “Cộng phỉ” và “Cộng nô”. Nhưng rồi hai nhóm từ ấy vắng bóng dần. Sau 1975, tại hải ngoại, có người gợi ý dùng lại từ “Cộng phỉ” để nói lên bản chất ăn cướp và gian ngoa của CSVN. Hay từ “Cộng nô”để nói về tính chất nô dịch, tôi đòi của CSVN đối với Tàu Cộng và Liên Xô. Hoặc gọi là “Cộng tặc” để chỉ cái căn tính gian ác, điêu ngoa, đạo tặc của CSVN. Rất chính xác! Nhưng người dân Miền Nam Việt Nam vốn xởi lởi khoan dung, nặng tình người, nên những từ ấy không còn phổ biến tuy ai cũng biết PHỈ, NÔ và TẶC là cốt cách, là bản chất của CSVN. Lại những từ ngữ ấy không hề là chủ trương hay mệnh lệnh xuất phát từ những nhà lãnh đạo quốc gia VNCH trước năm 1975, mà chỉ là những “hỗn danh” mang tính đối phó dân gian mà thôi.

Còn cái tên gọi “Việt Cộng” thì chỉ là viết tắt từ Cộng sản Việt Nam! Nó không hề ngụ ý hạ nhục. Cộng sản Việt Nam trước kia đã chẳng tự nhận mình là Việt Minh sao? Việt Minh là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội đấy. Những từ ngữ viết tắt kiểu như vậy đâu xa lạ gì với ngôn ngữ Việt Nam! Việt Cách là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh HộiViệt Quốc là Việt Nam Quốc Dân ĐảngViệt Tân là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, vân vân.

Về tên người cũng thế, người dân VNCH thể hiện tấm lòng độ lượng của mình trong cả cách gọi tên. Chẳng hạn, họa hoằn mới thấy có một bài báo hay một người nào đó gọi tắt Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… là Minh, Duẩn, Chinh… Đó không hề là chủ trương của nhà cầm quyền VNCH trước 1975! Trong khi đó đối với các nhà lãnh đạo VNCH, nhà cầm quyền CSVN luôn buộc cả cán bộ lẫn dân chúng phải dùng một lối gọi hoàn toàn vô văn hóa, mất dạy,như Mỹ-Diệm, Mỹ Thiệu…hoặc “thằng” này, “con” nọ, “tên” kia, với các bậc đáng tuổi cha, tuổi mẹ, ông, bà. Nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả quyển Đêm Giữa Ban Ngày, xác nhận: Báo chí, sách vở tại miền Bắc đều được lệnh phải gọi tất cả những nhà lãnh đạo các nước không theo Cộng Sản là “thằng” để tỏ ra là có lập trường giai cấp. Theo ông Hiên, cái thói gọi bằng “thằng” là do chính ông Hồ Chí Minh đặt ra, chẳng phải chỉ gọi nhà lãnh đạo VNCH là “thằng Ngô Đình Diệm”, (sau này là “thằng Thiệu”, “thằng Kỳ”), mà còn cả với nhà lãnh đạo Singapore, cũng là “thằng – thằng Lý Quang Diệu” chỉ vì các vị trên đều chống chủ nghĩa Cộng sản.

“Ngụy”! – Còn từ nào độc địa hơn?

Cái từ “ngụy” mà CSVN gán cho quân-dân-cán-chính VNCH rõ ràng là từ ngữ bộc lộ cách gọi hoàn toàn vô giáo dục xuất phát từ miệng lưỡi bệnh hoạn hôi hám của phường bất lương hạ cấp! Bộ máy tuyên truyền CSVN phổ biến cái “hỗn danh” mất dạy ấy, cấy nó vào đầu óc người dân, để ai nấy khi nói tới “ngụy” là nói tới những thứ ghẻ lở cùi hủi gớm ghiếc. Trong khi trên thực tế, những người bị đóng khắc tự “ngụy” chẳng làm gì phản dân hại nước cả. Chính nghĩa họ sáng ngời trong việc họ hy sinh xương máu để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc từ nội địa tới tận các vùng biển đảo xa xôi!

Trái lại, ai hèn với giặc, ác với dân, cả nước đều rõ! Bằng chứng rành rành! Thậm thụt nộp đất, dâng đảo cho Hán tặc, là ai, ai là thủ phạm? Còn biết bao điều bí mật, rồi đây trước sau gì cũng sẽ “thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi”! Cái bọn mại quốc cầu vinh ấy, cứ theo phép nước của vua Lê Thánh Tôn mà tru di chúng là vừa!

Khốn nạn thay! Tất cả những nạn nhân bị gán cho cái nhãn NGỤY đều bị loại ra khỏi dòng sinh hoạt của dân tộc, bị chặn đường sống, chặn đường tiến thân, cả gia đình bị dìm vào cái án “lý lịch đen” muôn năm với từ “ngụy” tô đậm!

Là “ngụy” thì đâu có quyền sống cuộc sống yên hàn. Đâu có quyền sở hữu tài sản đáng giá, nhất là bất động sản ở thị xã, thành phố. Đâu được quyền có công ăn việc làm xứng hợp với khả năng, kiến thức hay sở trường chuyên môn. Và dĩ nhiên cũng mất đi quyền có một chỗ đứng xứng đáng trong xã hội! Nông thôn sẽ là nơi cư trú cố định cho “thành phần ngụy” với sự giám sát và quản lý của HTX/NN và chính quyền địa phương. Chỉ cạp gốc rạ, ăn tro mò trấu! Con cháu của “ngụy” phải chịu chung một số phận cha ông của chúng! Suối đời mang bản án “ngụy” cùng mọi hệ quả mà bản án chung thân truyền đời ấy định đoạt!

“Ngụy ác ôn”.

Xin ghi lại đây lời kể của một bà mẹ: Năm 1983, đứa con trai 10 tuổi của tôi theo học tại trường học xhcn ở vùng nông thôn. Một hôm, sau buổi học, về nhà cháu bỗng lăn ra vật vã trên giường, khóc sướt mướt. Hỏi mãi điều gì đã xảy ra. Nó cứ lắc đầu và không hết khóc. Cuối cùng, nó hỏi tôi: “Ba ác ôn lắm hở mẹ? Ác ôn làm sao?”

Tôi lờ mờ đoán ra được điều gì, nhưng vẫn hỏi lại con mình: “Ác ôn thế nào? Ai bảo thế?” Thằng con tôi nói: “Cô giáo, cô giáo người Bắc kêu học trò trong lớp hãy cảnh giác lánh xa cái thằng con của ‘tên Cảnh sát ngụy ác ôn’; nếu không, điểm đạo đức sẽ bị hạ xuống loại kém!”

Tôi nghẹn ngào chảy nước mắt cùng với con mình!

Điều đáng buồn là ngay sau biến cố trên, trường học xhcn ở Việt Nam trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng cho đứa con trai tôi. Bạn bè nó nhìn nó bằng những con mắt khác, nghi ngờ trộn lẫn khinh chê! Nó mặc cảm với hết mọi người ở đó, luôn tìm cách vắng lớp, bỏ học. Nhà trường thì coi đó là dịp để loại trừ một phần tử nguy hiểm cho chế độ – con của “cảnh sát ngụy ác ôn”!

Cái án dành cho “con ngụy” không phải chỉ chừng ấy thôi. Nó bao trùm nhiều mặt trong mọi lãnh vực, hận thù đằng đẳng vô cùng dã man.

Phân loại đối tượng1 trong giáo dục.

Chẳng hạn, CSVN tổ chức xây dựng đoàn-đảng trong trường học, dùng học sinh “con cái cách mạng” như là “hạt nhân đỏ” nắm giữ các chức vụ chi ủy đảng/đoàn nhà trường, hoặc trưởng lớp, trưởng trường, mà nhiệm vụ chính là bám sát, theo dõi, báo cáo mọi hành vi của đám học sinh đối tượng – “con cái bọn ngụy ác ôn”.

Từ hồ sơ nhập học tới phiếu điểm, sổ điểm, học bạ, mọi thứ đều thông qua chính sách phân loại đối tượng (gồm 14, 15 cấp đối tượng khác nhau). Những học sinh thuộc diện “Thứ nhất con lai, Thứ hai con ngụy, Thứ ba Thiên Chúa giáo”2 đều là đối tượng từ số 11 tới 15, đứng cuối bảng vì… “lý lịch đen”!

Còn cái nhóm gọi là con nhà cách mạng dĩ nhiên “ưu tiên 1” dù học hành, đạo đức chẳng ra gì, hầu hết u mê dốt nát, đầu trộm đuôi cướp, lưu manh, ngỗ ngáo! Vẫn ngồi trên đầu thiên hạ!

Tội nghiệp cho thân phận các em con lai, con ngụy, Thiên Chúa giáo, trở thành những đứa trẻ bên lề xã hội, chúng buộc phải bỏ trường, bỏ lớp, cù bơ cù bấc, cu li cu liếc, lang thang bươi rác nhặt ve chai hay lao vào những ổ ma túy, trộm cắp, du côn du đảng! Để rồi người ta vin vào đó mà la toáng lên: chúng nó đó, “tàn dư văn hóa đồi trụy Mỹ-ngụy”.

Thú nhận có phân biệt đối xử.

Năm ngoái, ngày 03/4/2014, người ta đọc thấy trên báo Đất Việt một bài của tác giả Thuận Hòa nhan đề Trăn trở về hòa hợp dân tộc của cố Thủ tướng. Bài viết cố ý gợi nhắc lời phát biểu của ông Võ Văn Kiệt rằng “Có một thời kỳ sự hẹp hòi, thành kiến và đố kỵ đã làm tổn thương tình cảm của dân tộc… Thay vì phải làm sao giảm bớt nỗi đau của những gia đình Việt Nam có người thân… phải cầm súng… và đã tử trận, thì cho đến bây giờ vẫn còn nhiều trường hợp bị phân biệt đối xử. Không ai lựa cửa để sinh ra. Vì vậy, chúng ta không nên khoét sâu thêm vết thương trong lòng mỗi người Việt Nam.”

Tác giả lại trích lời ông Gs Cao Huy Thuần (cán bộ CSVN tại Pháp) nói rằng “Đã gọi là dân tộc, sao còn phân biệt ngoài với trong, sao cònchia năm xẻ bảyhạng người Việt này với hạng người Việt kia?”

Thuận Hòa còn trích dẫn lời phát biểu của ông Võ Văn Sung, cựu đại sứ CSVN tại Pháp: “Những người bị ép cầm súng vì không trốn lính được đó phải mang cái án suốt đời, đó là án ‘ngụy quân’. Còn người làm trong chính quyền cũ cũng mang cái án ‘ngụy quyền’… Sự phân biệt đối xử kéo dài nhiều năm và khó có thể kể hết những tổn thất từ đó sinh ra. Sự tổn thất không chỉ đối với cá nhân mà đó là thiệt hại chung cho cả xã hội.”

Võ Văn Sung còn nêu rõ: “Duy chỉ chủ nghĩa lý lịch thôi cũng vùi dập không biết bao nhiêu nhân tài hoặc người có năng lực. Có không ít học sinh thi đậu đại học nhưng không được học. Các em không thể ‘lựa cửa để sinh ra’ nhưng phải chịu trách nhiệm về việc làm của cha mẹ mình”.

Những trích dẫn trên cho thấy những điều chúng tôi trình bày trong bài này là sự thật, không hề tô vẽ, thêm bớt.

Phân biệt đối xử tài năng.

Sự  đối xử mang tính loại trừ và triệt tiêu đường sống “thành phần ngụy” không là chuyện riêng lẻ cá biệt, mà là một sách lược trường kỳ của cái đảng không có tính người, chủ trương đày đọa đến cùng hết mọi đối phương! Nghĩa là hàng triệu người dân Miền Nam Việt Nam đã là“ngụy”, thì muôn đời cứ là “ngụy”, là kẻ thù của chế độ CS, là những kẻ hoặc phải vất ra bên lề xã hội, hoặc phải chết thôi!

Nhớ lại sau năm 1975, có vài nhân vật “gốc ngụy” được CS tái sử dụng trong một ít lãnh vực chuyên môn, như ngành y tế, giáo dục và ngành khoa học kỹ thuật. Nhưng việc lưu dụng ấy chỉ mang tính giai đoạn tạm thời khi mà “người rừng về phố” còn cần đến! Được việc rồi, khi người rừng đã biết mặc chiếc áo thị thành thì lập tức họ giở quẻ chơi trò tráo trở lưu manh, thay trắng đổi đen, đạp người tài xuống tận đáy cùng của xã hội sau khi vắt cạn kiệt ngón nghề của người tài! Gán cho họ một cái tội “phản động” vu vơ nào đó rồi tống vào tù! Thầy giáo tháo giầy! Kẻ sĩ vào chuồng khỉ!

Với CS, ngụy là ngụy! Mà ngụy thì chỉ có loại trừ và đày đọa! CIA cài lại cả đấy! Trừ một ít viên chức VNCH cấp thấp trong ngành giáo dục và y tế tuy được chế độ mới tái sử dụng, nhưng luôn bị canh chừng và nhiều khi bị đặt vào những vị trí lệch với khả năng chuyên môn của mình. Khốn nạn nhất là, khi các viên chức ấy đến tuổi hưu, “thâm niên công vụ” của họ chỉ được xem xét để cho hưởng chế độ hưu bổng kể từ sau 30/4/1975; còn thời gian phục vụ trước đó thì đều là công dã tràng, bị xóa hoàn toàn, dù trong thực tế dưới chế độ cũ lẫn chế độ mới, họ cũng đều miệt mài trong lãnh vực giáo dục tuổi thơ, mầm non của Tố quốc và phục vụ bệnh nhân!

Thế nên, nơi thiên đường CS, chuyện trọng dụng nhân tài, chuyện chiêu hiền đãi sĩ là chuyện không tưởng! Ai cho phép chiêu hiền đãi sĩ để bọn hiền sĩ chiếm lĩnh quyền đảng? Đảng ta ưu việt! Đỉnh cao trí tuệ! Cho nên tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư, phó giáo sư đều phải từ đảng mà ra! Đảng độc quyền trong mọi lãnh vực! Nhưng trên thực tế, mấy ông “sĩ” bà “sư” trong đảng lại nhờ đến đô-la Mỹ mới có được mấy mảnh bằng trương lên lòe chức sư, chức sĩ, để được tăng lương và thăng chức! Toàn bằng mua, bằng giả, hoặc bằng thật học giả! Khiến cho bầy trẻ nít dung dăng dung dẻ bài đồng dao Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Vậy mà người ta vẫn vênh vênh tự đắc… đại trí thức, trưng bằng, trưng chức, trưng học vị ào ào! “Trí thức – cục phân”, có lẽ lời của Mao Trạch Đông áp dụng đúng nhất cho loại trí thức “ngu” và “dốt” này!

Kỳ thị là căn tính và là sự sống còn của đảng CSVN.

Sau 30/4/1975, cả triệu công chức, cán bộ, quân nhân VNCH bị tống vào các trại tù gọi là “trại cải tạo” sau khi bị đóng khắc tự “ngụy”, bị ép lao động khổ sai quần quật năm này sang năm khác chẳng hề được xét xử. Không bản án, nhưng không biết ngày nào, tháng nào, năm nào ra khỏi nhà tù!

Đảng hô hào “cải tạo tốt, về sớm”! Nhưng đố ai biết được như thế nào là tốt, tốt tới đâu, lúc nào thì được nhìn nhận là đã “cải tạo tốt”? Năm năm, sáu năm, bảy năm, mười năm, mười lăm năm, hai mươi năm, ba mươi năm, “quyền họa phúc đảng tranh mất cả”. (nhại Kiều)! Vợ con ở ngoài xã hội thì luôn bị khủng bố dọa dẫm: “Các người ở ngoài mà lộn xộn không chấp hành tốt, thì chồng con các người đừng hòng được tha về”.Khốn nạn chưa cái án ngụy? Ngụy trong nhà tù, ngụy ngoài nhà tù đều điêu đứng!

Nhiều nạn nhân “cải tạo” ngã chết tức tưởi trong trại tù: Chết vì thiếu ăn, bị bỏ đói? Chết vì ngộ độc? Chết vì đau bệnh không được chữa trị? Chết vì bị hành hạ, đánh đập, bức tử? Mặc kệ! Ngụy chết, hết chuyện! Một manh chiếu rách, mấy tấm gỗ cưa xẻ thô, sai tù hình sự mang xác vùi chôn giữa rừng già, không để lộ dấu vết! Một tờ khai tử “chết vì sốt ác tính”! Thế là xong!

Những người may mắn sống sót trở về, kẻ thì thân tàn ma dại, bệnh hoạn tật nguyền, kẻ khác mắc chứng tâm thần, xóm làng dè bỉu… Khốn nạn nhất là ở tù về, người cựu tù lại cứ mãi mang cái khắc tự “ngụy” không gỡ ra được, không xóa được! Tù quản chế!

Thương phế binh “ngụy”

Tội nghiệp nhất là các anh em Thương Phế Binh VNCH. Các anh bị “chung thân ngoài đời” do sự tật nguyền của mình. Vì thương tật, các anh không sinh lãi mà có thể báo cô cái chế độ toàn trị là CSVN, các anh TPB/VNH không bị lôi vào nhà tù cùng với đồng đội, nên các anh không được coi là cựu tù nhân chính trị. Các anh không đi tị nạn chính trị. Nhưng tội nghiệp thay! Ở lại Việt Nam, các anh vẫn là “ngụy”, những “tên ngụy” nguy hiểm cho chế độ CS. Các anh đối diện với sự ngược đãi, sống lay lất trên đất nước giữa những người đang phân biệt đối xử nhân danh ý thức hệ, coi khinh, giày xéo các anh, dù thân thể của các anh chẳng còn gì khác ngoài những mảnh hình hài dị dạng lê lết thảm thương trên những nẻo đường vắng thôn quê hay phố phường. Tên các anh bị liệt vào sổ bìa đen; và dĩ nhiên “lý lịch đen” của các anh là: phần tử phản động cần theo dõi!

Bạn bè từ hải ngoại nhớ thương bạn đồng đội xấu số, gửi về chút quà! Quà bị đoạt sạch! Các anh bị hạch sách, gây khó dễ! Những xe lăn, gậy chống, chút ít đô la ăn sáng đều bị lên án có “yếu tố nước ngoài”, có “bàn tay lông lá CIA”, hoặc do “bọn ngụy quân, ngụy quyền cực kỳ phản động” chuyển về, nuôi hận thù, kích động âm mưu lật đổ! Tấm thân tàn các anh còn gì nữa để mà tiếp tay cho ai đến nỗi bị đối xử tàn nhẫn đến như vậy?

Truyền thống đạo lý của dân tộc ta nay hết rồi cái lý tưởng của một dân tộc “đạo nghĩa”, “chí nhân”, hay “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”! (Bình Ngô đại cáo). Rõ ràng CSVN không hề thuộc về dân tộc Việt Nam mà chỉ là bầy tôi của cái đảng cướp mang danh quốc tế vô sản chuyên gây ác mà nhân loại đã đào thải từ hơn 20 năm nay!

Kinh Tế Mới, nơi nhốt gia đình“ngụy”!

Chồng làm, vợ chịu, con mang! Đó là lý lẽ và luật lệ của Cộng sản. Cứ theo cái lý và cái luật ấy mà trừng trị: Lùa gia đình “ngụy” vào các nơi khỉ ho cò gáy được gọi là Vùng Kinh Tế Mới (KTM), cô lập khỏi cộng đồng xã hội trong nước. KTM lập ra không hề có mục đích phục vụ kinh tế-xã hội như Khu Trù mật, Khu Dinh điền của thời đệ nhất Cộng hòa hay những Ấp Tân sinh thời đệ nhị Cộng hòa! Vùng KTM của CSVN là nhà tù kiểu mới, nơi đày ải, cô lập gia đình “ngụy” cùng một số “đối tượng” thù địch của chế độ! Tù nhân không án chôn vùi đời mình ở đó, mãn đời mãn kiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo kế hoạch đảng đã vạch.

Đằng sau sách lược đày ải này, CSVN còn bộc lộ lòng tham vô độ hết sức bẩn thỉu: Lợi dụng khai mở vùng KTM mới, CSVN còn nhằm mục đích tư lợi, tư túi, phá rừng, đoạt gỗ, nhất là các loại danh mộc, bất chấp hậu quả của việc xâm hại môi trường, gây bão lụt thiệt hại mùa màng và đời sống người dân. Lùa đẩy người dân thành thị về nông thôn hay đi KTM đều là mánh khóe bọn quan chức CS bày ra để đoạt nhà, cướp đất, vơ vét tài sản của “ngụy” và của “tư sản” trong thành phố một cách ngang nhiên vô liêm sỉ. Hoảng hốt trước sự đối xử tàn bạo của nhà cầm quyền CS, người dân tìm cách thoát thân. Nhà cầm quyền CS âm mưu lợi dụng những cuộc trốn thoát ra khỏi nước bằng đường vượt biên vượt biển để tiếp tục đoạt vàng, cướp của và chiếm hữu nhà cửa, đất đai của những người trốn chạy ấy. Người rừng phút chốc bỗng trở nên giàu to, chẳng phải mất một giọt mồ hôi, nước mắt!

Ngoài những người đã trốn thoát thành công bằng đường vượt biên, nếu từ Liên Xô, Gorbachov không thổi lên luồng gió đổi mới và mở cửa vào cuối thập niên 1980, chẳng biết đến bao giờ các gia đình “ngụy” mới thoát khỏi cạnh ngục tù mang tên Kinh Tế Mới ấy, và số phận họ chẳng biết sẽ bị đẩy vào đâu. Tuy nhiên, thoát khỏi nhà tù KTM, các bà mẹ, người vợ và con cái “nhà ngụy” chưa hẳn đã được yên. Nhà cửa, đất đai của họ trong thành phố trước đây nay đã thuộc về chủ mới! Quyền cư trú của họ cũng đã bị tước đoạt. Họ đành thất tha thất thểu chui nhủi nơi các khu lầy lội tối tăm trong thành phố hay lẫn trốn quanh các công viên, vỉa hè… “ăn lậu ở lậu”, đi nhặt từ mảnh giấy vụn và ve chai để đổi lấy miếng cơm manh áo sống lay lất qua ngày. Muốn có sổ hộ khẩu, phải chạy chọt lâu dài và mua bằng vàng! Trong khi cái bản án “ngụy” thì cứ bám chặt vào thân phận bọt bèo của những người đã bị xô ngã, nhận chìm!

40 năm chưa hết hằn học sỉ vả “ngụy”.

Có người phản bác rằng, đã 40 năm rồi, làm gì còn có chuyện phân biệt “ngụy” hay không “ngụy”? Xin dẫn ra 2 bằng chứng mới nhất ở đầu năm 2015 này. Đó là 2 bài báo, một trên tờ Quân Đội Nhân Dân, và một trên báo Đời Sống & Pháp Luật dưới đây.

Bài 1 (báo QĐND ngày 02/01/2015) của tác giả Hương Ngọc “Nhà tình báo kể chuyện… gặp may” ghi lại lời tường thuật của chính “Đại tá, Anh hùng Tình báo Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) ở Sài Gòn”. Một bài báo ngắn mà từ “ngụy” trải dài từ đầu tới cuối: ngụy, lính ngụy, tên ngụytên sĩ quan ngụy, bên ngụy, quân ngụy, thằng sĩ quan (ngụy).

Bài 2 (báo Đời Sống & Pháp Luật ngày 22/02/2015) của tác giả Chí Công: “Đại tá tình báo và cuộc chiến cân não với ‘toà án Ngụy quyền’ Tết 1972” có những câu chữ như Ngụy, Ngụy quyền, Bọn an ninh Ngụy quyền, Vùng I chiến thuật Ngụy, thành phố Sài Gòn (sào huyệt của Mỹ –Ngụy)” vân vân. Tất cả từ Ngụy ở đây đều viết N (chữ hoa)! Không hiểu ông đại tá tình báo hay tác giả bài viết có ý đồ gì cho từ Ngụy (ngụy viết N hoa) ở đây? “Tên riêng” của một nhóm người đó chăng? Hay là ngầm ý bày tỏ sự trân trọng như từ Nhân dân (với N viết hoa) trong bản Hiến pháp 2013 mà các báo luồng đảng đều tung hô là “lầu đầu tiên, từ Nhân dân (N viết hoa) được Hiến pháp ta trân trọng”. Nhưng, đọc hết bài báo, mới hay từ “Ngụy” (N viết hoa) chỉ dùng cốt để thóa mạ, hạ nhục, dìm “ngụy” xuống tận đáy cùng xã hội, phe thắng cuộc vẫn chưa hả dạ!

Rõ ràng, lời hô hào “hòa hợp hòa giải” từ trước đến giờ của tập đoàn CSVN chỉ là những lời lừa phỉnh dối trá để che mắt thiên hạ chứ không hề là một thiện chí, một “thái độ biết điều của kẻ ở thế thượng phong”. Đã đánh ai là đánh cho chết; mới hả hê với lời thề “phanh thây, uống máu”.Một tay giơ cao búa đập vào đầu “ngụy”, tay kia dùng liềm cắt cổ vợ con “ngụy”! Búa vẫn lơ lửng trên đầu, liềm mãi kề sát cổ đối phương! Suốt 40 năm cứ thế! Có là bậc thánh tu rừng thời thượng cổ tự bịt tai bịt mắt mới không hận, không căm bọn quỷ khát máu.

Búa và liềm không phải chỉ nhắm vào “ngụy” mà còn là vũ khí hiểm độc đánh vào toàn dân Việt Nam. Mỗi khi có dịp, cụ thể mỗi năm, khi gần tới ngày 30/4, truyền thông CS luôn moi ra cho được một vài hình ảnh xấu xa xưa nào đó của vài cá nhân để làm bằng chứng kể lể “tội ác của Mỹ-ngụy”! Nhưng tập đoàn CSVN lại cố tình làm ngơ trước bao hình ảnh chứng minh cụ thể người dân Việt Nam sợ hãi, trốn chạy CS và quyết cùng sống chết với những người mà phe CS bôi xấu! Sợ loài ác quỉ hiện hình thành bầy ác thú ăn thịt người! Mỗi lần ác thú xuất hiện ở đâu, dù núp dưới chiêu bài “giải phóng dân tộc” gì gì đi nữa, nhân dân cũng đều khiếp hãi tháo chạy trối chết! Cuộc di cư 1954 từ Miền Bắc, Mùa hè Đỏ lửa 1972 ở Quảng Trị, biến cố 1975… là những chứng tích sống động! Người dân không tháo chạy vì “bị VNCH tuyên truyền” như CS xuyên tạc, mà là phản ứng tự nhiên từ kinh nghiệm bản thân của mỗi người về những hành động gian ác của CS đối với mọi tầng lớp dân chúng trong vô vàn trường hợp trước đây.

Hàng triệu người “được cách mạng giải phóng”, sướng quá đi chứ! Sao dân không ở lại với CS, không chạy theo CS để sống cõi “thiên đàng CS”? Trái lại, ai nấy đều ùn ùn chạy theo “Mỹ-ngụy” bất chấp CS truy đuổi, bắn giết bằng đại pháo, bằng súng liên thanh, súng trường và lựu đạn cá nhân? VNCH tuyên truyền đó ư? Hãy xem kìa: Người dân Đông Đức xô ngã bức tường Bá Linh có phải do Tây Đức tuyên truyền không? Dân Đông Âu và cả Nga cùng các nước chư hầu Liên Xô cùng vùng lên quật ngã thần tượng Lê Nin và cái sản phẩm Cộng sản chủ nghĩa thối tha kia là do đâu?

Sau 30/4/1975, Miền Bắc từng được ơn mưa mốc của Đảng hơn 20 năm ròng, thế sao dân Miền Bắc (người của xhcn đấy) lại theo chân dân “ngụy” Miền Nam trốn chạy, ào ào vượt biên, vượt biển tìm tới những thứ “nước tư bản đang giãy chết”? Hoặc ùn ùn “di cư” vào Nam hít thở chút bầu khí thị trường tự do đang còn le lói chút ánh sáng trước khi bị CS tìm cách thủ tiêu!

Chế độ xhcn ưu việt lắm! Thế sao đến bây giờ vẫn chưa dứt những cuộc tháo chạy hối hả kinh hoàng? Tháo chạy qua đường dây xuất khẩu lao động! Tháo chạy trong thân phận cô dâu Đài Loan, Đại Hàn và cả Trung Cộng…, nhục nhã ê chề! Tháo chạy trong nỗi nhục nô lệ tình dục qua buôn bán phụ nữ, trẻ em! Tháo chạy bằng núp bóng hôn nhân ghép, giả. Tháo chạy bằng đường du học Mỹ, Nhật, Úc, Pháp, Đức, Canada…học xong không về! Và cả tháo chạy bằng tổ chức vượt biên lậu sang Pháp, sang Úc, sang Anh, sang Mỹ những năm gần đây, mỗi đầu người “đi lậu” mất hàng chục ngàn đô la Mỹ, bất kể bao tai họa chờ đợi họ! Nghĩa là thà chọn “ngụy” hơn là sống với quỷ!

Thế lực thù địch.

Khi từ “ngụy” trở thành “gậy ông đập lưng ông” đối với CSVN, nhà cầm quyền chế độ CS chuyển sang độc chiêu khác, thâm độc không kém. Mỗi khi có dấu hiệu tình hình bất lợi cho chế độ là mỗi lần CSVN gán tội cho một thế lực vô hình có tên gọi là “thế lực thù địch”. Và bất cứ người nào “khả nghi” cũng đều là thế lực thù địch. Thế lực thù địch không chỉ ám chỉ “ngụy quân, ngụy quyền” chế độ cũ, mà còn với cả những ai không a dua, đồng tình với Đảng CSVN về một khía cạnh nào đó.

Dân oan đòi hỏi giải quyết nỗi oan chồng chất của mình: thế lực thù địch!

Dân phản đối chặt cây thành phố Hà Nội cũng bị vu là thế lực thù địch! Chính Phạm Quang Nghị, Bí Thư TP Hà Nội phát ngôn chắc nịch:“Nhân danh bảo vệ cây xanh nhưng thực ra là chống chế độ, chống lại chính quyền các cấp. Tôi nói đây là cái kích động từ bên ngoài chứ không nhầm lẫn với cái bức xúc của người dân phê bình chúng ta chính đáng.” (Người Buôn Gió – Bản lĩnh lãnh đạo của Phạm Quang Nghị qua vụ chặt cây xanh, 31/3/2015. Re.http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/229612/vu-cay-xanh–khong-xu-oan-sai-cung-khong-ne-tranh.html).

Trung Cộng xâm lăng biển đảo VN, dân uất ức biểu tình phản kháng quân xâm lược: thế lực thù địch. Thế lực bá quyền xâm lược nước ta không là thế lực thù địch, mà nhân dân bày tỏ lòng yêu nước lại bị gán là thế lực thù địch, là làm sao?

Dân phản đối những hành vi bức hiếp của chính nhà cầm quyền hay bọn tay sai nhà cầm quyền: thế lực thù địch.

Dân tổ chức vinh danh những chiến sĩ vị quốc vong thân ở Hoàng Sa và Trường Sa cũng bị quy kết là thế lực thù địch. Trong khi bọn thảo khấu côn đồ được chính các cơ quan đảng-nhà nước CSVN sử dụng làm công cụ mang tên “dư luận viên” đánh phá dã man những cuộc tưởng niệm yêu nước thì lại được tuyên dương, cổ võ!

Cả những cuộc biểu tình đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền cho Việt Nam hay cho quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng cũng là “phản động”, là “thế lực thù địch”.

Biểu tình vì “Hoàng Sa-Việt Nam, Trường Sa-Việt Nam” cũng bị ghép là “thế lực thù địch”. Đàn áp bằng lực lượng chính quy (Công An) chưa đủ, nhà cầm quyền sử dụng tới cả côn đồ đàn áp thô bạo!

Kiêu đảng, loạn quan… bán nước.

Làm sao không căm hận khi trước mắt mình vẫn tái hiện cái cảnh kiêu binh trấn áp dân lành. Suốt 40 năm thống trị, CSVN không ngừng tổ chức ăn chặn, cướp giật tổ chức có hệ thống quy mô từ trên xuống, từ dưới lên. Họ vỗ ngực khoe khoang thành quả phục vụ công ích xã hội với những công trình cầu cống, đường sá, dinh thự “hoành tráng”! Nhưng đều là từ vốn ODA! Vốn viện trợ hay vay mượn từ các nước tư bản Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật! Dùng vốn ấy cho công trình công ích chỉ một phần, rút ruột chia chác nhau đến hai ba phần! Cho nên rút cuộc, công trình nào cũng vỡ, cũng đổ ngay sau khi khánh thành, chưa kịp đưa vào sử dụng. (Những PMU 18, Xa lộ Đông Tây, Dự án Đường Sắt, Đường Cao tốc, Đập Thủy Lợi… là bằng chứng).

Rồi đến những “công ty quốc doanh” núp dưới cái vỏ bọc “kinh tế thị trường định hướng xhcn” để cướp giật, chia nhau trắng trợn hàng tỉ tỉ bạc. Chỉ mới lòi ra 2 đại công ty quốc doanh Vinashin và Vinalines trong hàng chục, hàng trăm công ty đội lốt quốc doanh chuyên rút ruột, ăn cướp, ăn giật mà đã lộ ra hàng triệu, thậm chí hàng tỉ đô-la thâm lạm. Hệ lụy của “kinh tế thị trường định hướng xhcn” đấy! Thế mà, kẻ nào dám bảo thị trường định hướng xhcn là quái thai, kẻ ấy bị quy kết ngay là “thế lực thù địch”.

Cái đuôi định hướng xhcn

Thử đọc bài báo nhan đề “Chỗ cần nhà nước thì không thấy đâu” trên tờ VietNamNet để xem người ta nói gì về cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng xhcn”?

Đây lời giáo đầu bài báo trên: “Các chuyên gia kinh tế hàng đầu VN thừa nhận thực tế suốt gần 30 năm đổi mới, đã có nhiều cuộc thảo luận, nghiên cứu về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng câu trả lời vẫn chưa rõ ràng”.

Trong phần 1 bài giới thiệu “cuộc phỏng vấn bàn tròn với TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư và TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN”, VietNamNet nêu ra lời nhận định xót xa của TS Trần Đình Thiên như sau:

“Trước kia, chúng ta mới chỉ hiểu về kinh tế thị trường, còn thực tiễn nó vận hành như thế nào thì còn khá mơ hồ. Tất nhiên, thực tiễn cũng có. Ví dụ như sau giải phóng, kinh tế thị trường vốn rất phát triển từ phía nam đã âm thầm lan dần ra bắc theo mạch vận động ngầm của người dân trong bối cảnh cấm đoán, ‘ngăn sông cấm chợ’. Nhưng ngược lại, lúc đó cũng có một luồng quan điểm về CNXH đóng đinh về mặt nguyên lý trong nhận thức chúng ta là gắn với kế hoạch hóa tập trung, sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể mà về bản chất là công hữu. Luồng tư duy này tràn vào nam theo con đường quốc doanh hóa.

Hai làn sóng ngược chiều này trên thực tế đã xung đột nhau dữ dội và càng chứng tỏ cho chúng ta thấy CNXH và kinh tế thị trường không thể tương dung được, đến mức chúng ta phải đổi mới. Luận đề đổi mới là chấp nhận kinh tế thị trường.”

Lời nhận định trên đây cho thấy cái đuôi “định hướng xhcn” lòng thòng lừa bịp vô nghĩa nay không còn lý do gì tồn tại được nữa!

Kết: Thà Vẫn Ngụy như Ngụy Văn Thà!

Chúng tôi kết thúc bài viết với lòng bùi ngùi nhớ thương người anh em chiến sĩ anh dũng của VNCH Ngụy Văn ThàThà Vẫn Ngụy, cùng với 73 chiến sĩ đồng đội liều hy sinh vì Tổ Quốc Việt Nam yêu dấu hơn là sống ô nhục liếm gót giặc phương bắc như bọn CSVN tham tàn!

Tin chắc hết thảy quân-dân-cán-chính VNCH cùng một lòng Thà Vẫn Ngụy như Ngụy Văn Thà chứ không chịu khuất phục tà quyền Cộng sản hèn với giặc ác với dân, đang tâm bán nước cho Hán tặc.3

Thiết tưởng cũng cần nói rõ rằng, qua chứng cứ lịch sử, không hề có bút tích văn tự nào cho thấy có bất cứ một quân-dân-cán-chính Việt Nam Cộng Hòa giao nộp cho bất kỳ thế lực ngoại lai nào một rẻo đất nhỏ từ nội địa cho tới hải đảo xa xôi của quốc gia. Trái lại, ai nấy cùng một lòng hy sinh xương máu bảo vệ từng tấc đất bờ cõi non sông Tổ Quốc trong mọi hoàn cảnh và mọi biến cố của lịch sử. Trong khi giấy trắng mực đen từ văn kiện chính thức cấp nhà nước (Công hàm 1958, rồiHiệp định Biên giới 1990) đến sách giáo khoa (bản đồ sách Địa lý) và truyền thông (báo nhân Dân 1956 & 1958)… là bằng chứng mạnh mẽ xác quyết CSVN công khai nộp đảo, dâng đất thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam cho Tàu Cộng.

Người quốc gia VNCH không bao giờ là “ngụy” đối với Tổ quốc mình dù bọn Cộng sản cố tình gán cho cái từ NGỤY sỉ vả nham nhở hạ cấp đầy khiêu khích, hòng che đậy bản chất tà quyền của họ, một chế độ CS vô Tổ quốc buôn dân bán nước trắng trợn mà nhân dân cả nước đang vạch trần!

Lê Thiên

(Tháng Tư 2015)

1 Chế độ phân biệt đẳng cấp ưu tiên đến nay vẫn tồn tại tuy rằng có phần giảm nhẹ hơn phần nào so với trước đây. Báo VNExpress ngày 28/2/2015 nêu rõ: “Điểm ưu tiênđể xét công nhận tốt nghiệp THPT được tính theo 3 diện (1, 2 và 3)”. Trong đó diện 2 con ông cháu cha được cộng thêm điểm…

2 Giai đoạn 1975 tới 1991, CSVN chưa liệt kê các tôn giáo khác vào nhóm  đối tượng nguy hiểm như với Thiên Chúa Giáo (Công Giáo và Tin Lành).

Ngụy Văn Thà là Thiếu tá Hải quân Việt Nam Cộng HòaThuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, dũng cảm chết theo tàu (hy sinh cùng với 73 chiến sĩ Hải quân VNCH) trong trận hải chiến Hoàng Sa chống quân Trung cộng xâm lược ngày 19 tháng 1 năm 1974 và được truy phong Trung tá Hải quân VNCH.

http://bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=5388:40-nm-hn-danh-ngy-va-nhng-trn-on-thu-ca-ac-qu&catid=34:din-an-c-gi&Itemid=53

 

Tổng Thống Trần Văn Hương

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp. Đại khái đại sứ nói:

«Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày Tổng Thống trăm tuổi già»

Tổng Thống Trần Văn Hương mĩm cười trả lời:

«Thưa Ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.»

 

Con trâu đâu có cải tạo! – LHN

Biết tui là dân HO nên có người biểu tui kể thử một câu chuyện thật xảy ra trong tù cải tạo. Nếu tui kể hổng được thì người ta hổng tin vào cái bằng Tiến-Sĩ Cải-Tạo của tui. Chắc người ta nghi tui làm bằng giả để đi HO.

Mà cũng thông cảm thôi vì Việt-Nam sau khi bị VC toàn trị rồi thì cái gì cũng có thể dỏm được. Mà bằng cấp thì càng dỏm nhiều hơn và Tiến-Sĩ thì nhiều đếm hổng xuể. Bởi tại bị vậy nên tui mới viết bài nầy hổng thôi người ta nói cái bằng Tiến-Sĩ Cải-Tạo của tui là bằng giả. Bài nầy tui đặt tựa là “Con Trâu Đâu Có Cải Tạo!”.

Câu chuyện nầy xảy ra tại trại cải tạo Nam-Hà vào khoảng năm 1979-1980 (vì lâu quá nên tui hổng dám chắc năm nào).

Thời gian đầu của đời tù cải tạo thì những người tù bị đưa lên vùng núi Hoàng-Liên-Sơn do bộ đội quản lý. Tới năm 1978 vì sư phụ Trung Cộng muốn dạy cho đệ tử Việt Cộng một bài học nên đánh tràn qua biên giới Việt-Trung. Do đó tù cải tạo được chuyển giao qua cho công an quản lý để bộ đội rảnh tay mà tiếp thu bài giảng của thầy. Rất nhiều tù, trong đó có tui, được chuyển về trại Nam-Hà vào năm 1978.

Sau vài ngày ổn định mọi thứ thì các tù binh bắt đầu được lên lớp và sau đó là đi lao động. Về lên lớp, nói chung, thì các cán bộ công an cũng nói y hệt như các cán bộ bên bộ đội. Đại khái như: Mỹ là đế quốc xâm lược; ngụy quyền miền Nam là tay sai bán nước; ngụy quân là công cụ đánh thuê; tất cả các người tù đều là có tội chết nhưng được Đảng khoan hồng tha chết và cho đi cải tạo, lao động để trở thành người lương thiện; lao động là vinh quang chớ hổng phải là đày ải, hành hạ.

Chỉ khác một điều duy nhứt là bên bộ đội thì không kêu chúng tôi là tù mà cũng cấm chúng tôi không được tự xưng và kêu nhau là tù; còn ở trại Nam-Hà nầy thì các cán bộ công an nói thẳng chúng tôi là tù cải tạo. Còn về công việc lao động thì tui đã làm qua nhiều thứ như phụ xây thêm nhà tù, làm ruộng trồng lúa, đào kênh thủy lợi, trồng nấm, đục đá. Mỗi công việc đều có nhiều chuyện để kể nhưng trong phạm vi đề tài của bài nầy tui chỉ kể giới hạn về công việc làm ruộng trồng lúa mà thôi.

Trại Nam-Hà nằm trên một khu đồi cao gần bên một quả núi nhỏ và ngay cạnh con đường đất (nghe nói đường nầy có thể đi tới chùa Hương). Bên phía dưới thấp là vùng đầm lầy ăn liền ra đồng ruộng của hợp tác xã. Công việc làm ruộng được bắt đầu lúc đó là đang mùa đông. Và ai cũng biết làm ruộng trồng lúa thì sẽ có những việc như cày, bừa, gieo mạ, cấy lúa, gặt lúa rồi đập và phơi lúa. Đám tù được dẫn ra tới ruộng mới biết công việc cụ thể mà mình phải làm ra sao.

Những thửa ruộng đã gặt xong tự hồi nào chỉ còn trơ gốc rạ. Ruộng đang ngập nước, đất đã mềm sẳn nên hổng cần cày mà chỉ có bừa. Bừa để nhận những gốc rạ chìm xuống sình lấy chỗ cấy lúa. Và xưa nay việc kéo cày hay kéo bừa nếu hổng có máy thì là do con trâu làm. Người thì cầm càng đi phía sau điều khiển con trâu.

Nhưng khi ra tới ruộng mới biết hổng có máy cày mà cũng hổng thấy con trâu nào dù trại có nuôi một bầy trâu mấy chục con. Té ra là mọi thứ sẽ do người tù làm hết. Tù được chia thành từng nhóm 4 người cho một cái bừa. Trong nhóm thay phiên nhau, ba người kéo bừa đi trước thay con trâu và một người cầm càng đi sau giữ bừa.

Mèn ơi ! Trâu thì hổng xài lại bắt người kéo thế. Cái nầy mà dám nói là vinh quang hổng phải đày ải đây. Theo tui thì đày ải chỉ một phần, mà phần lớn là muốn hạ nhục người tù. Dĩ nhiên là tất cả mọi người tù đều phải chịu nhục mà làm. Người nầy nhìn người kia cùng nuốt hận để làm.

Không hẹn mà nên, những người cầm càng phía sau không ai dám đứng lên cái bừa cho bạn kéo như khi điều khiển trâu mà chỉ lội sình để cầm càng. Coi vậy chớ kéo cũng nặng lắm vì lội sình đã khó đi rồi mà đằng nầy còn phải kéo cái bừa nữa. Những bước chân nặng nề dưới ruộng sình.

Những bắp chân tái tím vì dầm trong nước lạnh buốt. Những thân hình co ro, lầm lủi trong gió mùa đông. Hoạt cảnh nầy liệu có nơi nào trên thế giới có được hay không. Làm được một lúc là bắt đầu nghe có tiếng cự nự trong các nhóm kéo bừa. Mấy anh kéo bừa phía trước cự anh cầm càng phía sau: Bộ mắc ông nội mầy hay sao mà đè chi nặng dữ vậy mậy. Đè vừa thôi. Một hồi tới phiên mầy kéo là tao đè lại cho biết.

Thì ra anh cầm càng mà đè mạnh chừng nào thì mấy anh phía trước phải kéo nặng chừng nấy. Mà hể đè hổng mạnh thì gốc rạ hổng chịu chìm. Nghe nhóm nầy cự rồi tới nhóm kia cự đâm ra thấy tức cười. Mà cười ra nước mắt. Hổng ai có thể tưởng tượng được cuộc đời của mình có lúc lại thê thảm như vầy. Chắc mấy tay cán bộ trên bờ đang hả hê trong bụng lắm.

Người nào nghĩ ra được “phương cách” lao động nầy chắc phải được Đảng tuyên dương. Trong đám cán bộ có một người có vẻ là có thớ lắm, đó là thiếu-úy Lự. Hắn đi vòng vòng từ đội tù nầy tới đội tù khác dòm ngó. Đi tới đâu hắn cũng kêu tập họp tù lại cho hắn lên lớp. Bởi vậy đám tù cũng khoái cho hắn tới chỗ mình mà lên lớp lắm.

Hổng phải vì hắn nói hây nên muốn nghe. Vì hắn nói thì cũng như con két nói, chỉ toàn lập lại những điều cũ rích. Hắn vừa nói một tiếng là ai cũng biết hắn sẽ nói tiếp cái gì. Vậy thì tại sao tù lại khoái nghe hắn nói? Thưa hổng phải khoái nghe hắn nói, mà chính là khoái được đứng để nghỉ ngơi khỏi làm trong mươi mười lăm phút. Hắn nói càng dai càng tốt vì mình được đứng nghỉ càng lâu. Lần đó hắn lại chỗ đội tù của tui để lên lớp. Sau khi nói đã đời, hắn kết luận:

Các anh cần phải tích cực lao động cho có năng suất cao. Về với gia đình sớm hay muộn là tùy ở chính bản thân các anh. Không phải chỉ làm chiếu lệ cho hết giờ, mà làm cho hết việc và mỗi người cần phải phát huy sáng kiến để gia tăng năng suất.

Nói xong thì hắn hỏi như thường lệ là ai có ý kiến hoặc thắc mắc gì hôn. Thường thì hổng ai có ý kiến ý cò gì ráo. Nhưng lần đó có một anh bạn tù đưa tay lên. Hắn chỉ về anh bạn đó và hỏi anh muốn nói gì.

Anh bạn tù nói:

Thưa cán bộ, muốn gia tăng năng suất lao động, ở trại có nuôi một bầy trâu mấy chục con sao không xử dụng để kéo bừa?

Chà! Câu hỏi nầy có lý quá ha. Ai cũng thấy ý kiến của anh bạn tù nầy cũng chính là ý kiến của mình nên rất hào hứng với câu hỏi nầy. Các bạn có biết thiếu úy Lự trả lời ra sao hôn?

Hắn hổng cần suy nghĩ gì cho lâu mà phán ngay một câu xanh dờn với một vẻ đắc ý như vừa nghĩ được một câu danh ngôn bất hủ:

Các anh mới cải tạo chớ con trâu đâu có cải tạo mà bắt nó kéo bừa.

Nói xong hắn gật gù với vẻ mặt hả hê, dương dương tự đắc nhìn từng gương mặt xanh tái của đám tù vì câu nói xanh dờn của hắn. Mọi người im thin thít và nghẹn họng như vừa bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt giữa trời đông. Đúng là VC nói vậy mà hổng phải vậy.

Tui chợt nhớ tới lời của tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

Tiếc thay khi mà cả miền Nam lẫn miền Bắc Việt-Nam đã nhìn thấy được những gì cộng sản làm thì…quá trễ. Vậy mà tới giờ cũng vẫn còn có những người hổng nhìn thấy, hay nhìn mà cố tình hổng chịu thấy những gì cộng sản đã làm.

http://khoa1hocviencsqg.com/2015/03/01/con-trau-dau-co-cai-tao_-lhn/

Những Con Ếch Luộc Và Hiện Tượng Nguyễn Ngọc Ngạn – Giáo Già

Ngày 21 tháng 4 năm 2015

H,

Còn nhớ, đúng mùa Quốc Hận, Giáo Già có nhận được bài viết của Trần Khải nói về hiện tượng “Nước Ấm Luộc Ếch” có đoạn như sau (xin trích nguyên văn):

“…chiến lược này trong sách Tàu đã nói từ xa xưa rồi: độc chiêu ‘Nước ấm luộc ếch.’  Truyện Tàu tưạ đề ‘Vũ Nghịch Càn Khôn’ của tác giả Chúc Long Ngữ, …kể rằng: “Tôn Long Vũ Thần tự hỏi, trong đầu lập tức hiện ra chuyện mà trước đây hắn từng gặp qua, đó là một con ếch bị vứt vào trong nồi nước đang sôi, tiềm lực của ếch bạo phát, thoáng một cái đã nhảy ra ngoài, người nó chỉ bị thương một chút mà thôi, chứ không nguy hiểm đến tính mạng. Cũng là con ếch đó, nhưng để trong nồi nước ấm, rồi tăng nhiệt độ từ từ, ếch sẽ không phát giác ra điều gì, đến khi nước sôi, thì nó mới cảnh tỉnh ra, đến lúc này nó đã không còn có năng lượng để nhảy ra nữa rồi, chỉ có thể chịu chết trong nồi nước sôi mà thôi. Câu chuyện này có tên gọi là nước ấm luộc ếch…”

Bên cạnh đó Giáo Già cũng nhận được bài viết của Trần Mộng Lâm, trong đó có đoạn xin được trích lại đây:

“Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành riêng một chương để viết về con ếch, với những dòng như sau: Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết…

…Câu chuyện bắt nguồn từ một tài liệu xuất hiện năm 1987 ghi lại một cuộc thí nghiệm tại Institut John-Hopkins năm 1982: Một con ếch bị bỏ trong một nồi nước lạnh, sau đó người ta nâng nhiệt độ lên một cách rất chậm, chỉ 0,002 độ C mỗi giây. Sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích gì.

Câu chuyện lý thú nói trên khiến người ta liên tưởng đến hoàn cảnh nước Việt Nam ta, với tà quyền CS trong nước, và khối người Việt Hải Ngoại.

Vào đầu thập niên 1980, những người Việt định cư tại nước ngoài căm thù CS đến thâm gan, tím cật. Ai nói đến CS, là người ta chống đối mãnh liệt. Rồi ngày tháng qua đi, CS thì vẫn thi hành một chính sách độc tài, độc đảng như cũ, vẫn hà hiếp, bóc lột người trong nước như xưa, nhưng người tỵ nạn thì không phải tiếp xúc trực tiếp với những cán bộ ác ôn hàng ngày. Mối hận thù cũng không thể quên, nhưng cường độ một ngày một giảm đi. Hơn nữa, sau một thời gian dài cần cù làm ăn, người tỵ nạn đã có của ăn, của để, họ nghĩ đến việc trở về cố hương, để trước là thăm nơi quê cha đất tổ, nhưng cũng có phần để lên mặt với đời.

Mới đầu, số người về rất ít, sau càng ngày càng nhiều, nhất là vào các dịp Tết.

Rồi Ông Nguyễn Cao Kỳ, rồi Ông Phạm Duy, rồi các ca sỹ nổi tiếng, ngày nào lếch thếch nơi Mã Lai, Hồng Kông, hay Thái Lan, Nam Dương, trong các trại tỵ nạn, nay áo quần diêm dúa, môi son đỏ choét, về lại cố hương, để có được “hạnh phúc hát trước đồng bào”, làm như lòng yêu nước của họ to hơn số đô la chứa trong các phong bì mà họ nhận được sau những buổi trình diễn cuối đời.

Ngày nào, khi Đàm Vĩnh Hưng qua hát, người ta bảo nhau đi phản đối, tay cầm cờ vàng, miệng hô đả đảo. Ngày nay, Nguyễn Thanh Sơn, người quan trọng gấp mấy lần Đàm Vĩnh Hưng, đi Mỹ, đi Canada, chẳng ai thèm đặt vấn đề, lại còn bắt tay, phỏng vấn xỳ xèo.

Việc này, thực đâu có gì lạ, mà phải la làng. Chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của ‘boiling frog syndrome’.” [Giáo Già in đậm]

Bài viết của Trần Khải và Trần Mộng Lâm khiến Giáo Già nghĩ ngay đến Nguyễn Ngọc Ngạn mà những bước đi của ông ta trong 40 năm qua có thể là thời gian điển hình cho con ếch bị CSVN luộc chin, cho tập đoàn độc đảng độc tài đang cai trị 90 triệu dân Việt nơi quê nhà làm món ếch chiên bơ thơm phức, cho bữa nhậu ăn mừng chiến thắng 30 tháng 4 hằng năm của bọn chúng. Xin kể qua một số thời điểm điển hình:

*Bắt đầu ngày 30-4-1975 Ngạn là một nạn nhơn của CSVN, một kẻ bị CSVN xếp vào hàng “ngụy” chịu nhận những ngược đãi CSVN dành cho “ngụy”…;

*Ngạn xuống tàu vượt biển, tàu chìm, gia đình bị nạn, vợ con đều chết…;

*Bắt đầu viết văn, có những tác phẩm nổi tiếng chống cộng, khiến CSVN nhức nhối…;

* Hợp tác với báo Làng Văn ở Canada, để rồi từ đó bước lên đỉnh cao làm Chủ tịch Văn bút VN hải ngoại…;

* Hợp tác với “đồng bọn ếch luộc” Tô Văn Lai, từ từ “luộc” Trung tâm Ca nhạc Thúy Nga Paris, từ một số tác phẩm vinh danh Việt Nam Cộng Hòa ban đầu từng bước biến thành “trung tâm ca nhạc đỏ” lúc nào không ai hay, tới khi dư luận giựt mình thấy xuất hiện tràn ngập cuốn băng nhạc Mẹ 40, bị mọi người lên án là Mẹ B40, vì nó như thứ hỏa tiễn B40 của Việt cộng bắn thẳng vào Cộng đồng người Việt Quốc gia hải ngoại. Khi bị nhận diện, Tô Văn Lai đã chẳng những không hối hận mà còn cao ngạo tự so sánh mình là “cha mẹ” của khán giả Thúy Nga Paris.  Qua Mẹ B40, Ngạn đã gieo hột giống đỏ trong lòng người ham mê ca nhạc, những kẻ thán phục “môi mép” của MC Nguyễn Ngọc Ngạn bên cạnh người con gái mất nết đồng nhịp đú đởn trên các sân khấu lưu diễn khắp cùng thế giới…;

* Đớn đau hơn hết cho người Quốc gia Việt Nam hải ngoại là những con ếch bị luộc chin này thường biến ngày Quốc Hận 30 tháng 4 thành dịp cho chúng làm những chương trình cho “đồng bọn” [những con “ếch luộc Việt kiều”] vui chơi thỏa thích…  Hơn nữa, chúng cũng không ngần ngại làm những chương trình cho những con “ếch luộc quốc nội” quên thù thưởng thức… Xin kể vài ba trường hợp điển hình:

1. Năm 2011; ở quốc nội, trong bức thư đề ngày 17/5/2011 của Dược sĩ Nguyễn Thị Yến Tuyết; Chủ tịch Hội Phụ Nữ Tự Do tại NSW, Australia; gởi ông Nguyễn Ngọc Ngạn; cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên; cô Marie Tô; ông Paul Huỳnh; giám đốc Thúy Nga Paris By Night, về việc “Trình Diễn của các nghệ sĩ tại Việt Nam trong thời điểm của Tháng Tư Quốc Hận”. Theo đó, cô Yến Tuyết cho biết (xin trích nguyên văn):

“…Chuyến đi Việt Nam vừa qua của tôi đã ghi lại cho tôi một ấn tượng không mấy gì là trong sáng đối với một số nghệ sĩ Việt Nam đang ở đất nước Tự Do như Hoa Kỳ… Khoảng cuối tháng Tư là tháng mà người Việt hải ngoại của chúng ta lấy đó là thời gian đau buồn và thất vọng, là thời gian của Quốc Hận, thì cộng sản Việt Nam đã cho là chiến thắng và liên hoan. Nên khi tôi nhìn thấy hình ảnh của một vài nghệ sĩ quen thuộc của Paris By Night treo phất phơ giữa đường phố chính của Đà Nẵng, to lớn và rạng rỡ dọc theo hai bên đường, cùng chung vai với những biểu ngữ chuẩn bị cho những ngày liên hoan ăn mừng của họ thì tôi đã sững sờ, hụt hẫng và đau xót cho cả một cộng đồng người Việt Tự Do tại khắp nơi trên thế giới!…  Tôi đã ngẩn ngơ đứng nhìn hình ảnh của Chí Tài và Thanh Hà thật trong sáng và rõ ràng, hình chân dung treo đứng bên những cột cờ dọc bên con đường chính của Đà Nẵng. Hai khuôn mặt quen thuộc của Paris By Night to lớn, thêm Dương Triệu Vũ trong tờ quảng cáo nho nhỏ của một hộp đêm và không biết còn ai nữa không vì tôi cũng không theo dõi rõ lắm những khuôn mặt mới đã làm tôi buồn đau điếng vì không ngờ những nghệ sĩ này lại vô tình và dửng dưng với cộng đồng người Việt Tự Do như vậy!… Đã biết là họ có quyền tự do của họ để trình diễn ở bất cứ nơi đâu nhưng tôi thiết nghĩ đã là một người Việt mang danh nghĩa tỵ nạn chính trị, tỵ nạn cộng sản và đã lao đao trên chuyến đường vượt biển tìm tự do, đã từng khó nhọc trong các trại tỵ nạn thì họ không thể nào vô tình và vô ý thức để có thể trở về Việt Nam trong khoảng thời gian 30 tháng Tư để trình diễn như một đóng góp cho công cuộc liên hoan của cộng sản!… Những hành động vô ý thức này đã là một cái tát tai thật phũ phàng cho người Việt Tự Do tại hải ngoại. Sự tham gia chương trình liên hoan của các nghệ sĩ này đã làm một trò cười cho đám cộng sản Hà Hội vì rõ ràng là họ đã công nhận chiến thắng của cộng sản chứ không phải đã ngậm ngùi buồn thương cho một Quốc Hận của người Việt Nam Cộng Hoà!!!… oái oăm thay, khi về Saigon vài ngày sau tôi tình cờ ngồi xem chương trình Lam Phương mới nhất của Paris By Night thì lại thấy chính cô ca sĩ Thanh Hà đã nói là mình xuất thân từ trại tỵ nạn nào đó! Quả là mâu thuẫn! Cô ấy đã quên béng cái lý do tại sao cô ấy đã phải là người tỵ nạn rồi! Cô ấy đã quên hẳn tại sao cô ấy đang là một người Việt Nam gốc Mỹ!…”

2. Sang năm 2012, ở hải ngoại, Giáo Già nhận được email từ Canada cho biết Nguyễn Ngọc Ngạn lại thêm một lần nữa khiến dư luận sững sờ thấy hắn xuất hiện ở giữa tờ poster [xem hình] như cái “đinh” của chương trình Ca Nhạc Hài Ðặc Biệt Tình Ca Mùa Xuân, sẽ được trình diễn ở Berlin, Ðức quốc, vào đúng ngày QUỐC HẬN, Thứ Hai, 30 tháng 4 năm 2012, với thành phần nghệ sĩ đến từ Hoa Kỳ, trong đó có rất nhiều người xuất thân từ quốc nội và những kẻ bị gọi là “bất tri vong quốc hận” của Trung tâm Thúy Nga Paris. Ðiều đặc biệt rất đáng được quan tâm là chương trình ca nhạc hài đặc biệt này được trình diễn đúng ngày Quốc Hận 30 tháng 4, cho dầu đó là ngày Thứ Hai trong tuần, chớ không phải là một trong 2 ngày cuối tuần như thường lệ. Tờ poster lớn không ghi rõ ai đứng ra tổ chức, nhưng người biết chuyện không thể không thấp thoáng thấy bóng dáng của Sứ quán Cộng sản Việt Nam tại Ðức quốc và những tay sai của chúng trong tập đoàn Thúy Nga Paris.  Phải chăng đây là đòn phép mới của Cộng sản Việt Nam, và những con ếch đã được luộc chín; ít nhứt cũng nhằm mục đích chào mừng cái gọi là “Ðại thắng mùa Xuân 1975” của Cộng sản Bắc Việt; và thách thức Cộng đồng người Quốc gia Việt Nam hải ngoại đang đau đớn tưởng niệm ngày Cộng sản Bắc Việt hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam, tưởng niệm 37 năm đất nước trầm luân trong thảm nạn độc đảng độc tài.  Ðã có những lời lên án tay sai Việt cộng Nguyễn Ngọc Ngạn và kêu gọi tẩy chay cái gọi là Tình Ca Mùa Xuân này. Từ đó, các chương trình tưởng niệm ngày Quốc Hận của người Quốc gia Việt Nam hải ngoại ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là tại Âu Châu, các quốc gia chung quanh Ðức quốc, dấy lên những cuộc biểu tình phản đối, điển hình như cuộc biểu tình sẽ được tổ chức trước sứ quán Cộng sản Việt Nam tại Paris từ 16 đến 19 giờ đúng ngày Thứ Hai, 30.4.2012 [xem poster đính kèm].

Trước sự phản đối dữ dội của đồng bào Việt hải ngoại, đặc biệt là ngay tại Ðức quốc, show diễn đã bị hủy bỏ.  Do vậy, Ngạn đã tức tối cao ngạo dàn dựng cuộc phỏng vấn qua youtube có tên là cuộc “Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn” do người thiếu nữ được gọi là “cháu Hoàng Anh” thực hiện, để vừa biện bạch, vừa “lên lớp dạy đời” những người chống đối Ngạn.  Ðây là cuộc phỏng vấn tự bịa được “Hải Ngoại Phiếm Ðàm” gọi là “Nguyễn Ngọc Ngạn tự bạch” đưa lên Diễn Ðàn lúc 8 giờ 44 phút sáng ngày Thứ Ba, 24.4.2012. Xin trích nguyên văn:

“Mặc dầu tiêu đề mở đầu clip là “Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về shows 30.4”, nhưng chúng tôi đặt tên cho video clip nầy là “Nguyễn Ngọc Ngạn tự bạch” vì những sự kiện sau đây:

* Cuộc mạn đàm được diễn ra trong một studio tân kỳ với cameraman rất “pro” nhưng lại không nêu rõ là do cơ quan truyền thông nào hoặc đài truyền hình nào thực hiện mà cuối clip phần credits chỉ ghi là PT TORONTO 4/12.

* Video clip nầy chỉ phổ biến độc nhất trên một account YouTube channel yyzcad, đặc biệt là account nầy mới mở ngày 20 april 2012 và chính clip nầy cũng được upload vào ngày đó. Cho đến nay account channel yyzcad chỉ có độc nhất một clip nầy mà thôi.

*Cuộc mạn đàm được diễn ra giữa MC “gạo cội” Nguyễn Ngọc Ngạn và một “host” Hoàng Anh nào đó.

* “host” Hoàng Anh và “gạo cội” Nguyễn Ngọc Ngạn mạn đàm cứ như hệt “Mẹ đang cho em bú”.

Cuộc phỏng vấn kẻ tung người hứng rất ăn ý đó đã tạo sân chơi cho Ngạn khoe khoang rằng “Tôi (tức NNN) viết gần 40 cuốn sách chống chế độ, chẳng lẽ bây giờ tôi phủ nhận hết, đốt đi hết, để đi làm 1 show cho Sứ quán Việt Nam hay sao? Họ trả được bao nhiêu tiền?” Câu hỏi không cần được trả lời.  Bởi, đến tháng sau, đúng ngày ngày 19 tháng 5, ngày HCM tự bịa là “ngày sinh của Bác”, Ngạn sẽ xuất hiện trên một show diễn khác mang tên “đêm văn nghệ dạ vũ Tình Ca Mùa Hạ” [xem poster đính kèm]…

3. Đến năm 2013, cũng ở hải ngoại, qua Email, Giáo Già nhận được bài viết của Hai Nga Diep, ngày 21/7/2013, theo đó tác giả cho biết (nguyên văn):

“Vào ngày Thứ Bảy ngày 6 tháng Bảy [2013], tôi đến Las Vegas để lần đầu tiên đi xem live chương trình ca nhạc Thúy Nga kỷ niệm 30 năm hoạt động… Tôi đã bỏ về giữa chừng chỉ sau khi chương trình Thúy Nga 30 năm kéo dài hơn một nữa! Sau màn kịch hài, tôi quyết định ra khỏi rạp mà không hề luyến tiếc… Tôi cảm thấy hụt hẫng… Cho đến lúc tôi bước ra khỏi rạp, tôi không hề thấy có một nội dung nào của chương trình ca nhạc này là đặc biệt để dành riêng cho sinh nhật Thúy Nga Paris 30 tuổi. Những bài nhạc tình dễ dãi, vô thưởng vô phạt, cũng giống na ná như những chương trình Thúy Nga trước. Không có nội dung nào về quê hương, dân tộc. Không có nội dung nào về những chặng đường lưu vong của người Việt, vốn là chỗ dựa về cả tinh thần và tài chính cho trung tâm Thúy Nga kể từ những ngày đầu thành lập cho đến nay… Nội dung chương trình ca nhạc Thúy Nga 30 năm này rất giống với các show ca nhạc đang được trình diễn ở Sài Gòn, Hà Nội ngày nay, trong các nhà hàng, phòng trà, sân khấu ca nhạc trong nước. Một thứ âm nhạc thiếu cá tính, chạy theo thị hiếu dễ dãi của người nghe. Và đặc biệt hơn cả, đó là những bài nhạc có nội dung phi chính trị, không có tính xã hội, thời sự, né tránh các nội dung vốn “nhạy cảm” trong nước hiện nay như lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, sự trăn trở về quê hương, tương lai tuổi trẻ… Đó là nội dung của một nền văn hóa bị kiểm duyệt gắt gao, chỉ được hát những gì mà nhà nước Việt Nam cho hát… Một trong ba nhà tài trợ lớn có tên Lụa Thái Tuấn, một nhà sản xuất trong nước Việt Nam. Một trong những nhà tài trợ $1,000 trong mục “đố vui có thưởng” là Nguyễn Kim, công ty chuyên bán hàng kim khí điện máy ở Việt Nam, và thị trường chỉ nằm ở Việt Nam mà không có ở hải ngoại… Đã có những thỏa thuận nào giữa trung tâm Thúy Nga và các tập đoàn tư sản đỏ trong nước đang nắm ngành kinh doanh văn hóa béo bở?…”

Và năm nay, 2015, cũng ở hải ngoại, Giáo Già đọc được trên mạng bài viết của Nguyễn Ngọc Ngạn có tựa đề là “Bên Thắng Cuộc”, theo đó Ngạn cho biết:

“Trong đợt lưu diễn văn nghệ đầu năm nay ở vài thành phố bên Mỹ, trùng hợp có một tờ tạp chí và một đài phát thanh hỏi tôi cùng một câu: Nhìn lại 4 thập niên vừa qua, 1975-2015, sự kiện gì đối với chú là quan trọng nhất? Câu này dễ trả lời!… Đối với tôi thì biến cố lớn nhất trong 40 năm qua là sự tan rã của Liên Xô và hệ thống cộng sản toàn cầu… tiết kiệm bao nhiêu tiền của và xương máu mà nhân loại đã đổ ra từ ngày có phong trào cộng sản… Kiểm điểm lại những đau thương ngút trời gần một thế kỷ vừa qua, người ta mới thấy hết được niềm hạnh phúc khi đế quốc cộng sản sụp đổ..!…”

Dài dòng một lúc Ngạn mượn tên Trần Bạch Đằng để ca ngợi Trường Chinh, một “lãnh tụ cộng sản kỳ cựu bên cạnh Hồ Chí Minh, một lý thuyết gia tiền phong của Đảng và là người chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu tại Miền Bắc, giết hại biết bao nhiêu nông dân cũng như đảng viên”(sic)…bằng cách trích một đoạn trong bài “Dám Rẽ Ngoặt Trong Tư Duy” của Trần Bạch Đằng như sau:

“Mùa Thu năm 1985, thành quả của bao nhiêu năm chắt chiu của nước ta bỗng chốc sụp đổ qua sai lầm trong điều chỉnh giá cả và đổi tiền. Thế là toàn Đảng toàn dân “khởi đầu bằng sự khởi đầu”! Bác Trường Chinh tìm lối thoát trong cảnh cực kỳ rối ren… Bác kiên trì sự nghiệp đổi mới, đổi mới triệt để và toàn diện… Bác dũng cảm điều chỉnh lại tư tưởng của mình…”! Nói “dũng cảm” bởi vì khi đề xuất ý kiến đổi mới tức là đụng chạm mạnh đến những vùng đất cấm kinh niên của Đảng, những nhân sự suốt đời cố chấp mà chỉ có người tầm cỡ như Trường Chinh, lúc ấy ngoài 70, mới dám lên tiếng! Sau khi Trường Chinh mất, Trần Bạch Đằng viết: “Thưa anh Năm Trường Chinh! Tiễn anh, chúng tôi ân hận vô cùng: Không đổi mới nhanh như anh ao ước!… Tôi tin, nếu quả còn cuộc sống ở thế giới khác sau khi người ta chết, thì những nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất, cũng sẽ mở rộng vòng tay đón Bác Năm Trường Chinh…”. Ý nói: Cuối đời Trường Chinh đã thấy cái sai của mình, xin các oan hồn bị đấu tố trước đây, nếu gặp lại Trường Chinh ở thế giới bên kia, hãy tha cho Trường Chinh, đừng xúm lại hỏi tội! (Ghi chú: Trần Bạch Đằng nguyên là Bí thư Khu Ủy Sài Gòn – Gia Định. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Trần Bạch Đằng và Võ Văn Kiệt là tư lệnh tiền phương, chỉ huy lực lượng Việt cộng đánh vào nội thành Sài Gòn).”

Trần Bạch Đằng “rửa tội” cho Trường Chinh là chuyện không ai thắc mắc; nhưng Ngạn mượn lời Trần Bạch Đằng để ca ngợi Trường Chinh thì “hết ý”. Càng “hết ý” hơn nữa khi sau đó Ngạn viết: “Từ khi các nước Đông Âu và nhất là Liên Xô sụp đổ, thế giới không còn ai nhắc đến Cộng Sản nữa”(sic). Để rồi ngay sau đó mở ngoặc viết rằng: (Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi!)(sic) [GG in đậm và gạch dưới]. Ý Ngạn muốn nói gì chắc mọi người đã rõ cho dầu nó chỉ được viết trong dấu ngoặc.

Qua những dẫn dụ và lập luận trôi chảy của một nhà giáo, nhà văn, một MC lẻo mép đú đởn làm duyên trên sân khấu, Ngạn đã mê hoặc nhiều người, đặc biệt là những con “ếch luộc”. Từ đó, Ngạn cho rằng “Trước mắt thế giới, kẻ thù mới bây giờ là Terrorist, là ISIS, là những nhóm quá khích không nhân tính, chứ kẻ thù cũ là Cộng Sản giờ này là hết hẳn đất đứng”. Ngạn nói Cộng sản nào hết hẳn đất đứng(?) trong khi các tổ chức Nhân quyền trên thế giới đều thấy “CSVN vẫn đứng vững trên đôi chân đàn áp dân mình, đàn áp không nương tay những người tù lương tâm, dùng tòa án làm công cụ áp chế người dân, vi phạm các công ước quốc tế, để yên cho công an giết dân khi bị chúng mời về đồn…”

Bởi mang than phận của một con ếch bị CSVN luộc rồi nên Ngạn đâu còn thấy chúng “ác với dân hèn với giặc”, nên Ngạn đã không ngần ngại xấc xược nói [Giáo Già xin phép lập lại] “chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau”.

Đừng để Nguyễn Ngọc Ngạn làm thành hiện tượng lãng quên ngày Quốc Hận, lãng quên CSVN, lãng quên bọn cầm quyền độc tài đảng trị; chống CSVN là chống độc đảng độc tài, chống tay sai Việt cộng, chống những tư tưởng thỏa hiệp với Cộng sản, chống âm mưu giải vây cho Việt cộng, chống những kẻ đánh lạc hướng “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” của toàn dân Việt, từ quốc nội đến hải ngoại.

Như Giáo Già đã nhiều lần nhận định: Ngày 30-4-1975 chỉ là ngày kết thúc một trận chiến, cho dầu là một trận chiến khốc liệt, chớ nó chưa kết thúc cuộc chiến Quốc Cộng. Cho tới nay cuộc chiến vẫn tiếp diễn và người Quốc Gia VN rời nước đi tỵ nạn đã mang cuộc chiến ra hải ngoại; đã chiến đấu và đã mang lại những chiến thắng ngoạn mục; điển hình là làm sống lại lá Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ,

khiến bài Quốc Ca vang rền khắp nơi có cộng đồng họp mặt, khiến nhiều thành phố ban hành các Nghị quyết cấm các cán bộ Việt cộng lui tới các nơi có đông người Quốc gia VN lưu cư… Xin Ngạn đừng mượn “Bên Thắng Cuộc” của Việt cộng Huy Đức như kẻ chơi bài ba lá làm thành hiện tượng giải vây cho Viêt cộng, xấc xược công kích người chống cộng, biện minh cho thân phận những con “ếch luộc” chờ được “chiên bơ”.

Hẹn con thư sau,

Giáo Già (Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

 

30/04: Ân hận một thời Trường Sơn – Nguyễn thị Cỏ May

Tới nay, sau 40 năm, vẫn còn không ít người Việt nam, cả ở hải ngoại, dân HO nữa, khi nhắc lại một cái mốc thời gian, không thấy ngại dùng tiếng ” giải phóng ” hay gọi nhà cầm quyền cộng sản ở Việt nam là  “cách mạng”. Thậm chí có khi tự nhận mình là “ngụy” không hề mặc cảm. Thế mới thấy tác dụng ghê gớm của sức mạnh ngôn ngữ và ảnh hưởng của tuyên truyền chánh trị.

Nhưng “giải phớng” và “cách mạng”, chỉ ít lâu sau ngày 30/04, bị ngay thực tế xã hội định nghĩa lại chính xác, đúng nghĩa thật của nó.

Hơn ai hết, chính lớp tuổi trẻ ở Miền Bắc bị đảng cộng sản lùa vượt Trường Sơn vào Nam làm chiến tranh giải phóng định nghĩa lại “giải phóng” và “cách mạng” bằng thực tề cuộc sống của bản thân mình sau ngày 30/04. Chị Trung Sĩ, tựa và nhơn vật trong truyện ngắn của nhà văn Bùi Ngọc Tấn là điển hình để phơi bày bản chất cộng sản khi nắm quyền.

Vài hàng về nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Cỏ May viết vài hàng về tác giả truyện Trung Sĩ để tưởng niệm nhà văn mới qua đời ngày 18/12/2014, sau những năm tháng chống chọi với bệnh ung thư, đã ghé qua thăm thành phố nhỏ Roissy en Brie ở ngoại ô Paris cùng với bà Hoàng Minh Chính nhơn chuyến hai người đi một vòng ngắn Âu châu, trước khi Ông Hoàng Minh Chính đi qua Mỹ chừa bịnh.

Hôm ấy, Bùi Ngọc Tấn ít nói. Người rất khiêm tốn và dễ gây thiện cảm.

Ông vào làng báo khi theo đội Thanh niên Xung phong tiếp quản Hà nội tháng 10/0954 với vai trò phóng viên cho tờ Tiền Phong. Ông viết văn dưới tên khác để tránh cái lệnh cấm nhà báo không được viết truyện.

Cái dễ thương ở ông là viết, muốn được viết phải né tránh nhưng vẫn giử khoảng cách với hàng ngũ “nhà văn cung đình”.

Ông xin chuyển về quê quán Hải phòng, với “ước mong thâm nhập công nông để viết được tác phẩm của đời mình”.

Tháng 11/1968, Bùi Ngọc Tấn bị ở tù về tội “tuyên truyền phản cách mạng” trong vụ án “nhóm xét lại chống đảng, làm tay sai cho nước ngoài”. Và tác phẩm dự định viết chưa viết được. Bùi Ngọc Tấn chưa bao giờ là đảng viên đảng cộng sản ở Hà nội. Ông cũng chưa hề biết cái tội mà ông bị tù.

Đến khi Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh ở Việt nam ký kết, ông được nhà cầm quyền ở Hà nội trả tự do. Nhưng ra tù, ông lại rùng mình ghê sợ hơn lúc ở tù:

“Ông làm nghề bốc vác, kéo xe bò để sống qua ngày… Ông phát hiện một điều: tất cả những người trên đường không một ai cười. Giống nhau. Xam xám. Đăm chìêu. Đồng phục quần áo. Đồng phục mặt người…

Các ông ấy bần cùng hóa nhân dân ghê quá”. Người bạn của ông bảo “Cuộc sống này gần với cuộc sống loài vật. Đâu phải cuộc sống con người”.

Bùi Ngọc Tấn vất vả tận cùng để kiếm cơm áo nhưng không khổ bằng bị công an theo dõi, cách ly, dọa nạt, tra hỏi dưới nhiều hình thức mọi lúc khi cần, làm cho ông bị ám ảnh như có một người vô hình bám sát ông, cả khi ngủ.

Năm 2012, tại Paris, truyện “Biển và Chim bói cá” của Bùi Ngọc Tấn được Festival Livre et Mer phát giải thưởng. Nhơn dịp này, Ông François Bourgeon, kịch sĩ và nhà văn, người sáng lập giải thưởng, nói về Bùi Ngọc Tấn:

“Từ khi lập ra giải thưởng này, tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn đã làm chúng tôi thỏa mãn. Tác giả là người Việt nam. Ông tặng cho chúng ta một tác phẩm nhân văn… Bùi Ngọc Tấn biết cái giá của tự do …” (Bùi Ngọc Tấn, Hậu Chuyện Kể Năm 2000, NXB Tiếng Quê Hương, Virginia, USA 2004).

Trung Sĩ Lan Anh

Trong truyện này, Bùi Ngọc Tấn viết về cuộc đời của Trung Sĩ Lan Anh, một phụ nữ trẻ đẹp ở Hà nội, theo lệnh đảng cộng sản, vượt Trường Sơn vào Miền Nam làm chiến tranh cách mạng để giải phóng đồng bào Miền Nam thoát khỏi Mỹ Ngụy kìm kẹp, không đủ cơm ăn, áo mặc. Sau ngày 30/04, hết chiến tranh, đất nước thống nhứt dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Lan Anh tìm được việc làm “bốc dở cá”. Vìệc làm vất vả vì phải làm việc trong hầm lạnh và nặng nhọc. Nhưng có việc làm vẫn hơn thất nghiệp như bao nhiêu người khác.

Làm việc được hơn bảy năm, cơ sở đánh cá dẹp tiệm vì tàu hư, biển hết cá. Cơ quan giải tán. Mọi người từ sếp tới công nhơn đều được vứt hết ra vỉa hè, tự do đi tìm việc làm khác.

Lan Anh tìm được vìệc làm trong một nhà hàng ăn sang trọng. Làm tiếp viên làm điếm trá hình. Một hôm, Lan Anh gặp lại người bạn thân củ lúc ở Trường Sơn. Anh này làm tài xế đưa sếp và khách của sếp tới đây để đãi đằng theo tập quán làm ăn kinh doanh của thời mở cửa. Hai người bạn cũ xa cách nhau lâu ngày, nay tình cờ gặp lại nên mừng rỡ vô cùng. Lan Anh tự nhiên nắm tay người bạn. Và cũng một phần do phản ứng tự nhiên của nghề nghiệp khi tiếp khách. Nhưng, Lan Anh vội buông tay bạn ra, thụt lùi lại và biến mất khi bạn kêu “Trung Sĩ”, tên gọi thân mật lúc ở Trường Sơn và cũng là cấp bực trong quân đội nhân dân của Lan Anh.

Vài phút sau, Lan Anh trở ra với áo đầm mỏng, không tay, tiến tới người bạn cũ:

“Khi nảy, anh gọi em Trung Sĩ làm cho em xấu hổ quá. Em phải đi thay đồ, bỏ chiếc quần bò đi để trông cho hết ngố”.

Từ lấu lắm rồi, không có ai gọi Lan Anh theo cấp bực trong quân đội. Nay bạn cũ gọi làm cho nàng giựt mình, nghĩ cách ăn mặc giống như bộ đội cách mạng của mình trước đây là ngố, là nhà quê thô kệch. Xấu hổ lắm.

Cũng chính anh bạn này, ngày Sài gòn được “giải phóng”, đã chở Lan Anh và các cô bạn của Lan Anh từ Trường Sơn ra trên một đoạn đường dài ra quốc lộ. Ngồi trên xe, mọi người trố mặt nhìn nhà cửa, xe cộ ngược xuôi,… Các cô y tá, hộ lý ấy như bay lên. Không phải họ đang ngồi trên xe nữa, mà bay lên tận trời xanh kia kìa. Ai mà không thấy ngay trước mắt mình, cả một thiên đàng đang mở cửa đón chào.Các cô xúm lại, ùa vào một “cửa hàng mỹ phẩm”, thật ra chỉ là một quán tạp hóa bên đường, bày bán đủ thứ từ bánh kẹo, quần áo may sẳn, ít son phấn, nước hoa rẻ tiền, xà bông thơm của Mỹ như Cadum, Camay, Dove, quần áo lót phụ nữ,… Mắt các cô sáng lên. Lần đầu tiên từ ngày rời Hà nội, nay mọi người mới trông thấy những thứ lộng lẫy, sang trọng đó. Trước đây, những thứ này, trong mơ, cũng không thể hình dung ra được nữa.

Giờ đây, các cô có ai còn đủ can đảm, còn đủ phẩm chất cách mạng để nhớ lại những ngày ở Trường Sơn, săn sóc thương binh, chôn cất bao nhiêu đồng chí hi sinh cho chiến tranh giải phóng đồng bào Miền Nam?

Làm nghề hoàn toàn lương thiện, trong sạch

Lan Anh làm tiếp viên trong một nhà hàng sang. Cùng với một nhóm trẻ mười tám hai mươi. Lan Anh lớn tuổi, đáng má của nhóm đồng nghiệp nhưng cô nàng vẫn kiếm tiền được.

Ngoài khách hàng là cán bộ cao cấp nhiều tiền tới chọn tìếp viên trẻ, còn có ít khách hàng lớn tuổi. Những người này chọn Lan Anh vì các cô trẻ đáng tuổi cháu, có gọi “anh” ngọt xớt, có âu yếm, cũng chỉ gượng ép, không thể tự nhiên được. Vả lại, tuổi ngoài bốn mươi nhưng Lan Anh còn giữ được gương mặt dể coi và thân mình khá quyến rủ. Cô vẫn thường ân hận phải chi còn được cái tuổi hai mươi như lúc ở Trường Sơn!

Biết người bạn củ nghĩ xa xôi về mình, Lan Anh nắm tay bạn và nói, giọng chắc nịch:

“Anh muốn nghĩ về em thế nào thì nghĩ. Em không làm việc gì xấu. Em không ăn cắp, không tham nhũng, không lấy tiền của nhân dân về xây biệt thự. Em chỉ đem bản thân của em ra kiếm sống. Nếu em chết đi ở Trường Sơn như bao nhiêu người khác thì cũng chẳng còn cái thân này để nay đem ra bán kiếm sống và nuôi con ăn học…”

Như nhau cả

Lan Anh hỏi người bạn tuần tới có đi về Hà nội không để xin quá giang cùng xe. Anh bạn của Lan Anh cho biết có đi, chở ông Giám đốc đi Hà nội nhưng ông này rất kỵ xe chở phụ nữ và ông đi cùng xe với phụ nữ. Lan Anh không tin có người làm Giám đốc mà lại như vậy. Bạn của cô phải giải thích thêm. Ông này người gầy gò, khắc khổ. Nói sa sả. Mắng chửi cán bộ vuốt mặt không kịp. Không bia rượu, không thuốc lá, không nhà hàng. Nhứt là không gái, không biết tiếp viên là gì. Tiếp khách, là chỉ cử sếp phó đi. Lúc nào cũng nói đến công việc, nói đến xí nghiệp. Bạn của Lan Anh cố giải thích để Lan Anh hiểu mà đừng nài nỉ xin đi theo xe về Hà nội. Nhưng Lan Anh, với kinh nghiệm sống dày dạn, không nghe và còn lớn tiếng trả lời:

“Chúng nó như nhau cả. Như nhau… Những thứ bề ngoài như vậy mới là cực gian, cực ác!”.

Lan Anh nói với bạn là cô ta ly dị vì chồng nghiện ngập,… Nhưng thật ra, Lan Anh đã thôi chồng vì chọn nghề này mà chồng không đồng ý.

Sau khi xí nghiệp cá dẹp tiệm vì biển hết cá, Lan Anh phải xoay sở nuôi gia đình 4 miệng ăn, con trai đi học khá tốn kém.

Với người mẹ, đứa con là tài sản vô giá. Không có thứ gì có giá trị vượt qua đứa con được. Lan Anh làm tiếp viên nuôi bà mẹ già, đứa con trai đi học. Ai bảo là xấu?

Lan Anh là tiếp viên, xã hội thừa nhận. Nhưng những cán bộ đảng viên không phải là thứ “tiếp viên” theo một ý nghĩa nào đó  sao?

Người đọc truyện Trung Sĩ của Bùi Ngọc Tấn (Truyện ngắn, NXB Hải Phòng 2003,  các trang 227-246), ai có thể không suy nghĩ thêm lời nhận xét: “Trong mỗi chúng ta ít nhiều đều mang chất tiếp viên”.

Chúng ta ở đây, tức cán bộ và đảng viên ở Vìệt nam, những người làm cách mạng giải phóng thân phận con người thoát khỏi đời sống bị giai cấp cường hào ác bá, tư sản bốc lột, có thừa tiền cần hưởng thụ, đều mang ít nhiều chất “tiếp viên”?

Từ bắc vào nam – Nguyễn Thị Thanh Dương

Sau ngày 30 tháng Tư cuộc sống của cả miền nam Việt Nam đã đổi đời, đổi từ sướng sang khổ, đổi từ tự do sang kềm kẹp, đâu đâu cũng là những cuộc sống dè dặt và khó khăn, gia đình chị Bông cũng nằm trong cảnh ấy.

Món tiền của cha mẹ chị dành dụm gởi trong ngân hàng Việt Nam Thương Tín kể như mất toi, món tiền của vợ chồng chị cũng gởi trong Việt Nam Thương Tín thì chị may mắn hơn, tháng 8 năm 1975 chị sinh thằng con thứ hai, chị đã viết đơn ra ủy ban phường xin xác nhận hoàn cảnh vừa mới sinh con nên ngân hàng Việt Nam Thương Tín lúc này do nhà nước quản lý đã cho chị lãnh 10 ngàn đồng.

Tiền của mình bỗng bị cướp trắng trợn, phải nằm trong diện khó khăn, ma chay, sinh đẻ hay hoạn nạn gì đó mới được nhà nước cứu xét  trả lại 10 ngàn đồng cho dù tổng số tiền gởi là bao nhiêu, và rồi số tiền còn lại chết yểu, chết oan ức không bao giờ trở về với chủ.

Vài năm sau khi chị Bông đi thăm chồng tù cải tạo tại trại Z30C rừng lá Hàm Tân Thuận Hải, chị gặp bà vợ ông Nguyễn Văn Mão giám đốc ngân hàng Việt Nam Thương Tín cũng đi thăm chồng, người nổi tiếng đi đến đâu ai cũng biết. Ông giám đốc ngân hàng còn sa cơ thê thảm thế kia thì xá chi món tiền nhỏ nhoi của mình.

Với chế độ mới người ta phải cẩn thận từng lời ăn tiếng nói kẻo bị tù oan. Một thằng bé hàng xóm chị Bông  trong lúc chơi đùa với các bạn ngoài đường nó hát nhại câu hát trong bài “Túp lều lý trưởng”  là “Từ ngày giải phóng vô đây mình khổ thật nhiều” anh bộ đội đi đường nghe thấy, chẳng biết anh đang đi đâu vậy mà cũng mất thì giờ bắt nó đưa lên uỷ ban phường  nhờ giáo dục lại., bố mẹ nó phải làm giấy cam kết dạy dỗ con để bảo lãnh nó về, cũng may nó tuổi vị thành niên, nếu lớn hơn chắc đi tù cải tạo vì tội phản động, xuyên tạc chế độ.

Có hôm chị Bông đi chợ đang mua bó rau muống, bà bán rau người miền Nam  thấy hai anh bộ đội xách giỏ đến gần bà đã vồn vã mời chào :

–         Mời hai đồng chí mua rau muống….

Hai anh đã không mua mà khó chịu gắt gỏng:

–         Ai đồng chí với bà, ăn nói phải cẩn thận nhé

–         Bà đã đi bộ đội đã chiến đấu với chúng tôi ngày nào chưa mà gọi chúng tôi là đồng chí, hả?

Hai anh bộ đội mặc quân phục đội nón cối chân đi dép râu làm từ lốp xe chắc là “anh nuôi” lo việc bếp núc cho đơn vị hay cơ quan tập thể nào đó, hình ảnh các bộ đội mặc quân phục đi chợ, hai ống quần xắn lên khỏi mắt cá chân cho gọn thật khôi hài, thật ngứa mắt trông như người đi cày đi cấy nhưng nhìn mãi thành quen mắt không ai còn ngạc nhiên nữa.. Các anh đi chợ  bằng xe đạp thồ, rau cỏ chất đầy, thời ấy bếp ăn tập thể hay tư nhân thì rau luôn là thức ăn chủ yếu.

Bà bán rau xưng hô hai từ “đồng chí” với hai anh bộ đội là bày tỏ sự thân thiết, tưởng lấy lòng họ lại bị họ mắng…Khi hai anh bộ đội đi xa bà bán rau buông câu nói hậm hực:

– Bộ tao ham làm đồng chí với mày sao, tao chỉ muốn bán cho mày mấy bó rau thôi, đừng có chảnh nghe con.…

Người thắng cuộc miền Bắc vui mừng háo hức tràn vào miền Nam đủ mọi hình thức, làm việc, công tác, thăm thân nhân hay đi cho biết miền Nam, ngắm cảnh miền Nam để ăn mừng cho bao công lao của họ đã hi sinh chiến đấu.

Nhưng người dân miền Nam chẳng mấy ai muốn ra thủ đô Hà Nội của bên thắng cuộc cả.

Bố chị Bông cũng  không có ý định về thăm quê cũ, ông không lạ gì Việt Cộng, thời buổi sau 1975 tranh tối tranh sáng, trong miền Nam cũng đã có kẻ thời cơ hại người rồi, bố chị đã bị công an đến nhà “mời” lên ủy ban phường “làm việc”, cả nhà rất lo ngại không biết chuyện gì đã xảy ra và sẽ xảy ra. Từ phường bố chị bị chuyển lên ủy ban huyện và biệt tăm biệt tích hơn 1 tháng mới được tha về.

Thì ra có kẻ hàng xóm nào đó đã tố với ủy ban quân quản bố chị là “mật vụ chìm”của “ngụy quân nguỵ quyền” trong khi ông chỉ là cảnh sát viên bình thường trong phủ thủ tướng…

Trong Nam đã thế nói gì đến miền Bắc của phe chiến thắng, những người di cư 1954 nay trở về thăm miền Bắc sẽ bị để ý, bị “nhân dân” khinh miệt trả thù.

Bố chị chỉ gởi cầu may một lá thư về quê cũ cho người em họ để hỏi thăm họ hàng quyến thuộc, gọi là “cầu may”  vì sau bao nhiêu năm ly tán kể từ 1954 chẳng biết thân nhân còn ở quê  không. Thế mà lá thư vẫn có người nhận và người em họ của bố đã trả lời thư.

Ban đầu chị Bông không tin, một mực nói:

–         Làm gì một lá thư không số nhà lại đến tay người nhận được? Có chắc đây là thư của chú Côi không?

Bố chị giải thích:

–         Chú ấy đã kể về những họ hàng nội ngoại,  bên nội và bên ngoại các con cùng quê mà, chú Côi còn  kể về những kỷ niệm giữa bố và chú ngày xưa thì chính là chú còn ai vào đây nữa.. Ở phố thì bố không biết chứ ở quê thì cả làng cả xã ai cũng biết nhau, lá thư gởi tên người nào thì sẽ đến đúng tay người ấy, chẳng cần số nhà ngoài tên làng tên xã.

–         Nhưng lạ ở chỗ cả một thời gian dài từ 1954 đến giờ mà họ vẫn không rời khỏi làng quê…

–         Vì tình quê cha đất tổ, vì luật lệ hành chính xã hội ràng buộc nên họ vẫn bám lấy làng quê. Biết đâu vài chục năm sau nữa chúng ta gởi thư về người thân ở làng quê này vẫn  không cần số nhà, tên đường.. Sau lá thư của bố thì gia đình chị Bông nhận được những lá thư của các thân nhân khác, chắc chú Côi đã khoe thư của bố chị với mọi người. Thư viết trên trang giấy học trò, có thư chữ viết nắn nót, có thư chữ viết như gà bới nhưng thư nào cũng đầy ắp nhớ thương và không bao giờ thiếu câu mở đầu nghiêm chỉnh trên mỗi lá thư là :” Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Độc lập tự do hạnh phúc”,  xong “thủ tục” với nhà nước rồi nhân dân mới viết riêng tư gì thì viết.

Chị Bông đã ngạc nhiên hỏi bố:

–         Thân nhân của bố viết thư như viết tờ đơn, họ làm việc cho chính quyền nên quen tay chăng?

Bố chị chép miệng:

–         Họ là nông dân thôi, nhưng là ai thì cũng là người của miền Bắc bao nhiêu năm sống với xã hội chủ nghĩa.

Không ngờ chỉ một lá thư bố chị gởi về hỏi thăm những thân nhân nội ngoại ấy mà đã nhận lại những  tình cảm quá đổi thắm thiết, sau những thư từ là những người khách không mời đã lần lượt từ Bắc vào Nam thăm gia đình chị Bông..

Năm 1978 gia đình chị đón một khách đầu tiên từ miền Bắc vào. Lúc này xe lửa Thống Nhất Bắc Nam đã thông, giá vé bao cấp còn  rẻ.

Một hai đứa trẻ con hàng xóm chạy xộc vào nhà chị Bông hí hửng báo tin:

–         Chị Bông ơi, nhà chị có khách ngoài Bắc kìa. Bà ấy gánh hai bao tải to lắm

. Chị Bông cũng vui mừng thông báo ngay với bố:

–         Bố ơi khách Bắc này chắc giàu lắm, họ gánh hai bao tải quà vào cho nhà mình.

Bà cô ruột của chị Bông đã gồng gánh từ Bắc vào Nam, bà hỏi thăm từ đầu đường đến cuối xóm nên cả khu xóm ai cũng biết nhà chị đang có khách Bắc.

Bố chị dặn dò:

–         Đây là em ruột của bố, chúng ta “giấy rách phải giữ lấy lề” tiếp đãi cô hậu hĩ. Ngày xưa khi bố theo ông nội đi làm ăn xa quê cô Cam đã mấy lần dẫn mẹ các con từ làng quê đi Hà Nội đến Bắc Giang rồi Móng Cái  thăm bố…

Thời điểm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm đều phải mua bằng sổ hạn chế theo từng đầu người không đủ ăn đủ dùng nên bố chị đã cẩn thận dăn dò thế, kể lể ân tình thế để phòng xa vì đã từng có cảnh khách đến nhà người ta không muốn mời ăn ở sợ hao tốn. Miếng ăn cái mặc bỗng lên ngôi, gía trị tình cảm con người bị chà đạp xuống thấp…

Vào đến nhà cô Cam đòi thắp hương cho ông nội chị và mẹ chị, cô nước mắt ngắn dài khóc thương người cha xa cách từ năm 1954 và bà chị dâu hiền lành vắn số.

Mấy đứa em háo hức thì thầm với chị Bông:

–         Chị ơi, cô Cam mua những gì mà nhiều thế?

Chị Bông sốt ruột:

– Không biết, đợi cô thắp hương xong sẽ mở quà…

Các em và hai con chị Bông tò mò và nao nức chờ cô Cam cho quà, không biết là những quà gì trong hai cái bao tải to tướng bằng vải ấy. Cô mở cái tay nải nhỏ trước, lấy ra mấy quả chuối tiêu chín nẫu đã nhũn mềm và tiếc rẻ:

–         Chưa kịp ăn thì nó chín cả rồi, trong Nam nắng nóng quá, mấy quả chuối này cô mua ăn lúc đi đường, vẫn còn ăn được các cháu ăn đi…

Thấy chẳng đứa nào muốn nhận mấy quả chuối thâm đen cô Cam lại moi trong tay nải ra mấy bịch bỏng, mỗi nắm bỏng to tròn bằng nắm tay, cô Cam hớn hở mời mọc::

–         Đây là quà cô mua cho các cháu, bỏng ở làng quê ta trẻ con nào cũng thích, gạo rang thành bỏng trộn với đường mật và gừng thơm ngon lắm.

Đứa em gái út của chị Bông thất vọng:

–         Ở đây cũng có bỏng này, thế còn món gì trong hai cái bao kia hả cô?

Thằng Bi 3 tuổi con của chị Bông cũng bắt chước dì nó vòi vĩnh:

–         Bi muốn cô mở cái bao to kia cho cháu quà…

–         Này con, dì út gọi là cô Cam nhưng con phải gọi là bà Cam, từ từ bà Cam sẽ cho con quà mà.

Chị Bông mắng con đừng nóng lòng mà lòng chị vẫn chờ mong hai bao tải kia được mở ngay ra.

Cô Cam trả lời con cháu út nhưng nhìn chị Bông để giải thích:

–         Cái món này các cháu không ăn được, không phải quà cháu ạ, đây là tỏi vườn cô thu hoạch, năm nay tỏi ở quê ta được mùa nên mất giá, bán rẻ như cho mà người ta còn chê không muốn mua, nhân thể chuyến đi cô mang vào Nam may ra bán khá hơn, thu đồng vốn nào hay đồng vốn ấy..

Tội nghiệp cô Cam đã mang cả gánh tỏi từ Bắc vào Nam.

Chị Bông thất vọng thì ít nhưng các em và hai con chị thất vọng thì nhiều, chúng đành nhận mấy nắm bỏng đặc sản của làng quê cô Cam còn hơn không có món gì.

.Cô Cam bảo chị:

–         Mai cháu dẫn cô ra chợ bán tỏi nhé, ở đây cô xứ lạ quê người.

Chị Bông bùi ngùi thương cô:

–         Vâng, cô muốn chợ gần chợ xa gì cũng được…

Cô Cam đã gánh tỏi ra chợ tìm các bạn hàng và bán sỉ cho họ với giá rẻ bèo nhưng cô bảo cũng đỡ hơn giá ở quê rồi cô buồn rầu kể:

– Những mùa bội thu lại là mùa mất tiền cháu ạ, công sức mình như đổ sông đổ biển, có năm thu hoạch khoai tây giá quá rẻ, vừa bán đổ bán tháo vừa  tranh thủ luộc khoai tây ăn trừ cơm ngao ngán đến tận cổ thế mà vẫn ăn không kịp, khoai tây mọc mầm tua tủa…

Thấy cô Cam tiêu thụ được gánh tỏi bố chị rất vui, chỉ sợ cô em nghèo khổ phen này mất hết vốn liếng trồng trọt.

Những ngày cô ở chơi mấy chị em chị Bông đã đưa cô đi chơi Sài Gòn, đi sở thú và đến thăm vài nhà họ hàng hay người làng người nước, đến nơi nào cô Cam cũng thích. Cô cảm động nói:

– Cám ơn anh và các cháu đã cho em đi tham quan nhiều nơi, xưa nay em chỉ quanh quẩn bên ao làng, bên ruộng nương. Sao mà đường phố Sài Gòn hoành tráng thế cơ chứ.

Đời cô Cam là một bể khổ, lấy phải người chồng vũ phu lại phụ bạc, ăn ở với vợ có 3 con rồi bỏ đi lấy vợ bé, cô làm lụng ruộng vườn quần quật mà  nuôi con vẫn bữa đói bữa no. Ông chồng bệnh chết, người vợ bé hiền lành nhu nhược chẳng biết nương tựa ai mang 2 con về nhà vợ cả xin ở chung. Hai bà vợ của ông chồng quá vãng cùng ở chung nhà thuận hòa như hai chị em ruột và nuôi 5 đứa con, nếu không biết thì chẳng ai phân biệt những đứa trẻ ấy là con bà nào vì hai bà đều thương yêu chúng như nhau, hai bà đều cật lực làm việc để nuôi chúng…

Ông chồng thật tốt số, lấy hai bà vợ cùng hiền lành phúc hậu, hai bà vợ góa cùng yên phận thờ chồng, ông tha hồ sung sướng yên nghỉ nơi chín suối.

Có lẽ giai đoạn cuộc đời cô Cam sống chung với “tình địch” lại bình yên hạnh phúc hơn khi sống với người chồng.

Bà vợ bé cũng đoản mệnh như chồng, hiện 5 con vẫn sống với một bà mẹ là cô Cam.

Ngày cô trở về Bắc bố chị đã mua vé tàu cho cô và tặng cô món tiền nhỏ, cô đã rưng rưng nước mắt trách anh trai từng xông pha theo cha buôn bán khắp phương Bắc, giỏi giang nhanh nhẹn thế mà cái ngày di cư cha và anh đi thoát sao không dẫn cô theo để đời cô bao nhiêu năm nghèo khổ cho đến bây giờ.…

Sau cô Cam những năm sau đó chị Bông không thể nhớ theo thứ tự những ai đã từ Bắc vào Nam thăm gia đình chị, họ hàng gần, họ hàng xa đều được bố chị tiếp đãi thân tình và cho tiền tàu xe lượt về quê,  có người chỉ là người làng, họ đi buôn hàng vào Nam cũng “quá cảnh” nhà chị để có chỗ tạm trú ăn ở không mất tiền và ít nhiều cũng có quà mang về, những bộ ly tách đẹp ngày nào chị Bông đã mua trong các cửa hiệu trong thương xá Tax trưng bày trong tủ chè cũng mang ra tặng cho khách vì họ khen đẹp và khao khát được một bộ tách như thế, cả những tấm khăn lông to đẹp chị vẫn cất để dành trong tù chưa dám dùng đến cũng là món quà tặng cho khách để làm kỷ niệm.  Cuối cùng tủ chè và tủ quần áo của nhà chị rỗng dần chẳng có gì đẹp hay đáng giá nữa.

Chị Bông lo xa:

– Bố ơi, nếu cứ cái đà này thì… cả làng sẽ vào thăm nhà mình, gạo mua theo sổ thì ít, gạo chợ đen thì đắt đỏ…

Bố chị luôn an ủi:

–         Người ta có quý mình mới vào thăm, một giọt máu đào hơn ao nước lã…cao lắm mỗi người chỉ vào thăm một lần, đừng để bố mang tiếng cả đời.

Một hôm có chiếc xe xích lô máy đậu xịch ngay trước cửa nhà chị Bông, trên xe bước xuống là một bà Bắc kỳ quần đen ống quần ngắn lấc cấc, chân đi đôi dép nhựa màu trắng, tay xách một cái làn mây. Bà nhớn nhác nhìn số nhà chị rồi lao vào nhà gọi to:

–         Anh ôi, các cháu ôi…

Bố chị chạy ra ngỡ ngàng:

–         – Chào chị, chị đây là ai nhỉ…??

–         Em là vợ Côi đây, Côi và anh hay chơi đùa với nhau ngày xưa ấy. Nhà em kể rằng.hai anh em họ mà cứ thân thiết hơn cả anh em ruột.

Và thím Côi òa khóc như mưa:

–         Ôi anh ôi, ối các cháu ôi…!!

Bố chị luống cuống:

– A, thím Côi đây hả… nhưng chuyện gì thế thím Côi?  Nhà quê có tin gì xấu chăng?… mong thím bình tĩnh kể tôi nghe…

Chị Bông cũng ái ngại hỏi thăm:

–   Hay thím vừa bị kẻ cắp móc túi ở bến xe??

Thím vẫn nước mắt tuôn rơi:

–         Ôi anh ôi, ôi các cháu ôi. Chẳng có việc gì xảy ra cả, em vào thăm anh và các cháu đây, chỉ vì cảm động quá khi gặp nhau em không sao cầm được nước mắt….

Thì ra thế. Một bà thím họ xa cách cả không gian và thời gian thậm chí chưa biết mặt các cháu sao mà tình cảm tha thiết đến thế, làm chị Bông cũng cảm động theo.

Thím Côi khác hẳn với cô Cam, thím mang cho các cháu nhiều quà bánh và luôn âu yếm xoa đầu nắm tay các em chị Bông và hai con chị Bông làm như chúng từng quen thuộc với thím, từng ở trong vòng tay của thím. Thím còn móc túi lấy ra những đồng tiền lẻ cho các cháu để muốn mua gì thì mua, trẻ con thích thím Côi ra mặt.

Khách Bắc nào cũng được gia đình chị Bông tiếp đón tương tự, dẫn đi thăm chợ Bến Thành, đi chơi sở thú và đi thăm họ hàng làng nước.

Bố của bố chị và bố của chú Côi là hai anh em ruột, thím Côi đã tha thiết nói với bố chị:

–         Anh cho em xin một tấm hình của ông để em mang về Bắc thờ cúng với ông em. Bây giờ đất nước ta hòa bình nhà nhà đoàn tụ, hai anh em ông ấy cũng đoàn tụ trên bàn thờ hương khói anh nhá.

Thế là hình ông nội chị Bông được trao cho thím Côi, ông sẽ trở về quê cũ, ngồi trên bàn thờ với ông em ruột sau những thăng trầm bể dâu của thời cuộc, của cuộc đời.

Một tuần sau thím Côi bảo chị Bông:

–         Thím vào Nam thăm gia đình cháu nhân thể muốn mua món đồ điện tử mang về nhà dùng, nghe nói hàng điện tử ở Sài Gòn có nhiều loại xịn lắm…

–         Vậy thím muốn mua gì cháu sẽ dẫn thím ra đường Huỳnh Thúc Kháng bán đủ thứ hàng điện tử tha hồ cho thím chọn lựa.

–         Chỉ còn 2 ngày nữa thím về Bắc mà còn bận đi thăm mấy người nhà bên thím ở Khánh Hội và đi mua sắm thêm nhiều món quần áo nên bận rộn lắm. Cháu là người thành phố rành rẽ hơn thím, cháu cứ mua hộ thím 1 cái đài cát sét loại nào hiện đại nhất là được, bao nhiêu tiền không thành vấn đề. Thế thôi, cháu nắm bắt được ý của thím chưa? Cháu quán triệt chưa?

–         Vâng cháu hiểu rồi…

Thím Côi rộng rãi và xài sang quá, chị Bông ngầm nể nang thím. Như đọc được ý nghĩ của chị Bông, thím Côi khoe:

– Cháu ơi, nhà nước ta đang từng bước xóa đói giảm nghèo, chẳng mấy chốc mà ai cũng có điều kiện như thím mua đài nghe tin tức khỏi cần nghe loa từ ủy ban thông tin văn hoá xã nữa. Loa đọc ra rả rát cả tai.

Chị Bông vui vẻ vì được thím tin cậy:

–         Cháu sẽ mua 1 cái đài cát sét bảo đảm thím sẽ vừa ý.

Thím Côi nói xong không đưa tiền hay nói năng gì thêm, chắc là thím quên, chị Bông không dám nhắc sợ thím buồn thím giận người nhà không tin cậy nhau trong khi thím đến nhà chị đã bộc lộ bao nhiêu là tình cảm, đã xin hình ông nội chị để thờ cúng, đã móc túi cho các em chị cho con chị  tiền mua quà vặt.

Chị Bông bàn với bố:

–         Thím đi cả ngày thăm họ hàng bên thím mà ngày về quê cận kề hay là con cứ bỏ tiền ra mua cái radio cassette rồi về thím trả sau bố nhỉ?

Bố chị gật gù:

–         Phải đấy, chắc thím ấy bận rộn nên quên chưa đưa tiền hoặc là thím chẳng biết giá cả bao nhiêu mà đưa nên đợi con mua hàng về thím mới trả tiền sau…

Chị Bông đã đi đến mấy con đường nổi tiếng chuyên bán hàng điện tử để chọn mua 1 máy cassette ưng ý nhất giá tương đương 5 chỉ vàng, mang về nhà chị khoe thím món hàng đẹp nhưng thím chỉ nói cám ơn vẫn không đá động gì đến tiền bạc dù chị đã mấy lần nhấn mạnh cháu phải bán đi mấy chỉ vàng để mua cái máy này.

Ngày mai thím Côi sẽ ra ga Hòa Hưng về Bắc, chị Bông  thấp tha thấp thỏm đợi chờ thím trả tiền từng giờ, từng phút, chị đã vờ nhắc nhở:

–         Thím xem lại hành lý có quên gì không?

–         Đủ cả cháu ạ…

Thím ngọt ngào như đường như mật:

–         Các cháu có quên thím thì quên chứ thím chẳng bao giờ quên các cháu.

–         Thế …thế…cái máy cát sét thím lên tàu phải cẩn thận đề phòng kẻ cắp nhé, những 5 chỉ vàng đấy……

–         Cháu vô tư đi, kẻ cắp nào dám đụng đến thím? Thím từng đi buôn mạn ngược rừng xanh núi đỏ thím còn không sợ nữa là…

Cuối cùng chị Bông chịu đựng hết nổi bèn ngượng ngùng nói:

–         Thím ơi, còn tiền cái máy cát sét của cháu thím chưa đưa…..

–         Ấy chết thím quên chưa báo cáo với cháu là thím đã mua hàng hết tiền rồi, thím mua một mớ quần áo may sẵn về quê bán kiếm tí lời tí lãi bù lỗ tiền tiêu vặt chuyến đi này cháu ạ.

Chị Bông thót cả tim:

–         Vậy là….??

–         Thím cháu mình đi đâu mà mất, về quê thím sẽ gom tiền gởi trả cháu ngay, cháu muốn tính tiền lời thím cũng trả.

–         Cháu mua bao nhiêu thím trả bấy nhiêu là được rồi.

Năm chỉ vàng thời điểm này và trong hoàn cảnh của chị Bông thật lớn lao vậy mà thím đã khơi khơi mượn nợ chị một cách nhẹ nhàng và tài tình qúa.

Những gia đình Bắc kỳ di cư 1954 như gia đình chị Bông đều có khách từ Bắc vào thăm, phần nhiều chủ nhà đều phải tiếp đón và cho quà tùy theo hoàn cảnh gia đình.

Nhà chị Mai bạn thân của chị Bông thì may mắn hơn, bà bác ở Hà Nội mang vào Nam rất nhiều quà cho em và các cháu, bà mang vải hợp tác xã, bát đũa và cái phích nước Trung Quốc thịnh hành thời đó…

Vào đến Sài Gòn bà chị Hà Nội mới ngã ngửa khi thấy căn nhà 3 tầng lầu  nguy nga  của gia đình em ngay trên con đường lớn gần bệnh viện Từ Dũ

Bà Hà Nội nói với bà Sài Gòn:

–         Chị nghe tuyên truyền trong miền Nam đói khổ thiếu ăn thiếu mặc nên chị đã mang vải và mua chợ đen mấy ký lương khô cho nhà em bồi dưỡng đây. Ai ngờ.

Bà em Sài Gòn thành thật:

–         Vải hợp tác xã toàn mùi dầu mua về các con em không chịu may mặc em phải bán lại con buôn, còn lương khô thì có ngon lành gì đâu, ăn vào chỉ tổ khát nước…

–         Ừ, nhưng lương khô tổng hợp nhiều chất bột bổ dưỡng, bộ đội chiến trường nếu mất nguồn liên lạc có lương khô và nước thì vẫn sống và chiến đấu đấy em….

Bà chị Hà Nội đi dạo khắp nhà và trầm trồ khen nhà em gái to lớn còn hơn cả cơ quan nhà nước ở Hà Nội. Bà bùi ngùi:

-.Chị cứ tưởng đời chị là yên ổn sung sướng hơn người, hai vợ chồng đều là cán bộ, chế độ tem phiếu đầy đủ, chính phủ cấp nhà ở ngay Hà Nội dù chật hẹp và chung hộ với gia đình khác nhưng khối kẻ mơ mà không có. Vào miền Nam thấy nhà em chị tủi thân quá., 3 tầng lầu có 3 cái chuồng xí, còn nhà chị phải dùng chuồng xí tập thể…

Để đáp lễ bà chị, mẹ Mai đã tặng chị nhiều hàng hóa gía trị gấp mấy lần món qùa bà đã nhận.

Gia đình chị Bông đã sang Mỹ định cư, không còn ai ở lại Việt Nam dĩ nhiên không kể những thân nhân miền Bắc. Mối liên hệ tình cảm vẫn tiếp tục, những người khách không mời năm xưa vẫn nhận quà mỗi cuối năm.

Bố chị nói đúng, cho tới bây giờ gia đình chị vẫn gởi thư về thân nhân miền bắc chỉ cần ghi tên người nhận và địa chỉ vẫn không có số nhà, vẫn là tên làng tên xã không hề thay đổi. Thật bền bỉ đến kinh ngạc và thán phục khi hơn 3/4 thế kỷ mà người ta vẫn ở yên một chỗ nếu tính những người cùng trang lứa với bố chị sinh từ năm 1927 tại làng quê này.

Sau vụ biến cố September 11, 2001 gia đình chị Bông nhận được lá thư từ miền Bắc của chú Côi, chữ chú vẫn gà bới như xưa, phần đầu thư vẫn trịnh trọng tuyên truyền giùm nhà nước như xưa:

“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Độc lập tự do hạnh phúc.

Anh kính nhớ và các cháu luyến nhớ, trước tiên em có lời hỏi thăm sức khỏe cả nhà, được tin cả nhà ta bên ấy bình an không bị ảnh hưởng gì trong vụ khủng bố chúng em bên này vui mừng lắm…”

Và cuối thư chú Côi đã bày tỏ cảm tưởng:

“Nghe đài thấy vụ khủng bố toà nhà cao tầng ở Mỹ vào ngày mồng 11 tháng 9 chúng em cực kỳ kinh hãi. Em xin gởi lời chia buồn đến tất cả nhân dân Mỹ và chúc nhân dân Mỹ kiên cường phấn đấu vượt qua giai đoạn khó khăn này.”

Những câu văn này chắc là chú Côi bắt chước những bài viết trên báo, trên đài, sặc mùi nhà nước.

Bây giờ những thân nhân ngoài Bắc của gia đình chị Bông có muốn đến thăm nhà chị cũng không được, ai bán vé xe lửa cho họ từ Bắc… sang nước Mỹ như ngày nào họ mua vé xe lửa từ Bắc vào Nam.

Từ Bắc vào Nam năm 1975 những đoàn quân miền Bắc  đã vơ vét bao nhiêu “chiến lợi phẩm” nhà cửa, đất đai ruộng vườn, của cải của dân miền Nam bỏ lại hay bị cưỡng chế.

Từ Bắc vào Nam những người dân miền Bắc dù bất cứ thành phần nào, thăm thân nhân họ hàng sau bao nhiêu năm xa cách cũng nhặt nhạnh xin qùa, xin của mang về.

Người bên thua cuộc là kẻ cho và người bên thắng cuộc là người nhận. Điều nghịch lý lại là sự thật, thế nên trong thời điểm đó nhân gian miền Nam đã có câu “Người miền Bắc thích “cua bể” miền Nam.”.

* “Cua Bể”: Bê của (March, 13, 2015)

nguồn: http://tucamxaxoi.blogspot.fr/2015/04/tu-bac-vao-nam-nguyen-thi-thanh-duong.html

 

Đọc báo lề phải

Pháp đưa ra số tiền bồi thường khiến Nga giật mình

(Vũ khí) – Dù khoản tiền phạt trong hợp đồng tàu Mistral giữa Nga với Pháp lên đến tiền tỷ, tuy nhiên Pháp tuyên bố mức tiền đó chỉ là 300 triệu euro.

Tờ Le Journal du Dimanche (Pháp) dẫn nguồn tin tin quân sự pháp ngày 26/4 cho biết, Pháp dự định đền bù cho Nga một khoản tiền do hủy hợp đồng cung cấp tàu Mistral và Paris có thể sẽ trả lại cho Moscow 800 triệu euro tiền đặt cọc và 300 triệu euro tiền bù đắp các chi phí khác.Tuy nhiên nguồn tin cho biết thêm: “Quyết định này vẫn chưa được chính thức hóa một cách hợp pháp, do Pháp và Nga cần một tháng đàm phán để xác định các điều kiện hủy hợp đồng cung cấp tàu Mistral”.Số tiền Pháp đưa ra hoàn toàn trái ngược với những thông tin trước đó về số tiền hoàn trả và bồi thường Pháp phải gánh chịu nếu hợp đồng tàu Mistral với Nga bị hủy.Hãng RIA Novosti hồi đầu năm 2015 dẫn lời ông Anatoly Isaykin, CEO của Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) cho biết, điện Elysee có thể sẽ đối mặt với án phạt nặng vì phá vỡ hợp đồng có trị giá 1,2 tỷ euro. Tổng thiệt hại từ việc hoàn trả tiền ứng trước mà công ty DCNS đã nhận và bồi thường thiệt hại có thể lên tới trên 4 tỷ euro.Ngoài ra, Pháp còn phải đối mặt với bài toán việc làm của hơn 2500 công nhân xí nghiệp đóng tàu (hợp đồng của Nga còn kèm điều khoản lựa chọn đóng thêm 2 chiếc nữa) và những ảnh hưởng lớn đến danh dự và uy tín của ngành công nghiệp quốc phòng Pháp.Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport và xưởng đóng tàu DCNS (Pháp) đã kí hợp đồng đóng 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral từ tháng 6/2011.Theo điều khoản hợp đồng, Pháp phải giao chiếc tàu đầu tiên Vladivostok vào ngày 14/11/2014. Tuy nhiên, sự kiện này đã không diễn ra và đến 25/11/2014, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng từng tuyên bố đình chỉ vô thời hạn việc giao tàu do cáo buộc Moscow có liên quan đến tình hình nội bộ Ukraine.Và đến thời điểm hiện tại, sau cuộc hội đàm hôm 24/4 tại Yerevan-Armenia giữa Tổng thống Pháp Francois Hollande và người đồng cấp Nga Putin diễn ra, thương vụ tàu Mistral coi như đã đổ bể.

Nguồn : http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/phap-dua-ra-so-tien-boi-thuong-khien-nga-giat-minh-3265565/

 

Vui cười

Một sĩ quan về nhà, thấy vợ ngoại tình, ông bình tĩnh nói với tình địch: «Anh ra ngoài, chúng ta sẽ giải quyết theo kiểu đàn ông». Sau đó, ông ta đề nghị bắn hai phát đạn, rồi hai người giả chết, nếu bà vợ ôm xác ai, người đó sẽ ở lại với bà ta. Nghe tiếng súng nổ, bà vợ mở cửa ra xem rồi quay vào nhà kêu to: «Anh ơi, chui ra đi. Cả hai thằng ngốc đều chết cả rồi».

 

Một ông than thở với bạn: «Tôi buồn qua ông ạ, có thằng con mới tí tuổi đầu mà đã nghiện rượu rồi!» – «Thế thì tai hại quá! Vậy bây giờ anh tính sao?» –  «À… giờ thì tui đành phải tự đi mua rượu thôi, chứ sai nó đi mua lúc về đến nhà chỉ còn một nửa!!?!…»

 

Hai vợ chồng vào một cửa hàng thời trang, khi người vợ đang thử quần áo, anh chồng quay ra ngắm một cô khác cũng đang thử đồ. Bắt gặp chồng đang nhìn người ta, cô vợ hờn dỗi đay nghiến: «Cô ấy đẹp hơn tôi nhiều lắm hay sao mà anh cứ há hốc mồm ra thế?» «Ờ cũng khá, nhưng vấn đề là ở chỗ anh ngắm cô ta không mất tiền, tội gì!» «Còn với em thì khác, anh sẽ phải trả tiền rồi về nhà ngắm bao nhiêu cũng được».

 

Ba người đàn ông ra ga ngồi khề khà uống rượu ở quán chờ tàu đến. Đoàn tàu chạy vào ga vài phút rồi chuyển bánh ngay, nhân viên nhà ga cố lắm cũng chỉ kịp giúp được hai người đã ngà ngà say lên tàu, con người thứ ba không kịp. Ông này buồn rầu đứng nhìn theo con tàu đang khuất dần.

“Thật đáng tiếc, thưa ông” – anh nhân viên nói “chúng tôi thực lòng muốn cả ông cũng lên được tàu” “Vâng, đúng là rất đáng tiếc cả cho hai bạn tôi. Vì họ đến đây chỉ cốt để tiễn tôi thôi.”

 

Vào buổi tối ở một trang trại nọ, vị khách nghe có tiếng kêu hoang dại ở phía chuồng gà bèn hỏi cậu giúp việc. “Có tiếng kêu gì  lạ vậy?” “Ồ! Nếu không phải là cáo đang bắt gà thì đích thị đó là tiếng hát của bà chủ rồi!”

 

Thấy cô nhân viên đang gân cổ lên tranh cãi với khách hàng, sếp rất bực, gọi lại bảo:

– Tôi đã nhiều lần lưu ý cô là khách hàng luôn luôn đúng. Tại sao cô lại làm căng với ông ta như thế?

– Nhưng thưa sếp, ông khách này lại cứ khăng khăng rằng ông ta đã sai lầm ạ!

 

Đề: Em hãy kể lại câu truyện “Thánh Gióng”.

Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh Gióng trông rất là quái nhân vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau khi đã ăn một bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn không khát nước. Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì chưa ra khỏi nhà lần nào. Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu nên đành phải bay lên trời.

 

Đề: Tả công viên.

Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể dục. Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.

 

Đề: Tả chú bộ đội.

Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra trông rất oai hùng.