Tin Việt Nam – 8/8/2015

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 8/8/2015

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ  gặp trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ

Ngày thứ tư 5 tháng 8 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski cùng bà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Rena Bitter đến vấn an và trao đổi với Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, về tình hình tôn giáo và nhân quyền. Chúng tôi đã làm cuộc phỏng vấn Đức Tăng Thống để hiểu rõ nội dung cuộc gặp gỡ này.

Từ trái Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Malinowski và Bà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, Rena Bittern tại Thanh Minh Thiền Viện ngày 5 tháng 8, 2015

Ỷ Lan : Kính bạch Đức Tăng Thống, theo tin Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế loan tải thì ông Tom Malinowski, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động đã đến Thanh Minh Thiền Viện vấn an Đức Tăng Thống. Xin Đức Tăng Thống cho biết Phái đoàn Hoa Kỳ gồm những ai và cuộc gặp gỡ xẩy ra như thế nào ?

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ : Thưa Cô Ỷ Lan, đúng như cô nói, ngày mồng 5 tháng 8, ông Tom Malinowski,Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động đã đến Thanh Minh Thiền Viện thăm tôi vào lúc 11 giờ. Tháp tùng ông Thứ trưởng còn có bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, ông Rodney Hunter, Phụ tá đặc biệt của Thứ trưởng, và ông Charles R Sellers, Tham tán Chính trị toà Tổng Lãnh sự. Cuộc gặp gỡ rất thân mật và cởi mở trên một tiếng đồng hồ.

Ỷ Lan : Bạch Đức Tăng Thống Vì sao có cuộc viếng thăm này ? Đức Tăng Thống đã nói gì  với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ? Và Phái đoàn phản ứng ra sao ?

Thích Quảng Độ : Tôi trình bày một số vấn đề liên quan đến Việt Nam kể cả việc vi phạm tự do tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản, vấn đề giao thương, phát triển và dân chủ hoá Việt Nam. Riêng bản thân tôi vẫn tiếp tục bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện với sự kiểm soát thường trực của những mật vụ khá lộ liễu.

Tôi cũng nói rằng Hà Nội không nên sợ hãi việc chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ. Tôi xác nhận rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản. Bởi vì chúng tôi yêu quê hương Việt

Thích Quảng Độ

Lý do nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là vì họ sợ không thể kiểm soát khối quần chúng Phật giáo. Thế nhưng chính sách này đã thất bại, bởi vì Phật giáo có lịch sử 2000 năm trên đất nước. Phật giáo đã thành một phần máu thịt với tâm lý, văn hoá và bản sắc của nhân dân. Phật giáo đã hiện hữu từ lâu trước chế độ Cộng sản, và Phật giáo còn tồn tại cả sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ.

Tôi cũng nói rằng Hà Nội không nên sợ hãi việc chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ. Tôi xác nhận rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản. Bởi vì chúng tôi yêu quê hương Việt. Nếu chúng tôi đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp và tự do lập hội, không phải vì chúng tôi là “thế lực xấu” phá hoại chính quyền, mà bởi vì chúng tôi mang niềm tin tưởng nhân quyền là dụng cụ để xây dựng một xã hội thịnh vượng và âu lo cho con người, căn cứ trên pháp quyền và sự tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi tin rằng ai cũng có quyền tham dự để định hướng số phận mình cũng như tương lai của xứ sở.

Năm nay là năm Đại hội lần thứ 10 của GHPGVN Thống nhất. Tôi đã chỉ thị cho Ban chỉ đạo Viện Hoá Đạo chuẩn bị cho ĐH hoàn mãn. Tuy nhiên tôi cũng nhấn mạnh là ĐH sẽ là đại hội tinh thần. Vì ĐĐTTT Thích Huyền Quang đã nói : “Ngày nào còn Cộng sản, ngày ấy chúng ta không thể nào tổ chức ĐH được !”. Và cũng đã nói rằng : Đạo Phật không thể thăng hoa nơi giang sơn nô lệ. Và Dân tộc không thể hạnh phúc nơi áp bức, đói nghèo

Thích Quảng Độ

….Năm nay là năm Đại hội lần thứ Mười của GHPGVN Thống nhất. Tôi đã chỉ thị cho Ban chỉ đạo Viện Hoá Đạo chuẩn bị cho Đại hội hoàn mãn. Tuy nhiên tôi cũng nhấn mạnh là Đại hội sẽ là đại hội tinh thần. Vì Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang đã nói : “Ngày nào còn Cộng sản, ngày ấy chúng ta không thể nào tổ chức Đại hội được !”. Và cũng đã nói rằng : “Đạo Phật không thể thăng hoa nơi giang sơn nô lệ. Và Dân tộc không thể hạnh phúc nơi áp bức, đói nghèo”

Tôi chào đón sự thắt chặt mối bang giao Mỹ Việt, nhưng tôi mong mỏi Hoa kỳ tiếp tục xem nhân quyền như nền tảng của sự bang giao hai nước. Đây là sức mạnh đòn bẩy mà Hoa Kỳ giúp Việt Nam bước lên đường cải cách. Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản. Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường ấy.

Nhân cuộc gặp gỡ, tôi đã trao cho Phái đoàn Hoa Kỳ tài liệuThe situation of the Unified Buddhist Church of Vietnam – Tình hình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, và hai trang Nhận xét của tôi cùng lời đề xuất Hoa Kỳ giúp đỡ cho tiếng nói Dân chủ và Nhân quyền Việt Nam, cũng như quan tâm tới các tôn giáo tại Việt Nam, mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng.

Một sự kiện vi phạm nhân quyền cụ thể, tôi đã gọi Cư sĩ Lê Công Cầu, Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo, từ Huế vào Saigon phụ tá tôi trong việc tiếp đón Phái đoàn Hoa Kỳ. Thế nhưng Công an Huế đã bao vây, canh gác, ra lệnh cấm không cho Cư sĩ rời Huế trong hai ngày 4 và 5 tháng 8. Lấy lý do là “Chúng tôi không muốn ông gặp Phái đoàn Hoa Kỳ”. Cư sĩ Lê Công Cầu đã viết văn thư báo động sự cư xử bất hợp pháp này gửi ông Đại sứ Hoa Kỳ yêu cầu can thiệp.

Ỷ Lan : Xin Đức Tăng Thống cho thính giả Đài Á châu Tự do được biết sức khoẻ Đức Tăng Thống hiện nay như thế nào ? Đức Tăng Thống và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có dự tính gì cho việc hoạt động sắp tới ? Và Đức Tăng Thống có lời gì nhắn nhủ đến Phật giáo đồ và đồng bào các giới trong và ngoài nước ?

Thích Quảng Độ : Năm nay tôi đã 88 tuổi, và sống trong tình trạng quản chế. Tuy nhiên, tôi vẫn lãnh đạo Giáo hội.

Xin các Phật tử đừng có lo. Chỉ lo là Phật tử tín tâm không bền, bồ đề tâm không kiên cố, bị những tà thuyết ma mị lôi kéo, đánh mất bản chất của người con Phật.

Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, như lời Phật dạy.

Tuy nhiên tôi biết rất rõ là đa số Phật tử đã bị áp lực của chính quyền. Và đời sống kinh tế đe doạ miếng cơm manh áo, đe doạ tương lai của con em, mà đành thúc thủ trước thời cuộc. (5 chữ nghe không rõ).

Năm nay là năm Đại hội lần thứ Mười của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tôi đã chỉ thị cho Ban chỉ đạo Viện Hoá Đạo chuẩn bị cho Đại hội hoàn mãn. Tuy nhiên tôi cũng nhấn mạnh là Đại hội sẽ là đại hội tinh thần. Vì Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang đã nói : “Ngày nào còn Cộng sản, ngày ấy chúng ta không thể nào tổ chức Đại hội được !”. Và cũng đã nói rằng : “Đạo Phật không thể thăng hoa nơi giang sơn nô lệ. Và Dân tộc không thể hạnh phúc nơi áp bức, đói nghèo”

Kính mong tất cả đồng bào Phật tử hãy hy sinh thân mình và trông vào công cuộc Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn.

Ỷ Lan : Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.

LHQ cho Campuchia mượn bản đồ để phân định biên giới với VN

Liên Hiệp Quốc đã đồng ý cho Campuchia mượn bản đồ gốc, sau yêu cầu của Thủ tướng Hun Sen nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới với Việt Nam.

Ông Hun Sen đã gửi thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đầu tháng trước để mượn bản đồ nhằm chứng tỏ sự cẩn thận của chính phủ ông trong việc phân giới cắm mốc với Việt Nam, và để né tránh và chấm dứt sự khích động tinh thần dân tộc cực đoan mà một số người Campuchia đang thực hiện.

Ông Ban cho biết trong một bức thư rằng Liên Hiệp Quốc đã đồng ý cho Campuchia mượn bản đồ gốc để xác định đường biên giới với Việt Nam.

Bản đồ gốc với tỉ lệ thu nhỏ 1/100.000 đã được Campuchia lưu chiểu tại Liên Hiệp Quốc năm 1964.

Trong bức thư phát cho truyền thông, ông Ban cho biết Liên Hiệp Quốc đã không thể tìm thấy các bản đồ mà Campuchia đề cập đến, nhưng đã tìm thấy trong thư viện của Liên Hiệp Quốc cả phiên bản điện tử và bản sao của những bản đồ mà chính phủ Campuchia có thể quan tâm.

Ông Ban Ki-Moon nói: “Một bộ gồm đầy đủ các bản sao điện tử đã được cung cấp cho Đại sứ Campuchia tại Liên Hiệp Quốc Ry Tuy vào ngày 27/7/2015”.

Ông Ban Ki-Moon cũng cho biết thêm là thư viện Liên Hiệp Quốc không cho mượn bản đồ mà họ lưu giữ, nhưng cho Campuchia mượn như một trường hợp ngoại lệ.

Ông Ban nói thêm, thư viện Liên Hiệp Quốc sẽ chỉ cho Campuchia mượn bản đồ trong một thời gian nhất định, tùy thuộc vào các điều kiện nêu ra trong các bức thư trao đổi giữa Liên Hiệp Quốc và chính phủ Campuchia.

Ông Hun Sen đã gửi thư cảm ơn Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon và đồng thời cho biết chính phủ Campuchia đã thành lập một ủy ban xác minh do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Hor Namhong đứng đầu.

Phản ứng lại việc mượn bản đồ gốc của ông Hun Sen, lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy từng nói, việc này đã chứng tỏ chính phủ Campuchia đã không có bản đồ thích hợp để phân định ranh giới.

Vấn đề biên giới giữa Campuchia và Việt Nam đã trở thành một chủ đề nóng trong vài tháng qua sau khi Đảng Cứu quốc Campuchia thuộc phe đối lập cáo buộc chính phủ Phnom Penh sử dụng bản đồ sai để phân định đường biên giới. – VOA

Malaysia và Việt Nam nâng quan hệ lên mức đối tác chiến lược

Sau Philippines, đến lượt Malaysia trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Nhân hai ngày công du Malaysia khởi sự từ hôm qua, 07/08/2015, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cùng với đồng nhiệm Malaysia Najib Rajak ký kết văn kiện nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược. Việc nâng cấp quan hệ này đặc biệt quan trọng vì tạo điều kiện cho hai nước tạm gác tranh chấp chủ quyền song phương trên Biển Đông để phối hợp đối phó với các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.

Phát biểu tại một cuộc họp báo chung cùng với đồng nhiệm Nguyễn Tấn Dũng sau cuộc hội đàm song phương tại dinh Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak xác nhận hai bên đã ký một bản Tuyên bố chung về “khuôn khổ đối tác chiến lược” Việt Nam-Malaysia. Thủ tướng Malaysia đồng thời nói rõ là trong lãnh vực an ninh và quốc phòng, Việt Nam đã đồng ý hợp tác chặt chẽ với Malaysia, đặc biệt trong việc chống lại nạn buôn người và các hành vi xâm nhập lãnh hải. Một cách cụ thể, quân đội hai bên sẽ tăng cường tuần tra chung, đồng thời thiết lập “đường dây nóng” giữa hai nước.

Hồ sơ Biển Đông dĩ nhiên đã được hai bên nhắc đến, nhất là trong bối cảnh tình hình đã căng thẳng hẳn lên do các hành động xây đảo của Trung Quốc tại vùng Trường Sa. Nhân cuộc hội đàm, hai nước đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tránh việc cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực để đơn phương thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.

Đối với giới quan sát, việc Malaysia và Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược có một ý nghĩa rất quan trọng vì lẽ cả hai – cùng với Philippines và Brunei – đều nằm trong số 4 nước ASEAN đang có tranh chấp với nhau về chủ quyền tại vùng Trường Sa, và đều là nạn nhân của các hành động quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực.

Giới phân tích thường nhấn mạnh rằng để có thể đối phó hữu hiệu chống lại Trung Quốc, bốn nước ASEAN có tranh chấp với nhau cần giải quyết mâu thuẫn với nhau trước, từ đó thống nhất được một lập trường chung, thuyết phục được cả khối đoàn kết sau lưng mình. Việc hình thành thế đối tác chiến lược Việt Nam-Malaysia quả là đang đi theo xu thế đó, nhất là khi vào đầu năm nay, Hà Nội và Manila cũng đã đồng ý nâng cấp quan hệ đối tác song phương lên hàng chiến lược.

Vào lúc ấy, báo mạng Nhật Bản The Diplomat đã trích dẫn một chuyên gia nhận định là quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines sẽ gửi đi một tín hiệu cho thấy “các nước nhỏ trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có thể liên kết với nhau để tăng cường sức mạnh của mình trong việc đối phó với các hành động quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông”. – RFI