Chiến tranh Việt-Trung sẽ xảy ra

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chiến tranh Việt-Trung sẽ xảy ra
Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm – 04-08-2015
Tình hình chính trị nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra cuộc tranh giành quyền lực gay gắt, chuyến viếng thăm Hoa kỳ của Nguyễn phú Trọng, việc chuyển quân từ bắc vào nam, những cuộc biểu tình chống Việt nam ở Căm bốt, cùng những cuộc xô xát ở biên giới hai nước, tất cả những sự kiện trên làm cho nhiều người nghĩ rằng chiến tranh giữa Việt Nam và Trung cộng sẽ xẩy ra. Có người thì nghĩ ngược lại.
Chúng ta cùng nhau suy xét vấn đề kỹ hơn, để đưa ra những câu trả lời thỏa đáng.
Tình hình nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung cộng
Tình hình nội bộ Đảng CSVN: Không đi vào chi tiết, ai cũng biết nội bộ đảng CSVN chia làm hai phe: Phe thân Mỹ, Phe thân Tàu. Cách đây hơn một năm, thì có 3 phe: Phe thân Nga là Trương tấn Sang, Phe thân Tàu là Nguyễn phú Trọng, Phùng quang Thanh, Phe thân Mỹ là Nguyễn tấn Dũng. Phe thân Nga và Phe thân Tàu đã hợp nhau lại để đánh Phe thân Mỹ, đưa ra Chiến dịch Bài trừ tham nhũng, Phê Bình và Tự Phê bình. Nguyễn tấn Dũng đã bị chỉ trích gay gắt. Nguyễn phú Trọng, lấy quyền Tổng bí thư, họp với Bộ Chính trị định đẩy Nguyễn tấn Dũng ra khỏi cơ quan quyền lực cao cấp nhất này.
Tuy nhiên Nguyễn phú Trọng bị Lê hồng Anh, nhân vật thứ 5 của Bộ Chính trị, đã từng làm Bộ trưởng Bộ Công An và Nội vụ, hiện là Thường trực Ban Thường trực Bộ chính trị, được coi như Phó Tổng bí thư; nhân vật này phản đối hành động của Nguyễn phú Trọng, cho rằng việc trục xuất một người ra khỏi Bộ Chính trị, nhất là người đó là đương kim Thủ tướng, việc này quan trọng, một mình Bộ Chính trị, không thể quyết định, mà phải họp Trung Ương Đảng. Khi họp Trung Ương Đảng, thì Nguyễn tấn Dũng, còn được gọi là Phe Quyền lợi, có nhiều tay em, phe phái, được hưởng nhiều bổng lộc từ Dũng, nên ông này đã có đa số. Phe Nguyễn phú Trọng và Trương tấn Sang bị ở vào tình trạng thiểu số. Danh từ Đồng chí X mà Nguyễn phú Trọng khóc mếu nói trên radio, truyền hình, mà ai cũng biết là chỉ Nguyễn tấn Dũng, được dùng từ đó, và chứng tỏ cuộc tranh giành quyền lực giữa Trọng và Dũng bắt đầu chính thức công khai từ đó.
Nguyễn tấn Dũng đã thắng. Và ai cũng biết người cứu Dũng đó là Lê hồng Anh.
Tuy nhiên cuộc tranh giành vẫn còn âm ỷ, cho tới ngày hôm nay.
Vừa qua, trong việc viếng thăm Hoa kỳ của Nguyễn phú Trọng, có một số dự kiện xẩy ra: a) Có người cho rằng là Nguyễn phí Trọng đã thần phục Hoa kỳ và gần hơn là thần phục Nguyễn tấn Dũng; b) Việc Phùng quan Thanh, đương kim Bộ trưởng Bộ quốc phòng, ai cũng biết là người thân Trung cộng, vì đã nhiều lần truyên bố như vậy, không trong Phái đoàn thăm Hoa kỳ của Nguyễn phú Trọng, làm cho nhiều người tiên đoán rằng phe thân Trung cộng đã bị loại khỏi Việt Nam.
Thêm vào đó, qua những hành động, Trung cộng xúi giục tay em của mình là Căm bốt, đang tìm cách chống phá Việt Nam, tổ chức những cuộc biểu tình đòi đất và gây xô xát ở vùng biên giới khiến cả trăm người chết và bị thương.
Còn có việc CSVN di quân từ bắc vào nam, cả trăm chiếc xe nhà binh và thiết giáp, được di chuyển mau lẹ bằng đường xe lửa.
Những sự kiện trên làm cho nhiều người cho rằng chiến tranh Việt Trung sẽ xẩy ra. Điều này không phải là không có lý.
Tình hình nội bộ Đảng CS Trung quốc:
Từ ngày Tập cận Bình lên ngôi, từ cuối năm 2011 tới nay, có nhiều nhà phân tích cho rằng họ Tập đã nắm toàn quyền trong tay. Nhưng thực tế không phải vậy. Cuộc tranh giành quyền lực giữa Phe đương kim, tức Tập cận Bình, và Phe cựu, đứng đằng sau là Giang trạch Dân vẫn còn diễn ra ác liệt, chưa phân thắng bại, cho tới ngày hôm nay. Cuộc tranh giành quyền lực ở Trung cộng nổ ra công khai vào ngày Bạc hy Lai, nhân vật đang sáng giá trong Đảng CS Trung cộng lúc bấy giờ, bị đưa ra tòa vào ngày 19/03/2012.
Nhiều người cho rằng họ Bạc bị đưa ra tòa là vì tham nhũng. Nhưng thực tế không phải vậy, mà là một cuộc đấu đá nội bộ, một cuộc đảo chính hụt. Vào tháng 2/2012, Vương lập Quân, tay em của vợ chồng Bạc hy Lai, chạy trốn vào Tòa Tổng lãnh sự Hoa kỳ ở Trùng khánh, căn cứ địa của vợ chồng họ Bạc. Rồi sau đó Vương lập Quân được tòa Tổng lãnh sự này trao cho Hồ cẩm Đào, đương kim Tổng bí thư. Từ đó người ta mới khám phá ra rằng Bạc hy Lai, Chu Vĩnh Khang, nhân vật thứ 4 trong Đảng, Từ tài Hậu, Phó quân Ủy, đứng đằng sau là cựu Tổng bí thư Giang trạch Dân âm mưu đảo chánh Tập cận Bình. Rồi sau đó Chu vĩnh Khang nhiều lần tìm cách giết Tập cận Bình nhưng không thành.
Có người cho rằng họ Tập là tay em của họ Giang. Sao có chuyện này.
Quả thực họ Tập lúc đầu là tay em của họ Giang. Ông này đã cài họ Tập vào làm tay em của Hồ cẩm Đào, làm Tổng bí thư từ năm 2000, với hy vọng rằng sau khi họ Hồ không còn tại chức, thì họ Giang có thể khống chế chính trị Trung quốc, qua họ Tập, một người được coi là kín đáo, ít phát biểu trước đám đông. Nhưng sự kiện hoàn toàn ngược lại âm mưu và dự tính của họ Giang, ngay từ lúc họ Tập chưa lên chức Tổng bí thư. Vì vậy Giang trạch Dân đã tìm cách loại trừ Tập cận Bình. Cuộc tranh giành quyền hành vẫn diễn ra ác liệt ngày hôm nay.
Có nhiều người nghĩ rằng họ Tập đã nắm trọn quyền, nhưng không phải như vậy. Bằng chứng là trong kỳ Họp Trung Ương Đảng gần đây, họ Tập muốn đưa một người tay em của mình là Lưu Nguyên vào chức Phó quân Ủy, nhưng không thành.
Ở một nước to lớn và độc tài như Trung cộng, kẻ nào nắm quân đội, kẻ đó mới có thực quyền.
Chúng ta còn nhớ chiến tranh xẩy ra giữa Việt Nam và Trung cộng vào năm 1979. Cuộc chiến này có nhiều nguyên do: Nào là Đặng tiểu Bình lúc đó muốn chứng tỏ lập trường đứng hẳn về phía Hoa kỳ, nào là họ Đặng muốn thách thức Liên sô là mình không sợ, dám gây chiến với đàn em của xứ này. Nhưng còn có một nguyên do không kém phần quan trọng: Đó là cuộc tranh giành quyền hành nội bộ giữa Đặng tiểu Bình và Hoa quốc Phong. Hoa quốc Phong được chính Mao trạch Đông chỉ định làm người kế vị chính thức của mình còn Đặng tiểu Bình lúc đó mới được phục chức Phó thủ tướng sau khi Mao chết. Cuộc tranh giành quyền hành diễn ra ngay trong lòng quân đội.
Họ Hoa vẫn giữ quan niệm tổ chức quân đội theo cách cổ điển của Mao, là dân quân du kích. Họ Đặng chủ trương hiện đại hóa quân đội.
Cuộc chiến “ Cho Việt Nam một bài học “ là cách họ Đặng muốn chứng tỏ quan niệm của họ Hoa là sai lầm. Kết quả đúng như vậy, quân đội Trung cộng, mặc dầu đông, nhưng không được trang bị hiện đại, nên cuộc tấn công 6 tỉnh ở giáp biên giới 2 nước, đã không mang lại kết quả như mong muốn, nhưng lại là một chiến thắng của họ Đặng, chứng tỏ quan điểm của ông là đúng. Ông đã làm chủ quân đội và làm chủ chính trị nước Tàu sau đó.
Ngày hôm nay, trước tình trạng kinh tế bị xuống dốc, thị trường địa ốc bị nổ bong bóng, thị trường chứng khoán bị khó khăn, rất có thể Tập cận Bình noi gương Đặng tiểu Bình, bung chiến tranh ra ngoài, để chấn chỉnh nội bộ và thâu tóm quyền hành.
Để bung chiến tranh ra ngoài, CSVN là mục tiêu dễ làm nhất. Chiến tranh với Hoa kỳ chăng ? – Quá nguy hiểm. Chiến tranh với Phi luật Tân, Nhật bản? – Có Hoa kỳ yểm trợ đằng sau. Chỉ còn Việt Nam, đơn thân độc mã, miếng mồi dễ ăn.
Phe phản bác lại cho rằng, ít ra từ Hội Nghị Thành Đô năm 1990, Việt Nam luôn luôn thần phục Trung cộng, làm bất cứ chuyện gì Trung cộng đòi hỏi. Giới lãnh đạo CSVN, từ trên xuống dưới, ngay cả Nguyễn tấn Dũng, cũng chỉ là những quan thái thú của Trung cộng. Chính vì vậy mà Trung cộng đã ban cho bốn Tốt, “ Láng giềng tốt; Bạn bè tốt; Đồng chí Tốt; Đối tác tốt “, và 16 chữ vàng, “ Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện; Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai.”
Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh, CSVN và Trung cộng, dù lời nói thế nào chăng nữa, sẵn sàng đấm đá nhau, nhất là đối với Trung cộng, trong việc tranh giành quyền lực, giới lãnh đạo này sẽ vứt xuống chân 4 Tốt và 16 Chữ vàng, để củng cố quyền lực
Thật ra chiến tranh Việt-Trung đã xẩy ra từ lâu, từ ngay năm 1975 rồi liên tiếp kéo dài cho tới ngày hôm nay. Nếu chúng ta xét về lịch sữ hai nước, thì chiến tranh không ngừng xẩy ra, mộng xâm chiếm Việt nam từ triều đại này qua triều đại khác của Tàu luôn luôn xuất hiện; hiện nay, nếu xét kỹ triều đại cộng sản, từ Mao trạch Đông đến Tập cận Bình, thì họ cũng không dấu diếm mộng xâm chiếm Việt nam, mà còn muốn bành trướng ra Biển Đông và các nước Đông Nam Á. Do đó Trung Cộng luôn tìm đủ cơ hội, mánh khoé thâm độc nhằm khống chế và lũng đoạn đất nước chúng ta trên mọi phương diện từ văn hóa, chính trị, kinh tế.
Gần đây Trung cộng có ra một bản Hiệu triệu:
“ Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi được biên cương, quốc thổ. Như vậy cuộc chiến Nam sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.”
(Theo GS Vũ cao Đàm dịch theo nguyên bản tiếng Tàu trên điện báo “Trung quốc Binh khí Đại toàn”)
Mặc dầu như chúng ta biết “ Nam sa “ là quần đảo Việt Nam gọi là Trường Sa, là của Việt Nam về lịch sử, địa lý và pháp lý.
Bởi lẽ đó chiến tranh Việt Trung có nhiều khả thế sẽ xẩy ra.
Việc chính, đó là Chánh quyền cộng sản Việt Nam có sáng suốt nhìn thấy và sửa soạn kỹ lưỡng để đương đầu hay không? Đó là câu hỏi không những liên quan đến chính quyền, mà còn liên quan đến mỗi người dân Việt