Việt Nam trước ngã ba lịch sử – Phan Văn Song
Người Việt ta, vì sợ chiến tranh, nên thường có những suy nghĩ «bán cái». Mừng và mong Mỹ xoay trục trở về Thái Bình Dương! Và hy vọng, và mơ tưởng, Huê Kỳ không để Trung Cộng hùng hổ bá quyền đâu! Mỹ sẽ phải xuất quân ra Biển Lớn và như vậy sẽ bảo vệ Việt Nam. Làm như Việt Nam có nhiều «đức tính, dễ thương» nên Mỹ không bỏ được vậy? Cớ sao Mỹ bỏ Việt Nam Cộng Hoà năm 75, mà cách đó 10 năm trước xem Việt Nam Cộng Hòa là bức thành lủy phải giữ để be bờ Cộng Sản. 10 năm trước Cộng Sản là con quỷ đỏ? 10 năm sau bỏ cái rụp giao thằng đồng minh quý nhứt cho con quỷ đỏ. Ôi lòng dạ Huê Kỳ!
Thuở nhỏ, Người Việt chúng ta bị ru ngủ bởi bài ca «con cá sống vì nước» rất «ái quốc» rằng Việt Nam là bao lơn nhìn ra «Thái Bình Dương», là thế chiến lược, là thế chiến lược «không thể ai có bằng», nên vẫn tự hào một cách cường điệu là quê hương ta đẹp nhứt thế giới, không đâu sánh bì, và cũng thừa cơ hội tự an ủi rằng cũng vì cái thế «number one – số một thế giới- đệ nhứt hoa hậu», nên bị nhìều người dòm ngó, khổ sở, hết Tàu đến Tây, hết Tây đến Nhựt , Mỹ vân … vân….
Chúng ta vẫn tự hào, tự ca tụng rằng thiên nhiên cho chúng ta tất cả những tài nguyên giàu có nhứt thế giới. Bài hát ấy biến người Việt chúng ta một lòng tự cao, tự đại – đối với chúng tôi là một tự xấu – vì hơi … thái quá! Chúng ta thiếu khiêm tốn, chúng ta không như người Nhựt, không bằng người Dại Hàn… Nhở đức khiêm tốn, họ sẳn sàng học hỏi người ngoài, cần cù, cầm kiệm, ngày nay họ có những ngành kỹ nghệ đệ nhứt thế giới. Những ngành mà thoạt đầu, họ học của người, xong sáng kiến thêm, và phát triển, cải tiến tân tiến thêm…
Người Nhựt người Đại Hàn dạy bài học vỡ lòng cho con trẻ Nhựt là lòng khiêm tốn. Người Việt ta dạy vỡ lòng là người Việt ta ngon nhứt, thắng ba thằng xâm lựoc. Nhờ sự khiêm tốn nên người Nhựt học tất cả mọi người, và luôn luôn cố gắng vương lên. Đọc văn chương báo chí Nhựt, ít khi thấy họ «nổ». Tôi nhớ mãi thuở thiếu niên đọc được một câu chuyên trên báo Sài gòn, rằng trong một trận túc cầu quốc tế Nhựt Việt Nam. Làng túc cầu Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ số hai Á Châu, chỉ thua Đại Hàn thôi. Lúc ấy là thời của Tam Lang đừng Trung Ứng, hàng tiền đạo có Vinh Há, gôn hình như là Đực 1 hay 2 gì đó quên rồi – quý vị nào còn nhớ xin chỉ vẽ – câu chuyện tôi nhớ là đoàn túc cầu Nhựt tăng cho Hôi Tuyển Việt Nam một đôi giầy đá banh nhỏ xíu để nói cái nhỏ của làng bónh Nhựt. Đẹp thay! Ngày nay, ở Anh có cầu thủ người Nhựt, có cầu thủ Đại Hàn, không có cầu thủ Việt Nam! (Ngày nay ở Pháp, trong làng bóng Ca na Rugby Pháp, có một tuyển thủ Pháp gốc Việt là François Trịnh Đức, sanh năm 1986, hiện là cầu thủ hội banh thành phố Montpellier, vai số 10).
Người Việt ta, không biết có sáng kiến tạo được lựu đạn không? Riêng về nghề làm pháo thì do Tàu dạy ta làm, nhưng dân Việt rất thích NỔ, Dân Việt ta có cả một Văn Hóa Nổ. Suốt cả lịch sử, từ Cổ chí Kim, suốt cả địa dư, từ Bắc đến Nam. Cái nổ điển hình, phải ghi vào sách Guiness Record, tay nổ đệ nhứt là Lê Duẩn, trùm Cộng Sản Việt Nam với câu nói để đời là «đỉnh cao trí tuệ loài người» – Everest của trí tuệ loài người – nếu nói theo khoa học thì chắc chắn QI bình thường của dân Việt ta sẽ quá con số 250 chăng? Và để tiếp tục, điển hình về đề tài của cái Văn Hóa nổ ấy, và hay là… nay, phải nói, phải nhận xét rằng, đã biến thành một nền Văn Minh! Văn Minh Nổ ấy, cái đìển hình ngày nay là cái cuộc chạy đua theo «bằng cấp»! Phải nhứt định phải có bằng Tiến Sĩ, phải có bằng Thạc Sĩ mới làm người được! Vì phải chạy cho được cái bằng Tiến Sĩ, nên chỉ ở Việt Nam, mới có một thị trường bán bằng cấp «dỏm»!
Nói như vậy tôi không chê diểu gì bằng cấp cả. Đó là những cái bắt buộc mà «thị trường khoa học», nghề nghiệp đòi hỏi. Phải cần một số giờ đào tạo để thành một chuyên viên, và cái bằng cấp là để chứng minh trình độ người được đào tạo đủ số giờ, vá đáp ứng một lô nhứt định tiêu chuẩn nào đó do bảng đánh giá chuyên nghiệp chỉ định thôi! Những bằng cấp ấy chỉ để chứng minh cái chuyên môn của một chuyên viên thôi. Tuy rằng bằng Tiến Sĩ là một bằng cấp không chuyên môn lắm, vì chỉ đánh dấu một đề tài nghiên cứu rất nhỏ hẹp tinh vi rất hạn chế trong một khung nhỏ của một ngành khoa học nào đó, vì vậy chỉ là một học vị thôi.
Việt Nam, theo Văn Hóa Tàu không có những học vị nghiên cứu ấy. Dùng, lấy cái tên Tiến Sĩ của thời vua chúa Việt Nam để dịch cái đẳng cấp, cái học vị, cái từ Docteur của Âu Mỹ, cho là những chữ dịch để «cho có» dịch chứ không có nghĩa gì cả. Tiến Sĩ của Âu Mỹ chỉ đánh giá cái hiểu biết chứ không đánh giá nghề nghiệp. Vì vậy ở Pháp, ngoài Tiến Sĩ Y khoa – mà Việt Nam dịch là Bác Sĩ, các Tiến Sĩ các môn khoa học khác không ai dùng làm tước vị cả, mà cũng không được ai gọi Docteur cả. Ngày nay, nhờ Toàn Cầu Hóa, cũng có thỉnh thoảng có vài người Pháp được gọi Docteur (Các quốc gia âu châu khác như Đức, Ý, Tây Ba Nha đều dùng Docteur như một tước vị, Thủ tướng Merkel Đức thỉnh thoảng được gọi Doctor Merkel). Nhưng ngày nay, với nền Văn Minh nổ đang nở rộ, nên ở Việt Nam ngày nay đầy rẩy các Tiến Sĩ, Thạc Sĩ! (Thạc Sĩ Việt Nam ngày nay để chỉ văn bằng Master, một bằng cấp Đại học, học lực đẳng cấp hậu Tú Tài 5 năm, bắt buộc để chứng minh tốt nghiệp Đại học Trung cấp, giống như Licence, đẳng cấp Đại học, hậu Tú tài 3 năm, được Việt Nam dịch thành «Cử Nhơn» thời xưa việt nam vậy. Ở Pháp, bằng Cử Nhơn ngày nay «bị» xem là học chưa tới, dủ là đã xong phần Đại học Sơ cấp rồi, học chưa hết phần Đại học Trung Cấp. Một loại «sọt ti lát – sortie latérale», nghĩa là bị loại nửa chừng xuân! Vì phải có ít nhứt là Master mới có thể tìm một việc làm có trách nhiệm cán sự được!
Ngày nay những bằng như Trung học Đệ Nhứt Cấp – Brevet Élémentaire, hay Tú Tài là nhửng chứng chỉ đánh dấu một chặng đường của con đường học vấn thôi chứ chẳng phải là bằng cấp. Chỉ là những cuộc giảo nghiệm, chứ không phải là những bằng cấp – ce ne sont que des examens, ce ne sont pas des diplômes! Vì vậy mơ sao người Việt chúng ta nên học bài học khiêm nhường của người Nhựt (và người Đại Hàn)!
Xin trở về chuyện Huê Kỳ xoay trục về Thái Bình Dương. Và người Việt chúng ta từ Hải ngoại đến Quốc Nội đều «hồ hởi – phấn khởi» thấy, nghe câu tuyên bố của chánh quyền Obama rằng Mỹ chuyển trục về Thái Bình Dương là xong rồi Mỹ đi rồi lại Mỹ về để cứu Việt Nam, như sấm Trang đã nói!
Và cũng nên chớ quên cái thời gian chánh trị của câu «Huê Kỳ xoay trục»! Vì đó chỉ là cách nói của bộ máy tuyên truyền của Obama, để tránh cắt nghĩa Huê kỳ đang bỏ rơi các đồng minh A Phú Hản, và Irak cho Khủng Bố Hồi Giáo.
Xin nhớ lịch sử, xin chớ quên rằng Thái Bình Dương là «Mare Nostrum – Ao Nhà của Mỹ» từ sau Đệ Nhị Thế Chiến rồi. Hãy nhớ những tên, Okinawa, Subic Bay, khối ANZUS, Đài Loan, Nhựt Bổn, Đại Hàn… Mỹ đâu có rời xa Thái Bình Dương đâu? Hạm đội 7 vẫn thường trực ở Thái Bình Dương, nên nhớ Hawai Tiểu Bang thứ 50 là một Tiểu Bang hoàn toàn Thái Bình Dương! Mỹ không quên bài học Trân Châu Cảng, Mỹ không quên bài học trận hải chiến Biển San Hô… Ngày nay quân đội Mỹ và Hạm đội 7 của Mỹ vẫn lảng quảnh ở những tên lịch sử quen thời thời Đệ nhị Chiến, nào là Port Moresby, nào là Darwin ở Úc Châu… và không ở xa lắm, đảo Okinawa!
Mỹ là một «quốc gia Thái Bình Dương» với California một cường quốc kinh tế đứng hàng số 6 thứ giới, ngang ngữa với Pháp, trên Ý đại Lợi, trên Tây Ba Nha… chưa kể Washington State với kỹ nghệ máy bay, và Hawai, hay Alaska là hai Tiểu Bang rất Thái Bình Dương hoàn tách riêng khỏi khối Liên Hiệp Mỹ Quốc. Vì vậy nói Mỹ xoay trục, trở về Thái Bình Dương có thể là một cái nhìn quá vội vàng?
Trung Hoa Cộng Sản với một Chủ Tịch Tập Cận Bình đang phùng mang trợn mắt bày binh bố trận để quyết tâm quyết làm bá chủ Đông Á và Đông Nam Á.
Liên Bang Nga với một Vladimir Poutine cũng đang phùng mang trợn mắt bày binh bố trận để quyết tâm làm bá chủ vùng Balkan và Biển Hắc Hải.
Liên Âu với khủng hoảng đồng Euro đang làm rạn nứt sự đồng thuận. Rõ ràng Châu Âu đang chia hẳn làm hai khối: một khối đầu tàu là Đức, một khối đầu tàu là Pháp, khối Bắc âu, khối Nam âu. Liên Âu hiện nay, có hẳn hai quan niệm khác nhau về cách tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức cơ chế chánh trị quản trị đất nước. Càng ngày càng rõ, Liên Âu đang chia hẳn làm hai thành hai khối với hai quan niệm sống khác nhau, hai nền văn hóa khác nhau, tuy cũng vẫn dựa trên một nền văn hóa Do thái-Cơ Đốc Giáo – Judéo–Chrétien chung, nhưng được ảnh hưởng dưới hay lọai đạo đức khác nhau. Phía Bắc đạo đức Cơ Đốc Giáo Tin Lành, con chiên trách nhiệm trực tiếp với Thiên Chúa, không qua một giới trung gian nào cả. Miền Nam, trung gian qua Giáo Hội, Tăng Lữ, Thánh Thần, ức Mẹ…xin cho, biếu xén, cúng kiến, nhang đèn, tiền của, công quả…
Khối miền Bắc rất nhiều tánh cách xã hội nhưng xã hôi trong nghĩa là đoàn kết giữa người và người, giữa láng giềng, tương thân tương ái, nhưng trọng của tư hữu, trọng kinh tế tư bản, tự túc, vi tự túc , trọng của, trọng tiền nên biết tiết kiệm, cần kiệm, không hoang phí, không khoe khoang, khoe của… Thời tiết khó khăn, ít nắng, nhiều mưa, trời Hè nắng ngắn, trời mùa Đông lạnh dài, nên biết dành dụm, tiết kiệm, đàng hoàng, tổ chức tương trợ như một tổ kiến, như một tổ ong, đạo đức người Tin Lành, Chúa cho đến đâu hưởng đến đó, Chúa cho hưởng vừa đủ ăn, vừa đủ xài, nếu may mắn dư thừa, khi giàu có phải trả lại Chúa bằng cách giúp người, vì vậy, yêu tha nhơn, biết đùm bọc người nghèo, sống trong một xã hội do người tạo với nhau, giao hữu với nhau tương thân tương ái.
Khối Nam Âu, tinh thần Thiên Chúa Giáo La Mã, tất cả là con Chúa, nhờ vào tất cả Giáo Hội La Mã cầu nguyện bao cấp, bao đồng cho tất cả, tin Thánh nhờ Thần, nhờ trung gian Đức Mẹ, trung gian các Thánh, trung gian các Tăng lữ, Cha Thầy, xin dùm, mua chuộc dùm, cầu nguyện dùm, xin để được cho, cúng để được hưởng. Xã hội người cũng tạo thành tổ chức, làm Bác Ái phải do Nhà Thờ, Giáo Hội, tổ chức,… Giáo Hôi, Hội đoàn, Nhà Nước, vì vậy nên tổ chức xã hội dân thì Chánh Phủ tổ chức, nhưng khi đóng thuế để có quỹ, thì ăn gian, lương lẹo.
Hy Lạp là một thí dụ, và ngày mai Pháp cũng sẽ tiếp theo, Ý cũng đã vậy, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha… y chang. Tất cả là chế độ bao cấp. Các quốc gia miền Nam Âu Châu có một tỷ số công chức rất cao. 70% dân Hy Lạp là công chức. Tiền Nhà Nước, Tiền Chùa nên xài phung phí.
Đó là quan niệm Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó là quan niệm Cộng Sản Chủ Nghĩa. Xưa Liên Sô và hệ thống Cộng Sản thân Liên Sô đều là như vây. Ngày nay, Nga và Tàu cũng vậy. Vì văn hóa Cộng Sản hay dù có Hậu Cộng Sản đi nữa, cũng vẫn còn Định Hướng Cộng Sản Chủ Nghĩa, nên ngày nay dù có tý Tư Bản hóa nền kinh tế, vẫn còn thích xài bao cấp, lương lẹo, tham nhũng, xin cho.
Khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng Ngân hàng, khủng hoảng chứng khoán vừa qua ở Tàu. Khủng hoảng kinh tế ở Nga đều do đó mà ra!
Chừng nào văn hóa Xin Cho vẫn còn. Chừng nào, văn hóa làm ăn phe đảng vẫn còn. Chừng nào Công Tư vẫn còn nhập nhằng. Các xã hội với loại Văn hóa của Công thành Của Ta thì chỉ giống như Hy Lạp, giống như Ý Đại Lợi, giống như Pháp thôi … Và ngày mai, sẽ có những cái sập tiệm thôi!
Và Việt Nam?:
Ngày hôm nay, trước những tình hình quốc tế như vậy, Việt Nam đang đứng ở một ngã ba đường, có nhiều lựa chọn. Sắp sửa có những biến chuyển mạnh. Tình hình Biển Đông đang căn thảng, tình hình Việt Trung cũng căn thẳng. Việt Nam đăng đi thăng bằng trên một sợ giây căng giữa hai vực thằm. Nghiêng về Tàu cũng chết, nghiêng Thoát Tàu cũng chết. Phải biết lựa chọn: Hoặc
1/ Tiếp tục đi con đường trước sau đến ngày nay.
Đảng Cộng Sản tiếp tục cầm quyền. Đối nội, trong nước quản trị độc Đảng, độc tài, bịt miệng dân. Đối ngoại, ngoại giao đu giây giữa Mỹ và Tàu. Thế nhưng, rõ ràng tình thế bi thảm, không có chánh quyền, không còn chánh thống! Đất đã mất, biển cũng đã mất, hải phần teo mòn. Nhưng chả sao, dân chúng Việt Nam vẫn thở thoi thóp, sống qua ngày, dẩu có đói, có nghèo ư? Vẫn còn nói được tiếng Việt. May quá, nhờ Tàu chưa lo cho cả dân Tàu hoàn toàn thoát đói giảm nghèo toàn bộ được. Nhờ Tàu vẫn còn nhiều khúc mắc với nền kinh tế không lấy gì sáng sủa cho lắm. Mặc dù, nay nước Tàu đệ nhứt kinh tế thế giới, nhưng người dân Tàu vẫn còn nghèo! Tàu tuy cầm trong tay một số thặng dư tiền của, mặc dù cầm trong tay một công khố phiếu của Mỹ, nhưng đấy là những khối tiền ảo. Vẫn phải sử dụng đồng dollars của Huê kỳ để làm ngân phiếu quốc tế. Chua lo được dân Tàu, nên không thể cướp nước Việt Nam được. Nhờ cái «chưa thể đấy, chưa dám đấy» của Tàu đối với Việt Nam, Việt Nam phải lựa chọn một con đường thoát thân!
Vì vậy ngày nay Tàu phải tạo thị trường chứng khoán, vì vậy Tàu phải tổ chức Ngân hàng quốc tế Á Châu để tạo đòn bẩy kinh tế. Nhưng nền kinh tề Tàu có một chổ yếu rất lớn là Tàu có một số nợ khó đòi, mà những con nợ ấy, lại là chính những ngân hàng của các Tỉnh của Tàu, với đầy những bong bóng địa ốc do các tỉnh cũa Tảu đang thổi phồng lên. Nói tóm lại, ngày nay, anh Tàu là một anh lực sĩ mà gân cốt, bắp thịt cồm cộm nổi lên lại đầy chất vitamines, và thuốc độc, đang thổi các gân cốt, bắp thịt gồng to, nhưng lại nghiện nặng, phải cẩn vitamines thổi càng ngày càng nhiều. Nếu ngưng thổi, ngưng uống thuốc là tiêu ngay.
Nên rất may mắn cho Việt Nam là Tàu vẫn không, vẫn chưa muốn «tiếp thu» Việt Nam làm gì.
Nói tóm lại Tàu không đủ sức nuội con vợ bé Việt Nam, nên tuy vẫn ghen, tuy vẫn cố ôm, vẫn cố giữ con vợ bé, nhưng vẫn đành phải nhắm mắt, phải đành gởi, nhắm mắt, để con vợ bé, ngoại tình, đi ăn vụng tiếp khách. Nhờ vậy con điếm Việt Nam, vẫn còn sức «đi khách» cầm hơi. Đi khách Mỹ, đi hầu Tây để tìm chút cháo sống cầm hơi.
Đảng vẫn phải cầm quyền, nên phải lo cho dân Việt Nam, vẫn cho dân Việt Nam, ăn. Nhưng ăn cầm hơi. Cái tài nghệ của Việt Nam là đi xin được, đi vay được. Cái tài của Việt Nam, (và cũng rất lạ, một nghịch lý của thời nay, Việt Nam và CuBa là hai quốc gia có cảm tình với thế giới).
Hai anh chành mánh mun, láo khoét, bố láo nhứt là Hô Chí Minh và Fidel Castro được dân «cách mạng lảng mạng thích). Hai anh Tướng hữu thực vô danh nhứt là anh Che Guevara, và Võ Nguyên Giáp là hai anh được cho là tướng lớn, mà thật sự chzỉ là những huyền thgoại. Che chẳng may chết sớm trên đường «Cách mạng» thì cũng dễ hiểu. Con anh Giáp, từ Tướng chiến trường đánh giặc, đến tướng chiến trường phòng the xem giữ cửa phòng các bà nữ Việt Nam không bị xâm chiếm, thế mà vẫn được thương! Khó hiểu!).
Con đường nầy chứng mình ngày nay rồi. Là con đường ù ơ dzí dzầu! Con đường cầm hôi? Ngày nào dân nó chán quá, nó nổi dậy. Đảng sẽ mất cả chì lẫn chài!
2. Con đường thứ hai là hoàn toàn cứng rắn theo Tàu, bán cái toàn bộ với Tàu, ăn thừa của Tàu, chấp thuận làm một tỉnh của Tàu. Nhập Đảng Tàu, hưởng cái giàu của Tàu. Mất cả danh dự, mất cả dân tộc! Nhưng giữ được Đảng, ngàn năm hưởng thụ! Con đường nầy, Đảng Cộng Sản Việt Nam dám bôi bùn vào mặt, bôi hết danh dự, đỉnh cao trí tuệ loài người làm không? Làm thì hết nói!
3. Con đường tốt nhứt vinh quanh nhứt.
Thừa cơ hội, Tàu đang bị khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng chứng khóa. Việt Nam hoàn toàn mở cửa kinh tế. Trả quyền tự quyết cho toàn dân Việt Nam. Mở cửa Cảng Cam Ranh mời Hạm đội 7 vào. Hạm đội 7 có mặt ở Cam Ranh để giữ cửa ngõ Biển Đông.
Rút lại những dự án Bô Xít, Vũng Án, vi không thành công. Đuổi Nhơn công Tàu về.
Làm được không? Nếu Nhà Nước hoàn toàn Cộng sản thì chắc chắn là không làm được. Nhưng nếu Nhà Nước Cộng Sản từ chức, đưa cho một Chánh Phủ không Cộng Sản. Với một Thủ tướng không Cộng Sản, với một Nhà Nước không Cộng Sản, thì những ký kết sẽ được xét lại. Kể cả Công Hàm Phạm Văn Đồng. Một Nhà nước không cộng sản dễ dàng kiện tụng những tranh chấp Hải đảo.
Con đường nầy là con đường hay nhứt.
Nghe nói, theo tin hàng lang Tàu đang kiếm chuyện Việt Nam.
Con đường duy nhứt, đẹp nhứt là thành lập một chánh phủ Liên Hiệp Cộng Sản và Không Cộng Sản. Một Mặt Trận cứu quốc để chống Tàu.
Dẹp Đại hội Đảng năm tới đi! Các người Cộng Sản cầm quyền như vậy đủ rồi! Hãy liên hiệp với các thành phần không Cộng sản trong nước để tạo một chánh phủ cứu quốc đi!
Rồi với TPP, rồi với những nhơn sĩ, với những lực lượng người Việt ở hải ngoại sẽ cùng với người Việt trong nước tạo lại một Việt Nam mới Tự Do, Độc Lập, Dân Chủ, Công Bằng Hiến Định Pháp Trị!
Ngày ấy toàn dân Việt Nam sẽ Hòa Hợp chung sống.
Ngày ấy toàn dân Việt Nam sẽ cùng nhau hành trình về bến Việt Nam Độc Lập Tự Do, Dân Chủ; Hẹn ngày mai ở Sàigòn. To morrow, in Saigon
Hổi Nhơn Sơn cuối tháng bày 2015.
Phan Văn Song