Diễn biến biên giới Tây Nam đáng quan ngại

Cac Bai Khac

No sub-categories

Diễn biến biên giới Tây Nam đáng quan ngại

Diễn biến biên giới Tây Nam đáng quan ngại. Tàu cộng xúi giục Sam Rainsy gây hấn để làm suy yếu khối Asian và đánh lạc hướng dư luận, quan tâm của quốc tế. CSVN lầm đường lạc lối, sẽ bị thằng bạn 4 tốt vây hãm, tứ bề thọ địch, tiếp tục gây đau khổ cho dân Việt.

VN bác tin về biên giới Tây Nam Phó thủ tướng TQ gặp các lãnh đạo VN

Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ tin đồn trên mạng nói Việt Nam đưa vũ khí, khí tài vào miền nam vì căng thẳng biên giới với Campuchia.

  • 16 tháng 7      2015

2.000 người Campuchia tới biên giới VN

Chặt cây HN: Kiểm điểm phó chủ tịch TP

 

Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.

  • 20 tháng 7 2015

 

Việt Nam Cam Bốt Châu Á

Dân biểu Cam Bốt đưa hơn nghìn người “thị sát” biên giới với Việt Nam

 

Người Việt ở Campuchia giữa tâm bão tranh chấp lãnh thổ

 

Một loạt các vụ bắt giữ gần đây ở Campuchia khiến dư luận nêu câu hỏi là phải chăng vụ tranh chấp ở biên giới đã khiến cộng đồng Việt Nam ở Campuchia trở thành mục tiêu trấn áp

Thêm

Dân làng VN lo bùng nổ chiến tranh biên giới Campuchia

 

 

Nhiều người dân sinh sống ở khu vực giáp ranh với Campuchia cho biết cảm thấy bất an vì những diễn biến căng thẳng những ngày qua

Thêm

 

Có nước ‘chống lưng’ trong vụ tranh chấp Việt Nam – Campuchia?

 

 

Những căng thẳng thời gian qua trên biên giới Tây Nam đã khiến vấn đề phân định biên giới Việt Nam – Campuchia lại ‘nóng’ lên

Thêm

Trung Quốc giật dây vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia?

Tranh chấp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia gần đây rất căng thẳng và dễ trở thành xung đột. Liên Hiệp Quốc đã đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen cung cấp một phần thông tin về bản đồ phân định biên giới với Việt Nam. Nguyên do nào khiến Phnom Penh khuấy động vấn đề biên giới vào lúc này?

 

Vì sao căng thẳng biên giới VN – Campuchia? Lãnh đạo quân đội VN tiếp đoàn Campuchia

 

Nhà nghiên cứu người Campuchia phân tích động cơ, bối cảnh và giải pháp quanh căng thẳng biên giới Campuchia – Việt Nam.

  • 21 tháng 7 2015

Lãnh đạo quân đội VN tiếp đoàn Campuchia

Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam tiếp Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia.

  • 22 tháng 7 2015

Việt Nam Campuchia giải quyết ổn thoả cuộc biểu tình ở biên giới

Việt Nam và Campuchia vào ngày 19/7 vừa qua đã phối hợp giữ an ninh trật tự biên giới, khi phát hiện khoảng 1.800 người từ Phnompenh di chuyển tới khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Rieng Campuchia và tỉnh Long An Việt Nam.

Thủ tướng Cam Bốt : Một số cột mốc biên giới với Việt Nam đặt sai vị…

Việt Nam Cam Bốt Châu Á

Việt Nam khẳng định việc cắm mốc biên giới Việt – Miên đúng quy định quốc tế

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc cắm mốc biên giới được Việt Nam và Cambodia thực hiện là phù hợp với quy định của quốc tế 

Một cuộc chiến mới ở biên giới Tây Nam?

Trong bối cảnh giới lãnh đạo Việt Nam thể hiện việc xích lại gần hơn với Hoa Kỳ, tình hình tranh chấp biên giới giữa Campuchia và Việt Nam bất ngờ được khuấy động từ phía Phnom Penh.

“Nói phải củ cải cũng nghe được”- Tục ngữ Việt Nam.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan

22/07/2015

Huy Đức

Đành rằng, việc tổ chức cho hàng ngàn người Campuchia đến biên giới Việt Nam có bàn tay của các chính trị gia Khmer chơi lá bài chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nhưng đừng trách người dân Campuchia. Nếu có tự do như họ, chúng ta có đến thác Bản Giốc, đến “điểm nối ray”, xuống bãi Tục Lãm, lên điểm cao 1509… “khảo sát” và bày tỏ thái độ không.

Đừng trách Hun Sen. Đành rằng không có máu xương của hàng vạn thanh niên Việt Nam, Hun Sen không có quyền lực ngày nay. Nhưng nếu Hun Sen ứng xử như một “tay sai” (của Hà Nội- GNLT chú) tình hình sẽ càng tồi tệ. Có nhân dân nào chấp nhận một kẻ cầm quyền làm con rối cho ngoại bang không.

Một chính sách đối ngoại đặt cược vào Hun Sen không chỉ là sai lầm mà còn thể hiện não trạng thực dân. Chỉ có những tên xâm lược mới đòi nợ vũ khí, nợ xương máu bằng độc lập chủ quyền của láng giềng. Không như người dân Việt Nam, người Khmer đang có trong tay lá phiếu của mình, “nắm” được một chính quyền trái ý nhân dân thì chỉ nuôi hiểm họa.

Chỉ khi nào Hà Nội, thay vì hy vọng vào Hun Sen, ủng hộ bất cứ sự lựa chọn nào của người dân Campuchia thì mới có được một chính sách giúp kiến tạo hòa bình lâu bền. Trong mắt đa số người dân Campuchia hiện nay, Hun Sen chỉ là một nhà độc tài tham nhũng. Càng nôn nóng giải quyết một vấn đề nhạy cảm như phân định biên giới với một chính quyền đang bị dân chúng nghi ngờ càng đổ thêm dầu vào lửa.

Biên giới quốc gia là câu chuyện của trăm năm, của nghìn năm, chứ không phải là câu chuyện tính bằng nhiệm kỳ của những kẻ cầm quyền cho dù bọn họ có là độc tài bám trụ lâu dài. Nếu chỉ phân định biên giới quốc gia bằng cột bê tông mà bỏ qua yếu tố lòng người thì không bao giờ có láng giềng hữu nghị.

Biên giới Việt Nam – Campuchia cũng có những yếu tố như biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Không chỉ “liền núi, liền sông” mà còn có ngôi nhà, có những phum bản, có những dòng họ nửa ở bên này, nửa ở bên kia. Có những mảnh ruộng, con sông… bên nào cũng coi đó là của mình. Cho dù có cắm bao nhiêu cột mốc thì cũng không thể nào phân chia rành mạch.

Lẽ ra, khi phân định biên giới Việt Nam – Trung Hoa, thay vì vội vàng chia chác ở những điểm mà chắc chắn người dân Việt Nam không bao giờ quên đấy là lãnh thổ thiêng liêng của cha ông (như Ải Nam Quan, như thác Bản Giốc…), cứ giữ nguyên hiện trạng, đợi đến khi người dân Trung Hoa có một chính quyền ít thực dân hơn; đợi đến khi người dân Việt Nam có một chính quyền được tin cậy hơn.

Nên thay đổi phương thức đàm phán về những điểm chưa phân giới, cắm mốc và có nhiều tranh cãi trên biên giới Việt Nam – Campuchia. Tiến trình đàm phán, phân giới cắm mốc thay vì tiến hành bí mật cần được diễn ra công khai. Có những vấn đề, nếu chính quyền hai nước không đủ tự tin giải quyết thì nên trưng cầu dân ý. Nếu dân chúng hai bên cũng không thể có thỏa hiệp thì giữ nguyên hiện trạng.

Những chính trị gia đang khai thác chủ nghĩa dân tộc cực đoan “bài Zuôn” ở Campuchia thật là thiển cận. Nhưng đấy là con đường khó tránh trong một nền chính trị đảng phái (của một nền dân chủ sơ khai). Nhưng đừng tưởng rằng công cụ chính trị nguy hiểm đó chỉ được sử dụng ở Campuchia.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan là thứ rất dễ dàng làm mất đi sự sáng suốt của dân chúng. Chính chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong đầu dân chúng là cha đẻ của những nhà chính trị cực đoan. Không phải tự nhiên khi chỉ cần một nhà lãnh đạo Khmer “chống Zuôn”, một nhà lãnh đạo Việt Nam “chống Tàu” chót lưỡi đầu môi là đã đủ khiến cho “nhân dân thổn thức”.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng khiến cho cơn giận giữ của chúng ta thường chỉ nhắm vào những công nhân vô tội đến từ Trung Quốc ở Vũng Áng, Tân Rai… Thay vì, chúng ta phải biết hoảng sợ ngay từ bây giờ trước thảm họa ô nhiễm khi nhà máy luyện thép sử dụng công nghệ lò đứng bị thế giới xua đuổi sắp phun bụi than ở Vũng Áng, Kỳ Anh; khi 16 nhà máy nhiệt điện sử dụng loại công nghệ đã bị những người hiểu biết tẩy chay bắt đầu nhả khói từ Cà Mau, tới miền Trung và lan dần ra Bắc.

Điều gì chúng ta không muốn Trung Quốc làm ở Việt Nam đừng mang nó đến Campuchia. Nếu chúng ta lo ngại Hà Nội lệ thuộc vào Bắc Kinh thì cũng đừng muốn Hun Sen phải vâng, dạ những người mà chúng ta không bầu lên ở Hà Nội. Chúng ta đã phải trả nợ bằng máu những gì người khác vay mượn trong “Phe”. Đừng bắt người dân Campuchia phải trả nợ những gì Hun Sen vay mượn.

H.Đ.

Nguồn:https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/846226948745821?__mref=message_bubble

Nhận diện SAM RAINSY – Đảng trưởng đảng Cứu quốc Campuchia, kẻ kích động thù hằn dân tộc

Published on Jul 2, 2015

 

Kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vu cáo và kêu gọi chống Việt Nam là chiêu bài quen thuộc của Sam Rainsy, chủ tịch đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia CNRP để tìm kiếm phiếu bầu trong các cuộc tranh cử. Dai dẳng trong nhiều năm qua, Sam Rainsy và Kem Sokha, một nhân vật khét tiếng khác trong phe đối lập ở Campuchia đã tận dụng mọi cơ hội để reo rắc vào đầu một số người dân Campuchia thiếu thông tin những hình ảnh hoàn toàn sai lệch về Việt Nam.
Gần đây nhất, trong bài phát biểu kêu gọi biểu tình ở tỉnh Seam Reap, Sam Rainsy đã trắng trợn vu cáo “Các đảo (tranh chấp trên biển Đông) thuộc về Trung Quốc, nhưng người Việt Nam đang cố gắng chiếm các đảo đó từ Trung Quốc, vì người Việt Nam rất xấu”, và “Việt Nam lấy đất của người Campuchia”.
Sam Rainsy, Kem Sokha là ai? Họ đã dùng những chiêu bài “bẩn thỉu” nào để chĩa mũi nhọn về phía Việt Nam hòng tiến thân trên con đường chính trị? Loạt bài của chúng tôi sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về những vấn đề nói trên.
Phần 1: Lãnh đạo đối lập Campuchia có mối liên hệ đặc biệt với Trung Quốc
Nhổ cột mốc biên giới, giả mạo bản đồ để “nhận xằng” lãnh thổ
Tháng 10/2009, Sam Rainsy, khi đó là chủ tịch đảng Sam Rainsy đã dẫn một số thành viên đảng này tự ý nhổ 6 cột mốc biên giới tạm thời giữa tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam.
Biện minh cho hành vi sai trái của mình, Sam Rainsy rêu rao rằng chính những người dân làng đã tới tìm ông ta “xin giúp đỡ” và rằng “những cột mốc này là do Việt Nam mới dựng lên nhằm chiếm đất của Campuchia”, không được sự đồng ý của nước này. Ông ta còn rêu rao khắp nơi rằng “Chúng chỉ là cột mốc giả mạo, bất hợp pháp, xâm phạm đất ruộng của người Khmer”.
Trước động thái đó, thống đốc tỉnh Svay Rieng Cheang Am khẳng định những cột mốc mà Sam Rainsy phá hoại được xây dựng “một cách hợp pháp, phù hợp với quy trình” do một uỷ ban chung giữa Việt Nam và Campuchia thống nhất.Category 

 BÌNH LUẬN THỜI CUỘC

Biên giới Việt-Cam và trò bẩn của Trung Cộng

Nhật Phong (Danlambao) – Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông lề đảng được huy động toàn lực để đính chính thông tin sức khỏe Phùng đại tướng, sử dụng đủ hình thức giật tít, câu like từ vụ thảm sát ở Bình Phước. Trong khi đó, báo đảng vẫn im lặng về việc giàn khoan HD981 tiến sâu trong vùng chồng lấn ở vịnh Bắc Bộ, tin biên giới Tây Nam, Việt Nam – Campuchia gần như bị lãng quên.

 

Sau cái bắt tay giữa ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư đảng Cộng sản VN và Tổng thống Mỹ B.Obama tại phòng Bầu Dục hôm 7.7 thì tại các các cột mốc tại biên giới Việt-Cam đã liên tục xảy ra các vụ gây rối của Campuchia với quy mô lớn, nhỏ khác nhau.

 


nh DLB

Dẫn đầu các vụ việc này là các nghị sĩ, dân biểu của đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia (CNRP). Đảng CNRP vốn chịu sự ảnh hưởng và chi phối từ Bắc Kinh.

 

23h ngày 12/7, khoảng 100 người Campuchia tiến sát đến khu vực biên giới ở huyện Tịnh Biên (An Giang). Trong đó, một nhóm 5 người tiến hành đập phá cộc mốc ở thị trấn Tịnh Biên nhưng nhanh chóng bị nhân dân và lực lượng chức năng Việt Nam kịp thời ngăn cản và xua đuổi.

 

 

 

Cửa khẩu Tịnh Biên (nh DLB)

 

Cột môc bị đập hôm ngày 12/7 (Ảnh DLB)

Cũng trong ngày này, một số gia đình người Việt gốc Campuchia sống trong các sóc (làng) tiến hành di chuyển về phía biên giới Campuchia đến hôm sau thì quay trở lại.

 

Ngày 14/7, có bốn nhóm nhỏ trên 10 người di chuyển áp sát đường biên tại An Giang ở các vị trí khác nhau như: xã Ba Chúc (Tri Tôn), xã An Phú, xã Nhơn Hưng (thị trấn Tịnh Biên). Các nhóm người này vẫy cờ Campuchia, la hét nhưng không đi qua phần biên giới Việt Nam.

 

Đỉnh điểm là ngày 19/7, gần 2000 người theo lời kêu gọi của các nghị viên Đảng Cứu Nguy Dân Tộc (CNRP) di chuyển về khu vực biên giới ở huyện Mộc Hóa, Long An để “giám sát biên giới”. Tuy nhiên, tình hình đã được phía nhà chức trách Campuchia kiểm soát. Đám đông đã giải tán vì trời mưa to.

 

Những gia đình sống dọc tuyến đường biên giới ở An Giang như: tỉnh lộ 955A, tỉnh lộ 55A được động viên chuẩn bị sẵn sàng gậy, chông để ngăn chặn người Campuchia gây rối, đập phá cột mốc.

 

Theo một số người dân Campuchia sang buôn bán và làm việc ở cửa khẩu Tịnh Biên thì họ được kêu gọi đi đòi đất tại biên giới với lời hứa sẽ được cho tiền.

 

Bên kia biên giới, nơi hàng ngàn lô đất được Trung Cộng thuê dài hạn với nhân công và chủ trang trại đều là người Trung Quốc.

 

Hiên nay, tuyến đường biên giới Việt-Cam cũng như các vị trí cột mốc đang được canh phòng nghiêm ngặt bởi lực lượng chức năng Việt Nam và Campuchia.

 

Có thể thấy, ngoài việc gây rối trên vịnh Bắc Bộ, tấn công cướp bóc ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, hiện nay Trung Cộng đang ra sức kích động tay chân tại Campuchia để buộc Việt Nam phải có sự lựa chọn trong tình thế hiện nay.

 

Việc sử dụng đảng đối lập CNRP gây hấn ở khu vực biên giới Tây Nam khiến nhiều người nhớ tới bài học năm 1979, khi Việt Nam đã phải lãng phí rất nhiều sinh mạng của người dân mình để bảo vệ lãnh thổ sau trò giật dây từ Bắc Kinh.

 

22/07/2015

 

Nhật Phong

danlambaovn.blogspot.com