TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ
Trực tiếp – Sự kiện đang được tường thuật
Kính thưa Tổng thống Obama,
Vào ngày 7 tháng 7 tới đây Ông sẽ gặp Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng không phải là một nguyên thủ quốc gia và cũng không phải là lãnh đạo của một chính quyền dân cử. Ông đã được mời đến Tòa Bạch Ốc chỉ vì ông đứng đầu hệ thống độc đảng tại ViệtNam. Hệ thống độc tài độc đảng này là nguyên nhân của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại ViệtNamhiện nay.
Năm nay đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ – Việt. Là thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, chúng tôi hoan nghênh mối quan hệ chặt chẽ hơn với người dân ViệtNamvà ghi nhận tiềm năng kinh tế và an ninh của đất nước này. Do đó, chúng tôi xem vấn đề nhân quyền là tối quan trọng và đưa lên hàng đầu trong quan hệ song phương bởi vì bất kỳ sự hợp tác toàn diện nào đều phải đặt trên nền tảng giá trị chung và tôn trọng các quy ước được thế giới công nhận.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNamđã ký vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị cũng như Công ước chống tra tấn của LHQ. ViệtNamđã chọn cam kết các quyền làm người được thế giới công nhận. Tuy nhiên, Ủy ban Điều tra về bắt giữ tùy tiện của LHQ (UNWGAD) đã phán quyết rằng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNamvẫn tiếp tục bắt giữ và giam cầm các nhà hoạt động xã hội và chính trị một cách có hệ thống, vi phạm những ràng buộc của luật pháp quốc tế.
Trong khi danh sách các blogger và tù nhân lương tâm Việt Nam bị bắt giữ ngày càng gia tăng, điều quan trọng hơn bao giờ hết là Hoa Kỳ cần gởi một thông điệp rõ rệt tới giới chức trách Hà Nội rằng tôn trọng nhân quyền là yếu tố cần thiết để thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế và an ninh.
Chúng tôi xin đề nghị Ông nêu vấn đề ngược đãi tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo tại Việt Nam– đặc biệt những người đang bị những án tù dài hạn chỉ vì họ cổ võ cho chính trị và ngôn luận một cách ôn hòa. Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Ông đòi hỏi ông Trọng phải thả ngay lập tức những nhà báo công dân/hoạt động nhân quyền nổi bật sau đây: Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ngô Hào, Trần Thị Thúy, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Ms. Nguyễn Công Chính và Lm. Nguyễn Văn Lý.
Chúng tôi cũng xin đề nghị Ông nêu vai trò thiết yếu của các tổ chức chính trị độc lập và các tổ chức xã hội dân sự trong một xã hội tân tiến, cũng như nêu những vi phạm trầm trọng về quyền tự do tôn giáo. Ông Trọng cần được khuyến khích việc lắng nghe người dân ViệtNamvà bày tỏ sự tôn trọng xã hội dân sự, các nhóm tôn giáo, và quyền tự do chính trị tại ViệtNam.
Chúng tôi mong cùng làm việc với bên Hành Pháp để hỗ trợ truyền thống của quốc gia chúng ta trong việc hỗ trợ nhân quyền và dân chủ.
Trân trọng,
BLOG 04:11
Tôn Nữ Thị NinhTrong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, bà Tôn Nữ Thị Ninh, cựu Đại sứ Việt Nam tại EU và từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam cho rằng để quan hệ hai nước có tiến bộ thì cả hai phía cần có cách nhìn cân bằng và rộng hơn. Bài viết có đoạn đề cập tới cộng đồng người Mỹ gốc Việt như sau:
Quan hệ Việt-Mỹ có nhiều hứa hẹn trong một số lĩnh vực. Một trong đó đó liên quan tới cộng đồng người Mỹ gốc Việt là cộng đồng làm cho chúng ta tự hào qua cách họ đã hội nhập nhanh chóng và thành công cũng như đóng góp bằng rất nhiều cách tích cực và xã hội Hoa Kỳ.
Ngày nay, có khá nhiều người trong cộng đồng đó, đặc biệt là thế hệ thứ hai, đang đóng vai trò cầu nối về sự hiểu biết về Việt Nam và họ có những đóng góp riêng vào sự phát triển về xã hội, kinh giáo dục và kinh tế của Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng rằng sự năng động và hoài bão lớn của giới trẻ người Việt và người Mỹ gốc Việt đóng vai trò lực đẩy chính cho quan hệ trong tương lai.
03:54
Cách đây 10 năm (2005), Thủ tướng Phan Văn Khải là lãnh đạo CSVN đầu tiên thăm Hoa Kỳ.
23:16
Fred Brown, cựu Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng hồi trước 1975, nói với BBC:
Tôi nghĩ cái gọi là nhân quyền sẽ vẫn luôn là một phần trong quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Tất cả các vấn đề khác cũng thế. Cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với người dân của chính họ sẽ luôn là chuyện quan trọng không chỉ của chính quyền mà cả Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi cho rằng đó là vì lợi ích của Việt Nam khi họ tận dụng được dân số thông minh, tài năng, được đào tạo tốt ở một số cấp độ. Đó là dân số cần tận dụng và sử dụng theo cách tích cực. Chính quyền cần làm như vậy thay vì ngăn cản họ có thông tin chẳng hạn.
23:16
Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, một cựu tù nhân chính trị, cho rằng việc chính quyền ông Obama “phá lệ”, đón lãnh đạo Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cho thấy Việt Nam quan trọng đến nhường nào trên bàn cờ chiến lược của Mỹ ở thế kỷ 21 mệnh danh “Xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương”.
Ông Hà Vũ viết:
“Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ 21 ở Châu Á – Thái Bình Dương về quân sự và chính trị. Chiến lược xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương để gấp rút ngăn chặn bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc ở biển Đông được Tổng thống Mỹ Obama phát động vào đầu năm 2011 là hoàn toàn đúng đắn, tuy có chậm. Thế nhưng sự thành công của chiến lược quân sự thế kỷ 21 nói trên của Mỹ lại phụ thuộc vào Việt Nam.”
Tuy nhiên, “[nếu] không có Việt Nam với tư cách đồng minh quân sự thì dù Mỹ có đưa tàu chiến và máy bay chiến đấu vào biển Đông bao nhiêu đi chăng nữa thì Mỹ cũng sẽ chỉ là người ngoài cuộc, là khán giả bất đắc dĩ chứng kiến Trung Quốc hoàn tất xâm lăng quần đảo Trường Sa, đồng nhất với thất bại của chiến lược xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.”
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo tác giả, là nước đi để Hoa Kỳ đạt mục tiêu chính trị ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, còn Việt Nam là ‘cánh cửa thoát hiểm’ trước tình trạng kinh tế không sáng sủa trong nước. Tuy nhiên, sự thành công hay không của các mục tiêu này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc lãnh đạo hai nước có tạo nên bước ngoặt cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam hay không.”
22:37
Ông Alexander L. Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương, Honolulu viết riêng cho chúng tôi:
“Một chỉ dấu cho thấy ông Trọng đã quyết định phải thúc đẩy quan hệ với Mỹ để cân bằng Trung Quốc và cũng để hiện đại hoá đất nước là ông cử ông Phạm Quang Nghị, người mà ông từng đề cử “quy hoạch” làm Tổng bí thư khoá tới, đi Mỹ tiền trạm cho ông chỉ mấy ngày sau khi Trung Quốc rút giàn khoan vào tháng 7 năm ngoái.
Ngay trong năm 2014, người ta đã ngầm hiểu rằng quan hệ với Mỹ tuy danh nghĩa là đối tác toàn diện nhưng thực chất đã là đối tác chiến lược.
Điều này khác hẳn với cách đây chỉ khoảng hơn chục năm, quan hệ với Trung Quốc trên danh nghĩa còn chưa gọi là đối tác chiến lược, nhưng phía Việt Nam đã ngầm hiểu là đồng minh chiến lược.
Với những sự ngầm hiểu mới (Trung Quốc là mối đe doạ chiến lược, Mỹ tiến tới là đồng minh chiến lược không chính thức), chính trị trong nước của Việt Nam sẽ có những đổi thay mới. Có thể khẳng định ngay từ bây giờ là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ không bầu một nhân vật bảo thủ, chống phương Tây lên làm Tổng bí thư.
Tuy nhiên, liệu Đại hội có bầu một nhân vật đổi mới, hiện đại hoá lên hay không thì vẫn còn là câu hỏi. Các nhóm chiếm số đông trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện nay không phải là “bảo thủ”, cũng không phải là “đổi mới”, mà là “trung dung” và “trục lợi”. Tuỳ theo diễn biến trong những tháng sắp tới mà Đại hội 12 có thể sẽ bầu một nhân vật hoặc “trung dung” hoặc “trục lợi” hoặc cũng có thể “đổi mới” lên làm Tổng bí thư.
Mặc dầu vậy, với xu thế dài hạn là Việt Nam sẽ phải đương đầu với mối đe doạ chiến lược của một Trung Quốc nhiều tiền lắm mẹo, Việt Nam sẽ không có con đường nào khác là phải đổi mới để sống còn.”
22:22
Tiến sĩ Jonathan London, Đại học Thành thị Hong Kong, nhận xét:
Chuyến đi của TBT sang Mỹ rõ ràng là một sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Mỹ. Dù gần đây nhiều người đang nhấn mạnh về ý nghĩa biểu tượng của chuyến đi này (vì Ông Trọng là TBT ĐCSVN), nhưng điều quan trọng là mức độ đáng kể những quyền lợi chiến lược của hai nhà nước này đang càng gần nhau hơn qua nhiều hồ sơ cốt yếu, từ thương mại và đầu tư cho đến an ninh khu vực.
Vai trò của cựu TT Bin Clinton, trong quá khứ cho đến hôm nay, cũng không nên coi quá nhẹ. Việc Ông TT (Clinton) đã mời TBT thăm nhà cho thấy đang có những nỗ lực thực sự (nếu không muốn nói “charm offensive” – tạm dịch “tấn công bằng duyên”) để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chính khách cấp cao của hai nhà nước.
Dù Việt Nam và Mỹ sẽ có những lãnh đạo mới vào sang năm, rõ ràng những quyền lợi ngấn hạn, trung hạn, và dài hạn của hai nhà nước đang về gần nhau hơn một cách chưa từng thấy. Ngoài TPP và hợp tác an ninh, chúng ta có thể chờ đợi chuyến đi của Ông Trọng sẽ kích thích quá trình mở rộng và làm sâu hơn những quan hệ, cho phép những tiến bộ trong những dự án đang có, cũng như tạo điều kiện cho những sáng kiến mới qua nhiều lĩnh vực khác nhau..
Nếu Ông Trọng và (chính quyền ở) Hà Nội không chỉ hứa mà thực hiện tiến bộ thực sự đối với nhân quyền, các quan hệ giữa hai nước có thể tiến bộ cả hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng ngày nay. Dù ngài TBT thường chưa được xem là một lãnh đạo có tầm nhìn lớn, chúng ta thấy hiện nay cũng có những điều kiện thuận lợi cho một chuyến đi rất thành công. Liệu chuyến đi này sẽ tạo ra những bước phá còn quá sớm để biết.
22:06
Quý vị đóng góp bình luận về chuyến thăm, có thể gửi về địa chỉ Vietnamese@bbc.co.uk, hoặc vào trang Facebook của chúng tôi: www.facebook.com/BBCVietnamese
22:05
Luật sư Vũ Đức Khanh gửi cho BBC từ Ottawa, Canada:
“Ở một chừng mực nào đó, cuộc viếng thăm Tòa Bạch Ốc của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ được ghi nhận như một sự kiện lịch sử vì đây là lần đầu tiên một lãnh đạo CSVN, một thể chế thù nghịch với Mỹ bước vào Tòa Bạch Ốc, cơ quan quyền lực bậc nhất của Hoa Kỳ và thế giới.
Tuy nhiên, nếu dừng tại đây thì nó chỉ có giá trị mang tính biểu tượng và sẽ chóng bị lãng quên. Nhưng nó sẽ có giá trị nhiều hơn nếu như chuyến công du này thực sự mang lại một luồng sinh khí mới cho Việt Nam thông qua những cam kết cụ thể của hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia.
Hoa Kỳ với cam kết giúp đỡ “Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”. Và TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ nhân danh ĐCSVN cam kết “đổi mới chính trị, tôn trọng nhân quyền” để có thể sát cánh cùng Hoa Kỳ trong công cuộc kiến tạo hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực Á Châu – Thái Bình Dương.
Từ khi Thủ tướng Phan Văn Khải lần đầu tiên bước vào Tòa Bạch Ốc năm 2005 cho đến nay, hễ mỗi lần có một lãnh đạo cấp cao CSVN đến thăm nơi này thì truyền thông độc quyền nhà nước Việt Nam thường có những bài viết hoài niệm về một nỗi niềm nuối tiếc nào đó cho những cơ hội vàng đã bỏ lỡ trong quan hệ của hai nước kể từ năm 1945.
ĐCSVN có thể quy đổ trách nhiệm đó cho người Mỹ và cho rằng Hoa Kỳ không hiểu người CSVN nhưng lần này thì người CSVN không thể trách là người Mỹ không hiểu họ.
Với tất cả những gì người Mỹ đã làm từ 20 năm qua và đặc biệt trong chuyến bay đưa ông Trọng từ Hà Nội đến Washington để vào Tòa Bạch Ốc, có một cựu Tổng thống Mỹ, Bill Clinton, người của 20 năm trước đã can đảm mở đường bang giao với Hà Nội giữa muôn vàn khó khăn, đi tháp tùng. Đó không thể là một thông điệp không rõ ràng hơn được về sự quan tâm trân trọng của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam.”
21:58
Trên mạng xã hội đã xuất hiện những bức ảnh đầu tiên từ chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ. Những bức ảnh này từ Facebook của cô Hoàng Như Thơ, một trong những người ra đón đoàn Việt Nam tại Căn cứ Không quân Andrew ở Maryland, Hoa Kỳ.