Nguyễn Phú Trọng công du Hoa Kỳ, nhìn lại sau hai năm quan hệ đối tác toàn diện Sang-Obama – Bs Mã Xái
Nguyễn Phú Trọng TBT đảng CSVN chuẩn bị cuộc găp gỡ Tổng Thống Obama tại Toà Bạch Ốc Thứ Ba 7-7-2015 trong một lịch trình thăm viếng năm ngày từ ngày 5 đến 9-7-2015, trong lúc nội tình của đảng đầy bất ổn tranh chấp quyền lực trước đại hội đảng XII, đồng thời trên mặt trận đối ngoại tình hình căng thẳng ở Biển Đông vẵn tiếp tục leo thang dù TBT Trọng đã triều kiến Bắc Kinh trong chuyến công du tháng Tư vừa qua ở Bắc Kinh.
Một mặt khác, ông Trọng sẽ chứng kiến một cuộc biểu tình lớn lao của cộng đồng người Việt tị nạn công sản để phản đối chế độ toàn trị độc tài do toàn trị.
Và về phía Hoa Kỳ, Hội đồng An Ninh Quốc gia có buổi họp tham vấn tại toà Bạch Ốc hôm thứ Tư với các nhân vật hoạt động dân chủ, nhơn quyền để ghi nhận các đề nghị có thể được trình bày trong hồ sơ đối thoại Trọng-Obama.
Nhu cầu gặp gỡ giữa hai vị lãnh đạo quốc gia tuy hơi bất thường trong cung cách ngoại giao của Hoa Kỳ trong sự thừa nhận một lãnh tụ đảng CSVN như một lãnh đạo nhà nước giữa hai quốc gia có chế đô chánh trị khác nhau, không cùng ý thức hệ. Sự kiện này nhắc lại việc Đặng Tiểu Bình năm 1979 khi ông là một phó chủ tịch quân uỷ trung ương, vừa là phó thủ tướng TC cũng được Hoa Kỳ tiếp đón trọng thể, ông còn đọc môt bài diễn văn lịch sử trước quốc hội Hoa Kỳ để cho CS Hà Nội “một bài học để đời” trong cuộc chiến tranh biên giới Hoa-Việt.
Nghi trình phiên họp của hai vị có thể suy đoán dựa trên các vấn đề then chốt cần thảo luận mà cách đây hai năm Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama xác lập tại Toà Bạch Ốc quan hệ Đối tác toàn diện Viêt Nam-Hoa Kỳ (Tuyên Bố chung ngày 25/7/2013), tạo ra cơ chế hợp tác trên nhiều lãnh vực. Trong hai năm qua nhiều biến chuyển đáng kể trong mối quan hệ phức tạp Việt –Trung-Mỹ. Hai điểm nổi bật trong trong bối cảnh bang giao tam giác này là đồng chí 16 chữ vàng bốn tốt Bắc Kinh đã lộ diện bắt nạt, chèn ép CSVN không thương tiếc trong vấn đề Biển Đông; kế tiếp là việc Hoa Kỳ mở cửa giúp cho Trung cộng vươn lên giàu mạnh, những mong người đối tác phương Bắc sẽ đảm lấy trách nhiệm một cường quốc giúp thế giới an ninh hơn, ngược lại Trung Cộng ngày nay được Ngũ Giác Đài xếp vào nhóm quốc gia đe doạ nền an ninh cho Hoa Kỳ (Trung Cộng, Nga,Bắc Hàn, Iran).
Bài nhận định này không nhằm đánh giá buổi họp mặt giữa Trọng và Obama, mà chỉ nhằm nhìn lại các chuyển biến bang giao Việt Mỹ và những những định hướng mới do ảnh hưởng thời cuộc trên bước đi trong tiến trình thực hiện quan hệ đối tác toàn diện.Do đó các vấn đề Biển Đông , chiến lược Tái Cân Bằng/ Xoay Trục, TPP, An ninh , Nhân quyền phần chắc sẽ là những hồ sơ ưu tiên trên bàn đối thoại Obama-Trọng trong cuộc găp gỡ tại Toà Bạch Ốc dự trù diễn ra ngày 7/7/2015.
Trước hết là tình hình Biển Đông, mà biến cố nổi bật là việc bồi đấp đảo nhơn tạo trong vùng quần đảo Trường Sa với qui mô quân sự hoá, gây nên sự bất ổn, đe doạ nền an ninh khu vực, có khả năng làm trở ngại con đường huyết mạch lưu thông nhộn nhịp nhứt trên thế giới, chưa nói đến việc TC còn hăm he có thể thiết lâp vùng nhận dạng phòng không; TC lại lôi giàn khoan HD-981 trở lại vùng biển ngoài khơi Việt Nam tại một địa điểm chỉ cách bờ 100 hải lý. Tại Đối Thoại Sangri-La (31-5-2015) Bộ trưởng Hoa Kỳ tuyên bố tuy không can dự vào tranh chấp chủ quyển biển đảo, nhưng cũng nhắc nhở mọi tranh chấp cần được xử lý ôn hoà; Ông Carter kêu gọi các bên tranh chấp ngưng ngay các công tác xây đấp đảo nhân tạo và chấm dứt quân sự hoá trên các thực thể tranh chấp. Hoa Kỳ hổ trợ quyền kiện tụng tại toà án trọng tài quốc tế, và khuyến khích các quốc gia ASEAN cùng Trung Cộng sớm kết thúc Bộ Quy-tắc Ứng xử (COC); Hoa Kỳ sẽ bảo vệ đến cùng quyềnt tự do lưu thông trên biển cũng như trên không nơi mà luât pháp quốc tế cho phép; TC nên biết rằng dù có cải tạo những bãi đá ngầm thành sân bay cũng không giúp TC hợp thức chủ quyền trên đảo nhơn tạo cũng như những đòi hỏi phi pháp, phi lý trên đường Lưỡi Bò còn gọi là Đường Chín Đoạn. Bộ Trưởng Carter cho biết động thái của Trung Cộng ở Biển Đông đã bước ra khỏi khuôn khổ luật pháp quốc tế và các chuẩn mực quốc tế vốn là nền tảng cho an ninh và ổn định cho Biển Đông. Trong khi Tướng Vịnh thứ trưởng quốc phòng VC coi việc Biển Đông là của Hoa Kỳ và tuyên bố quan điểm ba không để làm vui long phương Bắc.
Sự thể đang đi vào chỗ bế tắc vì chánh sách lệ thuộc Đại Hán của ban lãnh đạo đảng CSVN qua mấy thời kỳ từ thoả thuận Thành đô và các thoả thuận khác giữa sau này; Trọng và nhóm lãnh đạo bảo thủ vẫn chưa sáng mắt để thật lòng chuyển hướng trong quan hệ mới của thời đại để thoát Trung mà trở về với dân tộc, điều mà trí thức tinh hoa cấp tiến trong nước quan tâm đến vận mạng đất nước đang mất dần vào tay TC. Hy vọng Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển biến tư duy sau buổi họp mặt lich sử này.
Tổng Thống Obama chắc không lạ gì với các thoả thuận bán nước cho TC của các lãnh đạo của đảng CSVN với chánh sách ngoại giao lệ thuộc vào Trung Cộng. Dù thấy như vậy, nhưng vì nhu cầu chiến lược tái cân bằng/ chuyển trục về Châu Á, Tổng thống Obama đã nhiều lần coi CSVN là đối tác tiềm năng để hợp tác trong cơ chế Đối tác toàn diện theo Tuyên bố chung Sang-Obama 25-7-2013, điều này cho thấy trong hồ sơ Biển Đông và trong mối quan hệ ngoại giao Việt Mỹ, Hoa Kỳ bỏ qua sự khác biệt ý thức hệ, chế độ chánh trị, cái mà Hoa Kỳ quan tâm là quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Trong cái nhìn chiến lược cho một Á Châu-Thái bình dương an ninh, ổn định có cơ hội vươn lên và thịnh vượng (và tất nhiên cho Hoa Kỳ nữa), một vùng có trên 60% dân số thế giới và là nơi có vai trò đòn bẩy phát triển kinh tế cho hoàn vũ, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh khởi động hiệp hội tự do mậu dich với chuẩn mực cao của thế kỷ là hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó Hoa Kỳ đã đặc biệt mời CSVN vào tham gia đàm phán, có thể kết thúc ngay trong chuyến công du của Nguyễn Phú Trong tại Hoa Kỳ nếu các vấn đề nhạy cảm (công đoàn độc lập, kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước, quyền sở hữ trí tuệ, môi trường, nhơn quyền, xã hội dân sự độc lập…) được TBT Nguyễn Phú Trọng giải đáp thoả đoán.
TPP là mủi dùi chiến lược quyết đinh trong chánh sách Á Châu-TBD, bên cạnh các mũi dùi an ninh, ngoại giao, nhơn quyền, mà Hoa Kỳ đang đương đầu với chiến lược kinh tế tài chánh của cường quốc kinh tế Trung Cộng đang phát động những dự án lớn “Một Vòng Đai , Một Con Đường”, Ngân hàng Á Châu Đầu tư Hạ tầng Cơ sở (AIIB), hiệp hội mậu dịch tự do Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership); người ta thấy nhà nước CSVN vừa tham gia đàm phán với TPP, với RCEP và cũng là thành viên của AIIB.
Động thái hung hảng,ỷ thể, dùng cơ bắp bắt nat, chèn ép nước nhỏ, cưởng chiếm phi lý, trái luật pháp chuẩn mực quốc tế trong tranh chấp Biển Đông làm thay đổi nguyên trạng khu vực gây tình hình căng thẳng, đe doạ an ninh ổn định, làm nhiều quốc gia quan tâm khiến khối ASEAN có thể ngồi gần nhau lại, mong muốn sự hiện diện của Hoa Kỳ để tạo thế cân bằng Mỹ-Trung. Việt Nam là nước chịu thiệt thòi nhứt trước chánh sách xâm lược của Băc Kinh, mà sự chịu đựng, mối nhục nhã đã đến cái chớn có thể làm cho TBT Trọng nên xem lại cái chánh sách ba không, nên xích lại Hoa Kỳ gần hơn, dựa vào Hoa Kỳ để tăng cường nội lực, vứt bỏ chủ nghĩa Mc-Lê, trao quyền lại cho dân, vì chỉ có sức mạnh tổng hợp của toàn dân, ý chí quyết thắng của toàn dân thì Đại Hán cũng phải khuất phục trước Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ. Thực tế thì vòng đai an ninh của Hoa Kỳ từ Đông Bắc Á trãi dài xuống ĐNA với những đồng minh Nhựt, Đại Hàn, Phi, Úc, Thái Lan với những đối tác tin cậy Indonesia, Singapore, Ấn độ cộng với đối tác tiềm năng CSVN (?) là một sức mạnh răn đe khiến TC cũng phài dè chừng khi tìm kiếm một cuộc xung đột với Mỹ. Chánh sách hợp tác quốc phòng Mỹ Việt trong khung Đối tác Toàn diện đã tiến khá xa mà bảng Tuyên bố Tầm nhìn chung giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Carter-Phùng quang Thanh (01/06/2015) sẽ đi vào thực chất trong đó có việc mua võ khí sát thương nếu TBT Nguyễn Phú Trọng đoan chắc với Obama rằng chánh phủ của ông quyết thực lòng tôn trọng nhơn quyền; người công sản đã từng nuốt lời sau khi được việc như sau khi được Mỹ hổ trợ vào WTO, vào Hội Đồng Nhơn Quyền LHQ; trước mắt còn hàng trăm tù nhơn lương tâm, công an và công an giả dạng côn đồ thường xuyên đàn áp các nhà dân chủ, “truy lùng thế lực thù địch” để ngăn ngừa triệt tiêu mầm móng diễn biến hoà bình, chưa kể chuyện bộ Chính trị CSVN kêu gọi người Viêt ti nạn xoá bỏ mặc cảm, định kiến, tăng cường chia rẻ cộng đồng tị nan hải ngoại qua nghi quyết 36.
Còn mấy hôm nữa, Nguyễn Phú Trọng có dịp găp Tổng thống Obama, để nhìn lại thành quả sau hai năm Quan hệ Đối tác toàn diện kể từ ngày Tuyên bố chung Sang-Obama (25-7-2013); trước động thái bành trướng ngang ngược của TC ở Biển Đông, CS Hà Nội phải xích lại gần Hoa Kỳ nhiều hơn nữa, Obama do đó có thể lôi cuốn CSVN vào chiến lược chuyển trục về châu Á, kết thúc vòng đàm phán TPP với Hà Nội dù rằng hồ sơ nhân quyền vẫn còn trong vòng thảo luân giữa hai phía.Liệu Obama và Trọng sẽ thảo luận về việc nâng quan hệ toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Viêt Nam; đây là thời điểm cho CSVN lựa chọn. trong định hướng hợp tác giữa Hoa Kỳ và CSVN để hai bên cùng có lợi.
Mục tiêu đấu tranh của người Việt quốc gia tị nan là một Viêt Nam tự do, dân chủ, pháp trị và sự toàn vẹn lãnh thổ, đó cũng là cũng là mục tiêu của những người tranh đấu dân chủ trong nước. CSVN đã quay lưng trước nguyện vọng của nhơn dân, con đường dân chủ hoá là giải thể chế độ cộng sản dù bằng bạo lực hay ôn hoà. Đảng Tân Đại Việt không chủ trương hoà giải hay hoà hợp với công sản.
Đảng Tân Đại Việt kêu gọi các chánh đảng, hội đoàn, tổ chức cộng đồng và quần chúng tích cự tham gia biểu tình khi Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ họp mặt với Tổng thống Obama dự trù vào ngày 7/7/2015, để phản đối chế độ Cộng sản độc tài cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng.
Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt
Bác sĩ Mã Xái