Cái sảy có nảy cái ung? – Nhữ Đình Hùng
Theo nguồn tin của Sputniknews, khu-trục-hạm USS Ross vừa rời khỏi Hắc-Hải được thay thế bằng khu-trục-hạm USS Laboon, chiến-hạm này tiến vào Hắc Hải ngày 21.06.2015 xuyên qua eo biển Bosphore và Dardanelles.
Chiến-hạm USS Laboon ‘DDG-58) là một chiến-hạm mới đưa vào xử dụng năm 1995, thuộc lớp Aeleigh Burke. Chiến hạm dài 154 mét, trọng tải 9000 tấn, có tốc độ 30 hải lý/giờ, được trang bị các hoả tiễn Aegis với hai dàn phóng có thể đến 56 hoả-tiễn di-hành; Chiến hạm có một trực thăng Sikorsky SH-60 với một thủy thủ đoàn gồm 337 người. Căn cứ của USSLaboon ở Norfolk, Virginia. Chiến-hạm đã có mặt ở Địa Trung Hải để yểm trợ cuộc chiến ở Irak và ở Libye.
Theo công ước Montreux 1936, các chiến-hạm nước ngoài có thể vào biển Hắc Hải trong vòng 21 ngày nhưng ngoại trưởng Nga, Sergueï Lavrov nói rằng các tàu chiến Mỹ thường ở lâu hơn thời hạn qui định! Việc hiện diện của USS Laboon trong biển Hắc Hải – được coi như là ao nhà của Nga – được Nga coi như là một đe dọa cho an-ninh của Nga. Trong bối cảnh căng-thẳng vì việc Nga sat nhập Crimée (bán đảo này nằm trong vùng biển Hắc Hải) và việc Nga bị các quốc-gia tây-phương phong-toả về kinh tế, sự hiện-diện thường xuyên của hải-quân Mỹ tại Hắc Hải không phải là điều được Nga hoan nghinh!
Vàp ngày 30.05, các nguồn tin Nga từ Crimée cho biết các phi-cơ Su-24 của lực lượng hải-quân Hắc Hải đã ‘buộc’ chiến-hạm USS Ross, có những hành-vi khiêu-khích, phải tránh xa vùng biển của Nga. Ngày hôm sau, hải-quân Mỹ cải-chính các tin tức này, nói là chiến-hạm Mỹ ‘Ross’ không có hành-vi gây hấn và tiếp-tục làm nhiệm-vụ của mình và đã cho phổ biến một vidéo về hoạt động của chiến-hạm ‘Ross’ và của phi-cơ Su-24. Phía Mỹ nói đây là cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trong vùng hải phận quốc tế và phi-cơ Su-24 được coi là ‘sạch’ vì không có vũ-khí dưới cánh!
Chiến hạm USSRoss hiện trú đóng ở căn cứ tại Tây Ban Nha.
Trong năm 2014,đã nhiều lần có những ‘tao ngộ’ giữa chiến-hạm Mỹ và các phi-cơ Su thuộc hải quân Nga như kiểu này!
* Ngũ-giác-đài tố-cáo hành-vi của phi-công Nga khi ngăn chận một phi-cơ thám-thính RC-135 của Mỹ.
image: http://www.opex360.com/wp-content/uploads/rc135-20140604.jpg
Không phải chỉ có Nga gởi oanh-tạc-cơ bay vào vùng không-gian sát cạnh các nước bắc Âu hoặc Anh, Pháp, phi-cơ của OTAN cũng như của Mỹ cũng bay sát vùng trời của Nga. Khi bị ngăn chặn và hộ tống, phi cơ Nga quay về và thường nín thinh, nhưng khi bị phi cơ Nga ngăn chặn hay hộ tống, các nước tây phương thường la làng. Cho đến nay, chuyện này vẫn luôn xảy ra và chưa bị ‘ác hoá’, trừ phi có một lỗi lầm hoặc trong việc tự chế hoặc do lỗi kỹ thuật! Ngũ Giác Đài thường nêu ra các cử chỉ nguy hiểm của phi công Nga khi theo dõi, ngăn cản , hộ tống các phi-cơ thám thính của Mỹ. Như ngày 30 tháng 05 vừa qua. Một phi cơ Su-27 có võ trang đã theo dõi một phi-cơ RC-135 của US Airforce đang thi hành nhiệm vụ trên vùng biển Hắc Hải!
Phi cơ Nga Su-27
Theo đại tá Steven Warren, một phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, phi cơ Su-27 đã đến từ phiá sau và bên dưới phi cơ RC-135 sau đó vượt lên trước, trồi lên trên về phiá bên mặt của phi cơ Mỹ. Warren coi đây là điều nguy hiểm và không chuyên-nghiệp của phi-công Nga, có thể là do thiếu huấn-luyện! Gần đây, phi-cơ này lại bị theo dõi và ngăn chặn nhưng bằng ‘một cách thích đáng’. Vào tháng tư, một phi cơ RC-135 cũng bị ngăn chặn trên biển Baltique cũng với một phi cơ Su-27 Flanker bằng một cách ‘gây hấn’ và ‘không thích đáng’.
Chỉ cần một phi công thiếu tự-chế là khủng hoảng – kể cả chiến-tranh – có thể xảy ra!
Nhữ Dình Hùng/tổng hợp/23.06.2015