Tiết lộ: Làm thế nào để Mỹ có thể ngăn chặn TC ở biển Đông

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tiết lộ: Làm thế nào để Mỹ có thể ngăn chặn TC ở biển Đông

Robert A. Newson & Lauren Dickey – Người dịch: ĐT – Dịch giả gửi BVN

Công bố của Bắc kinh về Chiến lược quân sự mới của mình rõ ràng đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Hiện nay, nhiều hơn bất cứ khi nào trước đây, quân đội Trung Quốc làm rõ ý đồ phát triển năng lực hải quân để giúp Bắc kinh khẳng định đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông và áp đặt tầm kiểm soát quân sự ra xa bên ngoài vùng lân cận lãnh thổ của mình. Ở biển Đông, chỉ hơn 2 năm qua thôi, nỗ lực của Trung Quốc đã bành trướng các đảo xung quanh bãi Chữ thập và Đá Vành Khăn 2.000 mẫu – tương đương gần 1.500 sân bóng đá – và vẫn tiếp tục tăng lên.  Việc tạo dựng khối lượng lớn “lãnh thổ” này và việc xây dựng lực lượng quân đội mạnh mẽ cùng với việc công bố đường lối chiến lược cho quân giải phóng Trung Quốc đã gửi đi những tín hiệu rõ ràng tới Lầu Năm Góc và và các đồng minh của Mỹ trong vùng. Trung Quốc là một thực thể cạnh tranh theo đuổi một cách hiếu chiến các mục tiêu của mình và đe dọa làm đảo lộn sự ổn định trong khu vực.

Trong bối cảnh của các dự án cải tạo đất đảo của Việt Nam, không còn nghi ngờ gì nữa, các quan chức Bắc Kinh nhận thức rằng họ phải làm gì đó để đuổi kịp. Chiến lược quân sự mới nhất của Trung Quốc sẽ mang lại thêm sức nặng cho đòi hỏi của họ, bộc lộ việc sẵn sàng sử dụng các khả năng hải quân mới được phát triển như là phương tiện cho việc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ trên cả hai, biển Đông và vùng ra xa bên ngoài. Mỗi bước đi trong việc tạo dựng chủ quyền lãnh thổ rộng lớn hơn của Trung Quốc là quá vụn vặt cá thể để có thể làm dậy lên sự phản ứng mạnh mẽ về quân sự của Mỹ hoặc các nước trong vùng.

Chiến lược từ từ này là không tương xứng đứng từ góc nhìn về giá trị mà kết quả mang lại. Trung Quốc quan tâm rất lớn đối với cả hai, mục đích cụ thể của việc xây đảo được coi như là lãnh thổ của Trung Quốc và mục tiêu rõ ràng tạo dựng chủ quyền trong phạm vi vùng đường 9 đoạn. Những người theo dõi ở Oa-sinh-tơn dường như ít quan tâm về sự liên hệ nhỏ nhặt và cá thể trong chuỗi lãnh thổ nhân tạo, mà chỉ quân tâm nhiều đến các ám chỉ chiến lược rộng lớn của các đồn bốt quân sự Trung Quốc trong biển Đông.  Bên cạnh các thách thức dài hạn đối với ổn định khu vực và đối với các đồng minh trên toàn châu Á của Mỹ, các nhà hoạch định chính sách và quan sát còn lo lắng về những dấu hiệu mà việc bồi đắp đảo ngầm chỉ ra đối với nguyên tắc tự do vùng trời và vùng biển. Với giả thiết vì sự không đối xứng về lợi ích này, Mỹ, cho đến nay, đã làm khá ít, ngoài nỗ lực do thám, để phản ứng lại việc xây đảo do quân đội Trung Quốc chỉ huy.

Trong khi Trung Quốc tiếp tục tạo dựng một khu đệm dọc theo vùng lân cận của mình, tiến triển mới nhất trong việc xây đảo đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải xem xét một cách chi tiết và phải có một phản ứng được soạn thảo tinh vi, cẩn thận từ chính quyền O-ba-ma. Bên cạnh sự hiện diện tăng lên và tập trung vào khu vực được đề ra trong chính sách tái cân bằng châu Á, Mỹ còn thiếu một chiến lược hoạt động ứng phó với các mục tiêu xâm lấn tăng lên và không ngừng về lãnh thổ. Oa-sinh-tơn đã thường quá nghĩ tới phản ứng về quân sự, thường bỏ qua sự cần thiết của hoạch định các phản ứng chính sách khác trong gói chính sách về chiến lược vùng của Mỹ. Một phản ứng mạnh về quân sự có thể dẫn tới tính toán sai lầm và xung đột làm nguy hiểm đến sự ổn định sống còn của lợi ích của Mỹ và các đồng minh của chúng ta mà chúng ta đang tìm cách duy trì. Và trong khi việc duy trì sự hiện diện cơ sở vững mạnh để tránh và ngăn cản đụng độ vẫn còn là trung tâm của bất kì chiến lược nào, thì các nhân tố của một cách tiếp cận hỗn hợp cần được nghĩ tới.

Một chọn lựa khả thi là về lĩnh vực kinh tế. Trong khi các nhà hoạch định chính sách vẫn còn chú ý đến việc bồi đắp đảo, Oa-sinh-tơn cần phải chú ý đừng đánh giá thấp công cụ tác động kinh tế trong quan hệ Mỹ – Trung. Trung Quốc đã khá giỏi về sử dụng sức mạnh của các công cụ kinh tế song song với sự hiện diện quân sự trong việc đạt các mục tiêu chính sách. Năm 2012, ví dụ, Bắc kinh đã đột ngột hạn chế nhập khẩu chuối từ Phi-lip-pin để trả thù về bùng phát tranh cãi lãnh hải gần bãi cạn Scarborough. Lệnh này của Trung Quốc – được áp dụng kéo sang cả các loại hoa quả nhiệt đới khác – đã đấm một quả rất nặng vào các nông dân Phi-lip-pin vốn phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc cho thu nhập của mình. Ngay khi một thỏa thuận song phương đạt được cùng kéo tàu ra bãi cạn, lệnh cấm vận hoa quả được Bắc Kinh bãi bỏ.    

Với Mỹ, khả năng sử dụng tác động kinh tế như một công cụ chính sách đối với Trung Quốc cần tập trung ít vào các hàng hóa cụ thể mà chủ yếu nhiều vào dòng thương mại song phương. Các công ty Mỹ đã đầu tư hơn 70 tỉ đô la vào Trung Quốc, trong đó nhiều công ty chọn Trung Quốc làm trung tâm của mình ở châu Á. Trung Quốc nhập khẩu 124 tỉ đô la hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trong khi Mỹ nhập khẩu hàng Trung Quốc với giá trị 466 tỉ đô la. Không nghi ngờ gì nữa rằng các dòng thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã giúp định hình nên sự phát triển kinh tế của chính Trung Quốc; và, với hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một hiệp ước đầu tư song phương Mỹ – Trung (BIT) được xếp hàng chờ đợi hoàn tất thì mặt bằng thương mại hiện nay sẽ tăng thêm nữa, tạo ra lực đẩy cần thiết cho nền kinh tế Trung Quốc đang bị chậm lại.

Cỗ máy kinh tế Trung Quốc, vì vậy, nên trở thành một tiêu điểm cho chiến lược của Mỹ. Trong khi TPP và BIT rộng lớn hơn Mỹ và Trung Quốc, việc hội nhập kinh tế đang tăng lên với Trung Quốc có thể không là tiện ích cao nhất để chặn lại các thách thức về địa chính trị ở biển Đông cũng như các nơi khác. Thay vì, các nhà hoạch định chính sách nên hướng về các cộng đồng kinh doanh để tìm ra các chọn lựa có thể kiềm chế dòng thương mại của Mỹ đổ vào cỗ máy bành trướng Trung Quốc.

Với chi phí lao động và sự hạn chế về nguồn lực đang tăng lên ở Trung Quốc, doanh nghiệp đang phải đối mặt với quyết định sống còn: ở lại hay ra đi? Đã có rồi, vùng tiểu sông Mê-công rộng lớn và In-đô-nê-xi-a đã đưa ra những chọn lựa rẻ hơn cho các doanh nghiệp Mỹ. TPP và BIT có thể giúp các nước châu Á và Mỹ-la tinh cạnh tranh với Trung Quốc về xuất khẩu sang Mỹ. Tiến bộ về công nghiệp 3-D có thể còn giúp đóng góp vào sự thuyên giảm thương mại với Trung Quốc và sự quay trở lại của nền công nghiệp về Mỹ.

Thương mại là trung tâm thu hút của chiến lược Trung Quốc. Dòng thương mại, nếu được tái khái niệm một cách đồng bộ và chiến lược, có thể làm suy yếu chiến lược trỗi dậy của Trung Quốc về lâu về dài. Nếu thương mại không phải là một phần của chiến lược của Mỹ và đồng minh, nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ tiếp tục là nguồn tài chính cho bành trướng Trung Quốc.

Bắc Kinh có một chiến lược hoạt động tốt để kết hợp vị thế quân sự với cái gậy và củ cà rốt về kinh tế; Oa-sinh-tơn, đối lại, có sự tái cân bằng. Suy cho cùng, việc minh định một chiến lược ứng phó với Trung Quốc cả về các cấu thành về quân sự và kinh tế, đòi hỏi một tổng thể về tiếp cận chính phủ. Để có kết quả về mặt chiến lược ứng phó với Trung Quốc, một chính sách đồng bộ có liên quan tất yếu đến sự tích hợp các nỗ lực của nhà nước, ngành tài chính và bộ quốc phòng cũng như sự gắn kết quản lí cao cấp từ khu vực tư nhân vào việc phát triển một phản ứng dài hạn, chiến lược đối với những thách thức đang tiến triển chưa từng có ở châu Á – Thái Bình Dương. Điều này nên bắt đầu với một Chiến lược Thương mại Thái Bình Dương.

Trong khi chúng ta tìm cách chuyển hướng dòng thương mại của Mỹ và của toàn cầu để làm xả bớt hơi của cỗ máy bành trướng Trung Quốc, chúng ta bắt buộc phải gắn Trung Quốc vào những phương cách có ý nghĩa và mở rộng. Cạnh tranh với Trung Quốc không nhất thiết dẫn đến đụng độ về quân sự. Phòng vệ mạnh mẽ và một chiến lược quân sự kiềm chế Trung Quốc đối với những hành động quân sự hiếu chiến là cần thiết. Tuy nhiên vượt ra ngoài cạnh tranh quân sự và kinh tế, chúng ta cần cố gắng hiểu biết tốt hơn về nhau và điều này đòi hỏi sự gắn kết về chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội. Sự gắn kết này không nên nhìn nhận như là tác động để buộc Trung Quốc thay đổi tiến trình của họ. Sự gắn kết rộng lớn này không nên bị đặt điều kiện phụ thuộc vào các hành động của Trung Quốc. Nó nên được nhìn nhận như là một tuyến hoạt động trọng yếu trong phạm vi một chiến lược rộng lớn hơn để kiềm chế qua sức mạnh, để làm giảm bớt năng lực của Trung Quốc thông qua những điều chỉnh về thương mại toàn cầu và  về một chiến lược mậu dịch tích hợp và để làm giảm bớt khả năng về hiểu nhầm và tính toán sai lầm thông qua gắn kết.

R.A.N. – L.D.

Về các tác giả:

Đại tá Robert A. Newson là sỹ quan của Lực lượng Hải quân Đặc biệt, đã có 20 tháng làm tư lệnh trong Bộ Tư lệnh Hoạt động Đặc biệt (SOC) – Tiền phương Y-ê-men. Gần đây, ông lãnh đạo việc phát triển chiến lược và nhận thức của Tư lệnh Lực lượng Hải quân Đặc biệt. Trước đây, ông là giám đốc Lực lượng Đặc nhiệm Liên quân Phối hợp – Chống khủng bố. Newson tốt nghiệp đại học Kan-sas và Trường Cao học Hải quân (với danh hiệu cao). Ông đang làm tiến sỹ tại đại học San Đi-ê-gô. Các kết luận và ý tưởng trình bày trong bài viết là của cá nhân ông, không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ.

Lauren Dickey là Trợ lí nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

Dịch giả gửi BVN