TC đang rất háo hức trừng phạt các nước láng giềng nhất là CSVN!

Cac Bai Khac

No sub-categories

TC đang rất háo hức trừng phạt các nước láng giềng nhất là CSVN!

23.05.2015 – (GDVN) – Người Trung Hoa đang rất háo hức trừng phạt các nước láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, thậm chí là Ấn Độ. Họ cho rằng những nước này…

Los Angeles Times ngày 21/5 bình luận, việc Lầu Năm Góc công khai hai video và băng ghi âm TC sách nhiễu máy bay trinh sát Hoa Kỳ tuần tra trên không phận quốc tế quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) gần vị trí TC xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) cho thấy một sự sẵn sàng mới của Washington công khai đối đầu với Bắc Kinh, chống lại việc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp.

Động thái này cũng diễn ra trong thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ đến châu Á tuần tới nhằm củng cố hợp tác, liên minh an ninh trong khu vực đang ngày càng lo lắng trước chính sách bành trướng của TC. Ông sẽ đi thăm Singapore, Việt Nam và Ấn Độ. Bắc Kinh đã trở nên hung hăng hơn trong việc theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ với hầu như toàn bộ Biển Đông.

Một số quan chức cấp cao TC lo sợ rằng quân đội Hoa Kỳ đã “kiềm chế hiệu quả” TC, Jeff Smith, Giám đốc Chương trình An ninh châu Á thuộc Hội đồng Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ bình luận. “Người Trung Hoa đang rất háo hức trừng phạt các nước láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, thậm chí là Ấn Độ. Họ cho rằng những nước này lợi dụng thời kỳ suy yếu của Bắc Kinh để nắm quyền kiểm soát các hòn đảo (TC nhảy vào) tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông”, Jeff Smith nói.

Còn các quan chức Mỹ tin rằng họ có thể gây áp lực buộc TC xuống thang trong việc bồi lấp, xây dựng ở Trường Sa bằng cách hỗ trợ các chính phủ châu Á khác chống lại nó. Trong những tháng gần đây, Mỹ khuyến khích Nhật Bản cùng tuần tra hải quân ở Biển Đông và cung cấp các hỗ trợ cho Philippines và Việt Nam nhằm nâng cao năng lực tuần tra, đảm bảo an ninh hàng hải.

Theo trang Tin tức Hải quân Hoa Kỳ, hôm qua 22/5 Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện và Thượng nghị sĩ Jack Reed đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter yêu cầu Lầu Năm Góc không mời hải quân TC tham gia cuộc tập trận quốc tế Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2016 vì những nỗ lực bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) trong khu vực (TC nhay vao) tranh chấp ở Biển Đông.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tập Cận Bình, Chủ tịch TC.

Cũng trong ngày hôm qua, hãng thông tấn AP cho biết Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát biểu với các tân sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ vừa tốt nghiệp tại Học viện Hải quân rằng, họ hãy đến phục vụ nhiệm vụ quân sự để đảm bảo hòa bình cho Biển Đông. Phát biểu này của ông Biden gắn liền với một tuần căng thẳng Mỹ – Trung trên vùng biển chiến lược này.

Phó Tổng thống Mỹ cho biết, sự nghiệp của các tân sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ sẽ được xác định bởi chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương, nơi có tới 60% sức mạnh của hải quân quốc gia dự kiến sẽ được triển khai cuối thập kỷ này. Ông cho biết, sự phân chia mới đang nổi lên, nói thẳng ra là những nỗ lực theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của TC ở Biển Đông.

“Có những đường đứt gãy mới. Những đường đứt gãy này sẽ tiếp tục phân chia các cường quốc, các eo biển và các tuyến đường biển mà các bạn sẽ đến đó để hiểu rõ. Các bạn sẽ tới đó để gìn giữ hòa bình”. Ông khẳng định: “Hòa bình và thịnh vượng ở Thái Bình Dương ở mức độ lớn đã đang và sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của hải quân Mỹ”.

Joe Biden nói rằng ông vừa nói chuyện với Tập Cận Bình, Chủ tịch TC. Bình hỏi Phó Tổng thống Mỹ tại sao lúc nào Biden cũng mô tả Hoa Kỳ như một sức mạnh ở Thái Bình Dương. “Bởi vì đó mới là chúng tôi”, Phó Tổng thống Mỹ nói với Tập Cận Bình.

 

Hoàn tất đoạn cuối đường cao tốc Việt-Trung để đón tiếp quân xâm lược

Hoàn tất đoạn cuối đường cao tốc Việt-Trung

Cửa khẩu Thanh Thủy, cách thành phố Hà Giang 22km về phía Tây Bắc, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo, tỉnh Vân Nam, TC.

Việt Nam khai trương đoạn cuối cùng của đường cao tốc nối liền Nội  Bài với Lào Cai sáng hôm 18/5, giúp kết nối đường cao tốc Nội Bài – Lào  Cai của Việt Nam với đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu ở TC.

Tin của Xinhua tường thuật rằng đoạn đường cao tốc trên có chiều dài  19 km với tổng vốn đầu tư vượt quá 4.000 tỷ đồng. Dự án này do Sở Giao  thông Vận tải tỉnh Lào Cai làm chủ đầu tư, đã được khởi công từ năm  2009.

Trong quá trình xây dựng đoạn đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, gần 2.000 hộ dân đã bị di dời.

Đoạn dài nhất của cao tốc Nội Bài-Lào Cai, dài 245 km, đã khai trương  từ tháng 9 năm 2014. Đoạn cao tốc được xây dựng với 4 làn xe, xe được  phép chạy với tốc độ 80 km/giờ.

Phát biểu tại một buổi lễ khánh thành đoạn cao tốc mới nhất, Chủ tịch  Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, Doãn Văn Hưởng đánh giá cao dự án này. Ông ca ngợi chủ đầu tư và nhà thầu, và nói rằng rằng dự án ‘có sự  phối hợp chặt chẽ, đảm bảo tuyệt đối an toàn’.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai cho biết sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thành 2 làn xe còn lại vào cuối năm 2015, theo đúng kế hoạch  đã định.

Chuyện gì đang diễn ra ở biển Đông?

May 19, 2015

Chuyện gì đang diễn ra ở biển Đông?

Cảnh sát biển TC (P) sử dụng cờ để báo hiệu cho tàu  Việt Nam KN-762 đã va chạm với tàu bảo vể biển của TC hôm 13  tháng 6 năm 2014.

Ngày 16 tháng 5 năm 2015, Việt nam lại lên tiếng phản đối lệnh cấm bắt cá của TC trên biển Đông. Đây là sự việc mới nhất trong  những diễn biến sôi động ở biển Đông trong thời gian hơn một tháng qua.

Biển Đông một tháng sôi động

Xem xét các diễn biến tại biển Đông trong thời gian vừa qua, Thạc sĩ Hoàng Việt, một trong những người nghiên cứu về biển Đông ở Việt Nam cho biết:

“Các phản ứng của các quốc gia, đặc biệt là phản ứng từ phía Hoa kỳ,  liên quan đến việc Trung Quốc cho bồi đắp các thực thể địa lý trên biển  Đông bao gồm cả Hoàng sa và Trường sa, trong đó đặc biệt là quyết định  từ phía Hoa kỳ tuyên bố cho tàu hoặc các máy bay tham gia tuần tra trên  biển Đông cũng như là chạy qua các vùng mà Trung Quốc đang bồi lấp, để  thách thức việc Trung Quốc muốn thay đổi nguyên trạng, thay đổi tính  pháp lý của nó. Tôi cho rằng đó là diễn biến nổi bật nhất liên quan đến  biển Đông trong 1 tháng qua.”

Đầu tháng Tư, năm 2015, TC công khai kế hoạch của họ về việc  xây dựng các đảo nhân tạo cũng như cải tạo các bãi đá nhỏ mà họ đang  chiếm đóng tại quần đảo Trường sa.

Ngày 11 tháng Năm tàu tác chiến gần bờ của hải quân Mỹ đóng tại Singapore là USS Fort Worth chạy ngang các đảo ở Trường Sa và bị một tàu  chiến của TC theo dõi từ xa.

Ngày 13 tháng Năm, Bộ Quốc phòng Mỹ nói là sẽ cân nhắc việc gửi tàu  chiến và máy bay đến tuần tra ở biển Đông, kể cả sẽ đi vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo mà TC đang kiểm soát.

“Tôi nghĩ rằng Việt Nam ở một tình thế rất là khó. Ngoài việc lên tiếng mạnh mẽ, Việt Nam khó có thể làm cái gì hơn, nhìn vào cái tương quan lực lượng trên biển bây giờ.” – Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Ngày 14/5 Bộ ngoại giao CSVN lên tiếng ủng hộ các hoạt động tuần tra trên biển của các Quốc gia trong vùng biển Đông trong đó có hải  quân Hoa kỳ.

Trả lời câu hỏi tại sao Hoa Kỳ lại có những hành động và tuyên bố  mạnh mẽ hơn về biển Đông so với thời gian trước kia, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho  rằng:

“Các diễn biến trên biển Đông trong thời gian gần đây đặc biệt là từ  phía Trung Quốc trong việc xây các đảo nhân tạo, đó là một hành động,  một diễn biến thay đổi rất là lớn hiện trạng trên biển Đông. Đặt ra một  thách thức mới mà trước đó chưa tồn tại.”

Tiến sĩ Hiệp nói thêm và diễn biến mới này sẽ tạo cho Việt Nam một cơ  hội thuận lợi hơn là có Hoa kỳ như một đồng minh tự nhiên trong việc đối đầu với TC trên biển Đông, nhưng cũng đặt Việt Nam vào một  thách thức là làm thế nào để duy trì quan hệ tốt với nước láng giềng  khổng lồ phương Bắc.

Một nhà quan sát trong nước là Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói rằng:

“Tôi nghĩ rằng Việt Nam ở một tình thế rất là khó. Ngoài việc lên  tiếng mạnh mẽ, Việt Nam khó có thể làm cái gì hơn, nhìn vào cái tương  quan lực lượng trên biển bây giờ. Đó là một cái thế rất là kẹt.”

Nói thêm về tình thế khó khăn của Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A  cho rằng nếu đặt mình vào vị trí các nhà lãnh đạo hiện nay thì xét về  thực chất họ cũng đã làm cái việc tìm kiếm đồng minh để bảo vệ đất nước,  mặc dù chuyện đó không được lên tiếng một cách ồn ào.

Một khó khăn nữa trong cách ứng xử hiện nay cũng như dài hạn của Việt Nam đối với TC, theo Thạc sĩ Hoàng Việt là chuyện nước này  thường lợi dụng sự đồng nhất về ý thức hệ giữa hai Quốc gia láng giềng.

Những diễn biến sắp tới?

Nói về những diễn biến sắp tới trên bàn cờ biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng:

“Để đánh giá động thái của Trung Quốc trong thời gian sắp tới thì rất  khó, vì Trung Quốc họ luôn có các kế hoạch gây bất ngờ cho các quốc gia  khác, rất khó đoán. Tuy nhiên đó là chuyện các bước đi cụ thể, còn về  dài hạn thì Trung Quốc họ không thay đổi, tức là họ luôn luôn làm sao để  thực hiện được việc họ kiểm soát được biển Đông.”

Và ông cho rằng sắp tới Việt nam cũng sẽ tiếp tục đối phó với những  việc từng xảy ra trong quá khứ chẳng hạn như ngư dân đánh cá sẽ tiếp tục  bị đe dọa.

Về xu hướng hành động của Mỹ đối với TC trên biển Đông, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng:

“Tôi nghĩ là họ đang tranh luận là có nên đi vào cái vùng 12 hải lý  đấy để thách thức Trung Quốc hay không nhưng lâu dài họ sẽ làm cái việc đấy. Ví dụ như là cử tàu gì, thời điểm nào là có cân nhắc, nhưng xu hướng họ sẽ thách thức Trung Quốc việc xây đảo nhân tạo.”

Còn về phía TC thì ông Hiệp nói là trước mắt họ sẽ dừng lại rồi sẽ tiếp tục những kế hoạch mới theo kiểu mà nhiều người gọi là chiến thuật lát cắt (Salami,) và sẽ củng cố những gì đã làm được để tạo thành một sự đã rồi trước mọi quốc gia khác trong vùng. Nói về một sức mạnh khác có thể kềm chế TC, Tiến sĩ Hiệp cho đó là Nhật Bản, lý do được ông đưa ra là:

“Để đánh giá động thái của Trung Quốc trong thời gian sắp tới thì rất khó, vì Trung Quốc họ luôn có các kế hoạch gây bất ngờ cho các quốc gia khác, rất khó đoán. – Thạc sĩ Hoàng Việt”

“Nhật cảm thấy e ngại sự gia tăng ảnh hưởng và sức mạnh của TC. Toàn bộ những động thái từ diễn dịch lại Hiến pháp, tăng cường Quốc phòng, tăng cường quan hệ với Mỹ, với các Quốc gia ASEAN, đặc biệt là các nước có quan hệ xung đột với TC. Tất cả những điều này, bên cạnh lý do an ninh hàng hải thì đằng sau đấy là kiềm chế và ngăn chận TC. Một mình Nhật thì không có tác động lắm, nhưng một khi  kết hợp với Mỹ thì sẽ thành một sức mạnh đáng gờm. TC có nhiều lý do để lo ngại.”

Đánh giá về sự hiện diện quân sự của các cường quốc này trong vùng biển Đông, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng:

“Chắc chắn nó sẽ giúp đỡ cho Việt Nam, Philippines cũng như các nước  khác, vì nếu mà sự hiện diện ấy càng liên tục bao nhiêu càng tốt bấy  nhiêu, vì nó làm cho cái quân bình lực lượng quốc tế ở cái vùng này nó  sẽ cân bằng hơn so với nếu chỉ có một sự chênh lệch hoàn toàn về phía  Trung Quốc mà không có Mỹ hay Nhật hiện diện ở đó.”

Tuy nhiên ông cũng lo lắng rằng không khéo thì lại lợi bất cập hại,  vì với sự hiện diện của tàu chiến Mỹ mà không đi vào gần những khu vực TC đang chiếm đóng thì coi chừng đó lại được hiểu như một sự  công nhận.

Còn Tiến sĩ Hiệp thì cho rằng đối với các Quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam thì với sự hiện diện tăng lên về quân sự của Hoa Kỳ thì các Quốc gia này sẽ nhích về phía Washington một chút nhưng vẫn bị sự chi phối mạnh mẽ về kinh tế và đầu tư của TC lên các quyết định của  các quốc gia này.

Nguon: Theo RFA Tieng Viet