Thách thức hăm dọa, báo Hoàn Cầu TC: “Nếu khai chiến với TQ, Mỹ ‘tự đào huyệt chôn mình’ “
Tàu sân bay Liêu Ninh của TC (Ảnh minh họa)
24.05.2015 15:26 – Với việc Lầu Năm Góc xúc tiến kế hoạch đưa quân đội vào Biển Đông, đặc biệt là sau căng thẳng hôm 20/5, Thời báo Hoàn Cầu đã đáp trả gay gắt rằng Mỹ “đang tự đào huyệt cho mình”.
CNN cho hay, máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ đã bị TC cảnh cáo 8 lần khi thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông hôm 20/5.
Thời báo Hoàn Cầu của TC cho biết đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cho phép truyền thông đi theo máy bay và chỉ trích “cũng là lần đầu Mỹ công bố video hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của TC và ghi âm phía TC thách thức Mỹ”.
Theo Hoàn Cầu, mục đích của Bộ quốc phòng Mỹ chính là để “tuyên truyền, nói xấu Trung Quốc”.
Bắc Kinh hôm 21/5 vẫn ngang ngược tuyên bố rằng “có chủ quyền với quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam) và vùng cận hải, do đó có quyền giám sát vùng trời và vùng biển”.
Giới quan sát đều nhận định, vụ TC “gầm ghè” với máy bay Mỹ hôm 20/5 cho thấy căng thẳng ở Biển Đông đang leo thang.
Hồi tuần trước, tàu tác chiến ven biển hiện đại của Mỹ USS Fort Worth cũng vừa hoàn thành nhiệm vụ tuần tra bảo đảm “tự do hàng hải” trên Biển Đông.
Giáo sư Học viện quốc phòng Australia Carl Thayer
Nếu Bắc Kinh ngày càng hung hăng trong việc khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” (trên Biển Đông-PV) thì việc đối đầu là có khả năng, đặc biệt với các tàu và máy bay quân sự Philippines. Bắc Kinh cũng sẽ sử dụng các chiến thuật đối đầu bằng cách sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển dân sự và các tàu khác để cản trở bằng biện pháp bạo lực hoặc đâm các tàu nước ngoài. Tần suất và quy mô của các cuộc đối đầu bạo lực này chắc chắn sẽ làm gia tăng nguy cơ về tính toán sai hoặc rủi ro. Nhưng hiện tại, tình hình chưa đến mức này.
Hoàn Cầu: Mỹ đang tự đào huyệt trong “trò chơi chí mạng”
Học giả Zack Cooper thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) ẩn dụ về tình hình chính trị ở Washington xoay quanh vấn đề Biển Đông – “Mùa hè đã tới ở Washington, nhiệt độ đã tăng dần song bóng dáng những cơn bão vẫn còn đó”.
Trong khi đó, học giả TC về quan hệ quốc tế thuộc Học viện ngoại giao Lý Hải Đông trả lời phỏng vấn của Hoàn Cầu cho hay, chính quân đội Mỹ đã “mượn tay” hãng tin CNN để gửi thông điệp tới Bắc Kinh.
Giáo sư HV Ngoại giao TC Lý Hải Đông
Thứ nhất, Mỹ muốn chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) sắp diễn ra sẽ tập trung vào vấn đề an ninh trên Biển Đông. Thứ hai, sự kiện hôm 20/5 đã phản ánh dấu hiệu cho thấy chính sách của Mỹ đối với TC đang thực sự chuyển biến theo hướng cứng rắn.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ mới đây đã tuyên bố kế hoạch đưa quân đội Mỹ vào tuần tra tại hải vực 12 hải lý của các đảo đá mà TC chiếm đóng trái phép ở Biển Đông “là bước tích cực” giúp bảo vệ tuyến mậu dịch trọng yếu ở khu vực.
Theo Hoàn Cầu, vấn đề Biển Đông hiện đã trở thành một vấn đề nghị sự quan trọng của cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ.
Ứng cử viên gốc Cuba của đảng Cộng Hòa chạy đua vào Nhà Trắng Marco Rubio hồi tuần trước tuyên bố – “Mỹ cần phải tỏ thái độ cứng rắn hơn nữa đối với Bắc Kinh, bao gồm vấn đề Biển Đông”.
Viện nghiên cứu Hudson (Mỹ) Arthur Herman
Cuộc chiến “nóng” tiếp theo của Mỹ rất có thể sẽ không xảy ra ở Trung Đông như nhiều người dự đoán, cũng sẽ không phát sinh ở Ukraine. Khả năng lớn nhất “chiến trường mới” của Mỹ chính là ở các đảo, đá trên Thái Bình Dương.
Ông Herman cho biết hôm 20/5 – “Cảnh tượng ’tàu chiến Trung-Mỹ bao vây lẫn nhau, máy bay chiến đấu ’quần’ trên bầu trời’ không phải là cách để Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương mà Tổng thống Barack Obama đã hứa hẹn.”
Trước đó, hôm 17/5, Tập Cận Bình cũng tuyên bố trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh rằng – “Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ”.
Cựu Giám đốc CIA Michael Morell
Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ -Trung là hoàn toàn có thể, trong thời điểm Mỹ tuyên bố điều tàu và máy bay do thám tới giám sát tại Biển Đông, còn TC không ngừng thực hiện âm mưu bành trướng của mình.
Hoàn Cầu bình luận, động thái “leo thang căng thẳng của Mỹ ở Biển Đông” có thể dẫn tới xung đột giữa 2 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, và hệ quả tất yếu là toàn bộ nền kinh tế cũng như an ninh thế giới sẽ bị ảnh hưởng.
Tờ The Strait Times của Singapore thì phân tích, dù không thể loại trừ khả năng xung đột quân sự Trung-Mỹ, nhưng đây là tình huống “ít có khả năng xảy ra nhất”. Tờ này nhận định Nhà Trắng có thể sẽ phủ quyết kế hoạch tiến quân vào hải vực 12 hải lý của Lầu Năm Góc.
CHUYÊN GIA AN NINH QUỐC PHÒNG CHÂU Á KYLE MIZOKAMI
Trong trường hợp có giao tranh trên Biển Đông, hệ thống phòng ngự của TC sẽ không trụ nổi quá vài giờ đồng hồ.
Thời báo Hoàn Cầu huyênh hoang tuyên bố, Mỹ không thể xem thường các khí tài quân sự của TC và khẳng định “hơn một nửa không lực TC đặt tại các khu vực núi và sẵn sàng chế ngự nếu Mỹ có ý định ra tay trước”.
Cũng theo Hoàn Cầu, TC đã phát triển “sát thủ tàu sân bay” là tên lửa Dongfeng 21D và “về lý thuyết, 5 quả tên lửa Dongfeng có đủ khả năng đánh chìm một hạm đội Mỹ”.
Thời báo Hoàn Cầu
Những hành động gần đây của Mỹ đối với TC thực ra là tâm lý chiến. Mục đích của Washington là đe dọa khiến Bắc Kinh sợ hãi. Nhưng nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông thì Mỹ mới là bên gặp khó khăn bởi khu vực này quá gần TC và lại quá xa nước Mỹ. Trong khi đó, Mỹ không có nhiều lực lượng “thực sự biết đánh trận”; điều này có thể khiến Mỹ chẳng những không củng cố được địa vị “bá chủ thế giới” – vốn là mục tiêu chính của họ khi gây hấn với TC – mà ngược lại sẽ khiến Mỹ thất bại nhanh hơn.
Hoa Kỳ quyết dùng phương tiện quân sự để giáng TC những đòn chí tử ở Biển Đông, dân Việt toàn cầu chuẩn bị chiến tranh TC
Theo THANH PHƯƠNG
BizLIVE – Như vậy là sau khi các lãnh đạo Mỹ, từ Tổng thống Obama đến Ngoại trưởng Kerry đã ra những tuyên bố quan ngại về các hoạt động xây đảo nhân tạo của TC, Washington nay quyết tâm dùng các phương tiện quân sự để đối phó với Bắc Kinh ở Biển Đông.Sau vụ hải quân TC nhiều lần cảnh báo máy bay do thám của Mỹ trên không phận Biển Đông ngày 20/5/2015, Washington tuyên bố vẫn tiếp tục các chuyến bay tuần tra này, tỏ quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của TC ở Biển Đông, thể hiện qua việc xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở vùng này, RFI đưa tin. Khi tường thuật về vụ nói trên, đài truyền hình Mỹ cũng đã chiếu một số hình ảnh TC đang ráo riết bồi đắp, xây dựng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hoạt động này gây lo ngại không chỉ các nước láng giềng mà cả Hoa Kỳ.
Đặc biệt Lầu Năm Góc rất lo ngại khi thấy các cơ sở quân sự được xây trên các đảo nhân tạo của TC ở Biển Đông có thể được dùng làm nơi phóng các vũ khí địa, hải, không, mà như vậy sẽ làm tăng chi phí mọi hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng này để đối phó. Theo hãng tin Reuters, Hoa Kỳ có thể sẽ không có đủ nguồn lực để chống lại các hoạt động nói trên của TC. Bên cạnh mối quan ngại về quân sự, Hoa Kỳ còn lo ngại về quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhất là Bắc Kinh có vẻ như cũng muốn thiết lập tại đây một vùng nhận dạng phòng không tương tự như ở vùng biển Hoa Đông. Để đối phó với hoạt động xây đảo nhân tạo của TC, kể từ tháng Giêng năm nay, Hoa Kỳ đã gia tăng các chuyến bay giám sát và các chuyến tuần tra trên biển ở khu vực Biển Đông. Đặc biệt gần đây Mỹ đã cho tiến hành các chuyến bay tuần tra của máy bay giám sát hiện đại nhất P-8A Poseidon bên trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng. Bất chấp những cảnh báo của hải quân TC ngày 20/5 và bất chấp phản đối của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC ngày 22/5, Washington tuyên bố sẽ tiếp tục các chuyến bay tuần tra bên trên những đảo nhân tạo này, vì đối với Mỹ, đó là không phận quốc tế.
Rất có thể là máy bay giám sát P-8A Poseidon sẽ tiếp tục được sử dụng để bay tuần tra trên khu vực này, vì đây là một loại phi cơ đa năng, không chỉ có chức năng ghi các hình ảnh, thu thập các dữ liệu, mà còn có chức năng săn tàu ngầm và bắn tên lửa diệt hạm. Hải quân Mỹ đã tiếp nhận 21 chiếc P-8 vào tháng 1/2015 và có thể đặt mua tổng cộng đến 117 chiếc. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang xem xét phương án gửi các chiến hạm đến vùng biển gần các đảo nhân tạo mà TC đang xây dựng, cụ thể là trong phạm vi 12 hải lý chung quanh các đảo này, vì đối Washington, đó cũng là vùng biển quốc tế.
Như vậy là sau khi các lãnh đạo Mỹ, từ Tổng thống Obama đến Ngoại trưởng Kerry đã ra những tuyên bố quan ngại về các hoạt động xây đảo nhân tạo của TC, Washington nay quyết tâm dùng các phương tiện quân sự để đối phó với Bắc Kinh ở Biển Đông. Nguy cơ đụng độ giữa hai cường quốc ở khu vực này ngày càng tăng.
THANH PHƯƠNG
Ba tình huống có thể dẫn đến chiến tranh Mỹ-Trung ở Biển Đông
(TNO) Trong bối cảnh căng thẳng xoay quanh vấn đề Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, một chuyên gia nghiên cứu về an ninh và chính trị châu Á đã đưa ra dự đoán 3 tình huống có thể làm bùng nổ chiến tranh giữa 2 bên.
Trong bài xã luận đăng trên trang tin The Commentator (Anh) ngày 23.5, ông Michael Auslin, chuyên gia về an ninh và chính trị châu Á thuộc viện nghiên cứu chính sách AEI (trụ sở tại Washington, Mỹ), bình luận rằng sau nhiều năm là đề tài bàn luận của các chuyên gia, Biển Đông đang tập trung sự chú ý của giới truyền thông.
Hôm 20.5, Hải quân TC ngang ngược thách thức, 8 lần ra cảnh báo xua đuổi khi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ đang tuần tra những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, theo đài CNN (Mỹ).
Bắc Kinh cho đến nay vẫn chưa tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông như đã từng làm tại biển Hoa Đông hồi năm 2013.
Tuy nhiên, TC vẫn đang tiếp tục các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo, trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định sẽ thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh để “bảo vệ tự do hàng hải”. Điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang giữa Bắc Kinh và Washington đang lớn hơn bao giờ hết trong vòng 20 năm qua, theo bài viết trên The Commentator.
Ông Michael Auslin đưa ra 3 tình huống có thể dẫn đến chiến tranh giữa 2 cường quốc này:
1. Xuất phát từ tai nạn
Hải quân Mỹ được cho đang cân nhắc điều tàu áp sát các đảo nhân tạo của TC trong phạm vi bán kính 12 hải lý (22 km), tức tiến vào giới hạn mang tính “chủ quyền” mà TC ngang nhiên thiết lập cho các đảo này. Washington muốn thể hiện rằng Mỹ không công nhận đây là lãnh thổ của TC.
Chuyên gia Auslin nhận định với việc tàu hải quân và tàu tuần duyên TC có mặt tại khu vực đó, hành động dọa nạt hoặc quấy rối tàu Mỹ của phía TC có thể “dẫn đến một vụ va chạm”.
“Đây là điều mà TC từng làm với tàu thuyền của các nước khác, và một tai nạn như thế có thể dẫn đến đối đầu. Phần không phận bên trên quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển phía nam TC khoảng 1.288 km, tức ngay trong tầm chiến đấu của tiêm kích hiện đại nhất của TC”, ông Auslin bình luận, nhưng không nói rõ loại máy bay chiến đấu này là gì.
Chuyên gia này cũng cảnh báo rằng một khi đường băng trên đảo nhân tạo hoàn thành, quân đội TC sẽ sớm có thể cho máy bay tuần tra khu vực.
“Tương tự, khi tàu sân bay Liêu Ninh đã có khả năng hoạt động cùng máy bay, nó có thể dễ dàng tuần tra trong vùng. Hai yếu tố này sẽ làm tăng mạnh nguy cơ xảy ra va chạm trên không, giống như vụ máy bay TC và máy bay Mỹ đâm vào nhau ở Biển Đông hồi năm 2001”, ông Auslin nhận định.
2. Xuất phát từ kế hoạch từ trước của 2 nước
“Bắc Kinh đã gầy dựng ảnh hưởng địa chính trị của mình tại Đông Nam Á từ các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông và giờ nước này đang xây dựng các đảo nhân tạo, với tổng diện tích hơn 8 km2… Họ có thể chịu nhượng bộ và đối mặt với nguy cơ mất ảnh hưởng ở châu Á, còn không thì lãnh đạo TC có thể sẽ cho rằng ngăn sự can thiệp của Mỹ ngay từ sớm sẽ là cơ hội tốt nhất để khiến Washington nhận thấy mình đang đối mặt với các hiểm nguy quá lớn”, chuyên gia Auslin dự đoán.
Ông cho rằng một khi máy bay TC có thể đồn trú tại các đảo nhân tạo, “họ có thể giám sát máy bay Mỹ và ngăn không cho chúng bay vào vùng trời ‘cấm’… Khi đó, họ có thể sẽ buộc Mỹ phải đối đầu nhằm cố ép chính quyền Obama nhượng bộ và không can thiệp vào một vấn đề quân sự khác, trong khi vẫn đang phải giải quyết xung đột ở Trung Đông và Ukraine”.
3. Xuất phát từ xung đột giữa TC và các nước láng giềng
Chuyên gia Auslin cũng đưa ra tình huống TC cho rằng đối đầu trực diện với tàu và máy bay Mỹ là quá mạo hiểm, nhưng nước này vẫn có thể thể hiện vị thế của mình qua việc ngăn chặn, xua đuổi tàu thuyền, máy bay của các quốc gia khác, chẳng hạn đã từng làm với máy bay tuần tra biển của Philippines mới đây.
Theo ông Auslin, TC có thể sẽ ngăn tàu thuyền nước ngoài băng ngang các đảo nhân tạo ở Biển Đông, hoặc xua đuổi máy bay nước ngoài kém hiện đại hơn ra khỏi vùng trời bên trên các hòn đảo.
“Và một cuộc xung đột trực tiếp giữa TC với bất kỳ quốc gia láng giềng nào vào thời điểm hiện tại cũng sẽ là cơ hội tốt để Mỹ, với lý do bảo vệ luật pháp quốc tế (hoặc lý do bảo vệ đồng minh, trong trường hợp TC có xung đột với Philippines), nhảy vào”, ông Auslin viết.
“Với việc vẫn chưa có cơ chế giảm căng thẳng leo thang (tại Biển Đông), cộng với mối nghi ngờ thâm sâu giữa 2 nước, TC càng cố bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình bao nhiêu, thì càng có nguy cơ Mỹ sẽ thách thức các tuyên bố này bấy nhiêu”, theo ông Auslin.
“Đó là lý do vì sao mỗi nước đều đang cố tạo ra các lằn ranh và thiết lập các quy tắc ứng xử trước nước kia. Điều này có thể không chắc chắn sẽ gây ra xung đột quân sự, nhưng chắc chắn làm gia tăng nguy cơ dẫn đến chiến tranh”, chuyên gia Auslin kết luận.
Hoàng Uy
“Chỉ vài phút Mỹ có thể bắn nát đảo TC xây phi pháp ở Trường Sa”
GDVN Hồng Thủy
(GDVN) – Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D sẽ tạo ra “cơn mưa” 1660 quả bom bi trên đảo nhân tạo, phá hủy máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa.
Tạp chí The Week ngày 21/5 bình luận, từ năm ngoái đã xuất hiện một số hoạt động xây dựng bất thường ở Biển Đông. TC đã và đang biến 7 bãi đá ngầm, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Bắc Kinh xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988, 1995 đến nay) thành các đảo nhân tạo với mục đích đặt các căn cứ quân sự bao gồm sân bay trên đó.
Những hòn đảo nhân tạo (bất hợp pháp) này sẽ cung cấp cho TC sự hiện diện quân sự lớn hơn trong khu vực để củng cố tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Bắc Kinh với hầu như toàn bộ Biển Đông giàu tài nguyên nghề cá và năng lượng. Bắc Kinh ví von chúng như những chiếc tàu sân bay cố định 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm. Trong thuật ngữ quân sự, tiền đồn đảo nhân tạo TC xây dựng là một “chuỗi hủy diệt” bao gồm các loại máy bay có và không có người lái, vệ tinh do thám, chiến hạm mặt nước và tàu ngầm.
Trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh, “chuỗi hủy diệt” của TC có thể dễ dàng xác định và theo dõi chiến hạm đối phương, đặc biệt là các loại lớn như tàu sân bay và có thể đánh chìm chúng. Nhưng các tiền đồn quân sự của Bắc Kinh có nhiều nguy cơ bị hủy diệt hơn so với các tàu sân bay có thể cơ động. Trường hợp xảy ra chiến tranh thực tế, những tiền đồn nhỏ không đủ khả năng tồn tại trong một vài giờ. Chúng khá hữu ích trong thời bình, nhưng lại nguy hiểm và số mệnh cực kỳ ngắn ngủi trong thời chiến.
Ví dụ như đảo nhân tạo TC xây (trái phép) ở bãi Chữ Thập hiện có tốc độ quân sự hóa tiên tiến nhất. Ngoài bãi đá này, Bắc Kinh còn xây 2 sân bay khác trên đá Châu Viên và Gạc Ma. Đầu năm nay Philippines đã báo động về sự bồi lấp, xây dựng trái phép tại đây. Chỉ 3 tháng ngắn ngủi, TC đã tạo ra một đảo nhân tạo rộng 200 mét, dài 300 mét và một diện tích khoảng 100 ngàn mét vuông.
Đổi lại, hãng thông tấn nhà nước TC mỉa mai Philippines là “nhóc con”, châm chọc những nỗ lực của Manila khởi kiện đường lưỡi bò TC là “lố bịch”, cáo buộc Hoa Kỳ đứng đằng sau mọi thứ và các quốc gia nhỏ hơn không có ham muốn của riêng mình. Một thế giới hoang tưởng trong con mắt truyền thông nhà nước TC. Lính TC đã chiếm 6 rặng san hô ở Trường Sa năm 1988 (xâm lược của Việt Nam), rồi xây dựng một pháo đài nhỏ gồm quân đồn trú, một bến tàu, sân bay trực thăng, một vài khẩu súng, súng máy phòng không trên lô cốt bê tông ở Chữ Thập.
Năm 2011 quân đội TC PLA thiết kế đá Chữ Thập là trụ sở chỉ huy chính lực lượng chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Đến lúc đó các tiền đồn đã được phát triển thành các công sự nhà nổi kiên cố, thậm chí có cả nhà kính trồng rau quả tươi. Ngày nay, nó lại biến thành những hòn đảo nhân tạo đủ lớn để xây 1 đường băng 3000 mét hoàn chỉnh với 1 sân đỗ. Đường băng như vậy có thể chứa hầu hết máy bay quân sự của PLA.
Nhưng một căn cứ không quân cần nhiều hơn thế. Ngoài đường băng, nó cần có nhà chứa máy bay, cơ sở bảo dưỡng, một doanh trại, bồn chứa nhiên liệu và hầm đạn dược. Nghe như có vẻ cần rất nhiều không gian, nhưng Hải quân Mỹ được trang bị đầy đủ chỉ với 1 chiếc tàu sân bay của nó. TC xây thêm 1 cảng nhân tạo để Chữ Thập có khả năng hỗ trợ các tàu chở dầu, tàu tiếp tế và tàu hải quân hoàn chính.
TC đưa ra cái cớ để mở rộng (bất hợp pháp) 7 bãi đá ở Trường Sa là để khẳng định đường lưỡi bò (phi pháp) nhưng lâu nay PLA không có nguồn lực để “tuần tra”. Máy bay không người lái sẽ được TC dùng vào việc trinh sát, do thám, “giám sát” hàng hải. Chữ Thập bản thân nó không tạo ra một đơn vị đồn trú lớn và sử dụng máy bay không người lái giảm bớt nhu cầu nhân lực.
Mọi chuyện sẽ rất khác trong một cuộc chiến tranh. 7 bãi đá, rặng san hô TC chiếm đóng là rất nhỏ bé và ít về số lượng, không đảo nhân tạo nào có khả năng tự cung tự cấp. Mặt khác các tiền đồn này không thể di chuyển trong khi vị trí của nó lại cực kỳ rõ ràng. Biết được tọa độ chính xác của đảo nhân tạo này có nghĩa là có thể biết nơi để tìm thấy nó và đánh bom. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong thời đại của vũ khí dẫn đường chính xác từ xa.
USS Michigan, một tàu ngầm tên lửa lớp Ohio trong biên chế Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có khả năng phá hủy “căn cứ không quân” TC trên đảo nhân tạo Chữ Thập chỉ trong vài phút. Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D sẽ tạo ra “cơn mưa” 1660 quả bom bi trên đảo nhân tạo, phá hủy máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa nhiên liệu, xe bảo dưỡng và kho đạn dược. USS Michigan mang tổng cộng 154 tên lửa Tomahawk.
TC có thể lắp đặt hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9 tương tự như các tên lửa Patriot của Mỹ ở đây. Và một lực lượng đổ bộ của Thủy quân lục chiến có thể xóa sổ chúng một cách đơn giản. Điểm mấu chốt là các căn cứ của TC quá dễ bị tấn công, chúng sẽ được dùng 1 lần trong chiến tranh với tuổi thọ chỉ được tính trong ngày, nếu không nói là trong giờ. Những căn cứ không quân mới TC thiết lập (bất hợp pháp) có thể hữu ích vơi họ trong thời bình với việc “giám sát” Biển Đông và canh chừng các nước láng giềng nó không hải long.