Ukraine căng thẳng về tình hình Crimea

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ukraine căng thẳng về tình hình Crimea
Tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa có cuộc họp đột xuất với các cố vấn an ninh trong phòng Situation của Nhà Trắng để bàn về tình hình Ukraine. Mỹ chưa công bố bất cứ quyết định gì đưa ra trong cuộc họp.

BBC tải lại trang để cập nhật sự kiện mới nhất – 4/3/2014 

  1. tin mới nhất

    Tổng thư ký khối Nato, Anders Fogh Rasmussen vừa nói trước cuộc họp với Nga vào ngày mai 05/3 rằng ‘Nga tiếp tục có hành động vi phạm chủ quyền Ukraine bẫt chấp lời kêu gọi làm giảm căng thẳng từ khối Nato’ và các nước thuộc NATO ‘luôn sát cánh trong tinh thần đoàn kết khi có khủng hoảng nghiêm trọng’.

    cách đây 1 giờ 7 phút
  2. tin mới nhất
    Tổng thống Nga Putin phủ nhận tin nói quân Nga đang hoạt động ở Crimea.

    Ông nói chỉ có “các lực lượng tự vệ địa phương” đang bao vây các căn cứ quân sự của Ukraine tại khu vực.

    “Có nhiều bộ quân phục trông giống nhau,” ông nói.

    Chính phủ mới ở Ukraine cáo buộc hàng ngàn quân Nga đã đổ vào Crimea mấy ngày qua – tuyên bố này được giới chức phương Tây ủng hộ.

    Nhưng ông Putin nói đã có cuộc nổi dậy của người địa phương ở Crimea vì lo ngại chính quyền mới ở Kiev.

    cách đây 5 giờ 42 phút

  3. tin mới nhất
    Tổng thống Nga Vladimir Putin nói các sự kiện ở Ukraine dẫn đến sự ra đi của Tổng thống Viktor Yanukovych là “cuộc đảo chính phi pháp và là cuộc giành quyền lực bằng vũ trang”.

    Ông nói “dân quân” đã khiến Ukraine rơi vào “hỗn loạn” mặc dù ông Yanukovych đã đồng tình với mọi yêu cầu của đối lập.

    Tổng thống Nga nói ông Yanukovych vẫn là tổng thống hợp pháp.

    Theo ông, chỉ có ba phương cách hợp pháp để cách chức tổng thống: qua đời, từ chức hay phế truất.

    cách đây 6 giờ 28 phút

  4. Quốc hội Ukraine hôm 4/3 đã phê chuẩn một thỏa thuận với EU hồi tháng Hai năm 2013 để nhận 610 triệu euro tiền cho vay.

    Dù được hai bên đồng ý từ đầu năm ngoái, thỏa thuận này đã không được phê chuẩn khi Tổng thống Yanukovych còn nắm quyền.

    Vào tháng 11 năm ngoái, ông Yanukovych đã ký một thỏa thuận viện trợ với trị giá đến 15 tỷ đôla với Nga. Khoản viện trợ này đã bị Kremlin đóng băng sau khi ông Yanukovych bị truất quyền.

    cách đây 7 giờ 50 phút

  5. Thị trường chứng khoán của Nga duy trì đà phục hồi sau khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh rút quân đội đang tham gia tập trận tại khu vực biên giới với Ukraine.

    Tuy nhiên, chỉ số Micex mới chỉ tăng khoảng 3,4% trong ngày 4/3, tức bằng 1/3 số điểm bị giảm trong ngày 3/3.

    cách đây 7 giờ 50 phút

  6. Nga tăng viện quân cho sân bay Belbek sau khi hàng trăm binh sỹ Ukraine đổ về đây.

    cách đây 8 giờ 12 phút

  7. Hơn 300 binh sỹ Ukraine xếp hàng trước sân bay quân sự Belbek gần thành phố Sevastopol.

    Trước đó, quân Nga đã bắn chỉ thiên để cảnh cáo khi những binh sỹ Ukraine này tiến gần về phía sân bay, yêu cầu quân Nga trả lại nơi làm việc của họ.

    cách đây 8 giờ 15 phút

  8. Cố vấn tài chính của Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ sẽ phải chịu những hậu quả kinh tế nghiêm trọng nếu áp đặt lệnh cấm vận đối với Nga.

    “Chúng tôi sẽ tìm cách để không những giảm sự lệ thuộc kinh tế vào Hoa Kỳ xuống còn con số 0, mà còn tận dụng những lệnh cấm vận đó để mang về lợi ích cho mình,” ông Sergei Glazyev được hãng thông tấn AFP dẫn lời nói.

    Ông này cũng nói Nga có thể sẽ ngưng sử dụng đồng đôla cho các giao dịch quốc tế.

    “Nỗ lực nhằm áp đặt cấm vận đối với Nga cũng sẽ khiến hệ thống tài chính của Hoa Kỳ sụp đổ, điều này sẽ chấm dứt sự thống trị của Hoa Kỳ trên hệ thống tài chính toàn cầu,” ông nói thêm

    cách đây 8 giờ 33 phút

  9. TIN NÓNG: Nhiều tiếng súng vừa nổ ra tại sân bay quân sự Belbek gần Sevastopol, hãng thông tấn AP đưa tin.

    Hơn 300 binh sỹ Ukraine, không trang bị vũ khí, đã tiến về phía lính Nga đang trấn thủ tại đây, yêu cầu trả lại sân bay cho họ.

    Quân Nga đã bắn nhiều phát súng chỉ thiên để cảnh cáo và yêu cầu các binh sỹ Ukraine không được tiến lại gần hơn, nếu không sẽ bị bắn.

    cách đây 9 giờ 38 phút

  10. Ba trung đoàn phòng không của quân đội Ukraine trên bán đảo Crimea đã đầu hàng chính phủ thân Nga tại đây, RT dẫn lời người phát ngôn chính phủ Crimea cho biết.

    cách đây 9 giờ 38 phút

  11. Reuters: Thị trường chứng khoán ở Nga tăng điểm hôm thứ Ba sau khi rớt giá mạnh vào thứ Hai trước quan ngại khủng hoảng Ukraine.

    Ngay sau khi có lệnh rút quân Nga, đồng euro tăng giá kỷ lục so với đồng đôla.

    cách đây 10 giờ 33 phút

  12. BBC Monitoring: Các báo Nga dẫn lời Người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov, nói quân Nga tham dự cuộc tập trận gần biên giới với Ukraine đã được lệnh của ông Putin rút về căn cứ.

    Ông Peskov nói cuộc tập trận đã “thành công”. Moscow bác bỏ rằng việc tập trận có liên quan tới các sự kiện ở Ukraine.

    cách đây 10 giờ 36 phút

  13. Các Sỹ quan hải quân Ukraine đã không chịu đào ngũ theo tư lệnh.

    Bất chấp lời kêu gọi của Chuẩn đô đốc Denys Berezovsky, người vừa thề trung thành với khu tự trị Crimea hôm 3/3, các cấp dưới của ông này nói họ vẫn sẽ giữ nguyên lời tuyên thệ trước Ukraine, báo Anh Guardian đưa tin.

    Vào sáng ngày 3/3, các sỹ quan này được triệu tập ra sân trước của căn cứ hải quân Ukraine tại Sevastopol.

    Họ đã vỗ tay sau khi nghe Đô đốc Serhiy Haiduk, tân Tư lệnh Hải quân Ukraine, đọc quyết định cách chức và truy tố vì tội phản quốc đối với ông Berezovsky.

    Nhiều người trong số họ đã hát vang quốc ca Ukraine và một số người đã khóc, tờ Guardian thuật lại.

    “Tôi biết những người lính của tôi sẽ trung thành với lời thề của họ,” ông Haiduk nói.

    “Những gì Berezovsky đã làm là quyết định của cá nhân ông ta. Khi ông ta mang những kẻ xâm lược tới đây, chúng tôi đã không đáp trả bằng bạo lực, dù chúng tôi có quyền như vậy, nhằm tránh chiêu bài gây kích động của đối phương.”

    cách đây 11 giờ 5 phút

  14. Richard Galpin, BBCNews ở Moscow: Báo địa phương sáng nay bày tỏ quan ngại về hậu quả kinh tế đối với Nga nếu như Tổng thống Putin tiếp tục chính sách quân sự ở Ukraine. Một báo gọi việc chứng khoán Nga sụt mạnh hôm 3/3 là “Ngày thứ Hai đen tối”.

    cách đây 11 giờ 45 phút

  15. 1968: Moscow nói Prague kêu gọi Hồng quân Liên Xô can thiệp.

    2014: Moscow nói Yanukovych kêu gọi quân đội Nga can thiệp.

    cách đây 11 giờ 49 phút của Steve Rosenberg, phóng viên BBC qua Twitter chia sẻ
  16. BBCNews: 07:00 sáng giờ Kiev, không có tin gì về bất kỳ cuộc tấn công nào của quân Nga vào quân đội Ukraine đóng tại Crimea.

    cách đây 11 giờ 50 phút chia sẻ
  17. “Chúng ta không còn có thể cứu Ukraine được nữa”

    Ngày 1/3, ông James F. Jeffrey, cựu cố vấn an ninh dưới thời Tổng thống George W.Bush, nói với New York Times rằng vào lúc này, ông Obama có thể cùng với NATO triển khai quân đội dọc biên giới Ba Lan – Ukraine để bày tỏ sự ủng hộ.

    Ông kể khi Kremlin đưa quân vào Georgia năm 2008 cũng là lúc đang diễn ra Thế Vận hội tại Bắc Kinh.

    Ông Bush khi đó cũng đã đưa tàu chiến đến khu vực và giúp vận chuyển quân Georgia đang tham chiến tại Iraq về nước, bên cạnh việc cung cấp các khoản viện trợ nhân đạo.

    “Chúng ta đã làm rất nhiều”, ông này nói. Nhưng vào lúc đó, ông Bush đã không dám gửi quân Mỹ vào tham chiến vì sợ xung đột với Nga leo thang, ông Jeffrey cho biết thêm.

    Chỉ trong vòng một năm sau đó, ông Obama nhậm chức và tìm cách cải thiện quan hệ với Nga.

    “Chúng ta không còn có thể làm gì để cứu Ukraine vào lúc này nữa,” Jeffrey nói.

    “Tất cả những gì chúng ta có thể làm, là cứu vãn một liên minh”.

    cách đây 11 giờ 56 phút chia sẻ
  18. Hãng tin Itar-Tass của Nga ngày 3/3 dẫn lời chỉ huy một đơn vị lính đặc nhiệm của Ukraine tại thành phố Kirovograd nói đơn vị này đã kháng lệnh tiến về Crimea của Kiev.

    “Ngày hôm nay chúng tôi nhận được lệnh tiến về bán đảo Crimea và phá rối hoạt động của các ‘lực lượng tự vệ’.”

    “Chúng tôi đã kháng lệnh”.

    “Nhiều đồng đội của chúng tôi có người thân ở đó. Nhiều người trong chúng tôi không hiểu là chúng tôi đang chiến đầu cho ai và chống lại ai ở Crimea”.

    Trước đó, Chuẩn đô đốc Denys Berezovsky, người vừa được bổ nhiệm là tư lệnh hải quân Ukraine đã thề trung thành với khu tự trị Crimea trước mặt lãnh đạo thân Nga của khu vực này hôm 3/3.

    Ngay sau đó, Berezovsky đã bị Bộ trưởng Quốc phòng lâm thời Ihor Tenyukh cách chức và bị điều tra về tội phản quốc.

    cách đây 11 giờ 56 phút
  19. Nguyễn Lễ, BBCVietnamese: Cho dù kết quả cuộc khủng hoảng Ukraine lần này sẽ như thế nào, tôi nghĩ rằng Kiev sẽ không còn là láng giềng gần gũi và thân thiện của Moscow nữa. Ngược lại, họ sẽ nhìn Moscow với thái độ ngờ vực và đề phòng, và họ sẽ càng tìm cách xích lại với phương Tây hơn nữa để tìm sự đảm bảo an ninh.

    Không loại trừ khả năng Ukraine sẽ gia nhập Nato và cho phương Tây đặt lá chắn phòng thủ tên lửa. Khi đó, mối đe dọa quân sự sẽ tiến sát biên giới nước Nga.

    Hành động điều quân lần này của Nga càng đẩy Kiev ra khỏi vòng tay của Moscow và về với phương Tây.

    Còn nếu Nga sát nhập Crimea vào lãnh thổ của họ nếu kết quả trưng cầu dân ý ở Crimea sắp tới là ‘Có’, thì uy tín của Moscow trên trường quốc tế sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.

    Ngay cả cái lý do mà họ vịn vào để đưa quân vào Crimea là ‘cộng đồng nói tiếng Nga bị đe dọa’ thì cho đến nay họ chưa trưng ra được bằng chứng nào cho thấy chính phủ mới ở Kiev định đàn áp ở Crimea.

    Mỹ thẳng thừng nói rằng việc Nga đưa quân vào Crimea rõ ràng là ‘vi phạm luật quốc tế’ chứ ‘không phải bảo vệ nhân quyền gì cả.

    04:55 GMT
  20. Chính quyền thân Nga tại Crimea sẽ cắt điện nước đối với các doanh trại quân đội Ukraine trên bán đảo này, hãng thông tấn Reuters dẫn lời cựu Nghị sỹ Nga Sergei Markov cho biết vào tối 3/3.

    Ông Markov cũng nói binh lính Ukraine sẽ không được lãnh lương nếu không chịu từ bỏ một cách công khai lời tuyên thệ trung thành với chính quyền mới tại Kiev.

    Trước đó, ông Sergey Stechenko, chỉ huy tại một doanh trại quân đội Ukraine nằm gần thành phố Simferopol, Crimea, khẳng định sẽ không đầu hàng, mặc dù ông và các đồng đội đang bị quân Nga bao vây và bị yêu cầu giao nộp vũ khí.

    “Chúng tôi không thể làm thế, lời thề của chúng tôi trước Ukraine vẫn còn đó,” ông được AFP dẫn lời nói.

    “Nếu họ nổ súng, chúng tôi sẽ bắn trả”.

    04:51 GMT
  21. Trong ngày giao dịch đầu tuần 3/3, chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga đã có lúc giảm điểm đến 13,5% do tình hình bất ổn tại Ukraine.

    Theo Reuters, giá trị vốn hóa của các công ty niêm yết đã bị mất đến gần 60 tỷ đôla chỉ trong một ngày.

    Tình trạng bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán cũng như việc đồng nội tệ rớt giá so với đồng đôla và euro đã buộc ngân hàng trung ương của Nga hôm 3/3 phải nâng lãi suất lên mức 7% nhằm kiểm soát lạm phát và bình ổn đồng rúp.

    04:35 GMT

  22. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine Evhen Perebyinis cho biết ‘khí tài quân sự đang được tập hợp’ ở các khu vực Kharkiv, Luhansk và Donetsk ở phía bên kia biên giới với Nga.

    04:27 GMT

  23. Nguyễn Lễ, BBCVietnamese: Mặc dù Mỹ và các nước châu Âu lên án mạnh mẽ hành động của Moscow đưa quân vào Crimea, nhưng tôi nghĩ nếu các nước này ở trong hoàn cảnh của Nga, tức là như Moscow nói là lợi ích và kiều dân của họ bị đe dọa, thì nhiều khả năng họ cũng sẽ hành động tương tự.

    Một ví dụ là Việt Nam đưa quân vào Campuchia cách nay đúng 35 năm. Phnom Penh khi đó là một chính quyền thù địch với Hà Nội, sát hại Việt kiều và tràn qua biên giới đánh phá. Điều này dẫn đến việc Hà Nội đưa quân vào Campuchia bất chấp bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ là ‘xâm lược’.

    04:19 GMT

  24. Phó chỉ huy trưởng một doanh trại quân đội Ukraine tại Crimea, Thiếu tá Lisovoy, nói với kênh truyền hình địa phương ATR TV rằng chưa có cuộc tấn công nào vào doanh trại của ông.

    “Tất cả chúng tôi đều hăng hái sẵn sàng bảo vệ doanh trại. Không có tối hậu thư chính thức nào, mà chỉ có tin chuyển qua điện thoại di động. Tôi muốn hòa bình và ổn định, muốn Ukraine làm một đất nước thống nhất.”

    04:12 GMT

  25. Nick Bryant, Phóng viên BBC ở New York: Tường thuật từ Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai ngày 3/3 giống như đi ngược thời gian trở về thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi mà Liên Xô và Hoa Kỳ sử dụng Hội đồng Bảo an không phải như diễn đàn để giải quyết vấn đề mà là nơi để đưa ra giọng điệu mạnh mẽ của mình.

    Phiên họp gay cấn này càng gợi nhắc về thời Chiến tranh Lạnh khi Đại sứ Nga Vitaly Churkin trình lên một lá thư được cho là của tổng thống bị phế truất của Ukraine yêu cầu Moscow can thiệp để bảo vệ cho cộng đồng nói tiếng Nga ở đây.

    Đáp trả lại, Đại sứ Mỹ Samantha Power nói thẳng rằng Nga đang dựng lên mối ‘đe dọa tưởng tượng’ và rằng hành động quân sự của Nga ở Crimea ‘không phải là để bảo vệ nhân quyền mà là vi phạm luật pháp quốc tế’.

    03:54 GMT

  26. Tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa có cuộc họp đột xuất với các cố vấn an ninh trong phòng Situation của Nhà Trắng để bàn về tình hình Ukraine. Mỹ chưa công bố bất cứ quyết định gì đưa ra trong cuộc họp.

    03:47 GMT

  27. Tôi mới nhìn thấy ba xe bọc thép cắm cờ Nga dịch chuyển từ Sevastopol về hướng bắc đi Simferopol. Đây là một diễn biến mới.

    03:39 GMT của Simon Shuster, phóng viên Time ở Crimea qua Twitter chia sẻ
  28. BBCNews: Đã quá thời hạn mà Ukraine nói là được Nga giao cho nhằm buộc quân đội nước này tại Ukraine đầu hàng Nga nhưng hiện chưa có tin tức về bất cứ động tĩnh gì.

    03:07 GMT

  29. BBC News: Lầu Năm Góc tuyên bố tạm ngưng “toàn bộ các hoạt động hợp tác giữa quân đội Hoa Kỳ và Nga… vì những gì đang xảy ra tại Ukraine”.

    Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chuẩn đô đốc John Kirby, nói: “Chúng tôi kêu gọi Nga giảm căng thẳng tại Ukraine và rút quân Nga tại Crimea về doanh trại theo đúng thỏa thuận đối với Hạm đội Hắc Hải của Nga”.