Tin Việt Nam – 8/4/2015
Vừa đến Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng đã vội vàng ký kết 7 thoả ước với Tập Cận Bình
Bạn đọc Danlambao - Trưa ngày 7/4/2014, Nguyễn Phú Trọng đặt chân đến Bắc Kinh cùng với phái đoàn hùng hậu gồm nhiều quan chức chóp bu CSVN. Chiều cùng ngày, Trọng được Trung Cộng tổ chức tiếp đón tại Đại Lễ đường Nhân dân theo nghi thức cao cấp dành cho nguyên thủ quốc gia.
https://youtu.be/S9-b20pmwoUTop
Hôm nay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường sang Bắc Kinh mở đầu chuyến thăm chính thức TC. Giới quan sát cho rằng lâu nay trước các chuyến thăm Hoa Kỳ, giới lãnh đạo CSVN đều phải sang Bắc Kinh.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, 7 văn kiện – hay nói đúng hơn là 7 thoả ước được người đứng đầu đảng CSVN chứng kiến tại buổi lễ ký kết với TC bao gồm:
1. Kế hoạch hợp tác giữa hai đảng cộng sản, giai đoạn 2016-2020.
2. Hiệp định hợp tác dẫn độ.
3. Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình LHQ.
4. Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch – Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Cộng.
5. Điều khoản tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân TQ
6. Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa hai Bộ Tài chính
7. Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình TƯ TQ.
Như vậy, dù chuyến đi được nói diễn ra khá vội vàng, nhưng đảng CSVN vẫn cử sang Trung Cộng một phái đoàn hùng hậu gồm 5 uỷ viên bộ chính trị và hàng loạt quan chức chóp bu.
Ngay trong buổi tối đầu tiên đến Bắc Kinh, phái đoàn do TBT Nguyễn Phú Trọng đã lập tức ký kết với Tập Cận Bình 7 thoả ước. Điều này một lần nữa cho thấy đây là sự vội vàng có chủ đích, nhiều khả năng được thực hiện theo lệnh của Trung Cộng.
Trong cuộc hội đàm, Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình tiếp tục những tuyên bố cũ rích về tình hữu nghị, ‘duy trì đại cục quan hệ’ giữa hai đảng cộng sản. Trong khi đó, những hành vi leo thang gây hấn của Trung Cộng tại Biển Đông, cụ thể là việc xây dựng căn cứ quân sự tại Trường Sa không hề được nhắc đến.
Việc ký kết vội vàng 7 văn kiện trên phải chăng là 7 thoả ước bán nước? Một kịch bản về sự kiện Thành Đô đang được tiếp tục lặp lại.
Nợ công Việt Nam ở mức nguy cấp.
Biểu đồ nợ công của Việt Nam trong 10 năm.
Theo RFA – Hải Ninh, phóng viên RFA – 2015-04-07
Ngân hàng ADB vừa công bố nợ công của Việt Nam dự báo sẽ tăng tới mức 60%, tức là gần chạm ngưỡng an toàn 65%. Chính phủ Việt Nam luôn đưa ra một con số thấp hơn, trong khi các chuyên gia kinh tế thì cảnh báo về một tỷ lệ được cho là báo động, hơn 100% tổng sản phẩm GDP. Tại sao lại có những con số khác biệt nhưvậy và khả năng trả nợ của Việt Nam ra sao?
Hồi cuối tháng 3, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Dominic Mellor, đưa ra cảnh báo rằng nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2016 sẽ là 60% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Lý do đưa ra là nguồn thu của Việt Nam bị tác động do việc chính phủ giảm thuế cho doanh nghiệp, miễn thuế cho các doanh nghiệp ưu tiên, dỡ bỏ hàng rào thuế quan và giá dầu giảm.
Chính phủ Việt Nam luôn đưa ra một con số về nợ công thấp hơn dự đoán của các chuyên gia kinh tế và giới quan sát. Theo báo cáo của chính phủ, tính đến cuối năm 2013, nợ công của Việt Nam bằng 54,2% GDP. Con số này tiến dần tới mức 60% vào cuối năm 2014.
Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế liên tục cảnh báo rằng nợ công của Việt Nam đã vượt ngưỡng an toàn 65%. Từ năm 2011, ông Vũ Quang Việt, cựu Vụ trưởng VụTài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, ước tính nợ công Việt Nam đã lên tới 106%.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh giải thích về sự khác biệt như sau:
T.S. Lê Đăng Doanh: Việt Nam công bố nợ công nhưng không bao giờ bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước có thể bảo trợ hay là cho vay hoặc bảo lãnh để cho doanh nghiệp nhà nước vay. Thực tế thì một số doanh nghiệp nhà nước như Vinashin nếu như không trả được nợ thì nhà nước đã phải đứng ra trả nợthay.
Việt Nam công bố nợ công nhưng không bao giờ bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước có thể bảo trợ hay là cho vay hoặc bảo lãnh để cho doanh nghiệp nhà nước vay.
Theo ông Lê Đăng Doanh, tỷ lệ ngân sách dùng để trả nợ công sang năm 2015 khoảng 282.000 tỷ đồng, tương đương 31% tổng thu ngân sách. Trong khi chi thường xuyên ngân sách khoảng 72%. Các con số này cộng lại là hơn 100% tổng thu ngân sách.
Tình hình nợ “đáng báo động”
Nợ công cao hơn tổng sản phẩm quốc nội không phải là chuyện hiếm trên thế giới. Để so sánh, tính đến năm ngoái, tỷ lệ nợ công của Trung Quốc cũng lên tới 250% GDP, của Mỹ là 260% trong khi đó Nhật Bản đứng đầu thế giới ở mức hơn 400% GDP.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cảnh báo tình hình nợ đáng báo động của Việt Nam hiện nay, theo ông là “trong thời gian qua đã tăng rất nhanh”. Ông nói:
Nguyễn Quang A: Những khoản nợ của Việt Nam thường là ODA, thường là vay trong 20-30 năm, tức là mỗi năm chỉ phải trả một phần, nhưng nó quá lớn thì phần phải trả gốc cộng với lãi có thể lớn tới mức nguồn thu của chính phủ không đủ.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn nhận định rằng với tình hình nợ công và nợ xấu của Việt Nam hiện nay, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là không xa. Ông cho biết:
T.S. Phạm Chí Dũng: Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã lên tới ít nhất 25 tỷ đôla, tức là khoảng 500 nghìn tỷ đồng. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã phải thừa nhận như vậy vào tháng 11 năm ngoái. Nếu không giải quyết được vấn đề nợ xấu thì không giải quyết được vấn đề chuyển động của nền kinh tế và càng không có tiền để trả nợ nước ngoài. Không nói đâu xa, tới tháng 6 này mà các ngân hàng không bán được ít nhất 60% nợ xấu cho Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia, dù chỉ trên giấy tờ, thì tình hình càng khó khăn hơn. Công ty này cũng không biết bán cho ai, chỉ biết phát hành trái phiếu thôi.
Nếu không giải quyết được vấn đề nợ xấu thì không giải quyết được vấn đề chuyển động của nền kinh tế và càng không có tiền để trả nợ nước ngoài
GDP ‘tăng ảo’
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng một quốc gia cần có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều khoản thu ngân sách thì mới có thể đối phó được tình trạng nợ công vượt quá 65%.
Giữa bối cảnh này, chính phủ Việt Nam cho biết tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quý một của Việt Nam là 6,02%. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đặt dấu chấm hỏi về tính xác thực của thông tin kể trên. Bằng chứng họ đưa ra là trong quý một xuất khẩu giảm, giá dầu thế giới giảm tới hơn một nửa, trong khi đó nghỉ Tết ở Việt Nam thì dài và lễ tết nhiều. Ông Phạm Chí Dũng nói:
T.S. Phạm Chí Dũng: Trong bối cảnh giá dầu thô giảm 55%, giá gạo giảm 35%. Chưa bao giờ Việt Nam lại bế tắc về xuất khẩu gạo như hiện nay, làm sao GDP tăng 6,02% được. Trong suốt năm 2014 và trong ba tháng đầu năm 2015, tôi chưa nhận thấy bất kỳ tia sáng nào cho nền kinh tế Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chí Dũng cho biết có ba giải pháp cho chính phủ Việt Nam để cứu giúp nền kinh tế. Theo ông đó là phát hành trái phiếu, yêu cầu các doanh nghiệp đóng góp hoặc vay mượn nước ngoài. Tuy nhiên, ông Dũng nói cả ba phương án này đều không có khả năng thành hiện thực.
Gặp gỡ giữa các tổ chức dân sự Việt Nam và Philippines
Hội nghị quốc tế ngày 27 tháng 3, 2015 tại Manila, Philippines
Vừa qua tại thủ đô Manila ở Philippines, bốn tổ chức dân sự Việt nam và Phi đã có buổi gặp gỡ để thúc đẩy cho xu thế đối thoại giải quyết các xung đột tại biển Đông. Kính Hòa có cuộc phỏng vấnông Lâm Đăng Châu về buổi gặp gỡ này. Ông Lâm Đăng Châu hiện sống tại Đức là thành viên của tổ chức Tập hợp dân chủ, một trong bốn tổ chức tham gia cuộc gặp mặt. Ông Châu cho biết:
Ông Lâm Đăng Châu: Chúng tôi có cuộc gặp mặt nhau nhân một hội nghị quốc tế này 27/3 tại Manila. Hai tổ chức dân sự Việt là Voice và Họp mặt dân chủ, còn hai tổ chức Phi có tên viết tắt làUS Pinoy và Daika. Bốn tổ chức này quyết định với nhau mời các diễn giả quốc tế là những chuyên gia về Biển Đông đến từ Nhật, Pháp, Úc, Phi, và Việt nam. Họ có những bài thuyết trình rất có giátrị và nhất là những trao đổi về Hoàng sa và Trường sa. Chúng tôi ra một tuyên bố chung, nói rằng rất mong muốn chuyện hòa bình, ổn định và phát triển trong vùng, cũng như khẳng định rỗ rệt làcái đường chín vạch do Trung quốc áp đặt là không có cơ sở pháp lý hay lịch sử nào hết. Và cũng không phù hợp với qui ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc mà chính Trung quốc cũng ký vào. Bốn tổ chức dân sự Phi và Việt cũng chủ trương là các nước Đông Nam Á nên gìn giữ sự an toàn giao thông trên biển và trên không. Chúng tôi cũng lên tiếng hỗ trợ các tổ chức dân sự Việt nam và Phi, và kêu gọi thời gian tới sử dụng tên tuổi cho vùng biển này là biển Đông Nam Á.
Hai tổ chức dân sự Việt là Voice và Họp mặt dân chủ, còn hai tổ chức Phi có tên viết tắt là US Pinoy và Daika. Bốn tổ chức này quyết định với nhau mời các diễn giả quốc tế là những chuyên gia vềBiển Đông đến từ Nhật, Pháp, Úc, Phi, và Việt nam
Sau hội nghị chúng tôi đã đồng ý với nhau là thành lập một Ủy ban công tác hỗn hợp của các xã hội dân sự nhằm tổ chức những hội nghị như thế trong tương lai, để nâng cao hiểu biết về biển Đông, cung cấp cho quốc tế những gì có liên hệ đến biển Đông Nam Á của chúng ta.
Kính Hòa: Ông có thể cho biết về tổ chức Họp mặt dân chủ!
Ông Lâm Đăng Châu: Hợp mặt dân chủ là cái nơi tập hợp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau. Chúng tôi có mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt nam. Chúng tôi tổ chức hàng năm những cuộc gặp mặt gọi là Tĩnh Hội ở một nơi yên tĩnh cho những người có quan tâm đến Việt nam và cộng đồng khắp nơi trên thế giới có cơhội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động trên một tinh thần tương kính, cởi mở giữa những người hoạt động cho tự do dân chủ. Đặc biệt năm nay Tĩnh hội được tổ chức ở Đông Nam Á, qui tụ 38 người đến từ 8 quốc gia là Úc, Phi, Pháp, Đức, Na Uy, Canada, Hoa Kỳ và Việt nam.
Hội nghị quốc tế tại Manila, Philippines
Kính Hòa: Qua cuộc gặp mặt với tổ chức Phi thì ông thấy họ nhìn như thế nào về các xung đột vì họ và Việt nam cũng có xung đột lãnh hải?
Ông Lâm Đăng Châu: Các tổ chức xã hội dân sự đã nêu vấn đề giải quyết một cách hòa bình, bằng cách đối thoại, bằng cách tìm hiểu lịch sử của vùng biển Đông Nam Á. Và chúng tôi và người Phi cũng đồng ý với nhau là không giải quyết được vấn đề bằng quân sự. Trong tương lai chúng tôi tiếp tục gặp gỡ nhau để trao đổi và nhất là có thể với các tổ chức dân sự của các quốc gia khác trong vùng như là Singapore, Malaysia, Indonesia.
Kính Hòa: Trong đường hướng đó các ông có dự định mời các tổ chức xã hội dân sự từ Trung quốc tham gia không?
Ông Lâm Đăng Châu: Chúng tôi cũng rất mong những người thuộc xã hội dân sự ở Trung quốc. Đấy là cái phương pháp mà chúng tôi nghĩ rằng có đối
Kính Hòa: Ông nhìn nhận thế nào về các tổ chức dân sự bên trong Việt nam?
Chúng tôi ra một tuyên bố chung, nói rằng rất mong muốn chuyện hòa bình, ổn định và phát triển trong vùng, cũng như khẳng định rỗ rệt là cái đường chín vạch do Trung quốc áp đặt là không cócơ sở pháp lý hay lịch sử nào hết. Và cũng không phù hợp với qui ước về luật biển của LHQ
Ông Lâm Đăng Châu: Cộng sản Việt nam họ nói là họ có cái tổ chức Mặt Trận Tổ Quốc là một cái xã hội dân sự, theo cách nghĩ của họ. Nhưng nếu định nghĩa thế nào là xã hội dân sự theo nghĩđộc lập với chính quyền thì Mặt Trận Tổ quốc không phải là một tổ chức xã hội dân sự đích thực.
Nhưng qua theo dõi chúng tôi cũng thấy là ở Việt nam có khoảng 20 tổ chức xã hội dan sự độc lập đang tìm cách phát triển, có các hoạt động hữu ích, nhắm vào các vấn đề dân sinh, môi trường y tế. Tôi thấy đó là những hoạt động đầu tiên, dĩ nhiên trong các xã hội dân sự cũng đã có những hoạt động liên quan đến chính trị, cộng đồng. Chính xã hội dân sự sẽ là nền móng tương lai cho một xãhội dân chủ của đất nước Việt nam. Chúng tôi nghĩ rằng hiện giờ nhiều đoàn thể đang phát triển tại Việt nam cũng đã có ý định liên kết liên hợp với nhau, phối hợp bên trong bên ngoài để mà traođổi đẩy mạnh những việc làm, hợp tác. Chính vì vậy xã hội dân sự sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa Việt nam trong tương lai.
Hải Phòng ‘vào dự án Con đường Tơ lụa’ – TC đẩy mạnh sáng kiến Con Đường Tơ Lụa trên biển
Báo Nhật nói nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đồng ý đưa cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng.
Bài của Tetsuya Abe và Atsushi Tomiyama trên trang Nikkei Asian Review hôm 8/04/2015 cho rằng hai lãnh đạo Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng “đồng ý hợp tác về sáng kiến Con đường Tơ lụa, một nỗ lực của Trung Quốc thu hút Việt Nam và để tăng cường ảnh hưởng kinh tế trong vùng”.
Theo báo Nhật Bản, Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đã “đồng ý lập các nhóm công tác về hạ tầng cơ sở và hợp tác tài chính” cho dự án Con đường Tơ lụa.
Hai bên có ý định “xây cơ sở cảng, đường cao tốc và các dịch vụ hạ tầng khác” với sự trợ giúp của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB).
Tập “hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam vào sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển”, theo Nikkei Asian Review.
Tờ báo này cũng viết:
“Việt Nam là phần trọng yếu trong kế hoạch Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc, một mạng lưới thương mại từ Phúc Kiến sang Đông Nam Á, Nam Á và châu Âu.”
Vẫn các nhà báo Nhật cho rằng “cảng Hải Phòng ở miền Bắc Việt Nam có thể được xây dựng thành cảng đón tàu chuyên chở container lớn ở miền Bắc Việt Nam vào cuối năm 2017” như một phần của dự án này.
Từ Hải Phòng, hàng hóa có thể đưa lên bộ và chuyển vào nội địa TC ngắn hơn từ cảng Hong Kong và Thượng Hải.
Cạnh tranh sáng kiến
Con đường Tư lụa trên biển hay ‘Maritime Silk Road (MSR)’ là sáng kiến do Tập Cận Bình tung ra hồi tháng 9/2014 nhằm đưa hàng hóa và ảnh hưởng của TC vươn xuống Đông Nam Á, sang Nam Á và Đông Phi, thậm chí châu Âu.
Đây là hai mặt của cùng một dự án chiến lược gọi là ‘Vành đai và Con đường’ (Belt and Road), cả trên bộ và trên biển của TC trong thế kỷ 21.
Trên bộ, TC muốn lập một vành đai phía Tây kết nối với các nước Trung Á, kéo sang tận Tây Á như Iran.
Đây là vành đai thu hút năng lượng về cho TC và cũng mang ý nghĩa an ninh trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa Hồi giáo phía Tây TC.
Trên biển, việc xây dựng tuyến đường Tơ lụa vốn chỉ có trên bộ thời cổ, thành Con đường Trên biển gợi lại các chuyến viễn du của Trịnh Hòa từ thời Minh.
Nhưng ngày nay, TC muốn có một mạng lưới cảng liên kết các nước trong các vùng biển Đông Nam Á và Ấn Độ Dương để đưa hàng TC ra thế giới.
Đáp lại, hiện Ấn Độ cũng đang nêu ra dự án Gió Mùa (Project Mausam) và cổ vũ cho ‘Thế giới Ấn Độ Dương’, từ châu Phi đến Đông Nam Á và lên cả Đông Á.
Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ muốn dùng dự án cạnh tranh với TC để đưa nước ông trở lại vị trí chủ đạo trên các tuyến đường thương mại qua Ấn Độ Dương thời cổ, trải từ các nước Ả Rập sang tận Indonesia.
Chuyến đi TC của Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được giới truyền thông quốc tế chú ý theo dõi và dư luận bàn tán, từ những lễ nghi long trọng dành cho Nguyễn Phú Trọng khi được Chủ tịch nước TC cho trải thảm đỏ tiếp đón tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm qua, cho tới một loạt thoả thuận song phương đã được ký kết, cũng như ý nghĩa đích thực của chuyến đi này.
Hãng tin tài chính Bloomberg hôm nay đăng một bài viết với tựa đề “Vì sao hàn gắn quan hệ với Trung Quốc lại có lợi cho kinh tế Việt Nam?” bài báo lần lượt liệt kê những lý do sau đây để trả lời câu hỏi đó.
Thứ nhất: ngành du lịch Việt Nam đã bị tác động nặng nề vì cuộc tranh chấp giữa hai nước, với số du khách TC tới Việt Nam giảm mạnh, xuống 40% trong năm 2014 cho tới quý đầu năm nay, so với tỷ lệ tăng 49% trong cùng kỳ năm trước đó, dựa trên các dữ kiện do Bloomberg ghi nhận. Bloomberg lưu ý rằng TC là thị trường lớn nhất cho kỹ nghệ du lịch Việt Nam, lớn hơn cả Nam Triều Tiên và Nhật Bản cộng lại.
Bloomberg dẫn lời bà Trần thị Việt Hương, quyền quản trị viên tiếp thị và thông tin của Viettravel, một trong các công ty tua du lịch lớn nhất Việt Nam, nói rằng con số du khách TC của công ty này giảm 30% trong quý đầu năm nay, so với năm ngoái, ảnh hưởng nặng nề tới thu nhập của công ty.
Lý do thứ nhì được nêu ra là cán cân thương mại bất cân xứng giữa hai bên.
Tờ báo trích số liệu của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế nói rằng từ năm 2007, sau khi qua mặt cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản, TC đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Cán cân mậu dịch nghiêng hẳn về phía TC, với mức thâm hụt về phía Việt Nam lên tới 20,1 tỉ đôla trong năm 2013, tương đương với khoản thặng dư mậu dịch với đối tác Hoa Kỳ là 20,7 tỉ đôla.
Các số liệu do Bloomberg thu thập từ các nguồn TC vốn sử dụng các dữ kiện khác, cho thấy mức thâm hụt trong cán cân mậu dịch Việt Nam với TC năm 2013 là 31,7 tỉ đôla, và 43,7 tỉ đôla trong năm 2014.
Lý do thứ ba được Bloomberg nêu ra là sức mua. Về thu nhập trung bình, TC đã qua mặt Việt Nam từ năm 1987 dựa trên sự khác biệt về sức mua. Từ đó, Việt Nam không thể nào theo kịp TC, với mức thu nhập tính trên đầu người là 11,907 trong năm 2013 ở TC, cao hơn gấp đôi mức thu nhập trung bình của Việt Nam trong cùng năm là 5,294 đôla.
Tuy nhiên, tờ báo ghi nhận một điểm sáng là tuy không thể sánh với TC với đà tăng trưởng cao gấp đôi, Việt Nam đã khép lại khoảng cách biệt với Philippines, quốc gia gần nhất về mặt dân số với Việt Nam.
Tường trình về cuộc hội kiến giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của TC, thừa nhận rằng các cuộc tranh chấp biển đảo là một trở ngại cho sự phát triển quan hệ Việt-Trung, nhưng hãng tin nói thêm rằng các cuộc tranh chấp này không phải là một thách thức không thể nào giải quyết, có nguy cơ làm tan vỡ quan hệ lâu đời giữa hai nước.
Tân Hoa Xã nêu lên sáng kiến do TC đề ra liên quan tới việc hình thành Đường Tơ Lụa Trên Biển, là một sáng kiến mà tờ báo nói có khả năng làm giảm căng thẳng giữa hai nước.
Tân Hoa Xã nói Con đường Tơ Lụa trên Biển cho thể kỷ 21 bao phủ nhiều khu vực rộng lớn trong Biển Đông có mục đích cổ vũ cho sự thịnh vượng chung, và là một giải pháp ‘tất cả các bên đều thắng’ cho Châu Á, và xa hơn nữa.
Đường Tơ Lụa Trên Biển Đông trải dài từ bờ biển phía Đông TC tới vùng Trung Đông và Châu Âu thông qua Ấn Độ dương. Việt Nam, theo tờ Nikkei Asian Review, có thể là một nối kết thiết yếu trong sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, nhờ vị trí địa lý đặc biệt của mình.
Bài viết tường thuật rằng TC đã mời Việt Nam tham gia sáng kiến này, và điều đó chứng minh sự thành thực của Bắc Kinh trong việc chia sẻ các cơ hội phát triển với Việt Nam, đồng thời phản ánh nguyện vọng của TC muốn khai thác nhiều phương cách để biến Biển Đông, thành một khu vực hợp tác và hòa bình.
Báo The Diplomat hôm 8 tháng 4 dẫn báo Nikkei Asian Review, đề cập tới nội dung cuộc họp giữa Nguyễn Phú Trọng Tập Cận Bình về con Đường Tơ Lụa Trên Biển. Tờ Nikkei nói hai nhà lãnh đạo đã thoả thuận thành lập các toán đặc nhiệm để thăm dò hợp tác về các dự án cơ cấu hạ tầng và tài chính. Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã, Nguyễn Phú Trọng chỉ nói rằng Việt Nam đang cứu xét việc tham gia Con Đường Tơ Lụa Trên Biển.
Hãng tin Reuters tường trình về cuộc hội kiến giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt Nam-TC tại Đại sảnh đường Nhân dân, nói rằng Tập nói với Trọng rằng “Hai nước phải tuân thủ các thoả thuận tương nhượng đạt được với nhau, là cùng quản lý và kiểm soát các cuộc tranh chấp biển, duy trì bức tranh toàn diện về các quan hệ hữu nghị cũng như tình trạng hoà bình và ổn định ở Biển Đông”. – Theo BBC, VOA
3.500 công nhân tiếp tục đình công ở Long An
3.500 công nhân của công ty Shin Sung Vina tại Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An tiếp tục đình công đòi hỏi quyền lợi. Một người quan sát tại chỗ là Nguyễn Thiện Nhân cho chúng tôi biết về nguyên nhân cuộc đình công đó như sau:
“Hôm nay ngày 8/4 công nhân của công ty Shin Sung Vina có đình công. Toàn bộ 3.500 công nhân của công ty đã đình công để phản đối chính sách đối đãi của công ty đối với công nhân. Cuộc đình công này kéo dài từ ngày 31/3 đến nay là bước sang này thứ tám.
Lúc đầu là đình công để phản đối luật bảo hiểm mới. Nhưng những ngày sau là để phản đối công ty, do công ty có việc chèn ép công nhân trong việc tính thưởng.
Hôm nay công nhân có làm việc với lãnh đạo công ty là bà Tina người Hàn Quốc. Bà ta ban đầu cũng có một thỏa thuận với công nhân, nhưng sau đó bà ta trở mặt không thực hiện được thỏa thuận đó.
Cái thỏa thuận là trong những ngày đình công thì công nhân chịu một nửa, công ty chịu một nửa, tức là công nhân mất 3,5 ngày công, công ty mất 3,5 ngày công, để san sẻ với nhau, và công nhân cũng yêu cầu khôi phục lại chế độ tiền thưởng như Tổng giám đốc cũ đã làm.
Bà Tina lúc đầu đồng ý rồi sau đó lại không đồng ý. Bà Tina đã kêu Ban chấp hành công đoàn xuống, nhưng công nhân không đồng ý và tiếp tục không làm việc.”
Ông Nhân cũng nói thêm là về phía cơ quan công quyền thì không có hành động nào, nhưng phía công ty thì có cử người ngăn chặn không cho nhà báo tiếp cận công ty. Tuy vậy ông Nhân cũng tiếp xúc được với nhiều công nhân, và họ cho biết thêm là ngoài các chèn ép như vừa nêu thì bà Tổng Giám đốc còn tìm cách cho thôi việc những công nhân có thâm niên làm việc vì những người này có lương cao. – RFA