Henry Alfred Kissinger trên hồ sơ biển đông
07/04/2015 – Theo diễn đàn thế kỹ – Henry Alfred Kissinger
Sự kiện Biển Đông trong những tháng gần đây trở nên xấu đi một cách tệ hại chỉ vì sự tranh giành ảnh hưởng tại khu vực này giữa 2 nước lớn Trung Quốc và Hoa Kỳ. Theo tinh thần bản thỏa ước giữa 2 Chính phủ Hoa Kỳ và Philippines ký kết hôm 27-4-2014 tại Manilla: Lực lượng quân đội Mỹ được quyền trở lại đồn trú tại căn cứ Không quân Clark Field và Quân cảng Subic của Philippines. Lần trở lại này tất nhiên Quân đội Hoa Kỳ với một lực lượng hùng hậu hơn nhiều trước năm 1992, với vũ trang hiện đại: Lá Chắn Tên lửa, đầu đạn, Tàu ngầm, Khu trục hạm, máy bay Tiêm Kích, máy bay tàng hình, B-2, B-52, máy bay không người lái. Nếu có thể, kể cả Tàu Sân Bay của Mỹ, sẽ có mặt thường trực ngoài khơi của Philippines. Với sư triển khai một lực quân sự của Mỹ hùng hậu và qui mô như vậy, chỉ trong vòng một năm nữa thôi, Trung Quốc sẽ cảm thấy Mỹ hăm dọa nặng nề nền an ninh nội địa của Trung Quốc chứ không riêng gì Biển Đông. Đo đó, tại các bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Gaven, Tư Nghĩa, Subi, Châu Viên, Vành Khăn, trên quần đảo Trường Sa Trung Quốc đang mở hết công suất xây dựng những công sự chiến đấu, phòng thủ, bãi đáp, sân bay, bến cảng, hậu cần, kho dự trữ nhiên liệu, năng lượng, hệ thống phòng thủ với những giàn rada tối tân kiểm soát bầu trời và vùng biển rộng lớn. Trung Quốc hạ quyết tâm, mọi công trình xây dựng trên các bãi đá ở Trường Sa phải được hoàn tất vào khoảng 4 tháng đầu năm 2016. Công trình thực hiện xây dựng của Trung Quốc tại Trường Sa phải nói là đồ sộ, qui mô, khoa học chưa từng có trong lịch sử thế giới. Đô Đốc Harry Harris Jr Tư Lệnh Lực Lượng Thái Bình Dương của Mỹ đã phài thốt lên rằng Trung Quốc đang xây dựng một “Vạn Lý Trường Thành tại Biển Đông”. Qua điều phát biểu này, ta phải hiểu rằng Vạn Lý Trường Thành cũ xưa của Trung Quốc được xây dựng lên dùng để ngăn chận giặc Hung Nô từ phương Bắc; Vạn Lý Trường Thành của TQ hôm nay mà Đô đốc Mỹ vừa tố cáo có mục đích rõ ràng để ngăn chận Mỹ tràn lấn trên Biển Đông và xâm nhập vào nối địa đe dọa nền an ninh TQ. Để đối phó với thái độ hung hãn của TQ tại Biển Đông hiện tại, hôm đầu tháng 4-2015 Tư Lệnh Hạm đội 7, Robert Thomas, kêu gọi các nước ASEAN phải thành lập đội tuần tra chung tại Biển Đông. Điều này đã khiến báo chí TQ phản ứng dữ dội và tố cáo sách lược khuấy động Biển Đông của Robert Thomas chắc chắn sẽ bị thất bại. Song, TQ và HK có chung một nhận định chính xác: nền hòa bình trên Biển Đông hôm nay thật mong manh. Họ đang tìm cách cứu vãn tình thế trước khi sự va chạm vũ trang nổ bùng. Chính sách đối ngoại trở thành chủ đề quan trọng cho cả hai, TQ lẫn HK. Tuần trước cuối tháng 3, chính phủ Mỹ gửi sứ thần ngoại giao Henry Kissinger, một nhà ngoại giao lão thành kỳ cựu của Mỹ, tuổi vừa ngoài 90, đến Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để thương lượng nhằm hạ nhiệt Biển Đông. Cũng như thường lệ, Tập Cận Bình chủ động thyết phục Henri Kissinger, cũng như đã thuyết phục Tổng thống Barach Obama tại Sunnylands-2013, và Ngoại trưởng John Kerry hôm 7-7-2014 tại Bắc Kinh, phải tin rằng: “Trung Quốc coi các quan hệ với Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng, và muốn thấy 2 bên tăng cường hợp tác để giải quyết, tốt hơn là đối đầu…”. Sau khi được tiêm nhiễm liều thuốc an thần của Tập Cận Bình, khi trở về Mỹ hôm 30-3-2015 Henry Kissinger tuyên bố: “Hoa Kỳ nên cùng TQ tháo gỡ ngòi nổ và giảm thiểu tính khẩn trương của cuộc tranh luận về Biển Đông, để mở ra đối thoại về vấn đề này. Hoa Kỳ nên theo gương kiên nhẫn của Trung Quốc thể hiện rõ nhất qua hành động của cố lãnh tụ TQ Đặng Tiểu Bình, trong cố gắng xoa dịu các tranh chấp chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông”….Tại buổi Lễ Tang của Cố Thủ Tướng Singapore, Lý Quang Diệu, Henry Kissinger nhắc nhở: Lúc sinh thời ông Đặng Tiểu Bình đã giải quyết một số vấn đề mà ông phải đối mặt bằng cách chấp nhận rằng không phải vấn đề nào cũng phải được giải quyết trong thế hệ hiện tại mà có lẽ nên chờ thêm một thế hệ nữa, thay vì làm cho tình hình càng xấu hơn… Henry Kissinger cho hay các cuộc đối thoại song phương giữa Mỹ và TQ sắp diễn ra vào vào tháng 9 năm nay, và Kissinger bóng gió hy vọng: Tổng thống HK Barack Obama và Chủ Tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ hội kiến với nhau theo kế hoạch đã định trước: Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tìm cách đẩy mạnh hợp tác và xoa dịu những căng thẳng kể cả các căng thẳng liên quan tới các tranh chấp giữa TQ với các nước láng giềng trong khu vực… Trên thực tế, đoạn trích vừa kể ở trên là lập luận chủ yếu của Henry Kissinger. Sự mặc nhiên công nhận TQ và Mỹ có toàn quyền chia sẻ cho nhau những lợi ích trên Biển Đông không cần phải thông qua ý kiến các cường quốc khác như Nhật, Nga, Ấn Độ, Australia… và nhất là các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Thông qua quan điểm này, Henry Kissinger tự tố cáo mình chưa từ bỏ tư duy “thế giới lưỡng cực”, Mỹ và TQ chia nhau ngự trị thế giới cùng nhau hưởng lợi. Chủ nghĩa Đế quốc vẫn còn ngự trị chân dung chính trị của Henry Kissinger. Mặt khác, Henry Kissinger không theo kịp tình hình tranh chấp trên Biển Đông khi ông bảo: Mỹ sẽ hợp tác với Trung Quốc xoa dịu các căng thẳng liên quan tới tranh chấp giữa TQ với các nước láng giềng trong khu vực. Henry Kissinger ngây ngô đến độ đáng thương hại! Kẻ nằm mơ giữa ban ngày. Henry Kissinger chưa hề biết rằng Trung Quốc đã từng bảo Mỹ chớ nên xía vào việc tranh chấp giữa TQ và các nước trong khu vực nhất là các nước ASEAN. Bộ ngoại giao TQ có lần cảnh báo Mỹ “Shut Up”, không nên xiá vào việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa TQ và các nước trong khu vực. Cụ thể hôm đầu tháng Tư này, trước sự hung hãn thái quá của Trung Quốc trên Biển Đông, Tư Lệnh Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, Robert Thomas kêu gọi các nước ASEAN nên thành lập một đoàn tuần tra chung trên Biển Đông. Liền sau đó ông bị báo chí Bắc Kinh xỉa xói tố cáo ”sách lược khuấy động Biển Đông của Robert Thomas chắc chắn sẽ bị thất bại”. Tại buổi lễ tang của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Henry Kissinger nhắc lại: lúc sinh thời, nhà Cách mạng Kinh tế Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, đã giải quyết một số vấn đề bằng cách chấp nhận rằng không phải là vấn đề nào cũng phải được giải quyết trong thế hệ hiện tại mà có lẽ chờ một thế hệ nữa, thay vì làm cho tình hình càng xấu hơn. Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông. ‘Sách lược đục nước béo cò’ chỉ có giá trị trong thời khoản nhất định nhất là một khi TQ hoàn thành kênh đào Kra, Xuyên Thái Lan. Chế độ tự do hàng hải trên Biển Đông và Biển Hoa Đông chắc sẽ đối mặt với nhiều thách thức do TQ tạo nên. Nhưng dù sao, chúng ta cũng phải công nhận rằng trong tình hình hiện tại cũng như trong quá khứ, sách lược ngoại giao của Henry Kissinger được nhiều người Mỹ ngưỡng vọng vì nó đậm chất Mỹ bởi ý niệm Mỹ là một quốc gia độc nhất gánh vác các sứ mệnh đặc biệt, tăng cường Tự do, An ninh, Thịnh vượng toàn cầu. Chính Kissinger đã đề xuất một nền chính trị vị lợi nhuận dựa trên vị thế nước Mỹ là một cường quốc hàng đầu của nhân loại không ai thay thế được. Nhưng ngày nay sư thoái lui của Mỹ trên toàn cầu đã để lại những hậu quả nghiệm trọng. Cụ thể là sự xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông, TQ tước đoạt quyền bá chủ của Mỹ trên Thái Bình Dương sau khi Mỹ triệt thoái toàn đại bộ phận quân đội ra khỏi vùng biển Philippines năm 1992. Với vị thế đang xuống, làm sao Mỹ có thể hy vọng Trung Quốc sẽ tuân thủ luật phân định biển của LHQ-UNCLOS-1982 khi chính Mỹ đã từ chối phê chuẩn ký vào công ước-UNCLOS-1982! Thiết nghĩ đây là lúc Henry Kissinger cần phải học hỏi Tổng thống Barack Obama và các nhà lãnh đạo tiến bộ của nền Chính trị Ngoại giao của Mỹ, cần phải từ bỏ tư duy về một nước Mỹ là trung tâm quyền lực, là cường quốc không ai thay thế được mà nên coi nưóc Mỹ như là đối tác không ai thay thế được. Có thế Mỹ mới hy vọng xây dựng được niềm tin trong đối thoại toàn cầu và Biển Đông