Kế hoạch tổng thể của Nhật để đánh bại Trung Cộng khi có chiến tranh – TÐV KBĐN
Trong những năm gần đây, có một sự chú ý đáng kể nhắm vào lực lượng Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN). Trung Cộng, với ngân sách quốc phòng gia tăng gấp 10 lần trong thời gian 25 năm qua, tài trợ cho việc xây dựng một lực lượng Hải quân hùng mạnh và tân tiến. Sự việc nầy bao gồm việc xuất hành ra khơi của hàng không mẫu hạm Liêu NInh, và các đội Thiết giáp hạm, Khu trục hạm, Hộ tống hạm, Tiếp vận hạm và các chiến hạm đổ bộ tấn công khác.
Lực lượng HQ/QĐNDGP/TC thật sự là một lực lượng đáng quan tâm, nhưng địa lý vùng biển tại địa phương lại là một thách thức cho TC trong thời gian chiến tranh. Nhật đã kiểm soát một dãy các quần đảo tạo nên eo biển Miyako, thủy lộ duy nhứt mà các lực lượng hải quân TC phải đi ngang qua nằm ở vùng biển Tây Thái Bình Dương. Lực lượng Nhật Bản đã củng cố chặt chẽ vùng đão Ryukyus , đủ sức ngăn chận hoàn toàn sự lưu thông qua eo biển nầy.
Trước đây, quần đão Ryukyus đã được xử dụng để phòng thủ nước Nhật. Okinawa, cửa ngỏ của đảo quốc, nơi trấn thủ của quân đội Nhật trong thế chiến thứ II; sau đó đã bị quân Đồng Minh chiếm đóng.
Còn phân nửa phía Nam, các đảo Sakashima, đã đượt dùng làm căn cứ xuất phát cho các đội phi công cảm tử (kamikaze) trong trận chiến Okinawa.
Nhật Bản cũng như Trung Cộng đã dành ¼ ngân sách quốc phòng có thể dùng vùng đảo Kyukyus để thực hiện kế hoạch “Chống truy cập, Vùng Phủ nhận” (Anti-Access, Area Denial- A2/AD) trong eo biển Miyako. Tương tự như bất cứ chiến lược A2/AD nào, một kế hoạch cho vùng eo biển như thế cần phải có sự tiêu tốn cần thiết để vượt qua.
HQ/QĐGPND/TC có 3 hạm đội trong đó hai hạm đội được xử dụng: hạm đội Bắc Hải có căn cứ tại Thanh Đảo (Qingdao) trấn giữ vùng Hoàng Hải, trong khi hạm đội Đông Hải, căn cứ tại Ningbo, trấn giữ vùng phía Đông biển Trung Hoa (Hoa Đông).
Cả hai hạm đội Đông Bắc và Đông Hải có 16 khu trục hạm, 32 thiết giáp hạm, 5 tàu ngầm nguyên tử tấn công, khoảng 40 tầu ngầm mới và cũ, chạy bằng dầu và điện. Hỗ trợ cho lực lượng nầy, gồm lực lượng Không quân/QĐGPND/TC, Bộ Binh/QĐGPND/TC, hải lục Không quân và lực lượng tên lửa đạn đạo quy ước của Quân đoàn 2 Pháo binh.
Hải trình trực tiếp giữa hai hạm đội TC là eo biển Miyako, một hành lang tạo thành bởi quần đảo Sakishima của Nhật, với bề ngang 160 hải lý giữa hai đảo Miyako và Okinawa trước khi vào biển Thái Bình Dương. Lực lượng đặc nhiệm HQ/TC gần đây có thói quen dùng hải lộ nầy.
Thật khó mà tiên đoán chính xác việc xung đột giữa Nhật Bản và Trung Cộng, nhưng trong nhiều kịch bản, TC sẽ phải tăng cường vùng eo biển Miyako và Nhật sẽ có lợi thế để chuẩn bị chiến trường cũng như khả năng khai triển mạng đa tầng viễn thám (multi-layered network of sensors) và vũ khí.
Hệ thống radar AN/TPY-2 có thể chống đở các đạn đạo của Quân đoàn 2 Pháo binh/TC; ngoài ra, còn được sự hỗ trợ của lực lượng Phòng thủ Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) gồm 4 khu trục hạm, pháo hạm và thiết giáp hạm. Thêm nữa, các đội ngăn chận Patriot PAC-2 và PAC-3 có thể cung ứng cho hệ thống phòng không chống lại máy bay và đạn đạo của địch.
Ba chiến đấu cơ do thám RQ-4 Global Hawk đang được Nhật đặt mua, có khả năng giám sát đại dương, nhận dạng các chiến hạm của HQ/TC, cung ứng chính xác các mục tiêu cho BCH liên quân Nhật. Chúng cũng quan sát địa hình lục địa TQ, theo dõi các hoạt động hàng không, không gian, phi trường, bến cảng, căn cứ hỏa tiển và những cơ sở khác.
Tóm lại, mặc dầu chưa hoạt động trong hiện tại, Nhật cũng có khả năng khai triển hàng loạt hydrophone dọc theo eo biển, tương tự như hệ thống SOSUS Network đã bao phủ vùng Bắc cực Greenland-Iceland-United Kingdom trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Hệ thống nầy có khả năng giúp Nhật theo dõi tàu ngầm TC trong thời bình và tiêu diệt hữu hiệu trong thời chiến.
Bộ tư lịnh Nhật chịu trách nhiệm phòng thủ vùng eo biển Ryukyus, nhận thông tin từ các tín hiệu của Hải, Lục, Không quân và dưới lòng biển, tổng hợp lại thành một bức tranh tổng thể của trận địa. Sau đó, Bộ tư lịnh có thể xử dụng các tin tức tình báo trên để điều động lực lượng ứng chiến trả đủa các yếu điểm của lực lượng TC trên cả hai phương diện kỹ thuật và chuyên môn.
Hiện tại hạm đội Nhật có 16 tiềm thủy đỉnh và sẽ tăng cường lên 22, sẽ trở thành lực lượng phòng thủ hữu hiệu nhất. Hạm đội tàu ngầm JMSDF gồm các thế hệ mới Soryu và thế hệ cũ Oyashio, loại chạy bằng dầu cặn và điện là một trong số những lực lượng thiện nghệ, và có công nghệ cao nhất trên thế giới. Ý tưởng trên tăng cường thêm sức mạnh cho lực lượng tiềm thủy đỉnh (submarine warfare) của Nhật mà làm yếu đi lực lượng chống tiềm thủy đỉnh ( anti- submarine warfare ) ASW của TC.
Giả định có một cuộc chiến đột biến, với 11 tiềm thủy đỉnh JMSDF, trừ một phần trấn thủ vùng biển giáp biên giới Nga, Nhật có thể huy động 8 vào cuộc ngay. Hành quân trên một chiến tuyến dài từ Đài Loan đến đảo Kyushus, phía nam Nhật Bản, HQ TC cần phải ứng phó với trung bình 1 tiềm thủy đỉnh Nhật trong mỗi 82 hải lý. Đây là một điều không dễ dàng cho TC.
Không quân Nhật, Lực lượng Không quân Tự vệ (ASDF) cũng đóng một vai trò chủ chốt, phối hợp với Lực lượng tiềm thủy đỉnh MSDF cung ứng mạnh mẽ trong chiến đấu. Hành quân từ Okinawa và Ryukyus , phi đội E-767 và E-2D sẳn sáng ứng chiến, có thể khám phá máy bay địch và điều khiển không chiến ngay. Phi cơ chiến đấu F-15J sẽ được tung lên để ngăn chặn máy bay địch. Các F-15J cũng được xử dụng để phá hủy các máy bay chuyên chở lính nhảy dù, và máy bay tiếp tế xăng dầu; từ đó làm suy giảm nghiêm trọng lực lượng không quân TC hành quân trên không phận Nhật.
Tuy nhiên, không phận yểm trợ vùng Ryukyus bị hạn chế, ưu tiên sẽ đặt vào phi cơ F-15J. Đối với việc hỗ trợ từ những căn cứ xa so với lãnh thổ Nhật, chiến đấu cơ JASDF F-2 sẽ được dùng đến với thiết bị radar tầm trung vừa được tân trang là AAM-4B điều khiển các hỏa tiển không đối không. Các chiến đấu cơ F-2 mang hỏa tiển chống chiến hạm loại Type 93 cũng được thực hiện chống chiến hạm, tiềm thủy đỉnh của địch.
Lực lượng không quân tầm tra thuộc MSDF gồm các máy bay Kawasaki P-1 hiện đại, và P-3C Orion loại cũ, có nhiệm vụ trinh sát, và truy lùng tiềm thủy đỉnh TC. Nhật hiện có 90 P-3C và một số P-1.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, lực lượng MSDF sẽ thiết lập ít nhất hai hải đội đặc nhiệm tập trung vào hai loại chiến hạm chở trực thăng thuộc thế hệ Hyuga và Izumo. Mỗi chiến hạm được có ít nhất 6 trực thăng trang bị vũ khí chống tàu ngầm, chuyên truy lùng tàu ngầm TC trong một phạm vi rộng lớn. Mỗi chiến hạm sẽ được bảo vệ bởi khu trục hạm Aegis thuộc thế hệ Kongo hay Atago. Những lực lượng đặc nhiệm khác vận chuyễn chung quanh khu trục hạm Aegis, trách nhiệm bao vùng chống hỏa tiển đạn đạo quy ước.
Để yểm trợ cho kế hoạch A2/AD, Nhật tổ chức một hạm đội “chiến đấu đường phố” (street fighters) gồm những tàu tuần tra 200-ton thuộc thế hệ Hyabusa trang bị tên lửa dẫn đường (guided missile). Có Sáu chiếc với vận tốc 46 hải lý / giờ, mỗi chiếc trang bị bốn hỏa tiển chống tàu SSM-1B, tương đương với hỏa tiển Hoa Kỳ Harpoon . Các loại tàu nầy có khả năng tấn công chớp nhoáng các tàu TC , rồi chạy thoát (hit and run) hoặc lẫn trốn trong các đảo Sakishima khi bị truy kích.
Sau cùng, chiến hạm chống hỏa tiển Type-88 có căn cứ từ trên bờ sẽ cầm chân các lực lượng TC trong vùng vịnh, phòng ngừa việc đổ bộ vào các đảo ở Miyakojima, Ishigajima, và ngay cả Okinawa. Những hỏa tiển nầy không những bảo vệ các đảo đông dân cư, chúng còn chế ngự chiến trường, tạo ra những vùng làm cho chiến hạm TC phải luôn luôn lo lắng về nhiều mối đe dọa. TC sẽ còn gặp nhiều khó khăn để triệt tiêu các hệ thống Type-88 lưu động nầy.
Nhật có nhiều giàn phóng hòa tiển Type-88, trang bị 6 hỏa tiển trên mỗi xe. Type-88 có tầm xa gần 100 hải lý, đều đó có nghĩa là, nếu trang bị hỏa tiển ở Miyakijima và Okinawa, eo biển trong vùng sẽ được bảo vệ hoàn toàn. Trên lý thuyết, các hỏa tiển trên đất liền và hỏa tiển chống tàu trên các đảo đông dân cư đều có khả năng nhắm vào mục tiêu là tàu TC trong vùng biển từ Đài Loan cho đến đảo Kyusus. Cần nên biết thêm là, trong những năm gần đây, Nhật Bản đã từng thực tập khai triển các hỏa tiển trên trong eo biển nầy.
Điều đáng chú ý là, các cuộc hành quân hỗn hợp cho chiến dịch JSDF A2/AD thường gặp khó khăn. Trong quá khứ, lực lượng quân sự Nhật thường có khuynh hướng trùng lấp cơ cấu của nhiều khả năng chiến đấu, như nhiều cơ quan thu thập tin tức tình báo từ nhiều nguồn khác nhau, và thiếu hợp nhất hữu hiệu trong việc chỉ huy. Theo kịch bản của người viết, Bộ chỉ huy các lực lượng hỗn hợp sẽ điều khiển các lực lượng trên không, đất liền, và biển hướng về một mục tiêu chung.
Trong tầm nhìn đó, bộ chỉ huy liên quân cần có khả năng liên lạc, trao đổi với tất cả mọi lực lượng của mình bằng những phương tiện thật an toàn. Nếu không có khả năng tiếp nhận thông tin và trao chuyển các mệnh lệnh trên một vùng rộng lớn, hệ thống phòng thủ của Nhật có thể sẽ bị tách ra từng miếng (piecemeal) và sẽ bị đánh bại ngay. Tiếp nhận hệ thống thông tin kỹ thuật số hiện đại như hệ thống US Standard Link 16 của Hoa Kỳ sẽ giúp bảo đảm sự liên lạc an toàn ngay cả trước hệ thống điện tử gây nhiễu sóng của TC.
Dù sao đi nữa, hầu hết các hệ thống hỗ trợ chiến lược nầy đều đã thực hiện tại chỗ. Thêm nữa, các hệ thống như SOSUS cho Ryukyus, hệ thống truyền tin kỹ thuật số, và hệ thống điều hành liên quân hỗn hợp thành thạo rất dễ thực hiện và không quá tốn kém. Các cải thiện khác như hỏa tiển chống chiến hạm siêu âm XASM-3, phi cơ chiến đấu F-35, cũng như các khu trục hạm Aegis hiện đang trên đường đến Nhật Bản.
Kế hoạch A2/AD của Nhật cũng giống như chiến lược của môn võ aikido, chú trọng vào việc tự vệ. Aikido chuyên dùng sức lực và đà quán tính của đối phương để chống lại đối phương. Tương tự, lực lượng MSDF sẽ đưa dẫn địch thủ vào vùng eo biển Ryukyus, ra xa khỏi tầm yểm trợ của các lực lượng trên bờ , rồi đánh bại tại đó. Chiến lược nầy sẽ phù hợp hơn với khuynh hướng hòa bình của công chúng Nhật, và dễ dàng được chấp nhận hơn về phương diện chính trị.
Nước Nhật không thể hy vọng bắt kịp mức chi tiêu quốc phòng của TC. Tuy nhiên, nước Nhật cũng đã gia tăng ngan sách quốc phòng hai năm liền, mức chi tiêu nầy rất khiêm tốn và phù hợp với hiệu năng kinh tế tầm thường của Nhật Bản. Chiến lược A2/AD là một phương cách tiết kiệm để ngăn chận TC trong thời bình, và đánh bại quốc gia nầy trong thời chiến.
—————-
KBĐN dịch theo tài liệu “Japan’s Master Plan to Defeat China in a War” của Kyle Mizokami.
Ghi chú: Kyle Mizokami là một văn sĩ có trụ sở ở San Francisco, viết cho báo The Diplomat, Foreign Policy, War is Boring and The Day Beast (Chiến tranh buồn chán và Súc vật ban ngày). Năm 2009, ông là đồng sáng lập blog Japan Security Watch. Bạn có thể truy cập ông trên Twitter. @KyleMizokami.Image.