Mục đích thực sự của Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) là gì?
Theo Đại Kỹ Nguyen – Bởi: Valentin Schmid, Epoch Times – 25 Tháng Ba , 2015
Mỹ muốn cô lập TC trong dự án Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) tuy nhiên hiện nay các nước đồng minh Châu Âu lại đang tham gia vào dự án này. Sau khi suy xét kỹ lưỡng, các vấn đề xoay quanh Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) có liên quan đến chính trị chứ không phải kinh tế. Vì vậy, chúng ta hãy đi thẳng vào vấn đề kinh tế. AIIB là một tổ chức được thành lập bởi TC và Ấn Độ vào năm 2014, với 50 – 100 tỷ đô la Mỹ dùng để cho vay, do đó nó lấy tên là “Ngân hàng”. Ngân hàng này sẽ cho các dự án thuộc khu vực tư nhân và chính phủ ở châu Á vay vốn, chủ yếu là cơ sở hạ tầng, do đó nó lấy tên là “Đầu tư và Hạ tầng” Các tổ chức quốc tế tương đương bao gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đã thực thi việc này trong nhiều thập kỷ qua, có những lúc thành công, cũng có những lúc thất bại.
Trên thực tế, các quốc gia Châu Âu và châu Úc có thể kiểm soát các hoạt động của ngân hàng này từ bên trong chứ không phải bên ngoài, và cả Hoa Kỳ cũng vẫn có quyền lựa chọn như vậy.
Mục đích việc làm trên là để phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á, một điều khó có thể là vấn đề tiêu cực. Bên cạnh đó, khi so sánh với ADB (163 tỷ đô la Mỹ), IMF (737 tỷ đô la Mỹ), và WB (352 tỷ đô la Mỹ), thì quy mô của AIIB khá là nhỏ. Vậy, phải chăng có gì đó mờ ám? Chuyên gia bình luận quốc tế người Úc Greg Sheridancho biết tất cả đều liên quan đến chính trị: “Quyết định của chính quyền Abbott trong việc kí kết đàm phán gia nhập ngân hàng khu vực của TC đã được Tony Abbott báo trước vào cuối tuần qua, tiêu biểu cho một sự thất bại nữa về ngoại giao của Tổng thống Barack Obama ở khu vực châu Á.” Vì một vài lý do, chính quyền Obama muốn cô lập TC trong dự án này, kêu gọi các quốc gia châu Úc và châu Âu không được tham gia. Việc làm này đã thất bại, vì Anh, Đức, Ý, và Pháp hiện đang tiến hành đàm phán để gia nhập. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ tạo áp lực lên các quốc gia châu Âu và châu Á khiến họ không tham gia vào dự án là hầu như không cần thiết. Đúng vậy, Hoa Kỳ giữ thế cân bằng với TC trong khu vực vì một vài lý do tốt, nhưng AIIB không nằm trong những lý do này. TC tự mình đã tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á trong những năm qua, nhưng thường bị chỉ trích nặng nề về việc quản lý các dự án. Nếu TC phát triển cơ sở hạ tầng cùng với các quốc gia Châu Âu và châu Úc, thì thực ra sức ảnh hưởng của nó sẽ bị giảm đối với riêng từng dự án. Trên thực tế, các quốc gia Châu Âu và châu Úc có thể kiểm soát các hoạt động của ngân hàng này từ bên trong chứ không phải bên ngoài, và Hoa Kỳ cũng vẫn có quyền lựa chọn như vậy.