Nhiều nước Châu Âu gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nhiều nước Châu Âu gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB)

Theo RFIThu Hằng18-03-2015     

Thứ Tư ngày 18/03/2015, truyền thông và chính thức của Trung Cộng (TC) hoan nghênh quyết định của nhiều nước Châu Âu, trong đó có Pháp, gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) do Bắc Kinh khởi xướng. Đồng thời, TC cũng chế nhạo ý kiến chống đối của Washington đối với dự án.
Thứ Ba, 17/03, theo gót Anh quốc, Pháp, Đức và Ý đã đồng loạt công bố ý định trở thành «sáng lập viên tiềm năng» của AIIB với mục đích cấp vốn cho các công trình cơ sở hạ tầng trong khu vực Châu Á. Được TC nêu lên hồi tháng 10/2014, AIIB sẽ có trụ sở tại Bắc Kinh với số vốn ban đầu lên tới 50 tỉ đô la. Tuy nhiên, Washington kịch liệt phản đối dự án trên. Ngân hàng này sẽ cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB), cũng như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) do Hoa Kỳ và Nhật Bản chi phối. Như vậy, sự ra đời của AIIB sẽ làm căng thẳng thêm các cuộc tranh giành quyền lực và ảnh hưởng trong bối cảnh đã khá phức tạp giữa các định chế tài chính quốc tế. Tân Hoa Xã nhận định, thông báo của ba nước Châu Âu là «một quyết định dũng cảm nhưng hợp lý và là một thông điệp rõ ràng cho một nước Hoa Kỳ nóng nảy, đầy hoài nghi». Trong khi Washington đang nỗ lực huy động các đồng minh thành một liên minh chống AIIB, cơ quan thông tấn TC nhận định nước Mỹ bị cô lập và sẽ càng bị cô lập hơn nếu vẫn khăng khăng đứng ngoài. Còn tờ Thời Báo Hoàn cầu, một trong những cơ quan truyền thông chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh giá rằng đây là «thắng lợi của Trung Quốc trước Hoa Kỳ trong cuộc đua trên hồ sơ AIIB, đồng thời qua đó, sẽ đạt được những quyền lợi quan trọng trong tương lai». Loay hoay trong bối cảnh kinh tế ảm đạm, các nước Châu Âu muốn tranh thủ AIIB để có những cơ hội đầu tư tại Châu Á. Không thẳng thắn chỉ trích liên minh này, ngày 17/03 vừa qua, Hoa Kỳ đã khẳng định lại mối bận tâm của mình về các tiêu chuẩn quản lý của AIIB, cũng như về các vấn đề quyền lợi của người lao động, môi trường hay tình trạng tham nhũng. Còn nhật báo China Daily khẳng định «AIIB không phải là một công cụ quyền lực mềm của Trung Quốc và sự phản đối của Hoa Kỳ chỉ phản tác dụng. Washington và Bắc Kinh không có lý do gì để đối đầu nhau». Tờ báo cũng nhấn mạnh rằng: «Washington luôn kêu gọi Bắc Kinh hành động mạnh mẽ và có trách nhiệm trên trường quốc tế. Dự án AIIB là phúc đáp cho lời kêu gọi này». Thời Báo Hoàn Cầu kết luận: «AIIB đáp ứng lợi ích của phần lớn các quốc gia. Có thể cuối cùng Hoa Kỳ cũng quyết định gia nhập. Điều này không có gì là không thể».