Mỹ triển khai chiến lược kéo Ấn Độ vào Biển Đông

Cac Bai Khac

No sub-categories

Mỹ triển khai chiến lược kéo Ấn Độ vào Biển Đông

Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Robin Dhowan và Đô đốc Mỹ Harry Harris – DR

Theo RFI – Trọng Nghĩa

Hải quân Ấn Độ hoàn toàn có quyền tự do đi lại tại Biển Đông. Nội dung phát biểu trên đây của Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ vào hôm qua 03/03/2015 được đánh giá là một dấu hiệu mới cho thấy là Hoa Kỳ đang từng bước triển khai chiến lược khuyến khích Ấn Độ can dự dứt khoát hơn vào Biển Đông, trong bối cảnh vùng biển này đang bị Trung Cộng cậy sức thao túng.
Nhân chuyến ghé thăm Ấn Độ, vào hôm qua, Đô đốc Mỹ Harry Harris Jr đã có cuộc tiếp xúc với Đô đốc Ấn Độ Robin Dhowan, Tư lệnh Hải quân Ấn, cũng như nhiều quan chức khác. Phát biểu sau cuộc gặp, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã không ngần ngại tố cáo các chiến thuật «khiêu khích» của TC tại Biển Đông, đã «nâng cao mức độ căng thẳng» trong khu vực. Đô đốc Mỹ đã dẫn chứng nhận định của ông bằng sự kiện Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa: «Tôi rất quan ngại trước tiến trình bồi đắp, xây dựng của TC. Tôi cho rằng, đó là hành vi khiêu khích, khiến cho căng thẳng leo thang ở Biển Đông, và ở các nước ven Biển Đông. Do đó, tôi rất lo ngại về điều đó». Trong tình hình đó, Đô đốc Harris kêu gọi tất cả những ai quan tâm đến quyền tự do hàng hải là: «Phải chú ý đến những gì TC đang làm ở Biển Đông và những hoạt động cải tạo đất đai dồn dập của nước này. Những hành động đó đang làm thay đổi nguyên trạng và thực tế ở đấy». Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào: «Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.» Lời khuyến khích Ấn Độ can dự vào Biển Đông quả thực là rất rõ ràng. Theo giới quan sát, chủ trương của Mỹ là thuyết phục được Ấn Độ tích cực hơn trong hồ sơ Biển Đông, qua đó chia lửa với Hoa Kỳ trong việc đối phó với tham vọng khống chế toàn khu vực của TC. Mong muốn của Mỹ như ngày càng được phía Ấn Độ đáp ứng, đặc biệt là từ phía các giới lãnh đạo quân sự, từng tỏ ý bất bình trước các hành động khiêu khích hay hù dọa của TC nhắm vào Hải quân Ấn Độ trước đây khi đi qua vùng Biển Đông.