Tin Thế Giới – 7/2/2015
TT Pháp: Đề nghị hòa bình là ‘cơ hội chót’ để chấm dứt khủng hoảng Ukraine – Đàm phán về việc chấm dứt khủng hoảng Ukraine sẽ tiếp tục vào Chủ nhật
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng đề nghị hòa bình do Pháp và Đức đưa ra và đang được thảo luận là “một trong những cơ hội chót” để chấm dứt giao tranh ở miền đông Ukraine.
Ông Hollande phát biểu như vậy ngày hôm nay 7/2 tại hội nghị an ninh ở Munich, sau khi cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel thảo luận về đề nghị này với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhà lãnh đạo Pháp nói rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếu không có một thỏa thuận hòa bình lâu dài.
Cũng tại hội nghị Munich, bà Merkel cho biết hiện chưa rõ kế hoạch hòa bình có thành công hay không. Bà cũng phản đối những ý kiến cho rằng các nước Tây phương nên cung cấp vũ khí cho Ukraine. Bà nói rằng việc có thêm vũ khí sẽ không giải quyết được vụ xung đột này.
Người chỉ huy lực lượng NATO ở Âu châu, ông Philip Breedlove, nói rằng Tây phương không nên loại bỏ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự ở Ukraine. Ông Breedlove ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine nhưng không phái binh sĩ đến tác chiến trên bộ.
Cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine đã kết thúc sáng nay mà không có kết quả cụ thể, nhưng một phát ngôn viên Nga nói rằng công tác về kế hoạch này đang tiếp diễn.
Phát ngôn viên Dmitry Peskov cho hay Tổng thống Putin cùng với Thủ tướng Merkel, Tổng thống Hollande và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko sẽ tham gia cuộc thảo luận bốn bên qua điện thoại vào ngày mai.
Putin đã tiếp bà Merkel và ông Hollande hồi tối thứ Sáu ở Moscow để bàn về một đề nghị hòa bình nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy của phe đòi ly khai thân Nga kéo dài 10 tháng nay ở miền đông Ukraine. Các giới chức, trong đó có ông Peskov, mô tả cuộc họp này là “có thực chất và có tính chất xây dựng” nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Các nguồn tin của Pháp nói rằng cuộc thảo luận ngày mai sẽ tập trung vào việc phục hồi thỏa thuận hòa bình ký kết hồi tháng 9 mà cả hai phe lâm chiến đều bác bỏ. Hơn một phần tư số tử vong của cuộc nổi dậy đã xảy ra sau thỏa thuận ngưng bắn đó.
Ukraine đòi hỏi là thỏa thuận mới phải tôn trọng ranh giới ngưng bắn đã được tán đồng hồi tháng 9 và không thể bao gồm những phần đất mà phiến quân đã chiếm được trong những cuộc giao tranh ác liệt trong vài tuần qua. – Theo VOA
Nổ bom ở Baghdad giết chết ít nhất 34 người – Tòa Bạch Ốc: Không có bằng chứng Jordan giết chết phụ nữ Mỹ bị IS giam giữ
Các giới chức an ninh Iraq cho biết một loạt những vụ nổ bom ở Baghdad ngày hôm nay đã giết chết ít nhất 34 người và gây thương tích cho mấy mươi người khác.
Trong vụ thứ nhất, một kẻ nổ bom tự sát kích nổ quả bom tại một đường phố đông người, giết chết ít nhất 22 người và làm bị thương mấy mươi người.
Không lâu sau vụ này, hai quả bom đã phát nổ tại ngôi chợ Sharqa đông người mua bán, giết chết ít nhất 10 người.
Vụ nổ thứ ba ở thủ đô của Iraq làm hai người thiệt mạng và gây thương tích cho một số người khác.
Những vụ tấn công xảy ra vào ngày mà chính phủ định thu hồi lệnh giới nghiêm ban đêm ở Baghdad đã được áp dụng từ nhiều năm qua.
Chưa ai lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công.
Trong một diễn tiến khác, hài cốt của ít nhất 16 người thuộc nhóm tôn giáo thiểu số Yazidi đã được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể ở miền bắc Iraq. Yazidi là những người sắc tộc Kurd theo tôn giáo cổ có liên hệ với việc thờ Thần Mặt Trời.
Nhóm người này bị phân biệt đối xử từ nhiều thế kỷ, nhất là bởi những người Hồi giáo ở các nước Ả Rập hiểu lầm về tôn giáo của họ.
Ngoài ra, các giới chức Tòa Bạch Ốc cho biết họ không thể xác nhận tuyên bố của nhóm Nhà nước Hồi giáo là một vụ không kích của Jordan đã giết chết một nữ nhân viên cứu trợ người Mỹ bị nhóm này bắt làm con tin.
Giới hữu trách Mỹ cho biết như thế hôm thứ Sáu, sau khi các giới chức Jordan gọi tuyên bố của Nhà nước Hồi giáo là “luận điệu tuyên truyền của bọn tội phạm.”
Jordan đã thực hiện những vụ không kích nhắm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo sau khi nhóm khủng bố này giết chết một viên phi công Jordan bị bắt ở Syria hồi tháng 12. Nhiều người nghi ngờ tính xác thực của tuyên bố cho rằng người phụ nữ Mỹ bị thiệt mạng trong một vụ không kích, vì theo giới hữu trách Jordan, viên phi công của họ bị giết hại một tháng trước khi Nhà nước Hồi giáo phổ biến một đoạn băng video cho thấy nạn nhân bị thiêu sống.
Gia đình của phụ nữ Mỹ cho biết bà này tên Kayla Mueller, quê ở tiểu bang Arizona. Bà bị nhóm Nhà nước Hồi giáo bắt giữ khi rời khỏi một bệnh viện ở thành phố Aleppo năm 2013.
Những người quen biết bà Mueller nói rằng bà rất xúc động trước sự đau khổ của người nghèo và những người bị mắc kẹt trong chiến tranh và khủng bố. Bà đã tham gia những hoạt động cứu trợ ở Syria và tình nguyện làm việc cho các tổ chức cứu trợ ở vùng Tây Ngạn và Ấn Độ. – VOA
Trung Cộng có kế hoạch đóng thêm 3 tàu sân bay
TC đang có kế hoạch đóng thêm 3 tàu sân bay để điều động ra Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp với các nước láng giềng đang gia tăng căng thẳng.
Dù chưa được xác nhận chính thức, chuyên gia quốc phòng TC Tào Vệ Đông cho biết TC theo đuổi một chính sách quốc phòng mang tính phòng thủ và cần bốn tàu sân bay để đáp ứng nhu cầu hiện tại của mình, đặc biệt là để triển khai ở Biển Đông.
Tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời ông Tào nói rằng nếu TC có 4 tàu sân bay, 2 chiếc ở Biển Đông và 2 chiếc ở miền bắc TC, thì những tàu này mới có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Cho đến nay, TC chỉ mới có tàu sân bay Liêu Ninh. Hạ thủy vào tháng 9 năm 2012, tàu Liêu Ninh được tân trang lại sau khi thân tàu được mua từ Ukraine và đã được đưa vào hoạt động từ năm 2013.
Tàu Liêu Ninh chủ yếu được coi như là tàu sân bay thử nghiệm. Một số tin tức cho biết TC hiện đang đóng thêm hai chiếc nữa.
TC đã nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong bối cảnh Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á và giữa lúc tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Nhật Bản và các nước Đông Nam Á ngày càng căng thẳng. – Theo VOA
Tin Hoa Kỳ – TNS McCain hối thúc HK không gửi tàu sân bay sang thăm Trung Cộng — HK chính thức mời Shinzo Abe và Tập Cận Bình đến thăm HK
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, đã hối thúc Ngũ Giác Đài không gửi tàu sân bay của Mỹ đến TC trong lúc Ngũ Giác Đài đang cân nhắc một lời mời của TC cho một chuyến cập cảng lịch sử.
Gọi những tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ là “một trong những công cụ quân sự tinh vi và gây chết người nhất trong lịch sử thế giới,” ông McCain nói sẽ là một sai lầm chính trị và mang tính biểu tượng cho Hải quân Mỹ nếu chấp nhận lời mời của phía TC cho một trong những chiến hạm khổng lồ của Mỹ ghé thăm nước này.
Ông McCain nói việc này sẽ được nhìn nhận như sự tôn trọng của Mỹ dành cho TC, dù Bắc Kinh đã có những hành vi hung hăng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Ông nói đó sẽ là một tín hiệu sai lạc gửi tới những đồng minh và đối tác trong khu vực.
Tư lệnh Hải quân TC, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, tháng 7 năm ngoái đã gợi ý với người tương nhiệm Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh hoạt động Hải quân Mỹ xem xét gửi một tàu sân bay của Mỹ đến thăm hải cảng. Giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói chưa có quyết định nào được đưa ra.
Một phần lý do mà TC quan tâm đến việc sắp xếp một chuyến thăm như vậy là vì lực lượng Hải quân nước này đang nỗ lực phát triển hạm đội tàu sân bay của riêng mình. Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của TC, đã hoàn tất những chuyến thử nghiệm trên biển đầu tiên vào năm ngoái.
Ngũ Giác Đài cũng đang tìm kiếm những mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với TC. Quan hệ quân sự giữa hai nước đã dần dần được cải thiện kể từ tháng 1 năm 2010, khi Bắc Kinh ngưng những chuyến thăm quân sự và trao đổi với Washington để phản đối thương vụ vũ khí của Mỹ với Đài Loan.
Một số nhà lập pháp của Mỹ đã tỏ ra hoài nghi về nỗ lực thắt chặt quan hệ quân sự với Quân đội TC.
Ngoài ra, Hoa Kỳ đã mời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch TC Tập Cận Bình viếng thăm chính thức Washington. Nhà Trắng hôm 06/02/2015 loan báo như trên. Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cũng sẽ được đón tiếp tại thủ đô nước Mỹ trong năm nay.
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama, bà Susan Rice tuyên bố: “Nhằm tăng cường quan hệ tại khu vực quan trọng này của thế giới, tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã mời Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức đến thăm Hoa Kỳ”. Không có thời điểm cụ thể nào cho hai chuyến công du trên được công bố.
Bà Rice cũng cho biết Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cũng sẽ được đón tiếp tại thủ đô nước Mỹ trong năm nay.
Chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nhật diễn ra trong bối cảnh việc thương lượng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) – hiệp định tự do mậu dịch gồm 12 quốc gia trong đó có Nhật Bản nhưng TC bị loại ra ngoài – đang bước vào giai đoạn cuối cùng.
Ông Obama đã gặp gỡ Tập Cận Bình tại Washington vào đầu năm 2012, lúc đó ông Tập chỉ mới là Phó Chủ tịch nước. Như vậy chuyến viếng thăm Nhà Trắng năm nay là lần đầu tiên với vai trò người đứng đầu TC. Hồi tháng 6/2013, hai nguyên thủ cũng đã tiếp xúc không chính thức tại một trang trại ở California.
Đến tháng 11/2014, hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và TC gặp lại ở Bắc Kinh, cùng loan báo một thỏa thuận quan trọng về khí hậu. Là nước gây thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, TC tự ấn định