Châu Âu rúng động vì sự thách thức của tân Thủ tướng Hy Lạp
Ông Alexis Tsipras, 40 tuổi, tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Hy Lạp tại Athens, ngày 26/1/2015.
Theo VOA – Henry Ridgwell – 27.01.2015
LONDON— Vị thủ tướng trẻ nhất từ trước tới nay của Hy Lạp, ông Alexis Tsipras, 40 tuổi, đã tuyên thệ nhậm chức hôm thứ hai sau khi đảng cực tả Syriza của ông liên minh với các đảng cực hữu để thành lập chính phủ. Ông Tsipras cho biết ông sẽ phục hồi phẩm giá của Hy Lạp qua việc chấm dứt những khoản cắt giảm chi tiêu. Theo tường thuật của thông tín viên Henry Ridgwell của đài VOA ở London, sự thay đổi của Hy Lạp làm cho lục địa Châu Âu bị chấn động. Đảng cực tả Syriza của ông Alexis Tsipras giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử nhờ vào sự hứa hẹn chấm dứt chương trình kiệm ước. Ông hứa thương thuyết lại những điều kiện của kế hoạch cứu nguy trị giá 268 tỉ đô la của Liên hiệp Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Theo giáo sư Dionyssis Dimitrakopoulos của Đại học London, vị thủ tướng mới của Hy Lạp có thể đạt được mục tiêu đó. Các định chế của Liên hiệp Châu Âu và những nước thành viên khác biết rằng chương trình được thực thi ở Hy Lạp không mang lại những kết quả mà họ mong muốn. Cho nên phải có một sự thay đổi nào đó. Theo tôi, đây chính là nền tảng cho một cuộc thương lượng.
Đảng Syriza không đạt được thế đa số quá bán và đã phải liên minh với đảng Người Hy Lạp Độc lập thuộc phe cựu hữu để thành lập chính phủ. Giáo sư Dimitrakopoulos cho rằng đây là một liên minh lỏng lẻo. “Chất keo chống đối kế hoạch kiệm ước có thể mạnh, nhưng tôi không biết chắc là nó có đủ mạnh hay không. Bởi vì Hy Lạp đang đối mặt với rất nhiều vấn đề mà phải có một sự đồng thuận rộng rãi trong nước mới có thể giải quyết.” Chủ tịch Ủy hội Châu Âu Jean-Claude Juncker đã đưa ra một câu trả lời có tính chất ngoại giao khi được hỏi về việc Hy Lạp đòi thương thuyết lại. “Chúng tôi có những qui định và những qui định của chúng tôi được lập ra thông qua một thỏa thuận chung với giới hữu trách Hy Lạp. Chúng tôi đang chờ xem những đòi hỏi của tân chính phủ Hy Lạp là những đòi hỏi như thế nào.” Nước Đức được xem là lực đẩy chính cho kế hoạch kiệm ước. Các giới chức ở Berlin nói rằng tốt hơn hết là Hy Lạp nên rời khỏi khu vực sử dụng đồng euro. Tuy nhiên, theo ông Christian Odendahl, một nhà phân tích của Trung tâm Cải cách Châu Âu ở London, phát biểu đó chỉ có mục đích lấy lòng công chúng nước Đức. “Bà Angela Merkel là một chính khách rất thận trọng. Cho nên trước khi xem xét tới việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro, bà ấy cần phải biết chắc là việc đó không gây ra những tác động tiêu cực cho những nước còn lại trong khu vực đồng euro. Và tôi không thể tưởng tượng là bà ấy có thể biết chắc về điều đó, cho nên tôi nghĩ rằng không có chính khách nào ở Đức thật sự muốn thúc đẩy cho Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro.” Giáo sư Dionyssis Dimitrakopoulos tán đồng nhận định đó. Ông nói rằng sự ra đi của Hy Lạp có thể gây ra quá nhiều thiệt hại cho cả Athen lẫn Brussels. “Điều này không có lợi cho bất cứ ai và việc Hy Lạp rút ra khỏi khu vực đồng euro không chỉ dính líu tới Hy Lạp mà còn dính líu tới Đức, Pháp và nhiều nước khác. Bởi vì câu hỏi kế tiếp sẽ là nước nào sẽ là nước kế tiếp rời khỏi khu vực euro.” Câu hỏi đó đang được nêu ra tại các thủ đô của các nước Châu Âu. Tây Ban Nha cũng nhận một kế hoạch cứu nguy và đối mặt với một cuộc bầu cử trong năm nay. Đảng Podemos có chủ trương chống kiệm ước đã tỏ ý hoan nghênh kết quả của cuộc bầu cử ở Hy Lạp. Chủ tịch đảng này, ông Pablo Iglesias, phát biểu như sau. “Chúng tôi tin rằng chiến thắng của đảng Syriza ở Hy Lạp đã chứng minh sự thất bại của các chính sách kiệm ước.” Các nhà lãnh đạo ở Brussels giờ đây đang đối mặt với những cuộc thương lượng gay go với Athens. Các nhà phân tích cho rằng nếu Liên hiệp Châu Âu nhượng bộ quá nhiều thì những nước khác ở Châu Âu có nhiều nợ nần sẽ nối gót Hy Lạp. Tuy nhiên, việc ép buộc Hy Lạp tuân hành những điều kiện của kế hoạch cứu nguy có thể khiến cho Athens rời khỏi khu vực đồng euro, một việc có thể trở thành vết đứt đầu tiên trong những sợi giây liên kết chính yếu của Liên hiệp Châu Âu.
Theo giáo sư Dionyssis Dimitrakopoulos của Đại học London, vị thủ tướng mới của Hy Lạp có thể đạt được mục tiêu đó. Các định chế của Liên hiệp Châu Âu và những nước thành viên khác biết rằng chương trình được thực thi ở Hy Lạp không mang lại những kết quả mà họ mong muốn. Cho nên phải có một sự thay đổi nào đó. Theo tôi, đây chính là nền tảng cho một cuộc thương lượng.
Đảng Syriza không đạt được thế đa số quá bán và đã phải liên minh với đảng Người Hy Lạp Độc lập thuộc phe cựu hữu để thành lập chính phủ. Giáo sư Dimitrakopoulos cho rằng đây là một liên minh lỏng lẻo. “Chất keo chống đối kế hoạch kiệm ước có thể mạnh, nhưng tôi không biết chắc là nó có đủ mạnh hay không. Bởi vì Hy Lạp đang đối mặt với rất nhiều vấn đề mà phải có một sự đồng thuận rộng rãi trong nước mới có thể giải quyết.” Chủ tịch Ủy hội Châu Âu Jean-Claude Juncker đã đưa ra một câu trả lời có tính chất ngoại giao khi được hỏi về việc Hy Lạp đòi thương thuyết lại. “Chúng tôi có những qui định và những qui định của chúng tôi được lập ra thông qua một thỏa thuận chung với giới hữu trách Hy Lạp. Chúng tôi đang chờ xem những đòi hỏi của tân chính phủ Hy Lạp là những đòi hỏi như thế nào.” Nước Đức được xem là lực đẩy chính cho kế hoạch kiệm ước. Các giới chức ở Berlin nói rằng tốt hơn hết là Hy Lạp nên rời khỏi khu vực sử dụng đồng euro. Tuy nhiên, theo ông Christian Odendahl, một nhà phân tích của Trung tâm Cải cách Châu Âu ở London, phát biểu đó chỉ có mục đích lấy lòng công chúng nước Đức. “Bà Angela Merkel là một chính khách rất thận trọng. Cho nên trước khi xem xét tới việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro, bà ấy cần phải biết chắc là việc đó không gây ra những tác động tiêu cực cho những nước còn lại trong khu vực đồng euro. Và tôi không thể tưởng tượng là bà ấy có thể biết chắc về điều đó, cho nên tôi nghĩ rằng không có chính khách nào ở Đức thật sự muốn thúc đẩy cho Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro.” Giáo sư Dionyssis Dimitrakopoulos tán đồng nhận định đó. Ông nói rằng sự ra đi của Hy Lạp có thể gây ra quá nhiều thiệt hại cho cả Athen lẫn Brussels. “Điều này không có lợi cho bất cứ ai và việc Hy Lạp rút ra khỏi khu vực đồng euro không chỉ dính líu tới Hy Lạp mà còn dính líu tới Đức, Pháp và nhiều nước khác. Bởi vì câu hỏi kế tiếp sẽ là nước nào sẽ là nước kế tiếp rời khỏi khu vực euro.” Câu hỏi đó đang được nêu ra tại các thủ đô của các nước Châu Âu. Tây Ban Nha cũng nhận một kế hoạch cứu nguy và đối mặt với một cuộc bầu cử trong năm nay. Đảng Podemos có chủ trương chống kiệm ước đã tỏ ý hoan nghênh kết quả của cuộc bầu cử ở Hy Lạp. Chủ tịch đảng này, ông Pablo Iglesias, phát biểu như sau. “Chúng tôi tin rằng chiến thắng của đảng Syriza ở Hy Lạp đã chứng minh sự thất bại của các chính sách kiệm ước.” Các nhà lãnh đạo ở Brussels giờ đây đang đối mặt với những cuộc thương lượng gay go với Athens. Các nhà phân tích cho rằng nếu Liên hiệp Châu Âu nhượng bộ quá nhiều thì những nước khác ở Châu Âu có nhiều nợ nần sẽ nối gót Hy Lạp. Tuy nhiên, việc ép buộc Hy Lạp tuân hành những điều kiện của kế hoạch cứu nguy có thể khiến cho Athens rời khỏi khu vực đồng euro, một việc có thể trở thành vết đứt đầu tiên trong những sợi giây liên kết chính yếu của Liên hiệp Châu Âu.