Sau vụ Charlie Hebdo, lại thêm một cuốn tiểu thuyết gây chia rẽ

Cac Bai Khac

No sub-categories

Sau vụ Charlie Hebdo, lại thêm một cuốn tiểu thuyết gây chia rẽ

Tiểu thuyết mới nhất của Hoellebecq ‘Soumission’, tiếng Anh là ‘Submission’ trong một hiệu sách ở Paris.

Theo VOA – 16.01.2015

Trong khi nước Pháp rúng động vì những vụ tấn công khủng bố liên tiếp trong tuần trước, một cuốn tiểu thuyết giả tưởng có tính mỉa mai về nước Pháp dưới luật Sharia của Hồi giáo được đưa ra bán tại các cửa hàng sách. Thời điểm của cuốn sách có tựa tiếng Anh là Submission, mà tác giả là Michel Houellebecq, chỉ là sự trùng hợp, nhưng theo lời tường thuật của thông tín viên Lisa Bryant từ Paris, nay đã trở thành một phần trong cuộc tranh luận sôi nổi về chính bản sắc của nước Pháp. Hiệu sách Gilbert Jeune ở trung tâm Paris gần như trống trơn vào một buổi tối gần đây. Vài người lang thang qua khu sách văn. Nhưng một chồng sách với bìa mầu trắng và đỏ không được ai đụng đến…cho đến khi cô Jacqueline Buades đi thẳng tới đó. Cộ Buades yêu thích tác giả Michel Houellebecq. Ông Houellebecq nói về đạo Hồi, một đề tài gây xúc động cho Buades, sinh ở Algeria có mẹ là người Do Thái. Cô yêu thích tinh thần của tác giả. Cô nói ông thích khiêu khích, và chính cô cũng là một người nổi loạn. Tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hoellebecq có tựa là Soumission, tiếng Anh là Submission, tức là Phục tùng. Ngay trước khi phát hành tuần trước, sách đã khơi ra sự chú ý. Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh là nước Pháp năm 2022, khi một đảng Hồi giáo thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống.

Nhà văn Houellebecq từng gây nhiều tranh cãi trước đây. Ông đã bị kiện – và được tha bổng – vì lý do kích động bạo lực chủng tộc.
Nhà văn Houellebecq từng gây nhiều tranh cãi trước đây. Ông đã bị kiện –và được tha bổng– vì lý do kích động bạo lực chủng tộc.

Nhà văn Houellebecq từng gây nhiều tranh cãi trước đây. Ông đã bị kiện – và được tha bổng – vì kích động bạo lực chủng tộc. Có lần ông đã gọi đạo Hồi là một “tôn giáo ngu xuẩn nhất” – mặc đầu mới đây ông đã xoa dịu lập trường và nói rằng kinh Quran dù sao cũng không đến nỗi tệ. Nhưng việc phát hành cuốn Submisssion đã bị gạt sang một bên vì một diễn biến lớn hơn. Cuốn sách được đưa ra bán tại các tiệm sách ở Pháp vào đúng ngày các phần tử khủng bố Hồi giáo tấn công toà soạn Tạp chí Charlie Hebdo ở Paris. Trong lúc đang đi thăm các cơ quan truyền thông để quảng cáo cho cuốn tiểu thuyết, ông Hoellebecq đã mau chóng biến mất. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Pháp đêm trước khi xảy ra các vụ tấn công, ông Houellebecq nói cốt truyện một đảng Hồi giáo ôn hoà lên nắm quyền ở Pháp là một khả năng có thể trở thành sự thực. Trong cuốn sách của ông, nước Pháp đặt dưới luật Sharia tỏ ra không đến nỗi tệ. Nhà văn Houellebecq nói phần đầu của cuốn Submission có thể làm mọi người hoảng sợ. Nhưng việc người Hồi giáo lên nắm quyền lần đầu tiên và trên hết là một chính khách. Ông ta là một người có nhiều tham vọng và có tài. Với những vụ tấn công khủng bố trong tuần trước, nỗi lo sợ khủng khiếp nhất của người Pháp đối với đạo Hồi cực đoan đã trở thành hiện thực. Nhưng các vụ tấn công cũng châm ngòi cho một cuộc biểu dương tình đoàn kết lạ thường. Trong khi quốc gia đi tới, cuốn sách của ông Hoellebecq là một phần trong câu hỏi trung tâm: Liệu nó có đáp lại với đạo Hồi chủ chiến bằng sự sợ hãi và bài xích – hay bằng cách chấp nhận bản sắc đa văn hoá và đa tôn giáo của nó? Hôm Chủ nhật tuần trước, tình đoàn kết đã được biểu lộ vào lúc hàng triệu người Pháp tụ tập khắp nước để ủng hộ quyền tự do phát biểu, và chống chủ nghĩa cực đoan. Tại Paris, trong số người biểu tình có Amina Tadjouri, 17 tuổi, cầm theo một tờ báo Do Thái. “Tôi là người Hồi giáo, và tôi không đồng ý với những vụ giết người này. Người Do Thái và người Hồi giáo không muốn là kẻ thù. Và chúng tôi không chịu để cho mọi người bị giết hại vì tự do phát biểu. Mọi người phải được quyền nói lên những gì mình muốn nói.” Các nhà lãnh đạo Pháp lập lại thông điệp đó về tính toàn diện. Thủ tướng Manuel Valls tuần trước nói, “Nước Pháp không phải là Houellebecq, nước Pháp không phải là sự bất dung chấp, thù hận và sợ hãi.”

Số báo đầu tiên của tạp chí Charlie Hebdo đã bán hết sạch trong vòng mấy tiếng đồng hồ.
Số báo đầu tiên của tạp chí Charlie Hebdo đã bán hết sạch trong vòng mấy tiếng đồng hồ.

Giới chỉ trích nói những cuốn sách của Hoellebecq, cũng giống như các tranh biếm hoạ của báo Charlie Hebdo, đẩy quyền tự do phát biểu đến giới hạn. Tạp chí này hôm thứ tư đã phát hành số đầu tiên sau khi xảy ra các cuộc tấn công, một lần nữa là châm chọc Tiên tri Muhammad. Báo đã bán hết sạch trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Defne Gursoy đang lùng sục các sạp báo ở Paris để mua số báo Charlie Hebdo. Cô là một độc giả thường xuyên. Cô không phải là người ái mộ các sách của Houellebecq, nhưng cô nói trong cả hai trường hợp, quyền tự do phát biểu đều lâm nguy. “Trong văn chương – Charlie Hebdo cũng là văn chương, Houellebecq là văn chương…trong văn chương, bầu trời là giới hạn. Không có giới hạn. Cái đẹp của văn chương là ta có thể làm bất cứ điều gì.” Nhưng nhiều người Hồi giáo chính mạch đang lo sợ về hậu quả sau những diễn biến tuần trước. Ông Abdallah Zekri, người đứng đầu tổ chức Đài Quan sát Chống nạn Bài Hồi giáo, nói hàng chục đền thờ hồi giáo và những biểu tượng khác của đạo Hồi đã bị tấn công trong những ngày vừa qua. Ông nói cả cuốn tiểu thuyết của Houellebecq lẫn báo Charlie Hebdo đều thêm vào những khiêu khích. Ông Zekri nói người Hồi giáo Pháp chán ngán cảnh bị kỳ thị. Họ chán ngán việc bị lấy ra làm vật tế thần cho mọi sự việc xảy ra. Đề cập đến cốt truyện của Houellebecq về nước Pháp dưới quyền lãnh đạo của Hồi giáo, câu trả lời của ông là: Tại sao không? Ông nói nước Mỹ có một vị tổng thống da đen là Barack Obama, vậy có vấn đề gì nếu một người Hồi giáo được bầu lên làm tổng thống Pháp?” Các quan sát viên đồng ý rằng cuốn sách của Houellebecq lợi dụng những nỗi lo sợ và thành kiến sôi sục của những công dân Pháp như Francklin Boulot, người đã tham dự cuộc tập hợp hôm chủ nhật không phải để ủng hộ quyền tự do phát biểu – mà để phản đối đức tin của Hồi giáo. Ông Boulot nói đạo Hồi muốn phá hủy xã hội Pháp. Ông nói, đạo Hồi làm đủ mọi thứ để giết hại chúng ta. Vậy là căng thẳng lại gia tăng ở Pháp, cho thấy tinh thần đoàn kết hiếm hoi biểu lộ sau các vụ tấn công tuần trước có thể đã bắt đầu phai nhạt.

Tiểu thuyết mới nhất của Hoellebecq 'Soumission', tiếng Anh là 'Submission' trong một hiệu sách ở Paris.

Tiểu thuyết mới nhất của Hoellebecq ‘Soumission’, tiếng Anh là ‘Submission’ trong một hiệu sách ở Paris.