Nga ngã – Hoa nâng? – Lê Văn

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nga ngã – Hoa nâng? – Lê Văn

Lê Văn 1/1/2015.

Việc giá dầu giảm mạnh và đồng rúp rớt giá nhanh, Nga đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất kể từ đầu thế kỷ này sau khi giá trị của nó bị rơi trong hai ngày liên tiếp, đồng rúp đã mất giá đến 50 phần trăm so với đô la Mỹ trong năm vừa qua để trở thành đồng tiền toàn cầu tồi tệ nhất.

Hiện nay có vẻ như không có cách nào để giải cứu và những gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế Nga thật là khó đoán (1) và cùng lúc đó các biện pháp trừng phạt Nga áp đặt bởi Mỹ và đồng minh Âu châu sau khi Nga chiếm đóng Crimea và ủng hộ phiến quân đòi tự trị ở miền Ðông Ukraine đã bắt đầu hoành hành công phá đang đẩy cho nền kinh tế Nga rơi nhanh vào thế nguy cơ vỡ nợ.

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã báo cáo rằng một số công ty Trung Quốc đang tham gia thực hiện cơ sở hạ tầng và các dự án khác ở các bộ phận khác nhau của Nga đã thất bại trong việc nhận tiền từ các đối tác Nga của họ. Trong một số trường hợp, các công ty Nga sẽ chỉ đồng ý trả bằng tiền rúp mà không bằng đô la Mỹ như đã được quy định trong hợp đồng. (2)

Nga có thể chịu được cuộc khủng hoảng bao lâu?

Trong khi người ta nhắc đến lời chê bai nhẹ nhàng của Tổng thống Obama về sự điều hành yếu kém của ông Putin đang đưa nền kinh tế Nga rơi vào cơn khủng hoảng rất tệ hại thì Bắc kinh cũng đã gởi đi một tín hiệu tương tự đến cho ông Putin rằng “nền kinh tế Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu và thiếu sự đa dạng về cấu trúc”Hơn nữa, “Nga nên học hỏi từ Canada và Australia có cách quản lý để chuyển đổi trữ lượng rất lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào cơ hội”. Tuy nhiên, với dân số lớn 140 triệu người, sự hiện đại (về võ khí – tác giả ghi thêm) và đồng nội tệ mạnh có thể không hoàn toàn được hỗ trợ bởi dầu, khí đốt và gỗ. (4). Sự khốn đốn mà Nga phải hứng chịu hiện nay phần lớn vì sự lệ thuộc quá nhiều vào nó và ông Putin đã không thấy hết các nhược điểm nầy.

Nếu ông Putin dự đoán các hệ quả mà ông phải hứng chịu khi quyết định hành động tại Crimea và Ukraina có thể ít nghiêm trọng và không phải lớn lao như hôm nay và những gì mà ông có được lúc đó so với khả năng đối phó với những cơn sóng thần đang ập xuống hiện nay là rất giới hạn thì khả năng để đối phó với sự sụp đổ kinh tế đang chập chờn ló dạng đã không còn đủ nữa và ông Putin đang thực sự bó tay.

Không giống như hình ảnh mà nhiều người đang nghĩ về Nga, nó vừa không phải là một cường quốc trong đó bao hàm khả năng đối đầu với Cơ quan An ninh Quốc gia – NSA – của Mỹ qua vụ Edward Snowden và sáp nhập Crimea, và cũng vừa không phải là một quốc gia yếu ớt qua việc đồng tiền rúp rớt nhanh giảm mạnh. Sự thật của tình hình của Nga là không rõ ràng so với nhiều người, cả ở phương Tây và Trung Quốc.(4)

Triều đại của Vladimir Putin cũng không dể bị lật đổ đơn giản bởi lạm phát tiền tệ. Nga đã trải qua nhiều thăng trầm và nó có sự kiên trì để chịu đựng rủi ro và nguy hiểm.

So với 23 năm trước đây, năng lực sản xuất của Nga và sản lượng nông nghiệp đã không được cải thiện nhiều, nó giảm nhiều sức mạnh và đã không còn nhiều năng động. Nhưng ngược lại xã hội Nga đoàn kết và thống nhất hơn thời Xô viết. Putin vẫn giữ được tỷ lệ ủng hộ cao trong công chúng Nga, người đã học được bài học nặng nề sau khi Liên xô sụp đổ và không nuôi dưỡng ảo tưởng về phía Tây phương.

Dự trữ ngoại hối của Nga khoảng $400 tỷ đô la, có nghĩa là, không như sau sự tan rã của Liên Xô, các phúc lợi của nhân dân Nga sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong ngắn hạn.

Tờ Hoàn cầu thời báo số ra ngày 17/12/2014 đã nhắc khéo Nga là “khi mà kinh tế và các loại viện trợ “nên chỉ được cung cấp khi có yêu cầu của Moscow”, và rằng [trợ giúp] như thế phải được xử lý theo với các phương pháp thông thường của sự hợp tác giữa các quốc gia” không chắc rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ bảo lãnh một gói viện trợ khổng lồ để giúp Moscow vượt qua mùa đông khó khăn nầy. (1)

“Trung Quốc rất tôn trọng Nga và [cam kết] bảo vệ quyền cai trị của ông Putin trong xã hội Nga”, tờ báo nói them “Chúng ta nên tránh những hiểu lầm rằng phía Nga có thể nuôi dưỡng đối với ý định của chúng tôi”(1)  xác định lập trường của Trung Quốc là không muốn Nga sẽ sụp đổ.

Họ Tập cứu nổi đồng minh Nga?

 

Trung Quốc Tập Cận Bình và Vladimir Putin của Nga. Sergei Karpukhin / AP 

Ngụ ngôn Việt Nam có câu “chị ngã – em nâng” câu nầy có áp dụng cho quan hệ giữa Nga – Hoa hiện nay ?

Trước nguy cơ vỡ nợ của nền kinh tế Nga sắp xảy ra – và có thể sụp đổ luôn – nó đã không chỉ gây cho chính quyền Bắc Kinh những bất ngờ nhưng cũng dấy lên nhiều hoài nghi về chính sách ngoại giao “Nga đầu tiên” của ông Tập Cận Bình mới vừa tròn hai tuổi .

Mặc dù thực tế rằng một trong các chiến lược ngoại giao đầu tiên của họ Tập là tập trung nhắm tới “đối tác chiến lược toàn diện trong mọi thời tiết” với người đồng nhiệm Vladimir Putin vào đầu năm 2013, Bắc Kinh đang không thể đóng ở vị trí để giải cứu nền kinh tế Nga đang chập chờn nguy cấp. (2)

Giúp đỡ của Trung Quốc sẽ không làm cho Nga hoàn toàn thoát ra khỏi khủng hoảng hiện nay, Trung Quốc có khả năng cung cấp đủ vốn, công nghệ và thị trường cho Nga, nhưng những nỗ lực này chỉ có hiệu lực hạn chế nếu nền kinh tế Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu và thiếu sự đa dạng về cấu trúc.

Trung Quốc hi vọng Nga có thể lấy lại sức mạnh kinh tế của mình càng sớm càng tốt. Nhưng bất cứ điều gì Trung Quốc có thể làm để giúp đỡ sẽ hạn chế so với những gì Nga yêu cầu.

Cách giúp đỡ của Bắc Kinh cho Nga hình như được nói khéo là “bao nhiêu cũng không đủ” tuy Nga là đối tác chiến lược Trung Quốc phải giúp nhưng “chỉ giúp có chừng mực” vì nền kinh tế Nga thiếu sự đa dạng để có đủ khả năng chịu đựng được một cuộc khủng hoảng khi một khu vực trong nền kinh tế sụp đổ (như việc giá dầu rớt mạnh).

Biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng không thể đánh gục Nga. Thủ thuật cũ này đã được chứng minh là có hiệu quả ít hơn nhiều, ngay cả khi được áp dụng ở các nước nhỏ hơn như Cuba và Iran. Đó là lý do tại sao sự sáp nhập của Crimea của Nga làm cho Mỹ và châu Âu bất lực vào đầu năm nay.

Cuộc khủng hoảng đang nhấn chìm Nga qua sự giảm mạnh giá dầu và đồng rúp mất giá nặng – theo Bắc Kinh – có lẽ không phải những gì Mỹ đã lên kế hoạch. Đối với Washington, những gì đang xảy ra ở Nga nhiều hay ít mang tính bất ngờ là chuyện khó đoán trước được (4)

Nhưng khác với họ Tập, ông Putin nghĩ rằng Mỹ cùng với Ả rập Saudi bí mật lên kế hoạch cùng làm xập giá dầu để lật đổ Nga, trùm gián điệp Mikhail Fradkov, người đứng đầu Cơ quan tình báo nước ngoài (SVR) đã cảnh báo rằng Moscow biết được ý đồ của Mỹ nhằm lật đổ Putin. “Mong muốn đó đã được biết, đó là một bí mật nhỏ”, Fradkov khẳng định (5) và kể cả Bolivia cũng cả quyết Mỹ đứng đằng sau sự sụt giảm giá dầu hiện nay nhằm làm suy yếu nền kinh tế của các nhà sản xuất dầu mỏ lớn như Nga và Venezuela, Tổng thống Bolivia Evo Morales nói (6)

Theo tờ New York Times, nhà bình luận Thomas L Friedman nói rằng Mỹ và Saudi Arabia, cho dù do tai nạn hay có kế hoạch, giá dầu giảm mạnh có thể đẩy Nga và Iran đến bờ vực của sự sụp đổ kinh tế. (New York Times columnist Thomas L Friedman, who says the US and Saudi Arabia, whether by accident or design, could be pumping Russia and Iran to brink of economic collapse.) 

Một cái phao khác có thể cứu ông Putin là Ngân hàng Phát triển BRICS và quỹ dự trữ ngoại tệ trị giá trên 100 tỉ $US của hiệp hội năm nền kinh tế của quốc gia mới mới nổi gồm Ba Tây, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nhưng vào ngày 11 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov của Nga nói rằng một quyết định về việc tạo ra một quỹ 100 tỉ $US sẽ được thực hiện vào đầu năm 2014, Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega cho biết quỹ sẽ được tạo ra vào tháng năm 2014. Tuy nhiên, vào tháng tư năm 2014, các quỹ dự trữ tiền tệ và ngân hàng phát triển vẫn chưa được thành lập, và ngày đã được dời lại đến năm 2015(3)

Các viễn ảnh khó đoán 

Khả năng đang được nhắc đến là trước nguy cơ sụp đổ về kinh tế sẽ kéo theo sự nghiệp chính trị, Tổng Thống Putin có thể buộc phải áp dụng một chiến lược phòng thủ nhưng mặt khác cũng trở nên hung hăng hơn thậm chí gây chiến trước khi chấp nhận sụp đổ.

Nhưng giá dầu thô giảm mạnh đã thực sự chặt tay ông Putin cho dù ông muốn dùng hơi đốt để làm vũ khí đánh trả lại Mỹ nhứt là Âu châu phải cần hơi đốt Nga để sưởi ấm khi đang vào mùa đông, nhưng thực tiễn đã chỉ rõ là giá dầu rớt không thôi đã làm cho ông Putin không còn đủ tiền để cứu nền kinh tế đang trượt té không phanh qua giá trị đồng Rúp mất giá gần 50% và Ngân hàng Trung Ương Nga phải gấp rút tăng lãi xuất lập tức lên thêm 6 điểm là 17% để cứu đồng Rúp khỏi phải đối diện với đợt mất giá mới đang gây thêm làn sóng xáo trộn hoang mang sâu xắc trong nền kinh tế huống chi nói đến khả năng bị mất thêm nguồn tiền lớn lao khác từ nguồn thu qua hơi đốt và như vậy ông Putin còn đủ khả năng để gây ra cuộc chiến tranh với Mỹ và Âu châu ?.

Mặt khác hợp tác Hoa – Nga không còn dựa trên hệ tư tưởng (CS) mà là do lợi ích chung. Mặc dù có khả năng để cung cấp trợ giúp cho Nga vào những thời điểm quan trọng nhưng Trung Quốc không phải hành động một cách tích cực và chủ động (1) và bất kỳ viện trợ phải được đưa ra với các yêu cầu của Moscow thông qua các kênh thông thường của sự trao đổi giữa hai nước.

Cuộc khủng hoảng này có thể sẽ thúc giục Putin xác định lại các chiến lược của mình nhưng nó không có nghĩa là Nga sẽ phải kết hợp chặt chẽ hơn với Trung Quốc để đối phó với khủng hoảng này. Trước bối cảnh rất phức tạp bất ổn, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức về các hậu quả hổ tương xảy ra do cách xử lý mối quan hệ với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng này. Do đó Trung Quốc phải hành động như một trung gian hòa giải tích cực giữa Nga và Mỹ, hoặc nó sẽ phải đối mặt với những rủi ro địa chính trị không thể tránh khỏi nếu xung đột đi theo đường xoắn ốc vượt ra khỏi tầm kiểm soát (4)

Trong khi đó Âu châu đang gởi tín hiệu cho ông Putin rằng họ muốn chấm dứt cuộc đối đầu mà trong đó thiệt hại nặng nề đang nghiêng về Nga hơn là E.U.?

Cũng vào lúc mà chính quyền Nga dự báo kinh tế suy thoái rơi xuống điểm âm thì lãnh đạo Belarus và Kazakhstan kẻ trước người sau bay sang Kiev trong những ngày trước Giáng Sinh 2014 để gặp tổng thống Ukraina, ông Petro Porochenko.

Từ khi Nga xáp nhập Crimea và can thiệp vào miền đông Ukraina, Belarus và Kazakhstan đều giữ lập trường cách biệt với Moscow (7). Ngay khi về lại Minks, tổng thống Belarus đã lập tức cách chức thủ tướng. Theo AFP, ông Lukachenko, người được xem là nhà độc tài cuối cùng tại châu Âu, muốn nhờ Ukraina giúp đỡ để cải thiện quan hệ với Tây phương. Tại Kiev, tổng thống Nazarbaiev cũng kêu gọi tôn trọng «toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina», một lời chỉ trích gần như trực tiếp lên án Nga xâm lược.

Theo nhà phân tích Taras Berezovets, hai nhà độc tài Lukachenko (Belarus) và Nazarbaiev (Kazakhstan) là những người có trực giác sinh tồn rất mạnh. Họ đến Kiev để từ thủ đô Ukraina, gửi thông điệp bất bình đến Putin. Hai nhân vật này có lẽ thấy rõ tổng thống Nga là biểu tượng của quá khứ còn Tây phương mới là giải pháp cho tương lai nên Balarus và Kazakhstan cần phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách. (7)

Sự suy giảm đáng kể ảnh hưởng của Nga hiện nay đang cho Trung Quốc có cơ hội chưa từng có để thúc đẩy ảnh hưởng của mình tại các nước Trung Á rất giàu dầu, khí đốt và khoáng sản đã từng là khách hàng củ của Liên Xô, điều nầy dễ làm cho người ta có cảm giác rằng Trung Quốc đang trên đường đi lên hàng cường quốc.

Bắc Kinh không muốn Nga sụp đổ vì sẽ mất một đối trọng đối phó với Mỹ & khối Tây phương nhưng lại không muốn gồng lưng ra giúp cho dù luôn khẳng định Nga là “đối tác chiến lược toàn diện trong mọi thời tiết”

Qua cuộc khủng hoảng tại Nga, một biểu hiện rõ nét là qua phản ứng từ các chư hầu của Nga, tổng thống Nga Putin là biểu tượng của quá khứ còn Tây phương mới là giải pháp của tương lai(7) . Ðối với Nga, Bắc Kinh chỉ có thể làm là “chị ngã – em nương” vì Trung Quốc còn có khó khăn riêng và còn nhiều quyền lợi khác.

Còn trong quan hệ giữa Trung Quốc và chư hầu cùng các láng giềng hiện nay ra sao?

Tại sao Miến Ðiện có thể nói không với Trung Quốc và dám làm những việc chọc vào mắt họ như bắt tay với lực lượng chánh trị đối lập Liên Ðoàn Quốc Gia vì Dân chủ của Bà Suu Kyi để tiến hành Dân chủ hóa đất nước.

Ấn độ sẵn sàng đánh trả khi Bắc Kinh xâm phạm biên giới hay Nhựt Bản liên minh với Mỹ để bảo vệ chủ quyền.

Riêng với Việt Nam quan hệ đó được dựa trên khẩu hiệu “16 chữ vàng”“4 tốt” nhưng trong thực tế Bắc Kinh đã hành động rất trái ngược mà mọi người từ trong cho đến ngoài nước đều biết rõ.

Quá khứ lịch sử ngàn năm đã chứng minh Trung Quốc không bao giờ là láng giềng tốt, họ là biểu tượng quá khứ chứ không phải cho tương lai.

Lê Văn 1/1/2015

Tham khảo:

(1) China needs clear strategy to help Russia http://www.globaltimes.cn/content/897151.shtml

(2) Despite his goal of ‘de-Americanized world’, Xi unlikely to bail out key ally Russia http://eastasiaintel.com/

(3) BRICS http://en.wikipedia.org/wiki/BRICS

(4) How long can Russia withstand the crisis? http://www.globaltimes.cn/content/897993.shtml

(5)  West behind falling ruble, oil prices – Russian spy chief . http://rt.com/news/211599-ruble-oil-sanctions-russia/

(6) The US is behind the current drop in oil prices – Bolivia’s president  http://rt.com/news/216083-oil-us-morales-bolivia/

(7) Kinh tế Nga suy sụp, toàn vùng Liên Xô cũ bị vạ lây http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141231-kinh-te-nga-suy-sup-lam-toan-vung-lien-xo-cu-bi-va-lay/