Cần một cơ chế bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền
Tọa đàm về “Cơ chế Liên hiệp quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam” tại Thái Hà, Hà Nội ngày 26/11/2014.
Truyền thông Chúa Cứu Thế – Phát ngày Thứ hai, 01 tháng mười hai năm 2014
Ngày 25/11/2014, tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, đã ra thông cáo lên án vụ hành hung dã man nhà báo độc lập Trương Minh Đức vào ngày 02/11/2014. Vụ hành hung này một lần nữa cho thấy là cần phải có một cơ chế để bảo vệ cho các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam.
Được trả tự do vào tháng 05/2012 sau khi ngồi tù 5 năm với tội danh “ lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”, nhà báo Trương Minh Đức vẫn tiếp tục công việc viết báo độc lập và có lẽ chính vì lý do này mà ông thường xuyên bị sách nhiễu, hành hung và vụ xảy ra ngày 02/11 vừa qua tại Thủ Dầu Một là nghiêm trọng nhất. Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại ngày 26/11 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Trương Minh Đức kể lại vụ hành hung chồng bà ngày 02/11:
Trong bản thông cáo ngày 25/11, ông Benjamin Ismail, đặc trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên không biên giới, tuyên bố: «Các vụ bạo hành của công an nhắm vào các blogger và các nhà báo công dân đang trở nên phổ biến và tiếp tục gia tăng trong mọi vùng của Việt Nam. Gần như chắc chắn đây không phải là hành động riêng lẻ, mà là một chính sách khủng bố được thực hiện theo lệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam.» Tổ chức này cũng nhắc lại rằng ngày 05/11 vừa qua, ngay cả tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn Emmanuel Ly Batallan cũng đã bị hành hung khi ông đến can thiệp cho blogger Phạm Minh Hoàng, đang bị công an mặc thường phục và côn đồ sách nhiễu vào hôm đó. Đúng là trong thời gian gần đây nhiều nhà hoạt động khác ở Việt Nam cũng bị sách nhiễu, hành hung ngày càng nhiều, như trường hợp của gia đình blogger Huỳnh Thục Vy ở Quảng Nam. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 26/11, Huỳnh Thục Vy giải thích lý do vì sao tình trạng sách nhiễu và hành hung gia tăng như vậy:
Trong bản thông cáo đưa ra ngày 25/11, Phóng viên không biên giới đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng có những biện pháp gây áp lực lên chính quyền CSVN «để họ chấm dứt đàn áp một cách có hệ thống các nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do báo chí và tự do thông tin». Quốc tế lại càng có cơ sở để gây áp lực lên chính quyền Hà Nội trên vấn đề này bởi vì trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) tại Genève vào tháng 06/2014 vừa qua, CSVN đã chấp nhận một số khuyến nghị về việc công nhận, bảo vệ, và bảo đảm môi trường hoạt động cho những nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. Ngày 26/11 vừa qua, một buổi «Toạ đàm về cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền» vừa được tổ chức tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội. Đến tham dự buổi tọa đàm hôm đó, có khoảng năm mươi nhà hoạt động nhân quyền trong và ngoài nước, các nhân sĩ trí thức, nhân viên một số đại sứ quán phương Tây. Cuộc tọa đàm đã diễn ra được, với số người tham gia nhiều hơn dự kiến, mặc dù công an đã tìm cách ngăn cản một trong những người tổ chức là tiến sĩ Nguyễn Quang A. Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết: