Thư Cho Con: Cái Cầu Tiêu Và Những Lá Phiếu Gia Nô – Giáo Già (ĐGĐ Nguyễn Ngọc Huy)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thư Cho Con: Cái Cầu Tiêu Và Những Lá Phiếu Gia Nô – Giáo Già (ĐGĐ Nguyễn Ngọc Huy)

Ngày 21 tháng 11 năm 2014

H,

CSVN làm ồn ào việc bỏ phiếu tín nhiệm một số viên chức lãnh đạo hàng đầu chánh phủ, đang ngồi trong Quốc hội, như là một cách thể hiện “dân chủ” để lừa mị dư luận, cả trong lẫn ngoài nước.  Từ đó, ngày Thứ bảy, 15.11.2014, báo VNEXPRESS của nhà nước hí hửng công bố “kết quả lấy phiếu tín nhiệm” nói rằng: “Người đạt “tín nhiệm cao” nhiều nhất là bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó chủ tịch Quốc hội với 390 phiếu và “tín nhiệm thấp” nhiều nhất là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với 192 phiếu.”

 

 

Nhưng sau đó, một bài viết được đăng trên Danlambao cho thấy:

“Theo tuyên bố của Trưởng ban Kiểm phiếu Huỳnh Văn Tý về vụ bỏ phiếu tín nhiệm 50 quan chức “đảng ta” thì tổng số phiếu phát ra và thu về là 485. Trong số này đồng chí kiểm phiếu xác định: “có một số phiếu không hợp lệ. Đó là những phiếu trắng, không ghi cho ai, cũng có phiếu một người nhưng đại biểu lại đánh giá 2 người…”  [vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ket-qua-lay-phieu-tin-nhiem-3107632.html]. 

Vậy mà bảng kết quả được Danlambao chụp lại cho thấy mọi “ứng viên” đều có tổng số phiếu được “tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp” đều như nhau là 485; tức là các phiếu bất hợp lệ, phiếu trắng, không ghi cho ai đều được “ai đó” biến thành “phiếu hợp lệ” để ghi cho “ai đó” trong số “50 quan chức” được đem ra “bầu chọn”.

Như vậy là kết quả phiếu bầu cho tất cả 50 ứng viên đều coi như bất hợp lệ; toàn bộ cuộc bỏ phiếu phải được coi là bất hợp lệ, vì có “gian lận” trong “kết quả” bầu chọn; và theo đúng nguyên tắc thì phải “hủy bỏ” cuộc “bầu chọn”, chớ không thể nào chấp nhận chuyện VNEXPRESS hí hửng công bố “Người đạt ‘tín nhiệm cao” nhiều nhất là bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó chủ tịch Quốc hội với 390 phiếu và “tín nhiệm thấp” nhiều nhất là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với 192 phiếu.”

Tóm lại, đây chỉ là cách “thể hiện dân chủ lừa mị” của “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và cách bầu chọn cũng là cách thể hiện lòng trung thành của các “gia nô” đối với các “thái thú” trong guồng mái Đảng và Nhà nước.  Do vậy, các lá phiếu được bỏ vào thùng phiếu chỉ là những “lá phiếu gia nô”, cho dầu nó được bỏ vào thùng phiếu từ tay của Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trong hay Nguyễn Sinh Hùng với nụ cười hí hửng coi như tiêu biểu của “gia nô” bầu chọn “gia nô” trong “đại họa mất nước”[Xem hình từ phải: Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, bỏ phiếu trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội ở Hà Nội vào ngày 15 Tháng 11 2014].

Đứng trước sự kiện không cách gì chối cãi được Danlambao nêu ra đó, một độc giả của diễn đàn này đã ghi nhận:

“Tôi xin tiết lộ một tin bí mật của đảng (nhưng đối với dân thì chẳng bí mật chút nào).  Hôm bỏ phiếu tín nhiệm tôi được đề cử đếm phiếu. Khi đếm phiếu thì phần “tín nhiệm cao” mỗi người chỉ chỉ được một phiếu (chắc là ai nấy tự bỏ phiếu này cho mình), còn lại là những phiếu tín nhiệm, tín nhiệm thấp và phiếu trắng. Khi chúng tôi (những người đếm phiếu) báo cáo với ủy ban chính trị, cụ tổng, cụ chủ tịch nước, cụ thủ tướng và cụ chủ tịch quốc hội chụm đầu vào nhau thì thầm bàn tán, sau đó cụ tổng ra lệnh cho chúng tôi phải nâng các phiếu lên một cấp. Như vậy phiếu tín nhiệm được nâng lên thành tín nhiệm cao, phiếu tín nhiệm thấp thành tín nhiệm và phiếu trắng thành tín nhiệm thấp. Cụ tổng thấy nét mặt tôi hơi thay đổi, cụ mới giải thích thế này: “Chú đừng thắc mắc, trong học đường toàn quốc xưa nay vẫn làm thế. Học sinh yếu (dốt) được nâng lên một cấp thành học sinh giỏi, còn học sinh giỏi được nâng lên thành học sinh ưu tú, còn một hai học sinh ưu tú nếu có được gọi là học sinh tiên tiến ấy sao. Chú chấp hành nhanh, dzồi còn tuyên cáo nhé”…

Mặt khác, kết quả cũng cho thấy: “Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp gì cũng vẫn cứ còn tín nhiệm như thường”. Tuyệt nhiên không hề có “bất tín nhiệm”.  Nghĩa là vẫn vẫn… y như cũ.

Chính vì vậy mà trước đó hãng tin Reuters, ngày 13-11-2014, đã nói rằng:

Trong bối cảnh hầu hết các nhà lập pháp đều là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, và họ không được chọn bỏ phiếu ‘bất tín nhiệm’, cuộc biểu quyết ngày 15-11-2014 có thể bị đánh giá là vô nghĩa.”

Bản tin được đăng trên đài VOA cũng nói rằng: “Reuters dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói rằng cuộc biểu quyết nhằm ý định phô trương thái độ cởi mở tại Việt Nam, lại có tác động ngược…”

Viết đến đây Giáo Già nhớ tới nhà văn Xuân Vũ, một cựu cán bộ cộng sản thời kháng chiến [nay đã qua đời], trong tác phẩm “Đồng bằng Gai Góc”, đã xác định: “Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láolàm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy” cho dù đó là Tổng Bí Thư Đảng, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng Chánh phủ, hay Chủ tịch Quốc hội…

Đồng thời, nhìn hình cái thùng phiếu trước mặt 4 người lãnh đạo hang đầu CSVN được in bên trên Giáo Già nghĩ ngay tới bài viết có tên “Cầu Tiêu & Quốc Hộicủa tác giả S.T.T.D Tưởng Năng Tiến đăng trên Doi Thoai, ngày 19/11/2014, theo đó tác giả kể chuyện ông đi Singapore và cho biết:

“…Vừa bước ra khỏi máy bay là đi ngay đến W.C. Dù hơi vội vã trong việc “xả bầu tâm sự” nhưng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên là sao cầu tiêu, cầu tiểu của họ trắng tinh và sạch bóng vậy nè – Trời?

Phần lớn restroom ở trong tất cả những sân bay quốc tế đều sạch sẽ nhưng sạch quá cỡ thợ mộc, sạch như lau như li thì thiệt là chưa từng thấy, và có lẽ chỉ có ở cái phi trường này thôi.

Tôi chỉ bớt kinh ngạc khi bước ra, và nhìn thấy trên bức tường bên phải lối đi có bức hình một phụ nữ chừng đã đứng tuổi (đeo bảng tên Loh Kam Beng) đang cầm chổi tươi cười, với câu chào (“Good Afternoon”) cùng hàng chữ “Please rate our toilet – Xin chấm điểm nhà vệ sinh của chúng tôi,” và bên dưới là 5 cái nút tròn ghi thang điểm theo thứ tự: tuyệt hảo, tốt, trung bình, tệ, rất tệ [xem hình Thường dân Loh Kam Beng và thường dân Tưởng Năng Tiến ở phi trường Changi, Singapore. Ảnh: NCB] [GG in đậm và gạch dưới].

Chỉ có chuyện vệ sinh trong cầu tiêu mà sao thiên hạ lại thực hiện một cách đàng hoàng, rõ ràng, minh bạch, và tiện dụng dữ vậy cà? Không dưng tôi bỗng nhớ lại chuyện lấy phiếu tín nhiệm (kín) của quốc hội ở nước ta, bữa rồi, và chợt cảm thấy có hơi… ngường ngượng!…”

Câu chuyện cái cầu tiêu ở phi trường Changi của Singapore được tác giả Tưởng Năng Tiến kể lại và cái thùng phiếu ở Quốc hội của CSVN khiến Giáo Già nhớ lại cái “nhà cầu” trên “ao cá Bác Hồ” của “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, từng được Đảng và Nhà nước ca ngợi như thứ “sáng tạo” độc đáo của “nhân dân ta anh hùng”.  Không biết người phụ nữ ngồi trong cái “nhà cầu”, có thể hình dung ra cái “thùng phiếu” của CSVN đó, có dùng các “lá phiếu gia nô” để chùi sạch…, trước khi bước ra…, tìm không thấy đâu 5 cái nút bấm lượng giá… tuyệt hảo, tốt, trung bình, tệ, rất tệ về thực trạng vệ sinh của cái [xin phép được lập lại] “sáng tạo” độc đáo của “nhân dân ta anh hùng” của cái gọi là [xin phép được lập lại lần nữa] “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, được nhà vẽ biếm họa Babui đưa lên http://dcvonline.net/, ngày 16/11/2014, đính kèm.

Hẹn con thư sau,

Giáo Già (Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)