Lãnh đạo biểu tình HK bị chặn tới Bắc Kinh

Cac Bai Khac

No sub-categories

Lãnh đạo biểu tình HK bị chặn tới Bắc Kinh

Ba lãnh đạo biểu tình sinh viên trước khi làm thủ tục đáp chuyến bay sang Bắc Kinh

Theo BBC – 15 tháng 11 2014
Ba lãnh đạo biểu tình đấu tranh dân chủ Hong Kong đã bị ngăn không cho đáp chuyến bay tới Bắc Kinh.

Họ hy vọng sẽ gặp được lãnh đạo Trung Cộng (TC) – trong khuôn khổ kế hoạch thúc đẩy nền dân chủ lớn mạnh hơn, nhưng khi tới sân bay thì nhận được tin giấy phép thông hành của họ không hợp lệ. Người biểu tình vẫn cắm trại trên đường phố kể từ cuối tháng 9/2014. Họ muốn Bắc Kinh cho mở rộng số ứng viên tham gia cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo cao cấp nhất của đặc khu hành chính vào năm 2017. Nhóm ba lãnh đạo biểu tình đã được các nhà vận động dân chủ khác chào đón ở sân bay, và đồng loạt mang dù màu vàng – biểu tượng của phong trào dân chủ Hong Kong.

                        Trong giai đoạn đỉnh cao của phong trào, đã có hàng chục người đổ xuống đường                    

Người dẫn đầu là Alex Chow, lãnh đạo Hiệp hội Sinh viên Hong Kong, người có vai trò quan trọng trong việc huy động biểu tình. Cả ba người nói họ muốn đối thoại trực tiếp với các nhà lãnh đạo nhà nước TC, vì cho đến nay chính quyền Hong Kong đã tuyên bố họ hoàn toàn không có quyền để có thể đề xuất nhượng bộ. Một nữ phát ngôn viên của nhóm sinh viên cho biết họ bị chặn không cho lên máy bay do giấy phép quay trở lại Hong Kong đã bị hủy. Bắc Kinh trước đây cũng từng chặn các nhà hoạt động Hong Kong vào đại lục.

‘Ngây thơ’

Các khu lều trại của người biểu tình cũng có những tiện nghi cơ bản như quầy đồ ăn, nhà vệ sinh, góc học tập                    

Phóng viên John Sudworth của BBC ở TC cho biết một số nhà quan sát cho rằng các lãnh đạo sinh viên còn không có cơ hội tới được sân bay Bắc Kinh thì khó gặp được Thủ tướng Lý Khắc Cường. Trong bài viết quan điểm biên tập trên Hoàn cầu Thời báo, viết trước khi các nhà hoạt động bị chặn, có đoạn gọi nhóm này là “ngây thơ”. Phong trào Chiếm Trung tâm của Hong Kong “đã thất bại”, bài báo kết luận. Trong toàn bộ chiến dịch, có lúc hàng chục ngàn người biểu tình đã đổ xuống đường phố. Cho đến nay vẫn còn lại vài trăm người trụ lại ở ba khu vực biểu tình chính, trong những nơi được gọi là “thành phố lều” có tổ chức, có quầy ăn, nhà vệ sinh và khu vực học tập.