Báo Trung Cộng dọa: Ấn Độ “tới” Biển Đông, kiềm chế Trung Quốc sẽ gặp “rủi ro”
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Nhật Bản
Theo TTXVA – Published on November 8, 2014
Báo TQ cho là Ấn Độ đang có giá trị để một số nước tăng cường quan hệ kiềm chế TQ, nhưng tỏ ra lo lắng Ấn Độ sẽ gặp rủi ro, trở thành “vật hy sinh”… Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 7 tháng 11 đăng bài viết “Ấn Độ tuyên bố điều tàu chiến đến Biển Đông có ý đồ khác, Trung Quốc cần đáp trả”. Theo bài viết, từ khi chính quyền mới Ấn Độ lên cầm quyền vào tháng 5, cấp cao Ấn Độ phát đi những tín hiệu rất “lẫn lộn, mâu thuẫn” đối với Trung Quốc. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, “những hành động và tiếng nói không hữu nghị với Trung Quốc” của Ấn Độ liên tiếp xuất hiện, đáng để Trung Quốc “cảnh giác và đề phòng”. Bài báo cho rằng, từ khi chính quyền Modi lên nắm quyền, tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, đặt quan hệ với Trung Quốc lên vị trí ưu tiên quan trọng. Tháng 7, khi gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Brazil, ông Narendra Modi cho biết, hai nước Ấn Độ và Trung Quốc là “2 cơ thể, một tinh thần”. Tháng 9, trong thời gian ông Tập Cận Bình thăm Ấn Độ, hai bên đạt được một số đồng thuận và hiệp định. Tuyên bố chung Trung-Ấn tiếp tục làm rõ: “Phát triển quan hệ đối tác phải trở thành nội dung cốt lõi của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược hai nước”.
Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee thăm Việt Nam
Nhưng đồng thời, Ấn Độ liên tục có các “động tác nhỏ” trong vấn đề Tây Tạng, hầu như lại tung ra “con bài Tây Tạng”. Ở khu vực biên giới, Quân đội Ấn Độ đã phát động các hoạt động tuần tra kiên quyết, rõ ràng tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm vào Trung Quốc. Ngoại trưởng Ấn Độ còn có một thái độ hiếm thấy là đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chính sách “một nước Ấn Độ”, mạnh mẽ răn đe và gây sức ép với Trung Quốc. Trong phát triển quan hệ với các nước Nhật Bản, Việt Nam, cấp cao Ấn Độ liên tiếp phát biểu “chiếu rọi” vào Trung Quốc. Ấn Độ gần đây ngày càng không e ngại “can thiệp” tranh chấp Biển Đông, Hải quân Ấn Độ tuyên bố điều tàu chiến bảo vệ lợi ích của Ấn Độ tại Biển Đông, “bảo vệ tự do hàng hải”. Điều này đáng để cấp cao Trung Quốc “cảnh giác và đáp trả”. Báo Trung Quốc đặt câu hỏi: Ấn Độ vừa kêu gọi tình hữu nghị Ấn-Trung, vừa đang làm những việc “phá hoại hợp tác và bầu không khí hữu nghị Trung-Ấn”, nguyên nhân là gì? Là kinh nghiệm ngoại giao của tân chính phủ Ấn Độ không đủ hay có ý đồ khác?
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Mỹ
Và bài báo tự trả lời cho rằng, nguyên nhân ở chỗ Chính phủ Ấn Độ “phán đoán nhầm” về tình hình trong và ngoài nước. Họ cho rằng, hiện nay, vị thế quốc tế của Ấn Độ đã thay đổi, có Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam “theo đuổi và tiếp sức”, Trung Quốc sẽ phải “cầu” tới Ấn Độ để ổn định xung quanh, Ấn Độ có thể tận dụng cơ hội để tăng cường “ra giá”. Thực ra, sự lôi kéo của cộng đồng quốc tế đối với Ấn Độ hoàn toàn không cho thấy thực lực và vị thế của bản thân Ấn Độ có sự thay đổi về chất, mà ở chỗ sự “phát triển lớn mạnh” của Trung Quốc làm cho cơ hội tận dụng Ấn Độ kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc tăng lên. Ấn Độ hiện nay rõ ràng nằm trong một “vầng hào quang hư ảo”, phán đoán nhầm về môi trường trong và ngoài nước của mình. Tình hình này nếu xử lý không tốt, trái lại sẽ đe dọa môi trường quốc tế và xung quanh tương đối có lợi của Ấn Độ hiện nay, cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến kế hoạch cải cách kinh tế đầy tham vọng của chính quyền Modi. Nói đến cùng, an ninh, ổn định và phát triển lớn mạnh của Ấn Độ không tách rời sự phối hợp và ủng hộ của Trung Quốc. Đầu năm 2012, cơ quan nghiên cứu Ấn Độ từng đưa ra một báo cáo quan trọng “Không liên minh 2.0: Chính sách ngoại giao và chiến lược thế kỷ 21 của Ấn Độ”, tiến hành phân tích “bình tĩnh” đối với chính sách ngoại giao và môi trường trong và ngoài nước.
Thủ tướng Australia Tony Abbott thăm Ấn Độ vào đầu tháng 9 năm 2014. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sắp thăm đáp lễ.
Báo cáo cho rằng, Ấn Độ với Mỹ, Nhật Bản là bạn bè chứ không phải đồng minh thì sẽ phù hợp hơn với lợi ích của các bên; nhìn về lâu dài Ấn Độ phải rất cẩn thận xử lý tốt quan hệ với Mỹ, Nhật, bảo đảm được ưu thế tất cả đều thuận lợi, theo đuổi tối đa lợi ích của Ấn Độ. Đối với Chính phủ Ấn Độ, giá trị “đạo hàm” của Ấn Độ (kiềm chế Trung Quốc) thường vượt giá trị tự thân của họ, nhưng Ấn Độ muốn tận dụng giá trị này cũng cần phải gánh lấy “rủi ro”. Hơn nữa, báo Trung Quốc dọa rằng, một khi quan hệ Trung-Mỹ chuyển biến tốt lên, quan hệ Ấn-Mỹ sẽ trở thành “vật hy sinh”. Lịch sử nhiều lần chứng minh, hễ là quốc gia liên minh chính thức với Mỹ thường đều phát hiện quyền tự chủ chiến lược của mình bị thiệt hại. Những nhận thức này đáng để Ấn Độ ghi nhớ. Nhưng, những tín hiệu “mâu thuẫn” và “không hữu nghị” của Ấn Độ đối với Trung Quốc gần đây chỉ là một đoạn “đồ thị học tập” phải trải qua sau khi tân chính phủ Ấn Độ lên cầm quyền.
Trung tuần tháng 9 năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có thể thăm đáp lễ vào năm 2015.
Bài báo yêu cầu Ấn Độ tiếp tục “cùng đi một hướng” với Trung Quốc, giảm bất đồng và tăng điểm đồng, thực hiện một loạt đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước, thúc đẩy Trung-Ấn phát triển quan hệ đối tác tiếp tục phát triển tiến lên, thực hiện “thiên niên kỷ hợp tác lớn lao Trung-Ấn” như ông Modi nói.