Dương Khiết Trì tới Việt Nam hàn gắn quan hệ song phương
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng (TC) Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Phạm Bình Minh bắt tay trước một cuộc họp tại Hà Nội, ngày 27/10/2014.
Theo VOA – 27.10.2014
Ủy viên Quốc vụ viện TC Dương Khiết Trì tới Hà Nội hôm nay, 27/10, và đã được tiếp đón nồng hậu hơn so với hồi tháng Sáu, khi lực lượng của hai quốc gia đối đầu trên biển Đông quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi. Lần này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Phạm Bình Minh đã mỉm cười khi bắt tay quan chức TC, khác hẳn so với vẻ mặt đầy căng thẳng khi tiếp đón ông Dương 4 tháng trước.
Trang web của Bộ Ngoại giao CSVN đưa tin, tại phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, Minh đã “khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc”. Quan chức đứng đầu ngành ngoại giao CSVN còn được trích lời nhấn mạnh “việc khôi phục giao lưu hợp tác, kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp”. Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao CSVN cũng dẫn lời Dương nói với Bộ trưởng Ngoại giao CSVN rằng hai bên đã “khắc phục được những khó khăn gặp phải trong thời gian vừa qua”. Ủy viên Quốc vụ viện TC được trích lời nói tiếp: “Hiện quan hệ song phương đang từng bước khôi phục, hai bên cần nắm chắc phương hướng phát triển quan hệ hai nước, xử lý thoả đáng và kiểm soát tốt bất đồng trên biển, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác song phương”. Trong khi đó, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC Hoa Xuân Ánh nói rang Dương tới Việt Nam để giúp hàn gắn quan hệ Việt – Trung mà bà cho là đã “rơi vào tình thế khó khăn tạm thời vì các vấn đề lãnh hải”. Hoa cũng cho biết rằng phía TC muốn làm việc với CSVN để “tiếp tục cải thiện quan hệ song phương”. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa Khiết và Minh trong vòng bốn tháng. Hồi tháng Sáu, Ủy viên Quốc vụ viện TC, người nắm thực quyền về chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, tới Hà Nội để gặp gỡ các giới chức nước chủ nhà trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên leo thang quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi của TC. Chuyến công du của Dương diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh dẫn đầu một đoàn tướng lĩnh tới Bắc Kinh. Hai bên sau đó đồng ý thiết lập đường dây nóng quốc phòng để “kiểm soát cho được những diễn biến trên biển, tránh xung đột”. Nguồn: MOFA, AP
Trang web của Bộ Ngoại giao CSVN đưa tin, tại phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, Minh đã “khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc”. Quan chức đứng đầu ngành ngoại giao CSVN còn được trích lời nhấn mạnh “việc khôi phục giao lưu hợp tác, kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp”. Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao CSVN cũng dẫn lời Dương nói với Bộ trưởng Ngoại giao CSVN rằng hai bên đã “khắc phục được những khó khăn gặp phải trong thời gian vừa qua”. Ủy viên Quốc vụ viện TC được trích lời nói tiếp: “Hiện quan hệ song phương đang từng bước khôi phục, hai bên cần nắm chắc phương hướng phát triển quan hệ hai nước, xử lý thoả đáng và kiểm soát tốt bất đồng trên biển, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác song phương”. Trong khi đó, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC Hoa Xuân Ánh nói rang Dương tới Việt Nam để giúp hàn gắn quan hệ Việt – Trung mà bà cho là đã “rơi vào tình thế khó khăn tạm thời vì các vấn đề lãnh hải”. Hoa cũng cho biết rằng phía TC muốn làm việc với CSVN để “tiếp tục cải thiện quan hệ song phương”. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa Khiết và Minh trong vòng bốn tháng. Hồi tháng Sáu, Ủy viên Quốc vụ viện TC, người nắm thực quyền về chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, tới Hà Nội để gặp gỡ các giới chức nước chủ nhà trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên leo thang quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi của TC. Chuyến công du của Dương diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh dẫn đầu một đoàn tướng lĩnh tới Bắc Kinh. Hai bên sau đó đồng ý thiết lập đường dây nóng quốc phòng để “kiểm soát cho được những diễn biến trên biển, tránh xung đột”. Nguồn: MOFA, AP