Đấu đá trước Đại hội XII: Nguyễn Sinh Hùng tấn công Nguyễn Tấn Dũng cho ghế Thủ tướng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đấu đá trước Đại hội XII: Nguyễn Sinh Hùng tấn công Nguyễn Tấn Dũng cho ghế Thủ tướng

Theo Danlambao

Đây là loi tin tìm hiu đ góp phn cho đc gi nhng d kin “thc hư” ngõ hu rng đưng nhn xét nhng mâu thun bè phái trong B chính tr đng csvn. BBT

Danlambao nhận được bài viết sau đây từ một cán bộ đảng từng làm việc bên cánh “chính phủ”. Xin gửi đến các bạn trong thôn để có thêm thông tin về tình hình nội bộ đảng CSVN đã bắt đầu sôi động cho những chiếc ghế quyền lực sẽ được tranh giành ráo riết trong kỳ đại hội đảng sắp đến. 
… Ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư, đã cho biết ông Nguyễn Sinh Hùng đã đặt vấn đề với ông về việc ủng hộ đắc cử làm Thủ tướng hoặc Tổng bí thư. Số người thân cận ông như Hoàng Văn Chánh, Hà Văn Thắm hay em ruột là bà Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch tập đoàn SSG) cũng đã úp mở tiết lộ vấn đề này. Trong các cuộc nói chuyện với số người thân cận gần đây, ông đã phê phán thẳng thừng việc điều hành của Thủ tướng và các bộ. Ông cho các đệ tử biết đã nhiều lần ông trao đổi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những tin xấu về tình hình kinh tế – xã hội. Ông cũng nói với các đệ tử rằng trong số các ủy viên Bộ Chính Trị hiện nay, thì không ai hơn được ông, chỉ có ông mới cứu vớt được tình hình kinh tế nước ta hiện nay… nếu hạ uy tín của Chính phủ và cá nhân ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào lúc này thì sẽ rất có lợi cho ông… 
*
Trong những ngày cuối tháng 09 và đầu tháng 10, có nhiều sự kiện quan trọng được giới truyền thông đăng tải, khiến dư luận quan tâm. Trong đó có thông tin trong phiên họp thường kỳ Chính phủ đã đánh giá tình hình kinh tế xã hội có chuyển biến tích cực. Tăng trưởng đạt tới 5,8%; cả năm có thể đạt 5,9% và triển vọng năm 2015 đạt 6,1%. Có 13/14 chỉ tiêu kinh tế – xã hội của năm 2014 do Quốc Hội nêu ra đã đạt được, chỉ số CPI ở mức 5%, thu ngân sách vượt 9%, xuất siêu trên 2,5 tỷ USD, ngoại tệ dự trữ tăng ở mức cao và tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể.
Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá tình hình Kinh tế – Xã hội của Việt Nam theo xu hướng tích cực. Việt Nam vẫn là nước hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên Chính phủ cũng chỉ rõ những tồn tại, yếu kém trong những lĩnh vực cụ thể và nêu hướng khắc phục từ nay đến cuối năm. Dư luận rất phấn khởi với đánh giá đó.
Nhưng chỉ sau hơn 10 ngày (08/10/2014), Ủy ban thường vụ Quốc hội và ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội; sau khi nghe Ủy ban Tài chính Ngân sách và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo; đã có những đánh giá rất tiêu cực về tình hình kinh tế – xã hội của nước ta; nhất là đánh giá kết luận của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gây hoang mang trong dư luận, không biết tin vào đâu. Vẫn biết trong hệ thống chính trị nước ta, có những số liệu hoặc có những kết luận chưa thống nhất được với nhau, đó là chuyện thường xảy ra. Nhưng đây là người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ (ông Thủ tướng) và ông Chủ tịch Quốc hội lại đưa ra thông tin trái ngược nhau là chuyện không bình thường.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng ngày nay: 
“Cứ ăn hết lấy gì mà tiêu, ăn hết mà không có tiền 
chi lương thì tôi không hiểu thế nào”.
Không bình thường ở chỗ lời phát biểu của ông Sinh Hùng phủ định hoàn toàn kết quả kinh tế – xã hội 9 tháng. Báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ là 2 tờ báo “cánh tay phải của Đảng” đã đưa tin khá cụ thể lời của ông Nguyễn Sinh Hùng. Tuy vậy, vẫn cần phải nêu lại để mọi người suy gẫm. Ông nói:
“Phải cân bằng thu – chi. Thu lấy mà chi, chứ bây giờ cứ phát hành trái phiếu lu bù, vay lu bù để chi thì chết thôi”. 
“Thu được đồng nào các đồng chí đem xài hết, chi đầu tư các đồng chí hãm lại, rồi cứ vay nợ ào ào. Như vậy thì làm sao phát triển được đất nước, rồi trả nợ không được thì sụp đổ”. 
“Cứ ăn hết lấy gì mà tiêu, ăn hết mà không có tiền chi lương thì tôi không hiểu thế nào”. 
Ông cũng phê bình báo cáo của chính phủ lời văn quá cứng nhắc khi đề xuất không tăng lương trong năm 2015, không bố trí được nguồn vốn giải quyết an sinh xã hội. Ông nhắc nhở chính phủ phải điều chỉnh lại cơ cấu chi: “Các đồng chí tính thế nào thì tính, phải đảm bảo 50% chi thường xuyên, 30% chi đầu tư, 20% trả nợ trong tổng chi ngân sách”. 
Ông cũng phê bình gay gắt các bộ trưởng, ông nói: “Hiện nay nhiều lãnh đạo bộ ngành ngồi thụ động, chờ có bao nhiêu tiền để chi. Thu được đồng nào các đồng chí đem xài hết”. Ông còn nói nhiều về sự yếu kém trong điều hành về tài chính, tiền tệ; để tỷ lệ nợ công quá cao. Ông nói: “Tôi thấy xấu lắm rồi. Trước đây chúng ta vay hạn 10, 15, 20 năm. Bây giờ các đồng chí phát hành trái phiếu chỉ có 2, 3 năm và thậm chí chỉ 1 năm. Vậy cái việc trả nợ đè lên đầu lên cổ làm sao mà sống được…”. 
Trong bài viết này, tôi không đi sâu vào phân tích đúng sai giữa thông tin của Chính phủ với những thông tin của Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội và phát biểu của ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Vì cá nhân tôi không đủ thông tin và không đủ tầm để nêu vấn đề đó. Với tư cách là cán bộ đã lãnh đạo Văn phòng Chính phủ nhiều năm thì đây là lần đầu tiên có chuyện người đứng đầu Quốc hội lại công khai phản bác đánh giá của Chính phủ với lời lẽ nặng nề như vậy. Tôi có cảm tưởng ông Nguyễn Sinh Hùng đang đứng ngoài hệ thống chính trị của nước ta, ông là người có quyền lực nhất của nước này. Bản thân tôi thấy có cái gì đó thật khác lạ.
Câu chuyện này tôi có trao đổi với một số anh em có trách nhiệm trong Chính phủ và cả những anh đã nghỉ công tác rồi. Chúng tôi đều thống nhất đưa ra những nhận xét, đánh giá rất tiêu cực về ông Nguyễn Sinh Hùng, vì ông cũng mới từ Chính phủ mà ra. Có thể những đánh giá của chúng tôi sau đây khiến ông Nguyễn Sinh Hùng bực tức, nhưng sự thật nó vẫn là sự thật.
1) Một là: những phát biểu của ông trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua là có chủ đích nhằm tấn công Chính phủ và ông Thủ tướng. 
Ngay sau khi ông phát biểu, 2 tờ báo của Đoàn thể là Thanh Niên và Tuổi Trẻ đăng tin ngay, tường thuật đầy đủ chi tiết nội dung để chuyển tải đến toàn xã hội.
Vậy tại sao ông lại tấn công Thủ tướng và Chính phủ mạnh mẽ như vậy? Qua tìm hiểu tình hình từ những người thân của ông thì được biết – ông đang tích cực vận động để được đắc cử ở Đại hội XII sắp tới. Ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư, đã cho biết ông Nguyễn Sinh Hùng đã đặt vấn đề với ông về việc ủng hộ đắc cử làm Thủ tướng hoặc Tổng bí thư. Số người thân cận ông như Hoàng Văn Chánh, Hà Văn Thắm hay em ruột là bà Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch tập đoàn SSG) cũng đã úp mở tiết lộ vấn đề này. Trong các cuộc nói chuyện với số người thân cận gần đây, ông đã phê phán thẳng thừng việc điều hành của Thủ tướng và các bộ. Ông cho các đệ tử biết đã nhiều lần ông trao đổi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những tin xấu về tình hình kinh tế – xã hội. Ông cũng nói với các đệ tử rằng trong số các ủy viên Bộ Chính Trị hiện nay, thì không ai hơn được ông, chỉ có ông mới cứu vớt được tình hình kinh tế nước ta hiện nay.
Ông tin rằng, nếu hạ uy tín của Chính phủ và cá nhân ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào lúc này thì sẽ rất có lợi cho ông. Những lời phát biểu của ông chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của dư luận. Việc bố trí Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo tình hình kinh tế – xã hội vào lúc này cũng là có sự tính toán của ông. Ông đã cử những Chủ nhiệm Ủy ban như Nguyễn Văn Giàu (một người đã gây nhiều hậu quả cho hệ thống ngân hàng) đi kiểm tra và báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, lại được sự bổ sung tình hình của các trưởng ban của Quốc hội như Phùng Quốc Hiển, Trương Thị Mai và của phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân… làm tựa đề cho lời phát biểu của ông Chủ tịch Quốc hội. Tất cả tình hình đó sẽ được đưa tới kỳ họp Quốc hội sắp tới để ông điều hành “đấu tố” Thủ tướng, các Bộ trưởng dưới hình thức chất vấn của các đại biểu Quốc hội, nhằm hạ uy tín của Thủ tướng và các thành viên chính phủ. Dự kiến của ông sẽ là tấn công Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công an (BCA). Ông cho rằng những người này “thân với Thủ tướng”. 
Ngoài mục đích trên, những phát biểu của ông Sinh Hùng còn để trả thù việc Thủ tướng và Bộ trưởng BCA đã kiên quyết bắt giam đệ tử của ông là Trần Trọng Phúc, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt về tội tham ô. Anh này là một trong những đệ tử “tay hòm chìa khóa”, chuyên đi thâu tóm các ngân hàng cho gia đình ông. Trước lúc ông Phúc bị bắt, ông Sinh Hùng đã can thiệp rất quyết liệt nhưng không thành, nên ông rất uất hận và sinh ra hằn thù.
Cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt (BVH) Trần Trọng Phúc bị khởi tố ngay trước thềm đại hội cổ đông (21/4/2014) 
​ 2) Có người nói nói ông Sinh Hùng gần đây mới thay tính đổi nết. Nhưng những ai đã cùng thời làm việc với ông Sinh Hùng thì không coi như vậy. Cuộc đời ông từ nhỏ đến lớn không biết khói lửa chiến tranh là gì. Ông học trong nước và sống ở Tây nhiều năm. Khi về nước là anh viên chức ngành tài chánh, sống buông thả, suốt ngày chơi bi-a, nhất là lúc vợ trước của ông (bà Võ Thị Minh Châu, hơn ông Hùng 1 tuổi, công tác tại Bộ Nông nghiệp) theo trai trong thời gian ông đi Tây. Ông thường được đàn em dẫn dắt tới các điểm bia ôm, mát-xa, gái gú. Cho tới khi lấy cô vợ hai bán bia, ông vẫn chưa bỏ được tật ấy.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và cô vợ trẻ Lê Thị Mai Hương (sinh năm 1968, nhỏ hơn ông Hùng gần 2 giáp) từ cô gái bán bia ôm “bỗng nhiên” được trở thành đảng viên, cán bộ Phòng Tổ chức Cán bộ, Bộ TT&TT.
Ông ta sống cuộc sống ích kỷ, chỉ biết mình. Ai đã công tác ở Chính phủ đều rất coi thường, và tuy công tác với nhau nhiều năm, nhưng không ai coi Sinh Hùng là bạn. Vì những tật xấu của ông ta thuộc về bản chất.
Nhờ truyền thống cách mạng của dòng họ Nguyễn Sinh nên ông Sinh Hùng được quan tâm cất nhắc, đề bạt nhanh chóng kể từ khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài Chính đến chức Phó Thủ tướng, UVBCT. Đó là những năm tháng Sinh Hùng đã thể hiện được tính chất tham tiền, tham chức nhất. Nét nổi trội trong tính cách của Sinh Hùng là dùng quyền hành, chức vụ cao để nắm giữ hệ thống tài chánh. Ông ta thâu tóm những dự án quan trọng như đầu tư về cầu đường, thủy điện, đất đai nội thành, dầu khí, bia rượu và ngân hàng. Những việc khuất tất ông làm đã được tất cả các báo mạng tung tin ra cuối năm 2013.
Hà Văn Thắm với những chứng cứ ghi âm không thể chối cãi về việc thực hiện chỉ đạo của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng 
trong việc thôn tính Ngân hàng Bảo Việt 
Trong đó có các vụ ông dính sâu vào tiêu cực như vụ Hà Văn Thắm – Chủ tịch ngân hàng Đại Dương thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, hoặc Hoàng Văn Chánh (Chánh buôn Vua) đều là sự thật. Rõ nhất là việc ai đó đã ghi âm được cả bằng chứng ông Sinh Hùng chỉ đạo Hà Văn Thắm thôn tính Ngân hàng Bảo Việt và đòi trừng trị Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh khi ông này ra lệnh kiểm tra về Thắm; là bằng chứng ông đứng sau nhóm tội phạm. Mọi lợi ích của nhóm này đều chảy về túi Nguyễn Hồng Phương – em gái ruột của ông Sinh Hùng, Chủ tịch tập đoàn SSG- nắm giữ; trong đó có gần 40 công ty con hoạt động khắp cả nước. Nhờ vậy mà ông Sinh Hùng nắm rất chắc tình hình kinh tế – xã hội, trong đó có việc em gái ông và các đệ tử của ông thao túng các Ngân hàng, rồi ông lại lấy đó để phê phán Chỉnh phủ, phê phán Thống đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Tài Chính là quản lý Ngân hàng kém.
Ông Nguyễn Sinh Hùng và em gái Chủ tịch SSG Nguyễn Hồng Phương 
3) Khi đã có tiền rồi, ông và các đệ tử lại tính đến việc ngồi ghế quyền lực lâu dài, nhất là khi ông thoát không bị “sờ đến” trong vụ Vinashin. Trong bối cảnh ông Nguyễn Tấn Dũng bị quy về trách nhiệm chính trị, có nguy cơ bị nhóm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang cho án kỷ luật, Nguyễn Sinh Hùng tin rằng ông Dũng sẽ bị truất quyền Thủ tướng. Trong trường hợp đó, ông tính toán người thay thế chỉ có thể là ông. Vì vậy, ông Sinh Hùng đã tích cực vận động ông Trọng, ông Phiêu ủng hộ. Ông Phiêu đã viết thư khuyên ông Dũng hãy chủ động xin từ chức, nhưng điều đó đã không xảy ra. Vì ý đồ của ông bị lộ và vấp phải sự phản ứng của ông Trương Tấn Sang, khi đó cũng muốn thay Thủ tướng.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và ông Lê Khả Phiêu 
​Ý đồ tiếp tục ngồi lại ghế quyền lực khóa tới vẫn rất sôi động trong con người ông Sinh Hùng. Từ ngày ngồi ghế Chủ tịch Quốc Hội, ông ta tìm mọi cách để củng cố quyền lợi cho mình. Ông đã thành công trong việc biến Ủy ban Thường vụ Quốc Hội thành một cấp quyền lực mới; bắt các Bộ, Ngành báo cáo tình hình để phán quyết còn mạnh hơn Bộ Chính Trị. Mọi hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội là nhằm kiểm soát hoạt động của Chính phủ. Đặc biệt, ông dùng quyền điều khiển các kỳ họp Quốc Hội để chất vấn Thủ tướng và các thành viên Chính phủ với giọng rất hách dịch. Ông cũng luôn khẳng định: Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên mới đây, trong đại hội Mặt trận Tổ quốc, ông đã ép Ban Tổ chức Hội nghị phải giới thiệu ông trước ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Những đánh giá, kết luận của ông trong các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc Hội được Tuổi Trẻ, Thanh Niên tung hô kịp thời; và ông tin rằng ông đang được dư luận ủng hộ. Trong đó, phải kể đến kết luận phiên họp của Quốc Hội lấy phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng trong Chính phủ năm 2013. Khi Thủ tướng có được trên 70%, một số Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng được phiếu tín nhiệm thấp hơn nữa, thì ông đã kết luận rằng “kết quả của lấy phiếu tín nhiệm Chính phủ là phản ánh đúng tình hình Kinh tế – Xã hội, là hợp với lòng Dân, ý Đảng”. Nhưng mỉa mai thay, chỉ vài ngày sau đó, kết quả lấy phiếu tín nhiệm này bị dư luận lên án vì những người quần quật làm việc thì phiếu thấp; người chỉ nói nhiều, làm ít như 1 vị ĐB Quốc Hội nào đó thì phiếu tín nhiệm lại cao. Sau đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải tạm hoãn việc lấy phiếu tín nhiệm để rút kinh nghiệm.
Vì vậy, ta cần xem phát biểu của ông Sinh Hùng ở Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng vừa qua, trong đó phê phán Chính phủ, gần như phủ định hết thành quả, có phải là hành động dọn đường cho ông ở kỳ họp Quốc Hội thứ 8 diễn ra vào 20/10 này không? Chờ xem Chính phủ sẽ chịu trảm thế nào?
4) Ai đã từng tham gia TW, và là thành viên của Chính phủ đều biết quá rõ số phận của ông Sinh Hùng trước Đại Hội XI thế nào. Có thể nói bản thân ông Sinh Hùng không nghĩ có thể còn được tái cử TW nữa hay không, khốn chi lại được vào Bộ Chính Trị rồi được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội. Trong khi ghế đó là của Phạm Quang Nghị theo dự kiến. 
Bởi vì ai cũng biết Nguyễn Sinh Hùng đã dính nặng vào việc làm chìm đắm Vinashin. Theo ông Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban Kiểm tra Đảng và ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng BCA lúc đó, đã cho rằng ông Nguyễn Sinh Hùng là người phải chịu trách nhiệm chính làm thất thoát tiền của Nhà nước và phải truy cứu trách nhiệm hình sự, lúc đó ông làm Bộ trưởng Tài chính. Theo quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải thì số tiền Nhà nước vay của nước ngoài 650 triệu USD phải được đưa vào 1 Ngân hàng để quản lý. Nhưng ông Sinh Hùng đã không chấp hành. Ông đã chuyển thẳng số tiền đó cho Công ty Tài chính của Vinashin. Từ đó, Phạm Thanh Bình – Tổng giám đốc của Vinashin – mới có điều kiện tung hoành tự tác.
Theo ông Nguyễn Văn Chi thì Ủy ban Kiểm tra có nêu những vi phạm của ông Sinh Hùng ra Bộ Chính Trị và yêu cầu phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng ông Sinh Hùng đã thoát được là nhờ khi đó ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận hết trách nhiệm về mình, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ. Trong nhiều cuộc họp của Ban cán sự Chính phủ, ông Tấn Dũng đã bảo vệ ông Sinh Hùng khỏi bị kỷ luật.
Nguyễn Sinh Hùng ngày trước (Trong vai trò Trưởng ban Tái cơ cấu Vinashin): 
Sự việc ông Sinh Hùng không bị kỷ luật vụ Vinashin, được biết ông Nguyễn Văn Chi tuy đã nghĩ hưu rồi mà vẫn ấm ức. Các thành viên Chính phủ ai cũng biết rất rõ điều này, chỉ riêng ông Sinh Hùng mới “không biết” nên ông đã phản lại Chính phủ theo cách mà người đời vẫn gọi là “kẻ ăn cháo đá bát”.
Thật không may cho nước nhà có một vị đứng đầu Quốc Hội tồi tệ như thế.
Với những gì ông tích lũy được khi làm Phó Thủ tướng trong Chính phủ; ông Sinh Hùng đã triệt để sử dụng để tấn công hòng làm mất uy tín của Chính phủ, của Thủ tướng, để đề cao vai trò cá nhân và quyền uy của mình. Nhưng ông đã tính nhầm, tất cả những ai đã công tác ở Chính phủ đều biết rất rõ về con người háo danh, tham lam và suy đồi của ông. Ông chính là con chuột đang gặm nhấm, phá hoại kinh tế đất nước, nhưng khổ thay, ông đã chui được vào một bình hoa quý mà người đang chủ trì việc đánh chuột lại sợ “vỡ bình hoa”, sự nghiệp phòng chống tham nhũng sẽ đi về đâu? Số phận dân đen sẽ đi về đâu? Dù hiện nay, ông đang phát biểu rất mạnh, hạ bệ vai trò của cả bộ máy và tự đánh bóng mình để dư luận thấy ông là người có năng lực điều hành đất nước. Nhưng hãy nhìn vào năng lực của ông từ xưa đến giờ sẽ rõ, dù ông có nói hay đến mấy thì Nhân dân cũng khó có thể thay đổi cách nhìn về ông. Ông chỉ có tài lừa dối tổ chức Đảng, chứ không lừa dối được dư luận. Hãy chờ xem ông sẽ bày trò gì ở Quốc hội kỳ này và kết quả tín nhiệm dành cho ông ra sao!
Viết theo ghi chép cuộc nói chuyện với một đồng chí Nguyên Phó Chủ nhiệm VPCP 
(Xin được phép dấu tên)