Ottawa trong tình trạng chiến tranh?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ottawa trong tình trạng chiến tranh?

Photo: REUTERS/Blair Gable

Theo Tiếng Nói Nước Nga – 25 tháng mười 2014, 14:56

Trong khoảng thời gian hai ngày ở Canada xảy ra hai vụ giết người với định hướng chính trị rõ ràng. Hôm thứ Hai tại thành phố nhỏ Saint-Jean-sur-Richelieu một cư dân địa phương cố tình lao xe vào 2 hai binh sĩ. Một quân nhân thiệt mạng.

Còn ngày thứ Tư, một dân sở tại khác nổ súng bắn quân nhân đứng gác bên Đài tưởng niệm Chiến tranh ở Ottawa, sau đó đột nhập vào tòa nhà Quốc hội và bắt đầu xả súng, nhưng y đã bị bắn hạ. Cả hai kẻ này đều là người địa phương đã cải đạo theo Hồi giáo. Do vậy, các chính trị gia Canada lập tức kết luận: đất nước đang hứng đòn tấn công của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Về nguồn gốc xuất thân, cả sát thủ thứ nhất lẫn thứ hai đều 100% là người Canada. Michelle Zehaf-Bibo – tay súng giết người ở Đài tưởng niệm Ottawa, và đồng hương của y Martin Couture Rulё đều sinh trưởng, học hành và làm việc ở Canada. Chỉ riêng Zehaf-Bibo có cha là người gốc Algeria.
Như tin đưa, cả hai tên này đều gia nhập nhóm Hồi giáo cực đoan vào năm 2013. Cả hai đều quen thuộc và thường truy cập các cổng thông tin Hồi giáo cực đoan. Cả hai đều trong danh sách theo dõi của Cục tình báo quốc gia, cả hai đều bị từ chối cấp hộ chiếu để xuất cảnh du lịch Trung Đông. Theo dữ liệu của cảnh sát hiện nay những đối tượng như vậy ở Canada gồm khoảng 90 người. Còn thêm 400 người Canada theo đạo Hồi đang chiến đấu trong hàng ngũ IS ở Iraq và Syria.
Còn phải tiếp tục xác minh để làm rõ mọi chi tiết của thảm kịch ở Ottawa. Thủ tướng Stephen Harper hứa đích thân theo dõi công tác này.
Thủ tướng Canada tuyên bố:“Trong những ngày tới chúng tôi sẽ truy tìm xem tên khủng bố có đồng bọn hay chăng. Nhưng các sự kiện của tuần này là lời nhắc nhở ảm đạm rằng Canada không có miễn dịch để tránh khỏi những cuộc tấn công khủng bố mà trước nay ta đã thấy ở bên ngoài đất nước. Những cuộc tấn công nhắm vào lực lượng an ninh và cơ cấu quản lý quốc gia hiển nhiên chính là cuộc tấn công vào toàn thể đất nước”.
Các chính trị gia Canada hiện giờ vẫn còn sôi sục tinh thần theo phong cách của khẩu hiệu “Chúng ta sẽ không quì gối”, nhưng nhiều tờ báo đã nêu câu hỏi hợp lý: Có lẽ đã đến lúc hoạch định cho tất cả cộng đồng những tiêu chí chung về thái độ với chủ nghĩa khủng bố? Thêm nữa, tiêu chí đó phải rõ ràng và chính xác.
Những toan tính cố phân chia khủng bố thành “loại tốt” và loại xấu” đang dẫn đến kết quả cực kỳ tai hại, là điều mà Nga đã nhiều lần nhắc nhở lưu ý. Đây cũng là ý được Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói tới ở Matxcơva, chỉ vài giờ trước thảm kịch Ottawa.
Ông Sergei Lavrov nhận định: “Chẳng hạn như ở Syria hiện tại, chúng ta đang thấy tình huống có những đối tượng nêu khẩu hiệu đòi lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. Mà trong suốt 4 năm qua, phương Tây đã nhắm mắt làm ngơ trước thực trạng củng cố vị thế và lực lượng của những phần tử cực đoan ở nước này. Bởi vậy, góp phần thúc đẩy lan tràn nhanh chóng mối đe dọa khủng bố, bao gồm cả nhóm khét tiếng là “Nhà nước Hồi giáo” đã chiếm phần lãnh thổ đáng kể ở Iraq và Syria”.
Chuyên viên Leonid Reshetnikov Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga tin chắc rằng, chính những hành động không chuyên nghiệp và thiếu cân nhắc của Hoa Kỳ ở Trung Đông đã làm nổi lên bộ phận cực đoan trong người Hồi giáo. Như đánh giá của ông Reshetnikov và các chuyên viên khác, trả giá cho những hành động sai lầm của người Mỹlại là bản thân nhân dân các nước Hồi giáo, địa bàn hoạt động cơ bản của các nhóm cực đoan. Nhưng đồng thời đang bộc lộ thực trạng củng cố vị thế của bọn cực đoan ở những nước khác, kể cả ở những quốc gia ủng hộ Washington một cách mù quáng. Các sự kiện đáng buồn ở Ottawa lại thêm một lần nữa nhắc nhở rằng: Đã đến lúc phương Tây cần xác định rõ lập trường của mình trong quan hệ với chủ nghĩa khủng bố. Nếu vẫn tiếp diễn kiểu ném bom vào một số tên khủng bố này đồng thời hỗ trợ những tên khủng bố khác, thì tất nhiên nguy cơ khủng bố sẽ chỉ càng gia tăng và mức trả giá sẽ càng cao.