Nam Hàn và phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật
Mỹ và Nhật Bản hôm 8/10 đã họp tiểu ban hợp tác phòng vệ tại Tokyo công bố báo cáo giữa kỳ về việc sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ giữa hai nước với nội dung mở rộng phạm vi cho phép lực lượng phòng vệ Nhật Bản được hoạt động trên toàn thế giới.
Theo KBS – 2014-10-12
Nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại và nghi ngờ về vai trò mới của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, nhất là trong trường hợp chiến sự nổ ra trên bán đảo Nam Hàn.
Phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật
Trước tiên, báo cáo giữa kỳ về sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật đã xóa bỏ giới hạn về phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong hỗ trợ quân đội Mỹ. Điều này cũng có nghĩa bán kính Nhật Bản được thực hiện quyền tự vệ tập thể trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ đã được mở rộng ra toàn thế giới. Báo cáo này chia ba phần về các lĩnh vực hợp tác giữa quân đội Mỹ với lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Đó là thắt chặt hợp tác đảm bảo an ninh và hòa bình Nhật Bản, hướng đến an ninh khu vực và thế giới, và củng cố quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật tìm kiếm lĩnh vực chiến lược mới. Tức là Washington và Tokyo đã loại bỏ việc phân chia theo ba mục như trước là trong thời bình, khi chiến sự nổ ra trên lãnh thổ Nhật Bản và tình hình khu vực, mà thay vào đó là áp dụng một khái niệm hoàn toàn mới.
Bối cảnh và ý nghĩa
Về cơ bản, việc Mỹ và Nhật Bản xúc tiến sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ là nhằm kiềm chế Trung Quốc đang nổi lên mạnh mẽ không chỉ trong khu vực, đồng thời tìm cách đối phó hiệu quả. Theo khái niệm chuyển giao quốc phòng thì đây có thể được xem như ý định của Nhật Bản biến “lực lượng phòng vệ” của mình thành quân đội đúng nghĩa. Đồng thời đây cũng là động thái Mỹ muốn san sẻ với Nhật Bản gánh nặng về chiến lược đối với tình hình thế giới nói chung. Phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật hiện hành được sửa đổi năm 1997. Do e ngại trước mối đe dọa về tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, phương hướng này đã tập trung vào những diễn biến có thể xảy ra trên bán đảo Hàn Quốc hoặc eo biển Đài Loan. Nội dung này được thể hiện trong phương hướng là “tình hình khu vực”. Chính vì thế, trên thực tế, hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản hỗ trợ quân đội Mỹ bị giới hạn chỉ xung quanh Nhật Bản. Báo cáo giữa kỳ lần này thể hiện ý xóa bỏ những giới hạn này, cho phép lực lượng tự vệ Nhật Bản có thể hỗ trợ quân đội Mỹ ở bất cứ nơi đâu.
Lo ngại và dự đoán
Việc Washington và Tokyo xúc tiến sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ giữa hai bên đang làm dấy lên hai mối quan ngại lớn. Thứ nhất là về việc Tokyo càng lún sâu vào hướng hữu khuynh và vũ trang lại lực lượng. Trước đó, nước này đã sửa đổi Hiến pháp để có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể, tiến hành vũ trang, không thể hiện chút hối lỗi nào về những sai lầm trong quá khứ với các nước lân cận. Trong bối cảnh đó, việc phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ nước này được mở rộng lại càng làm gia tăng quan ngại. Thứ hai là một mối quan ngại đối với Hàn Quốc. Đó là với phạm vi hoạt động được mở rộng, Tokyo hoàn toàn có thể xuất binh sang bán đảo Hàn Quốc với danh nghĩa hỗ trợ quân đội Mỹ khi có chiến sự xảy ra. Trên vấn đề này, Chính phủ Hàn Quốc khẳng định nếu Nhật Bản muốn triển khai tác chiến trên bán đảo Hàn Quốc thì phải có được sự đồng ý của Seoul. Trước hết, cả Washington và Tokyo đều đang bày tỏ chấp thuận điều kiện này. Tuy nhiên, chưa có gì chắc chắn về những nội dung cuối cùng được đưa vào phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật sửa đổi. Seoul nhấn mạnh phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật phải được sửa đổi theo hướng đóng góp xây dựng và bảo vệ hòa bình và an ninh trên bán đảo Hàn Quốc cũng như trên toàn khu vực Đông Bắc Á. Dự đoán, việc Mỹ và Nhật Bản sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ sẽ mang lại nhiều biến chuyển về tình hình Đông Bắc Á, khi Hàn Quốc vừa là một đồng minh của Mỹ, vừa đang nỗ lực tăng cường quan hệ với Trung Quốc.
Phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật
Trước tiên, báo cáo giữa kỳ về sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật đã xóa bỏ giới hạn về phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong hỗ trợ quân đội Mỹ. Điều này cũng có nghĩa bán kính Nhật Bản được thực hiện quyền tự vệ tập thể trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ đã được mở rộng ra toàn thế giới. Báo cáo này chia ba phần về các lĩnh vực hợp tác giữa quân đội Mỹ với lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Đó là thắt chặt hợp tác đảm bảo an ninh và hòa bình Nhật Bản, hướng đến an ninh khu vực và thế giới, và củng cố quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật tìm kiếm lĩnh vực chiến lược mới. Tức là Washington và Tokyo đã loại bỏ việc phân chia theo ba mục như trước là trong thời bình, khi chiến sự nổ ra trên lãnh thổ Nhật Bản và tình hình khu vực, mà thay vào đó là áp dụng một khái niệm hoàn toàn mới.
Bối cảnh và ý nghĩa
Về cơ bản, việc Mỹ và Nhật Bản xúc tiến sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ là nhằm kiềm chế Trung Quốc đang nổi lên mạnh mẽ không chỉ trong khu vực, đồng thời tìm cách đối phó hiệu quả. Theo khái niệm chuyển giao quốc phòng thì đây có thể được xem như ý định của Nhật Bản biến “lực lượng phòng vệ” của mình thành quân đội đúng nghĩa. Đồng thời đây cũng là động thái Mỹ muốn san sẻ với Nhật Bản gánh nặng về chiến lược đối với tình hình thế giới nói chung. Phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật hiện hành được sửa đổi năm 1997. Do e ngại trước mối đe dọa về tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, phương hướng này đã tập trung vào những diễn biến có thể xảy ra trên bán đảo Hàn Quốc hoặc eo biển Đài Loan. Nội dung này được thể hiện trong phương hướng là “tình hình khu vực”. Chính vì thế, trên thực tế, hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản hỗ trợ quân đội Mỹ bị giới hạn chỉ xung quanh Nhật Bản. Báo cáo giữa kỳ lần này thể hiện ý xóa bỏ những giới hạn này, cho phép lực lượng tự vệ Nhật Bản có thể hỗ trợ quân đội Mỹ ở bất cứ nơi đâu.
Lo ngại và dự đoán
Việc Washington và Tokyo xúc tiến sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ giữa hai bên đang làm dấy lên hai mối quan ngại lớn. Thứ nhất là về việc Tokyo càng lún sâu vào hướng hữu khuynh và vũ trang lại lực lượng. Trước đó, nước này đã sửa đổi Hiến pháp để có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể, tiến hành vũ trang, không thể hiện chút hối lỗi nào về những sai lầm trong quá khứ với các nước lân cận. Trong bối cảnh đó, việc phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ nước này được mở rộng lại càng làm gia tăng quan ngại. Thứ hai là một mối quan ngại đối với Hàn Quốc. Đó là với phạm vi hoạt động được mở rộng, Tokyo hoàn toàn có thể xuất binh sang bán đảo Hàn Quốc với danh nghĩa hỗ trợ quân đội Mỹ khi có chiến sự xảy ra. Trên vấn đề này, Chính phủ Hàn Quốc khẳng định nếu Nhật Bản muốn triển khai tác chiến trên bán đảo Hàn Quốc thì phải có được sự đồng ý của Seoul. Trước hết, cả Washington và Tokyo đều đang bày tỏ chấp thuận điều kiện này. Tuy nhiên, chưa có gì chắc chắn về những nội dung cuối cùng được đưa vào phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật sửa đổi. Seoul nhấn mạnh phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật phải được sửa đổi theo hướng đóng góp xây dựng và bảo vệ hòa bình và an ninh trên bán đảo Hàn Quốc cũng như trên toàn khu vực Đông Bắc Á. Dự đoán, việc Mỹ và Nhật Bản sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ sẽ mang lại nhiều biến chuyển về tình hình Đông Bắc Á, khi Hàn Quốc vừa là một đồng minh của Mỹ, vừa đang nỗ lực tăng cường quan hệ với Trung Quốc.