Các quan chức cấp cao Bắc Kinh đã dàn xếp việc tiết lộ vụ bê bối của Trưởng Đặc Khu Hồng Kông?
Bởi: Liu Xiaozhen 13 Tháng Mười , 2014 Mục: Chế Độ Trung Cộng Viết bình luận.
Đặc Khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) đối thoại với các nhà báo Hồng Kông trong một cuộc họp báo tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ngày 06 tháng 10 năm 2013 tại Nusa Dua, Indonesia. Việc rò rỉ các tài liệu tài chính mật ám chỉ Lương dính líu đến khoản chi trả bất chính 6,5 triệu Đôla Mỹ rất có thể đã được dàn dựng bởi chính quyền Bắc Kinh (Putu Sayoga/ Getty Images)
Trong khi các cuộc đàm phán với người biểu tình ủng hộ dân chủ của Hồng Kông đang diễn ra, một báo cáo điều tra khẳng định rằng trưởng Đặc Khu Hồng Kông đã bỏ túi hàng triệu đô la tiền thanh toán không được tiết lộ từ một công ty Úc và việc này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía công chúng. Theo một nhà phân tích, vụ rò rỉ thông tin về các khoản thanh toán này cho thấy Bắc Kinh đang gây sức ép buộc Lương Chấn Anh phải từ chức.
Ngày 8 tháng 10, Tờ Người đưa tin Buổi sáng Sydney của Úc đăng tải một bài phóng sự nói về một hợp đồng bí mật cho thấy công ty xây dựng UGL của Úc đã trả 6,5 triệu Đô la Mỹ cho Lương để đổi lấy thương vụ UGL mua lại công ty bất động sản DTZ Holdings. Lương đã từng là một giám đốc của DTZ và là chủ tịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty này.
Các khoản thanh toán được thực hiện trong năm 2012 và 2013 sau khi Lương đã trở thành Đặc khu trưởng của Hồng Kông. UGL cũng đảm bảo sẽ trả cho Lương một khoản tiền thưởng là 2,4 triệu Đô la Mỹ. Không có bất cứ khoản nào trong các khoản chi trả này được Lương kê khai. Hợp đồng này được ghi ngày 2 tháng 12 năm 2011, tức năm ngày sau khi Lương tuyên bố mình là ứng cử viên cho chức vụ Đặc Khu trưởng Hồng Kông.
Các mốc thời gian:
24 tháng 11 năm 2011, Lương tuyên bố từ nhiệm khỏi DTZ.
27 tháng 11 năm 2011, Lương chính thức trở thành ứng cử viên cho chức vụ trưởng Đặc Khu, việc này được công bố vào ngày 28.
02 tháng 12 năm 2011, Lương ký một hợp đồng mật với UGL hứa hẹn mang lại cho ông này hàng triệu đôla được trả trong năm 2012 và 2013.
04 tháng 12 năm 2011, việc Lương từ chức khỏi DTZ có hiệu lực, trong cùng một ngày UGL mua lại DTZ.
25 tháng 3 năm 2012, Lương được bầu là Đặc khu trưởng Hồng Kông.
Tháng 12 năm 2012, Lương nhận được khoản chi trả đầu tiên từ UGL.
Bài phóng sự của tờ Người Đưa tin Buổi sáng Sydney được thực hiện bởi ba tác giả, sau khi họ nhận được một bản sao của hợp đồng mật trên từ một nguồn tin ẩn danh vào ngày 05 tháng 10 theo Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA). Công ty mẹ của tờ báo, Fairfax Media, từ chối tiết lộ danh tính của nguồn tin.
Một trong các tác giả, John Garnaut, biên tập viên khu vực châu Á -Thái Bình Dương của tờ Người Đưa tin Buổi sáng Sydney, nói với đài VOA rằng văn phòng Đặc khu trưởng tại Hồng Kông đáp lại họ bằng những lời đe dọa khi họ cố gắng xác nhận các khoản chi trả trên với văn phòng.
“Như các bạn có thể tưởng tượng, chúng tôi đã phải rất nhiều lần đặt câu hỏi cho đến khi nhận được một số thư trả lời rất hung hăng về mặt luật pháp từ văn phòng của ông ấy, thừa nhận việc đã nhận [những câu hỏi đó] và đe dọa đưa chúng tôi ra tòa nếu chúng tôi công bố bất cứ điều gì,” Garnaut cho biết. “Trong quá trình đó, chúng tôi xác nhận rằng ông ta đã nhận được các khoản chi trả.”
Lương Chấn Anh hôm thứ Năm đã đưa ra một thông cáo khẳng định rằng ông ta không bị buộc phải khai báo các khoản chi trả từ UGL vì chúng được trả cho công việc trước khi ông ta trở thành Đặc khu trưởng, chứ không phải cho công việc trong tương lai.
DTZ được bán khi nó bị vỡ nợ, và theo tờ Người Đưa tin Buổi sáng Sydney thì giá trị của DTZ đối với UGL là dựa trên các mối quan hệ mà Lương có được ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.
Từ khi phong trào Chiếm Trung Tâm bắt đầu vào ngày 28 tháng 9, đã có nhiều lời kêu gọi vang vọng từ những người biểu tình yêu cầu Lương từ chức.
Mặc dù tuần trước, Lươnng từ chối từ nhiệm, nhưng vụ bê bối đột nhiên bùng ra này có thể làm tăng thêm sức nặng cho những lời kêu gọi ông ta phải từ chức.
Thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông Sin Chung-kai nói với báo Đại Kỷ Nguyên về vài khả năng ai có thể đứng đằng sau vụ rò rỉ các thông tin tài chính này.
“Có thể là kẻ thù chính trị của ông ta (Lương) đã phát tán thông tin này. Cũng có thể là Bắc Kinh muốn đối phó với ông ta và tuồn ra một số thông tin để buộc ông ta phải hạ đài. Điều đó không có gì là lạ cả … Chỉ có một số người bí mật mới có thể có được những tài liệu đó”, Sin nói.
Người Hồng Kông từ lâu đã tin rằng Lương là một thành viên ngầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông ta được cho là có mối quan hệ chặt chẽ với phe của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Phe Giang Trạch Dân đã và đang gây trở ngại cho lãnh đạo Trung Quốc hiện nay là Tập Cận Bình kể từ khi ông này lên nắm quyền.
Chuyên gia về Trung Quốc Shi Cangshan tại Washington, DC nghi ngờ sự rò rỉ của hợp đồng này được dàn dựng bởi các lãnh đạo cấp cao của Đảng CSTQ.
Shi nói rằng, một mặt, việc Lương hạ đài sẽ là cái giá thấp nhất phải trả để giải quyết xung đột giữa chính phủ và người dân Hồng Kông.
Shi nói rằng, mặt khác, Bắc Kinh sẽ không để Lương từ chức trong quá trình bất phục tùng dân sự của người biểu tình.
Shi cho biết “Bằng cách này [công dân bất phục tùng] để làm cho Lương phải ra đi sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng của chế độ Trung Cộng, vì đã có các cuộc biểu tình liên tục ở các tỉnh và thành phố khác nhau ở Trung Quốc đại lục”,.
Nghiên cứu và dịch thuật bổ sung của Lu Chen
http://vietdaikynguyen.com/v3/14661-cac-quan-chuc-cap-cao-bac-kinh-co-the-da-dan-xep-viec-tiet-lo-vu-be-boi-cua-truong-dac-khu-hong-kong/