Bộ trưởng Minh, đảo Gạc Ma và biểu tình chống VN tại Campuchia
Người Campuchia biểu tình chống VN
Theo Đàn Chim Việt – Chính Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry đã quyết định chuyến thăm Mỹ của Phạm Bình Minh. Cuối cùng thì Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh đã có chuyến công du bận rộn sang Mỹ theo lời mời từ tháng 5/2014 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, với thành tích cụ thể là việc nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam của Mỹ. Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ đã có chiều sâu mới. Đây là 1 chuyến đi đầy khó khăn của Bộ trưởng Minh. Khó khăn không đến từ phía Mỹ mà đến từ Bộ chính trị ĐCS VN. Ông Minh đã đóng vai trò 1 chính khách có thể nói là vượt trội hẳn so với Ủy viên Bộ chính trị ĐCS VN Phạm Quang Nghị. Phạm Quang Nghị đi làm khách mà đã chửi chủ nhà: “ông đã là 1 thằng tù trong Hilton Hà Nội của chúng tôi”, qua hành động tặng cho Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John Mc Cain bức tranh bia chứng tích bên hồ Trúc Bạch Hà Nội, thì chắc trong ngoại giao thế giới, chỉ có tay bí thư thành ủy Hà Nội này mà thôi. Tuy rằng ngay sau chuyến thăm Mỹ của Phạm Quang Nghị, 2 Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Whitehouse, và sau đó là Chủ tịch hội đồng liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey, đã sang VN thúc đẩy quan hệ 2 nước trong đàm phán TTP cũng như bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ cho Việt Nam, thì có thể nói đây là 1 chuyến thăm ngoại giao không tầm cỡ. Chuyến thăm Mỹ của Phạm Quang Nghị không có thành tích cụ thể nào. Trong khi đó, cùng với việc cử Phạm Quang Nghị sang Mỹ, ĐCS VN tung tin rằng: đây là chuyến đi thay thế chuyến thăm Mỹ của Phạn Bình Minh đã được mời trước. Tương lai của Bộ trưởng Minh đã bị đặt dấu hỏi. Nếu Bộ chính trị ĐCS VN hủy chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Minh, thì hội chứng Nguyễn Cơ Thạch trong những năm 1990 sau hội nghị Thành Đô, sẽ bị lặp lại. Nguyễn Phú Trọng sẽ hoàn toàn làm chủ bàn cờ chính trị Việt Nam khi các ủy viên trung ương khác, trước đe dọa mất chức hay bị bỏ rơi nếu họ dám nhìn TQ bằng “ánh mắt mang hình viên đạn”, họ sẽ phải ủng hộ Trọng. Nếu Bộ chính trị ĐCS VN đã phải đồng ý cử Bộ trưởng Phạm Bình Minh sang Mỹ, chứng tỏ đa số của Trọng là mỏng manh. Vì vậy trong trường hợp này, khi Ngoại trưởng Kerry đã mời đích danh Phạm Bình Minh, khi Ngoại trưởng Kerry đã từ chối tiếp chính thức Phạm Quang Nghị, khi ngài bí thư thành ủy Hà Nội không mang gì cụ thể về Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã đấu tranh thắng lợi trong Bộ chính trị cho trường hợp Phạm Bình Minh. Tuy vậy, việc Phạm Bình Minh phải sang TQ trước chuyến công du Hoa Kỳ và việc ông Minh phát biểu về TQ tại Mỹ giống như Phùng Quang Thanh đã phát biểu tại Shangri-La: ” Chúng tôi có quan hệ rất tốt đẹp về chính trị… Cả Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi có quan hệ ở mọi kênh giữa hai đảng, nhà nước và người dân” đã phản ánh nỗi sợ hãi của Bộ trưởng Minh trước áp lực của Nguyễn Phú Trọng, TQ. Cân bằng giữa Dũng và Trọng trong BCT còn rất mong manh. Chưa biết “mèo nào cắn mẩu nào”. Nhưng việc đi dây giữa Mỹ và TQ của Bộ trưởng Minh và BCT ĐCS VN sẽ đến hồi kết vì: TQ xây dựng các đảo trên Trường Sa thành cứ điểm quân sự. TQ tiến hành xây dựng trên Trường Sa với 1 quyết tâm sắt đá và mưu tính sảo quyệt. TQ đổ tiền, sức người và uy tín của một cường quốc, làm trái nguyên tắc của DOC, nhằm xây dựng các đảo tại Trường Sa, do TQ chiếm của Việt Nam năm 1988, thành cứ điểm quân sự, không phải để mà chơi. TQ không ồn ào, lẳng lặng bỏ công sức biến đảo Gạc Ma và các hòn đảo phụ cận thành 1 căn cứ quân sự, 1 sân bay là có mục đích. Họ sẽ thành lập ADIZ – trên Biển Đông và biến đường lưỡi bò thành hiện thực. Sau khi hoàn thành xây dựng Gạc Ma thành cứ điểm quân sự, việc đánh chiếm nốt các đảo của Việt Nam xung quanh Gạc Ma là bước đi tất yếu. Lý do chính là hiển nhiên: Cứ điểm quân sự mới xây dựng phải được bảo vệ an toàn. Vòng đai bảo vệ sân bay mới này sẽ gồm tất cả các đảo của Việt Nam trên Trường Sa. Hải chiến Việt Nam, Trung Quốc tranh dành các đảo trên Trường Sa là không tránh khỏi. Cuộc hải chiến này sẽ buộc ĐCS Việt Nam phải ngừng đánh đu giữa Mỹ và TQ, sẽ buộc ĐCS VN phải ngừng đem tính mạng thanh niên Việt Nam làm quà tặng cho bành trướng TQ để cầu 2 chữ bình an cho gia đình riêng của họ. TQ đang tiến hành thọc mũi dao Campuchia vào sườn Việt Nam. Lào và Campuchia luôn có quan hệ cực kỳ quan trọng đối với an ninh Việt Nam. Năm 1978, Campuchia phản trắc, do TQ cung cấp vũ khí, đã thọc mũi dao nhọn vào cơ thể Việt Nam đang rỉ máu, yếu đuối vừa ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt Việt-Mỹ. Đảng CS Việt Nam lúc đó vì tình hữu ái “đỏ” đã làm ngơ trước những tàn sát đẫm máu của bọn Khơme “đỏ” đối với nhân dân Việt Nam các tỉnh biên giới phía Tây Nam từ 1975 đến 1978. Máu Việt Nam đối với cộng sản Việt Nam đã không bằng nước lã. Cuối cùng thì Bộ chính trị Đảng cộng sản VN lại phản ứng như người tâm thần, ngu xuẩn khi xâm lược Campuchia 1978, tạo cớ để thế giới cô lập, cấm vận kinh tế Việt Nam hơn 1 thập kỷ dằng dặc. Lẽ ra, Việt Nam chỉ nên tiêu diệt Khmer đỏ trên đất Việt Nam, và tôn trọng độc lập của Khmer đỏ trong biên giới của họ. Như vậy ta thấy quan hệ Việt Nam-Campuchia còn hơn cả quan hệ hàng xóm. Mối quan hệ này còn liên quan đến mạnh hay yếu, phồn vinh hay điêu tàn của dân tộc Việt Nam. Hôm nay cũng vậy, ĐCS VN đã không học bài học quá khứ, không phản ứng công khai, minh bạch trước những biểu tình của Campuchia chống Việt Nam. Những tuyên truyền có chứng cứ lịch sử hay không có chứng cứ lịch sử về vùng đất Khmer Crom/ Nam Bộ/ lẫn lộn trên internet. Các nhà lịch sử học của Việt Nam đâu rồi. Sao các vị cứ im lặng mãi, nhường trận địa cho các tin đồn không bằng chứng. Những sự thực về cuộc chiến 1978-1989 cần được sáng tỏ. Những liệt sĩ của cuộc chiến này phải được vinh danh cùng với những liệt sĩ trên biên giới phương bắc 1979. Con bài Campuchia hôm nay, cũng như 1978, đang được TQ sử dụng nhằm chống Việt Nam. Như nhưng con thuyền đánh cá TQ bọc mũi sắt trên Biển Đông, các cuộc biểu tình của người Khmer Croom trước Sứ quán VN tại Phnom pêng là một hình thức chiến tranh kiểu mới với Việt Nam đã được TQ khởi động. Việt Nam và TQ đang ở giai đoạn trước chiến tranh. Hơn lúc nào hết xây dựng khối đoàn kết dân tộc, mở rộng dân chủ là nhu cầu tồn tại hay tự hủy diệt của dân tộc Việt Nam.
© Nguyễn Nghĩa © Đàn Chim Việt