Trung-Hoa đang làm một loại tàu ngầm ‘siêu âm’? – Nhữ Đình Hùng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trung-Hoa đang làm một loại tàu ngầm ‘siêu âm’? – Nhữ Đình Hùng

Các blogs về khoa-học và hàng-hải từ nhiều ngày qua đã bàn tán nhiều về nguồn tin một học-viện Trung-Hoa đang nghiên-cứu việc phát-triển một loại tàu ngầm có tốc-độ nhanh hơn tiếng động nhờ việc tạo ra một bầu khí (supercavitation) bao quanh tàu ngầm, có thể cho phép tàu ngầm đạt đến tốc-độ ‘siêu âm’ trong nước!

Ý-kiến này không phải là điều mới lạ vì từ những năm 1979, các khoa-học-gia Liên-Sô đã áp-dụng hiện-tượng ‘supercavitation’ cho các ngư-lôi Shkval, đưa vận-tốc các ngư-lôi này lên đến 200 hải-lý nhờ vào một lực đẩy và việc tạo ra một bầu khí bao trùm ngư-lôi đi từ mũi ngư-lôi do khí thoát ra bởi việc đốt nhiên-liệu của một động-cơ hoả-tiễn (moteur-fusée). Điều này cũng được áp dụng cho các hoả-tiễn đạn đạo phóng-đi từ các tàu ngầm nguyên-tử trong khoảng thời gian đi từ trong nước để xuyên qua mặt nước!


hình cellule-rouge.blogspot.com giải-thích về cách hoạt-động của ngư-lôi Skhval

Trong một bài viết được đưa ra vào ngày 23 tháng 08.2014, nhật-báo South China Morning Post cho biết là Viện Kỹ-Thuật-Học Harpin (Institut de Technologie d(Harpin) đang thực-hiện một dự-án về tàu ngầm cho phép tàu đạt tới tốc-độ 5800 cây số/giờ, cho phép tàu di chuyển từ Shanghai đến San Francisco trong vòng chưa đầy hai tiếng đồng-hồ!

Li Fengchen, giám-đốc của dự án, giải-thích việc áp-dụng ‘supercavitation’ đã tạo ra một bầu khí bao bọc ngư lôi giúp làm giảm lực ma-sát của nước, nhờ đó, ngư lôi có tốc-độ nhanh hơn. Các kỹ-sư Trung-Hoa, dựa trên nguyên-tắc đó, đã cho tạo ra một vỏ bọc tàu ngầm bằng một dung-dịch đặc-biệt.!

Những điều Li Fengchen trình-bày xem chừng không thuyết-phục được các chuyên-gia kỹ thuật: các định-luật về vật-lý áp-dụng cho ngư-lôi Shkval cũng áp-dụng cho tàu ngầm.

Một số vấn-đề kỹ-thuật cũng được đưa ra như làm thế nào để lái tàu nếu tàu được bao phủ bằng một bầu khí? Bánh lái tàu cần có sức cản của nước để đổi hướng. nhưng khi đổi hướng sẽ làm mất bầu khí bao quanh! Cũng vì lý do này mà ngư-lôi Shkval chỉ được phóng thẳng, mọi việc chuyển hướng sẽ làm mất bầu khí bao quanh và như thế làm tạo lại sức cản của nước. Sức cản này quan trọng ở vận-tốc cao có thể làm vỡ tàu!

Một vấn đề khác phải nghĩ đến là sức chịu đựng của tàu khi vượt tường âm-thanh. Tốc độ âm-thanh trong không khi là 300mét/giây nhưng trong nước, vận-tốc âm-thanh là 1500mét/giây hay 5.400 cây-số/giờ. Chưa kể đến vấn-đề thể-lực của thuỷ-thủ-đoàn. Liệu cấu-tạo của tàu và thể lực của người có chịu đựng được chấn-động khi vượt tường âm-thanh ở tốc-độ  5.400 cây số giờ?

Cũng cần phải nghĩ đến vấn đề nhiên-liệu vì cần một sức đẩy mạnh để đạt tới vận tốc siêu âm đòi hỏi việc chưa  một số nhiên-liệu lớn và từ đó đưa tới khả năng hoạt động của tàu (khoảng cách, thời gian)

Quân-đội Mỹ cũng có một chương-trình tương tự (dự-án Underwater Expresse của DARPA) dành cho hải-quân Hoa-Kỳ, được thông-báo vào năm 2006. Duyẹ án nhằm thực hiện một loại tàu ngầm nhỏ có thể đạt tốc-độ 100 hải lý. Cho tới nay, dư-án vẫn còn trong vòng thí-nghiệm!. Vận tốc tàu ngầm nhanh nhất hiện nay ở khoảng 74 cây số giờ.

Nhữ Đình Hùng/tổng-hợp/08.09.2014

Tham-khảo:

http://www.opex360.com/2014/08/29/des-ingenieurs-chinois-developpent-marin-supersonique-info-ou-intox/

http://www.lemarin.fr/articles/detail/items/un-sous-marin-supersonique-a-letude-dans-un-labo-chinois.html

http://www.slate.fr/story/91533/sous-marin-supersonique-traverser-pacifique-supercavitation