Bông hồng cho Bùi Thị Minh Hằng: Người khiến Việt cộng và Trung cộng sợ hãi – Giáo Già (Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Bông hồng cho Bùi Thị Minh Hằng: Người khiến Việt cộng và Trung cộng sợ hãi – Giáo Già (Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy)

Ngày 31 tháng 8 năm 2014

H,

Thông tin về phiên xử ba nhà hoạt động chống Tàu, sẽ diễn ra tại tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp, vào ngày 26 tháng 8, thu hút sự chú ý của nhiều người, cả trong và ngoài nước.  Tòa sơ thẩm tại Đồng Tháp vừa tuyên án: chị Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam, Nguyễn Văn Minh 2,5 năm tù giam, và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm tù giam.

Phiên tòa kết thúc với bản án được “tiền chế” từ sự sợ hãi không phải của các nạn nhơn bị cho là “bị cáo”, mà từ Đảng và Nhà nước CSVN.  Đầu tiên là sự sợ hãi thể hiện qua việc cắt cử những “nạn nhơn” bị coi là “chánh án” ngồi xét xử họ, qua sự tiết lộ của Huỳnh Bá Hải, đăng trên Danlambao, với các chi tiết như sau [xin trích nguyên văn]:

“… Chúng tôi liên lạc với thẩm phán L. đang là thẩm phán tòa hình sự tình Đồng Tháp. Thẩm Phán L. là bạn học cùng khóa với chúng tôi tại Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp của Học Viện Tư Pháp. Thẩm phán này cho hay là phiên xử này rất nhạy cảm nên không dám đưa ra các ý kiến bình luận. Nhưng Thẩm phán L. cho biết thêm là “Ông Lộc (thẩm phán Bùi Phước Lộc là chủ tọa phiên tòa xét xử chị Minh Hằng) bị ông Thơ (Nguyễn Thành Thơ – Chánh án Toàn án tỉnh Đồng Tháp) đì dữ lắm nên mới xử vụ này. Bản thân ông Lộc không muốn ngồi ghế chủ tọa phiên tòa này. Đây là án chỉ đạo nên không ai muốn xử cả”.

Chúng tôi thắc mắc là án chỉ đạo nhưng cơ quan nào chỉ đạo Tỉnh ủy hay Tòa án Tối cao. Thẩm phán L. cho hay là theo yêu cầu từ Bộ công an. Thẩm phán L. yêu cầu không được nêu danh tánh ra trong bài báo. Theo thẩm phán L. nếu có cấu thành tội phạm thì cũng chỉ nên phạt hành chính chứ hình sự hóa vụ án này thấy cũng khó coi.

Luật sư T. là thành viên của Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp cho hay rất khó dự đoán kết quả của phiên xử ngày 26.8.2014 tại Tòa án tỉnh Đồng Tháp. Vì đây là vụ án có tính sắp đặt và răn đe nên chắc không có án treo mà sẽ là án tù giam không dưới 1 năm tù giam. Nhiều vụ khác thì có thể cho hưởng án treo nhưng chắc vụ này sẽ có chỉ đạo là án tù giam…” [người trích in đậm].

CSVN càng sợ hãi hơn khi trước khi phiên tòa khai diễn một bản “Tuyên bố chung của 20 Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập tại Việt Nam” đã được phổ biến, nói rằng: “…Ba bị can Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện vì họ vô tội hoàn toàn. Chính công an mới là những kẻ mắc tội “gây rối trật tự công cộng” vì đã âm mưu từ trước, lén phục kích, đánh người dã man, khiến cho nhân dân phải tụ tập lại đông đảo…” [Xem toàn văn trong phần phụ đính 1] [người trích in đậm].

Mặc dù phiên tòa được cho là công khai, nhưng nó được kiểm soát rất công phu cẩn mật khiến dân thường không ai được vào dự.  Thân nhơn của những “nạn nhơn” cũng không được vào dự.  Con gái chị Bùi Minh Hằng là Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị công an cấm không được dự phiên tòa của mẹ.

Tất cả 4 Luật sư biện hộ cho các bị cáo [xem hình: từ trái sang phải: Hà Huy Sơn, Đoàn Thái Duyên Hải, Trần Thu Nam, Nguyễn Văn Miếng (Ảnh: Facebook Nguyen Van Mieng)], cũng bị kiểm soát gắt gao, không được mang laptop, điện thoại cầm tay, máy ghi hình, ghi âm, để hành nghề, theo thông lệ.  Những nhơn chứng quan trọng nhất đều bị ngăn cản không được vào dự phiên tòa.  Điều này chứng tỏ thêm một lần nữa Đảng và Nhà nước CSVN rất sợ các luật sư này có thể làm điều gì có thể làm hại chúng từ những chứng cớ họ ghi nhận được từ phiên tòa.

Sau phiên tòa Luật sư Hà Huy Sơn cho biết các chi tiết rất đáng lưu ý như sau:

  1. 1.      Nhân chứng 1 bên yêu cầu triệu tập 17 người: Tòa cho có mặt 3. Bên kia nhân chứng 32 người (trong đó 1/3 là công an huyện, xã).
  2. 2.      HĐXX (03) và VKS (02) vẫn chưa chắc ăn, bất ngờ cho thêm 1 LS là Chủ tịch Đoàn LS Đồng Tháp làm người bảo vệ cho 1 CA huyện là người bị anh Minh đánh đúng 1 cái vào tay (anh Minh nói không đánh ai) không có 1 tý sây sướt. Vị LS làm chức năng KSV buộc tội bị cáo chứ không làm chức năng bảo vệ cho thân chủ (vì người CA huyện đó không có gì cần phải bảo vệ).
  3. 3.      Có 2 bản tường trình đánh máy của 2 nhân chứng là CA giống hệt nhau từng chữ, chấm, phẩy, chỉ khác ký tên.
  4. 4.      Bên ngoài thì ở các ngã tư hoặc thảm cỏ vỉa hè tập trung những nhóm khoảng 4-5 người cách nhau độ vài trăm mét. Khi có các luật sư đi qua thì họ cử 1 người giả đi tập thể dục ở đằng sau, bên cạnh để xem chúng tôi nói chuyện gì. Họ là phụ nữ khoảng trên 50 tuổi, đeo khẩu trang, đi bộ đội mũ BH, chỗ tập trung nhóm của họ có nước đóng chai, giống nhau như là được phát để trực làm nhiệm vụ. Nếu nghe được gì họ sẽ điện thoại báo cho lực lượng khác đại ý là chúng nó đang đi hướng về hướng nào, nó nói cái gì ấy, bọn này như là luật sư… Đặc trưng này lần đầu tôi gặp ở ngoài phiên tòa.
  5. 5.      Bà Hằng khi bước vào phiên tòa và khi ra khỏi phiên tòa đều hát rất thanh thản. Trong phiên tòa bà Hằng rất bình tĩnh và mạch lạc, sau khi bị tuyên án bà Hằng tươi cười và bình thản khi tay bị còng, bước ra xe tù, có người áp giải xung quanh.

Công an tỉnh Đồng Tháp huy động một lực lượng lớn chưa từng có để kiểm tra khách sạn, phục ở những bến xe liên tỉnh, kiểm soát các xe vào thành phố để loại trừ hết những thành phần đến dự phiên tòa.  Khi phiên tòa khai mạc thì công an Đồng Tháp cũng bắt đi 80 người phần lớn là những tín đồ Hòa Hảo, blogger, nhiều phóng viên như Trương Minh Đức, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy [Xem hình Công an, An ninh, Dân phòng… dày đặc bên ngoài Tòa án].

Theo tường thuật của Nguyễn Hữu Vinh 55 người trong số này được ghi nhận như sau:

1) Hoàng Văn Dũng – Con đường Việt Nam
2) Trương Văn Dũng – Bầu bí tương thân
3) Bùi Tiến Hưng- No U FC
4) Nguyễn Nữ Phương Dung – Con đường Việt Nam
5) Mai Phương Thảo – No U FC

6) Nguyễn Văn Thông
7) Nguyễn Văn Kỳ
8) Nguyễn Văn Hùng
9) Lê Hồng Phong – No U FC
10) Trương Minh Hưởng
11) Đinh Nhật Uy – Cựu tù nhân lương tâm
12) Trương Minh Đức – Cựu tù nhân lương tâm, Anh em dân chủ
13) Nguyễn Công Khoa
14) Nguyễn Võ Xuân Thùy
15) Huỳnh Ngọc Chênh – Nhà báo độc lập
16) Nguyễn Công Thủ – Phật giáo Hòa Hảo
17) Võ Văn Bửu – Cựu tù nhân lương tâm
18) Tô Văn Mãnh – Cựu tù nhân lương tâm
19) Trương Kim Long
20) Nguyễn Tường Thụy – Nhà báo độc lập
21) Lê Ánh Hồng
22) Trương Thị Hoàng
23) Nguyễn Thúy Hạnh

24) Khởi Hoàng
25) Nguyễn Ngọc Lụa – Phụ nữ nhân quyền
26) Thúy Phượng – Văn phòng Công lý Hòa bình
27) Mai Tiến Sơn
28) Mai Dũng – No U FC
29) Lê Dũng Vova – No U FC
30) Phạm Nam Hải – No U FC
31) Bang Trần
32) Trịnh Bá Phương – Dân oan Dương Nội
33) Khúc Thừa Sơn – Nhà báo độc lập
34) Nguyễn Thị Nhung (mẹ Phương Uyên)
35) Peter Lâm Bùi – Con đường Việt Nam
36) Nguyễn Hoàng Vi – Mạng lưới blogger Việt Nam
37) Hoàng Bùi – No U SG

38) Lê Hoàng – No U FC
39) Trần Thị Thu Nguyệt
40) Bạch Hồng Quyền – Con đường Việt Nam
41) Paulo Thành Nguyễn – Con đường Việt Nam
42) Nguyễn Thúy Hạnh – Liberty – No U FC
43) Dương Thị Lâm
44) Paulus Thanh Hoang – Anh em dân chủ
45) Từ Anh Tú – Anh em dân chủ
46) Minh Khang – No U Nghệ An
47) Đinh Phương Thảo – Phụ nữ nhân quyền
48) Huỳnh Thục Vy – Phụ nữ nhân quyền
49) Huỳnh Phương Ngọc – Phụ nữ nhân quyền
50) Huỳnh Trọng Hiếu
51) Nguyễn Thị Ánh Ngân – Phụ nữ nhân quyền
52) Trần Thị Hài – Phụ nữ nhân quyền
53) Trần Văn Hiền
54) Lã Việt Dũng – No U FC
55) Nguyễn Hữu Tình

… và một số anh em thuộc Phật Giáo Hòa Hảo cũng bị bắt sáng nay.

(Xin xem chi tiết về sự sợ hãi của Đảng và Nhà nước CSVN, cùng những nỗ lực phi thường của những người quyết tâm vượt qua mọi sợ sệt sự trù giập của công an để về Đồng Tháp tham dự phiên tòa, trong bài của Huỳnh Ngọc Chênh đăng trong phần phụ đính 2)

Nên nhớ, khi Cộng sản Bắc Việt xâm lăng được Miền Nam Việt Nam, những cái được gọi là tòa án nhân dân, tổ chức từ cấp thấp nhứt là Phường, đến các cấp cao hơn, người dân bị “lùa” đi tham dự, ai không đi sẽ bị ghi vào “sổ đen”, để bị làm khó khi cần, những ai tham dự các phiên tòa đó đều không dám nhìn các “bị cáo”, chỉ ngồi im và nhìn xuống chân mình, sợ bị liên lụy, cho dù trước đó họ từng là chỗ quen thân.  Ai cũng “sợ” Đảng và Nhà nước, ai cũng “sợ” cái được gọi là “tòa án nhân dân” đó.  Bây giờ thì ngược lại, Đảng và Nhà nước sợ người dân tham dự các phiên tòa xử các nạn nhơn của Đảng và Nhà nước, sợ những nạn nhơn bị tòa xét xử… và sợ những áp lực quốc tế binh vực các nạn nhơn vô tội.

Bằng chứng là ngay sau khi phiên xử kết thúc, Tòa Đại sứ Mỹ tức khắc ra Tuyên bố cho biết:

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết án và phạt tù các nhà hoạt động là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh 36 tháng, 24 tháng, và 30 tháng, theo thứ tự, tù giam theo Điều 245, về “trật tự công cộng”. Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động.

Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ”.[Xem phóng ảnh đính kèm]

Bên cạnh đó, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch là Phil Robertson cũng nhận định là chính quyền Việt Nam đã “hình sự hóa một lỗi dân sư nhỏ để truy bức các nhà hoạt động nhân quyền”.  Chủ tịch Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền, Karim Lahidji cho là cách hành xử của chính quyền Việt nam “Không tôn trọng những cam kết về nhân quyền đã ký với cộng đồng quốc tế, sách nhiễu, bắt tùy tiện và dàn dựng phiên tòa theo những kịch bản lố bịch, cố hữu thường thấy chỉ ở quốc gia cộng sản”. Đặc biệt, tại Úc, nhà hoạt động nhân quyền Peter Addison đã vui vẻ nhận và mặc áo mang hình chị Bùi Thị Minh Hằng khi thực hiện lời thách thức dội nước đá lên đầu [xem hình] để quyên tiền cho bệnh nhân bệnh ALS (Amyotrophic lateral sclerosis: một căn bệnh tê liệt hệ thống thần kinh dẫn đến tình trạng hủy hoại tế bào cơ bắp, bại liệt toàn thân và chết), để nói cho bạn bè quyến thuộc của ông về tình hình nhân quyền tệ hại tại Việt Nam.  Tại Âu châu, trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ Franz Jessen, bày tỏ quan ngại sâu sắc của mình việc kết án bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, và ông Nguyễn Văn Minh với các án tù lần lượt là 3 năm, 2 năm và 2,5 năm.  Đại sứ nhắc lại quyền cơ bản của tất cả mọi người trong việc tự do và ôn hòa bày tỏ ý kiến của họ, phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên. Là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về Quyền Con người và Quyền Chính trị.  Trưởng Phái đoàn cũng nhắc lại các lời kêu gọi trước đây về việc Việt Nam phải trả tự do tất cả những người ủng hộ nhân quyền ôn hòa ở trong nước.  Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục làm việc trên tinh thần đối tác với Việt Nam về những việc này và các vấn đề nhân quyền và pháp quyền khác.  Về việc ba nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam bị kết án nhiều năm tù ông Christoph Strässer, phái viên về chính sách nhân quyền và viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, ngày 27.08.2014, đã tuyên bố:  “Tôi lo ngại về hình phạt tù giam nhiều năm đối với ba nhà hoạt động nhân quyền vì tội ‘gây rối trật tự công cộng’. Như vậy ba nhà hoạt động này bị giam trong tù nhiều năm chỉ vì cản trở giao thông trong một thời gian ngắn. Điều đó hoàn toàn không tương xứng và kỳ lạ. Rất tiếc là nó cho thấy rằng, tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất khó khăn: Những người khác chính kiến vẫn tiếp tục bị trấn áp, đe dọa hoặc bắt giam. Tôi yêu cầu các cơ quan chức trách Việt Nam đình chỉ án phạt tù và thả ngay ba người này. Việt Nam là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và đã ký kết nhiều công ước Liên hiệp quốc về nhân quyền. Việt Nam phải coi đó là thước đo”.

Ngoài ra, các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ hóa VN cũng mau lẹ lên tiếng, điển hình là Bác sĩ Mã Xái, Chủ tịch Đảng Tân Đại Việt, đã có ngay bản Tuyên cáo đòi hỏi:

  • Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải lập tức trả tự do vô điều kiện ba nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng, Bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và Ông Nguyễn Văn Minh.
  • Nhà cầm quyền Công sản huỷ bỏ các bán án bất công, trả tự do vô điều kiện tất cả những người đang bị giam cầm (vô cớ) chỉ vì đòi hỏi Tự do, Dân chủ, Tự do Tôn giáo và những tù nhơn lương tâm, những người yêu nước phản đối hành động ngang ngược của Trung Cộng vi phạm lãnh hải, lãnh thổ Viêt Nam.
  • Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do căn bản của người dân xác định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhơn Quyền và nghĩa vụ mà Cộng Sản Việt Nam  cam kết theo Công ước Quốc tế về các Quyền  Dân Sự và Chánh Trị.
  • Yêu cầu Chánh phủ các quốc gia tự do, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhơn quyền can thiệp buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thái độ thích ứng đối với các đòi hỏi chánh đáng nêu trên.

Chính blogger Nguyễn Tường Thụy cũng nói: “Phiên sơ thẩm xử Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh là vụ án được quan tâm đặc biệt. Sự quan tâm đó đến cả từ hai phía: phía thực hiện kịch bản mang ba người bỏ tù cho bằng được; và phía bảo vệ họ.  Chưa bao giờ, một vụ án được nhiều người quan tâm đến thế. Ước tính khoảng 200 người gồm bạn hữu, dân oan từ khắp 3 miền đã đổ về Cao Lãnh. Họ đi bằng đủ các phương tiện, bằng đủ mọi cách để đến với BTMH, NVM và NTTQ bằng được, bất chấp hiểm nguy, vất vả. Về phía nhà cầm quyền, họ đã huy động một lực lượng cảnh sát, mật vụ khổng lồ với phương tiện đầy đủ để ngăn chặn, bố ráp, bắt bớ sao cho không một người nào ủng hộ Bùi Thị Minh Hằng bén mảng được đến khu vực tòa án. Một số người còn bị đánh đập dã man…

Vụ án Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh khiến CSVN sợ hãi đến như vậy vẫn chưa đủ.  Nó còn khiến cả Trung cộng cũng sợ hãi; chúng không biết các lãnh đạo hàng đầu CSVN có còn đủ trung kiên làm thái thú như từ lâu.  Dấu hỏi được đặt ra là:

  1. Đã có một số nào đó trở mặt ngả theo Mỹ, nhứt là sau chuyến đi Mỹ của Phạm Quang Nghị và chuyến thăm VN của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, kéo dài từ 13/8 đến16/8.
  2. Đã có một số thái thú nào không đủ cương quyết lấy Bùi Thị Minh Hằng làm cái gương cảnh cáo các thành phần lâu nay vẫn chống Tàu, với nhân số càng lúc càng đông hơn, càng lúc càng đếm không hết, như cỏ xanh gặp mưa rào, nhứt là những trí thức trẻ, thanh niên, sinh viên, học sinh, những blogger, những tổ chức xã hội dân sự ngày càng được thành lập nhiều hơn…

Do đó, cùng ngày tòa xử Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Bắc Kinh cho lịnh bảo Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cử Đại tướng công an Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chánh trị, Thường trực Ban Bí thư, dưới hình thức là “lời mời” [theo Tân Hoa xã (Xinhua News Agency) và tờ Nhân dân Nhật báo của Trung cộng] đi làm việc hai ngày, tại Trung Cộng, từ 26 đến 27/08/2014, theo lời người Phát ngôn Bộ Ngọai giao CS Việt Nam Lê Hải Bình, nói là để “trao đổi với lãnh đạo TQ về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua, đồng thời thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước Việt – Trung”… Nhưng thực tế là để cùng Trung cộng theo dõi phiên tòa xử các bị can nêu trên có gì bất trắc hay không; để nếu cần sẽ có chỉ thị trực tiếp từ Bắc Kinh cho các giới chức trách nhiệm CSVN hành động kịp thời; vì 2 chữ “trao đổi” trong lời phát ngôn của phát ngôn viên Lê Hải Bình không thấy có trong các lời phát ngôn từ phía Trung cộng.

Nỗi lo sợ có chuyện bất trắc không xảy ra, nên hôm sau, trước khi ra về, theo đài tiếng nói VC (VOV), tại cuộc họp với Tập Cận Bình, Đại tướng công an Lê Hồng Anh đã “Khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung quốc không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.  Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp hiện nay, hai bên càng cần tăng cường hợp tác, xử lý thoả đáng bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định, để tập trung xây dựng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân ở mỗi nước.”  Đó là lời Lê Hồng Anh đã được Bộ Chánh trị căn dặn phải nói, mà người theo dõi cuộc hội kiến ai cũng thấy rõ trong tờ giấy ông ta cầm trên tay [xem hình].

Từ đó, tạm yên về “nỗi sợ chống Tàu”, quan hệ Việt Trung, sau sứ mạng Lê Hồng Anh, lại bị chi phối từ “nguyên tắc ba điểm” mà hai bên đạt được ngày 27/8/2014 ở Bắc Kinh, nhằm khôi phục và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nhà nước, để VN lại tiếp tục con đường cũ, tiếp tục ràng buộc với Tàu về mọi lĩnh vực từ kinh tế cho tới chính trị và quân sự, tiếp tục là thảm họa, mà vụ án Bùi Thị Minh Hằng là điển hình rõ nét.

Trở lại vụ án, được biết có rất ít thông tin về Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, chỉ biết cô là một nhà hoạt động trẻ, chưa được nhiều người biết đến; nhưng Nguyễn Văn Minh là một nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo độc lập, vận động cho tự do tôn giáo và một tù nhân lương tâm. Vợ anh, Bùi Thị Diễm Thúy, cũng là một nhà hoạt động tôn giáo, có cha là Bùi Văn Trung và em trai Bùi Văn Thâm đang phải thi hành án tù vì bị xử trong các vụ án có nguyên do chính trị, theo điều 257 bộ luật hình sự với tội danh “chống người thi hành công vụ.” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tin rằng họ bị truy tố vì họ theo và ủng hộ một nhóm Phật giáo Hòa Hảo độc lập chứ không theo giáo hội được nhà nước VC bảo trợ.

Đặc biệt, Bùi Thị Minh Hằng là một nhà hoạt động nổi tiếng, thường đi đầu trong các cuộc biểu tình chống Trung cộng, tuyên bố chủ quyền các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa, tại Hà Nội và Sài Gòn, từ tháng Sáu đến tháng Tám năm 2011. Ngày 27 tháng 11 năm 2011, công an bắt Bùi Thị Minh Hằng bên ngoài Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn với lý do được cho là “gây rối trật tự công cộng” khi bà đang biểu tình thầm lặng để phản đối việc bắt bớ những người tham gia biểu tình ôn hòa. Ngày hôm sau, nhà cầm quyền ra lệnh quản chế không cần xét xử và đưa bà tới Cơ sở Giáo dục Thanh Hà ở tỉnh Vĩnh Phúc để quản chế hành chính 24 tháng.  Do nhiều làn sóng phản đối từ trong nước và quốc tế, nhà cầm quyền buộc phải trả tự do cho bà vào tháng Tư năm 2012. Ngay sau khi được thả, bà lập tức tiếp tục cuộc vận động cho nhân quyền. Bà viết và công bố trên mạng một hồi ký ghi lại những kinh nghiệm bản thân ở Cơ sở Giáo dục Thanh Hà. Bà tiến hành biểu tình tại nhà riêng ở thành phố Vũng Tàu bằng cách gắn các bản phản đối tình trạng lạm quyền của công an và nhà cầm quyền trên cổng nhà, và phân phát miễn phí các bản sao cho những người đi qua. Bà phân phát cuốn “Cẩm nang thực thi quyền làm người” cho những ai muốn đòi các quyền con người của mình, thông qua các hoạt động ôn hòa. Bà cũng luôn cố gắng tới tham dự các phiên xử những nhà hoạt động nhân quyền khác.  Bà và những người trong gia đình từ lâu đã phải chịu sự đe dọa, sách nhiễu và theo dõi gắt gao của công an. Báo chí và các kênh truyền hình nhà nước từng nhiều lần công kích bà. Công an cũng không làm gì khi có những kẻ lạ mặt hành hung bà và con trai, và những kẻ không rõ danh tính ném đồ thối rữa vào sân trước nhà bà trong đêm.

Nhìn vào quá trình đấu tranh chống Tàu của Bùi Thị Minh Hằng, và nhìn vào vụ án vừa qua, cả Việt cộng lẫn Tàu cộng đều rất sợ bà, chúng phải huy động vô số người đi từng nhà doạ nạt từng người dân, bảo họ đừng nên đi xem, ai không tuân lịnh đi xem thì bắt bớ hành hung, khiến họ không đi đến phiên toà được.  Nhiều nhân chứng có giấy mời của toà cũng bị khuyến cáo là không nên đi, có người còn bị cấm vào tòa để làm chứng.   Điều này cho thấy Việt cộng rất sợ Bùi Thị Minh Hằng, cả Trung cộng rất sợ bà.  Sự sợ sệt của chúng đưa tới những hành động tưởng như răn đe được quần chúng lại khiến quần chúng hăng say hơn trong việc “chống Tàu diệt Việt cộng”.  Xin được gởi một bông hồng vinh danh Bùi Thị Minh Hằng, một bông hồng vinh danh Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, và một bông hồng vinh danh Nguyễn Văn Minh.  Rất mong thời gian ngồi tù của quý vị chỉ như một giấc ngủ trưa như Bà Trần Thị Hài [xem hình] đã khéo ví von so sánh khi bị đưa vào tù trước đây.  Từ đó cũng rất mong thời gian cầm quyền của cả Việt cộng lẫn Tàu cộng không kéo dài hơn thời gian ngồi tù của quý vi.

Hẹn con thư sau,

Giáo Già (Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính 1:

Tuyên bố chung của các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập tại Việt Nam trước phiên xử Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

Theo công văn số 69/2014/HSST-QĐ do thẩm phán Bùi Phước Lộc ký ngày 28-07-2014 với nội dung “đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” theo Khoản 2, Điều 245 BLHS”, bà Bùi Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh sẽ bị xét xử vào lúc 7g30 ngày 26-08-2014 tại tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Cả 3 người đã bị bắt giam từ ngày 11-02-2014 tại đồn công an huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), sau đó bị chuyển về giam giữ tại trại giam công an tỉnh Đồng Tháp (xã An Bình, huyện Cao Lãnh).

I- Chúng tôi, các Xã hội Dân sự ký tên dưới đây đồng nhận định:

1- Vụ việc xảy ra tại con đường nông thôn liên xã thuộc khu vực cầu Nông Trại, xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp ngày 11-02-2014 liên can đến 3 bị can nói trên và 18 bạn đồng hành đang trên đường viếng thăm một gia đình đồng đạo là vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển, nạn nhân của công an mấy ngày trước đó. Đa phần trong đoàn đã cùng làm chứng họ bị một lực lượng công an hàng trăm người cải trang thành côn đồ, mai phục trong rừng cây bên đường, bất ngờ xuất hiện chặn xe máy của họ, hạch sách giấy tờ, khiêu khích thóa mạ. Trước việc đòi cho ra lẽ của đoàn người, công an đã phản ứng bằng cách dùng gậy gộc đánh đập dã man tất cả, bất kể  nam phụ lão ấu, vừa quay phim chụp hình với máy móc chuẩn bị sẵn (x. Đơn tố cáo của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm ngày 23-02-2014 và Thư gởi đồng bào của Đặng Thị Quỳnh Anh -con gái bà Hằng- ngày 05-03-2014). Sau khi nhiều người đã bị đổ máu, thương tích và bất tỉnh nhân sự, các nhân viên cảnh sát công an này (trong đó có đại úy Huỳnh Văn Thuận, đội phó an ninh huyện Lấp Vò và thượng tá Lê Hoàng Dũng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra Công an Lấp Vò, kẻ nặng tay nhất với bà Hằng và sau này sẽ là người ký lệnh khởi tố) mới khoác sắc phục công an rồi dẫn giải cả 21 người về giam giữ, đồng thời tước đoạt mọi tài sản họ mang theo (máy vi tính, máy chụp hình, điện thoại, băng-rôn…). Tất cả bị bỏ đói nửa ngày, bị ép tội “chống người thi hành công vụ”, bị giam trong nơi tối tăm bẩn thỉu và sau đó 18 người được thả ra.

2- Trong ba người còn lại bị giam giữ với lý do “gây rối trật tự công cộng” thì bà Hằng là một chiến sĩ dân chủ nổi tiếng và kiên cường, có mặt từ các cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa chống quân xâm lược Trung cộng đến những phiên tòa bất công xử người yêu nước. Từ các phong trào khiếu kiện đòi công lý của dân oan mất đất đến những chuyến đi phát Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Bà từng bị giam giữ 5 tháng tại trại Thanh Hà năm 2012. Cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh thì từ năm 2010 đã tham gia phong trào biểu tình ở Sài Gòn để chống hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, sau đó dấn thân vào nhiều hoạt động nhân quyền dân chủ. Còn ông Nguyễn Văn Minh là một tín đồ nhiệt thành thuộc Phật giáo Hòa Hảo độc lập, con rể và anh rể của hai cha con tù nhân lương tâm là ông Bùi Văn Trung và anh Bùi Văn Thâm. Khi bị bắt, cả 3 đã bắt bắt đầu tuyệt thực để phản đối. Riêng cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị dụ dỗ hãy buộc tội bà Hằng như kẻ cầm đầu việc tổ chức gây rối để được thả ngay (nhưng cô không làm). Còn bà Hằng thì đã tuyệt thực đến 04 lần dài ngày và mãi tới gần đây (19-08-2014) mới được gặp con gái.

3- Ngày 27-02-2014 chương trình “Vì An ninh Tổ quốc” của Đài truyền hình Đồng Tháp đã thực hiện phóng sự về việc bắt giữ ông Nguyễn Bắc Truyển rồi 21 người liên quan trong vụ án nói trên. Mọi sự đã được ghi hình chu đáo ngay từ lúc vụ việc xảy ra, nhằm mục đích miêu tả lại toàn bộ diễn biến của vụ việc, cho dư luận thấy những người bị bắt giữ trong vụ án này đã vi phạm pháp luật, và Công an Đồng Tháp đã thực hiện đúng theo quy định luật pháp!?! Phân tích băng hình phóng sự, người ta thấy tất cả các cáo buộc của công an đưa ra đối với 3 người đang bị bắt giữ là “gây cản trở giao thông nghiêm trọng”, “chống người thi hành công vụ”, và “gây rối trật tự công cộng” đều vô căn cứ. Dù phóng sự đã được dàn dựng và chuẩn bị từ trước, công an đã không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho các cáo buộc đã nêu. Trái lại, nó là bằng chứng tố cáo cách hành xử côn đồ, lối vu khống công dân, thói đổi trắng thành đen của công an Đồng Tháp.

4- Ngày 10-03-2014, để tìm chứng cứ gian, nhằm hợp thức hóa hành vi “vô cớ hành hung công dân” và “bắt giam người trái pháp luật”, công an huyện Lấp Vò đã triệu tập 5 người thuộc nhóm đồng hành là ông Tô Văn Mãnh, anh Phan Đức Phước, anh Nguyễn Vũ Tâm, chị Bùi Thị Diễm Thúy và chị Đỗ Thị Thùy Trang. Cả 5 người ngay sau đó đều tố cáo trước công luận (qua đài RFA ngày 11-03-2014:http://vietnamese.rfa.org/vietnamese/in_depth/lap-vo-poli-comp-witns-03112014123044.html) rằng nhân viên điều tra đã có hành động mớm cung và ép cung, tự tiện ghi trên biên bản nhiều điều mà các nhân chứng hoàn toàn không nói tới. Thêm nữa những điều họ chứng kiến, khai ra thì nhân viên điều tra không ghi vào biên bản. Trong các buổi làm việc ấy, để xây dựng “người đầu vụ”, công an luôn xoáy vào vai trò “tổ chức gây rối” của bà Hằng, ngõ hầu dễ đưa bà vào tròng pháp luật. Rõ ràng công an muốn bằng chứng hóa lời vu cáo của thượng tá Huỳnh Văn Thạnh, phó trưởng Công an Lấp Vò: “Đoàn người đó đánh công an trước, tấn công công an trước, công an không thể đánh lại, thì dân ở hai bên đường mới nhảy vào đánh phụ công an”!?!

5- Chưa hết, Công an huyện Lấp Vò còn gửi thông báo cho luật sư Trần Thu Nam (văn phòng luật sư Tín Việt – Hà Nội) nói rằng bà Bùi Minh Hằng từ chối thuê luật sư. Nhưng trước bằng chứng không thể chối cãi do luật sư Nam cung cấp là bản hợp đồng trợ giúp pháp lý chính tay bà Hằng đã ký với ông cùng văn phòng luật sư của ông (chính các con của bà Hằng cũng đồng lòng với ý muốn nhờ luật sư Nam tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mẹ), nên ngày 12-03-2014, công an huyện Lấp Vò đã buộc phải gửi giấy chứng nhận người bào chữa số 03 cho luật sư Trần Thu Nam và đồng ý để luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Hằng.

6- Cũng phải kể thêm: Tối ngày 22-03-2014, sau thánh lễ cầu nguyện cho bà Bùi Hằng và 2 người bạn Thúy Quỳnh và Văn Minh tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội, cô Quỳnh Anh con gái bà Bùi Hằng đã bị công an chặn đường bắt cóc, một số blogger bị bao vây nhà khám xét. Riêng blogger Trương Văn Dũng bị bốn công an bịt mặt chặn đường đánh trọng thương phải đưa đi cấp cứu. Sáng hôm sau, 13-03, một cuộc biểu tình nhỏ đòi trả tự do cho ba nạn nhân  tại Hà Nội đã bị công an đàn áp dã man. Đặc biệt bà Trần Thị Nga đã bị lực lượng CA tấn công tình dục và đánh đập tàn nhẫn tại trụ sở công an phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Mới đây, ngày 28-07-2014, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo là ông Heiner Beilefeldt đã không thể tiếp cận các nạn nhân và nhân chứng của vụ án vì công an bao vây chùa Quang Minh Tự của Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, đạo tràng của ông Bùi Văn Trung và gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển. Trong những ngày qua, công an tỉnh An Giang còn gởi giấy mời nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để cấm họ tham gia phiên tòa ngày 26-08.

7- Cuối cùng, trong Bản kết luận điều tra vụ án (do Đại tá Lê Văn Bé Sáu – thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an Đồng Tháp đưa ra công luận ngày 02-07-2014), ngoài các luận điệu vu khống nói trên, người ta còn đọc thấy những “bằng chứng tội phạm” của 3 ba bị can như các câu chửi “Công an là đồ ăn cướp!”, “Công an chặn đường cướp tài sản!”, “Đả đảo CS”… hay như các khẩu hiệu trên băng-rôn bị tịch thu: “Đả đảo công an côn đồ bắt người trái pháp luật”, “Yêu cầu xử lý công an côn đồ để làm gương cho dân”, “Nhân dân không thể đóng thuế nuôi nhà nước côn đồ”… Đối chiếu với các sự kiện đã xảy ra và hiện trạng của chế độ, những câu trên là hoàn toàn chính xác, và chẳng hề là tội phạm trong pháp chế của các xã hội dân chủ văn minh. Phần 3 bị can, không ai ký nhận bản cáo trạng cũng như chấp nhận những lời buộc tội từ bản Kết luận điều tra lẫn bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát. Còn 5 nhân chứng bị triệu tập tới tòa (Võ Văn Bửu, Võ Văn Bảo, Bùi Thị Diễm Thúy, Phan Đức Phước, Đỗ Thị Thùy Trang), tất cả đều sẵn sàng làm chứng tố cáo công an huyện Lấp Vò và công an tỉnh Đồng Tháp phục kích đánh người vô tội.

II- Từ những nhận định nêu trên, chúng tôi, các tổ chức Xã hội Dân sự ký tên dưới đây đồng tuyên bố:

1- Ba bị can Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện vì họ vô tội hoàn toàn. Chính công an mới là những kẻ mắc tội “gây rối trật tự công cộng” vì đã âm mưu từ trước, lén phục kích, đánh người dã man, khiến cho nhân dân phải tụ tập lại đông đảo.

2- Những động thái đầy mưu mô xảo trá của nhà cầm quyền tiếp đó (ép cung chứng nhân, bức bách nạn nhân, đầu độc công luận…) nhằm đưa những người hoạt động nhân quyền can đảm vào vòng tù tội chứng tỏ đây không phải là một vụ án hình sự bình thường mà đã được chính trị hóa, xuất phát từ động cơ chính trị.

3- Việc đánh đập giam giữ hoàn toàn phi lý rồi tiến hành tố tụng hoàn toàn phi pháp này không chỉ là hành vi chà đạp nhân quyền trầm trọng mà còn chà đạp cả chính bộ mặt pháp quyền giả tạo của chế độ. Đây mới là thực tế tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chứ không phải như những luận điệu dối trá của mọi quan chức của bộ máy cầm quyền CSVN khi trả lời các chất vấn và phê phán của công luận hoàn vũ.

4- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cũng như toàn thể phong trào dân chủ quốc nội lẫn hải ngoại hãy chung tay và kiên trì tranh đấu (với sự trợ giúp của các quốc gia dân chủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế) cho một nền pháp chế theo đúng những chuẩn mực của nhân loại văn minh, một nền pháp chế không còn là công cụ trong tay đảng cầm quyền độc tài.

Làm tại Việt Nam ngày 21-08-2014

Các Tổ chức Xã hội Dân sự đồng ký tên:

  1. Bạch Đằng Giang Foundation: Ths. Phạm Bá Hải
  2. Cao Đài: Ông Hứa Phi, Bà Bạch Phụng
  3. Cao Trào Nhân Bản: Bs. Nguyễn Đan Quế
  4. Con Đường VN: Ông Hoàng Văn Dũng
  5. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ts. Nguyễn Quang A
  6. Hiệp Hội Dân Oan: Ông Nguyễn Xuân Ngữ
  7. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo: Ông Nguyễn Bắc Truyển 
  8. Hội Anh Em Dân Chủ: Ls. Nguyễn Văn Đài
  9. Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo: Lm. Nguyễn Ngọc Thanh
  10. Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng
  11. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi
  12. Hội Nhà Báo Độc Lập: Ts. Phạm Chí Dũng
  13. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Cô Huỳnh Thục Vy, Bà Trần Thị Hài
  14. Lao Động Việt: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh
  15. Mạng Lưới Blogger: Cô Nguyễn Hoàng Vi
  16. Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền: Lm. Nguyễn Hữu Giải
  17.  Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy: Cụ Lê Quang Liêm
  18.  Phong Trào Liên Đới Dân Oan: Bà Trần Ngọc Anh
  19.  Tăng Đoàn PGVNTN: HT. Thích Không Tánh
  20.  Tin Lành: MS Nguyễn Hoàng Hoa, MS Nguyễn Mạnh Hùng

__________________________

Phụ đính 2

HÀNH TRÌNH ĐẾN CAO LÃNH, HÀNH TRÌNH VÌ TINH THẦN BÙI HẰNG

Posted on 28/08/2014 by Doi Thoai

August 26, 2014 at 11:12pm

fHuynhngocchenh

Tinh thần Bùi Hằng đã làm rung động cả nước.

Chưa bao giờ lục lương an ninh được tổng huy động ra quân đông đảo và ác liệt trên toàn quốc trong những ngày trước khi diễn ra phiên tòa xét xử Bùi Hằng, Thúy Quỳnh và Văn Minh – một phiên tòa đơn giản xét xử những người được cho là gây cản trở giao thông.

Bắt đầu khoảng từ ngày 22.8, lực lượng an ninh đã nửa bí mật, nửa công khai bố trí canh gác nhà riêng và giám sát việc đi lại của nhiều công dân. Việc đó diễn ra đồng loạt ở Hà Nam, Hải Phòng, Hà Nội, Vinh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Phan Rang, Vũng Tàu, Sài Gòn, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Mỹ Tho, An Giang, Đồng Tháp… Tinh thần Bùi Hằng đã gây rung động trên cả nước là vậy, chưa nói còn dư chấn lan qua nhiều nơi trên thế giới.

Vào 2 ngày cao điểm 24 và 25, việc bắt bớ và ngăn chặn đã diễn ra quyết liệt tại chính nhà riêng, tại sân bay, tại bến xe, tại các khách sạn ở Sài Gòn, Sa Đéc, Long Xuyên và Cao Lãnh. Rất nhiều người đã không đến được trước cổng tòa án Đồng Tháp tại Cao Lãnh để dự phiên tòa công khai vào sáng 26.

Bản thân tôi, là người ngồi nhà viết lách nên dường như chưa bao giờ bị theo dõi thì lần nầy cũng bị canh gác tại nhà và bị giám sát đi lại liên tục trong 3 ngày 23, 24 và 25.

Khi tôi phát hiện ra có người bám đuôi trong lúc đi ăn tối về, tôi đã cố gắng cắt đuôi thành công được kẻ đó, thì ngay sau đó mới biết mình còn bị hai người lạ mặt khác bám đuôi. Từ đó 3 người ấy công khai cho tôi biết rằng họ đang giám sát mọi sự đi lại, ăn ở của tôi. Tôi đi ngủ, luôn luôn có 3 người túc trực thức sáng đêm trước cửa nhà, bất kể mưa to gió lớn. Tôi đi đâu cũng có hai xe xoáy nòng tốc độ cao bám theo sau và một xe khác đi phía trước. Tôi đạp xe đạp tập thề dục buổi sáng cũng có ba xe đi theo như vậy. Thậm chí tôi vào khu tập thể dục có tường rào khép kín, cấm xe gắn máy vào, vẫn bị 3 xe phân khối lớn nổ ầm ỉ chạy theo sau. Không thể nào tưởng tượng nỗi. Hình như họ muốn uy hiếp tinh thần tôi, muốn bẻ gảy mọi ý định vượt thoát của tôi. Mỗi khi tôi đi ra khỏi nhà và có vẻ như đi sai lộ trình, họ vượt lên hỏi “Chú đi đâu vậy chú?”. Họ nói rất nhẹ nhàng, lễ phép nhưng tôi biết nếu tôi có ý định lên bến xe thì họ sẽ kiên quyết và hung bạo trấn áp cưỡng chế tôi trở về hoặc có thể gây chuyện bắt giam ngay.

Tôi cũng rất nhẹ nhàng vui vẻ và tỏ ra “ngoan hiền” với các cháu, nhưng trong đầu lên ngay kế hoách vượt thoát. Các bạn ở rất xa chịu nhiều nguy hiểm và khó khăn để đến được Cao Lãnh thì chẳng lẽ tôi chỉ cách đó có 3 giờ xe đò mà không đến được. Tôi thề với Nguyễn Tường Thụy, nếu tôi không xuống được Cao Lãnh thì tôi phải xối nước kênh Nhiêu Lộc pha nước đá để rửa nhục.

Biết các cháu đi xe phân khối lớn tốc độ cao, tôi chuyển qua đi lại bằng xe đạp, đạp rất khoan thai và chậm rãi. Biết các cháu bố trí xong trận địa mai phục tại nhà nầy, tôi chuyển qua ngủ lại nhà khác. Ba đêm, tôi ngủ ở ba nơi. Rồi tôi làm các cháu mệt mỏi và rối loạn khi tôi tăng cường đi lại khắp mọi nơi, nhậu nhẹt lu bù, shopping liên hồi, kể cả việc đi xem phim và đi spa để tẫm quất. Mọi di chuyển đều thực hiện bằng xe đạp chậm rãi. Nửa ngày cuối cùng, tôi đưa các cháu về nhà con trai tôi ở Thủ Đức. Nhà vườn trống trãi ba mặt, có một mặt tiếp giáp với bờ kênh. Các cháu chỉ cần lập một chốt trên bờ đê cao của con kênh thì có thể quan sát toàn diện việc ra vào nhà tôi khắp cả bốn mặt. Tuy vào buổi trưa trời nắng gắt, tôi bí mật quan sát, các cháu vẫn hớn hở ra mặt vì đã đưa tôi vào thế triệt buộc, không thể nào vượt thoát được trong địa hình trống trải, cô lập và chỉ có một lối ra duy nhất là cổng trước và một con đường độc đạo dẫn ra ngoài đã được giám sát dễ dàng. Tôi càng làm tăng thêm sự yên tâm của các cháu, ra vườn tắm táp, mặc xà lỏn mi dô, ăn trưa, rồi mệt mỏi đóng kín cửa đi ngủ.

Các cháu yên tâm quá và cũng thấy nhẹ cả người sau ba ngày quá mỏi mệt bịch bịch chạy sau tôi. Tuy nhiên các cháu vẫn sợ đêm khuya tôi sẽ leo rào vượt thoát nên đã gọi thêm người chi viện. Nằm phục trong nhà tôi nghe tiếng các cháu í ới gọi qua điện thoại hướng dẫn đường đi các nhân viên chi viện từ thành phố lên làm vang động cả xóm vốn yên tỉnh.

Đến chiều hình như có thêm 3, 4 nhân viên nữa được chi viện. Lúc trời về chiều mát mẻ, phong cảnh trên bờ đê trở nên hữu tình, có chỗ ngồi canh gác như đi dã ngoại, lại chiều chủ nhật nôn nao các độ nhậu, các cháu tự thưởng cho mình một chầu nhậu sau ba ngày quá sức vất vả. Thế là mồi bia được ào ào điều đến cùng với sự tăng cường thêm vài người bạn nhậu. Khi tôi đã ra khỏi nhà thì hàng xóm điện báo cho tôi biết có đến 10 cháu mở tiệc linh đình trên bờ kênh chơi đến khuya, và cũng cho biết, các cháu tuy vui chơi nhưng không quên nhiệm vụ, dù đang nhậu nhưng chốc chốc vẫn cử người đi một vòng quanh nhà tôi nhòm ngó. Và cũng rất đáng khen, các cháu đã làm công tác dân vận rất tốt, vài nhà hàng xóm đã cung cấp thêm nước đá và mang chén bát ra hỗ trợ cuộc nhậu.

Các cháu hoàn toàn yên tâm. Nhưng lúc các cháu yên tâm nhất là lúc tôi vượt thoát.

Tôi về Sài Gòn và tiếp tục vào ngủ lại trong spa để chờ trời sáng rồi mua xe về Sa Đéc chỉ tốn hết 90.000 đồng vào ngày 25.8.

Về đến Sa Đéc tôi được nhóm Sài Gòn Hà Nội bố trí sẵn khách sạn đón tiếp. Nhóm ấy gồm Hoàng Dũng, Miu Mạnh Mẻ, Thảo Theresa, Bạch Hồng Quyền, Bùi Tiến Hưng (Đại huynh của lái Gió) và tráng sĩ Hà thành Trương Dũng, người được xem như là vệ sĩ riêng của Bùi Hằng dù anh không cao to lắm nên bị đánh đấm thảm khốc mỗi khi đối đầu với cường quyền – Lần bị đánh mới nhất bởi năm thằng vừa côn đồ vừa công an đến bầm dập nội tạng và hộc máu mũi phải đưa đi cấp cứu là lần biểu tình chống Trung cộng xâm lược mới đây tại Hà Nội. (Xem ảnh). Bốn người bạn Hà Nội nầy phải đào thoát ra khỏi nhà trước đó hai ngày, mua máy bay vào Sài Gòn rồi được Hoàng Dũng và Miu tiếp nhận đưa đi giấu ở một nhà trọ bình dân sang trọng nhất tại bến xe miến Tây trước khi đón xe về ém quân ở  Sa Đéc cách Cao Lãnh 21 km.

Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Lân Thắng, Dũng Vova, Lã Việt Dũng, Mai Xuân Dũng, Lyberty người đàn bà đẹp… 30 dũng sĩ thành Vinh …cũng đã đào thoát ra khỏi nhà, vào Sài gòn và cuối cùng thành công đến ém quân ở Đồng Tháp cũng giống y như vậy. Nhưng mỗi người có mỗi cách đào thoát ra khỏi nhà khác nhau, trong đó có những cuộc đào thoát khá ly kỳ như phim trinh trám.

Nhóm Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phan Rang gồm Khúc Thừa Sơn, Thanh Hoàng, Huỳnh Phương Ngọc, Huỳnh Trọng Hiếu, Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Văn Thạnh, Nguyễn Ngọc Lụa, Nhung mẹ bé Uyên… cũng ém quân thành công ngay tại Đồng Tháp vào đêm 25.8. Đặc biệt Huỳnh Trọng Hiếu không bạc tình như gã Paulo, đã mang theo cả vợ con theo để tập tành làm phản phản động. (xem ảnh)

Các nhóm bạn trẻ Sài Gòn, Bình Dương, Vũng Tàu, Đà Lạt như Hoàng Bùi, Paulo Thành Nguyễn, Hành Nhân, Nguyễn Công Khoa, Bang Tran, Cùi Các, Võ Nguyễn Xuân Thùy, Peter Lâm Bùi, Lê Đức Triết… và đặc biệt người đàn bà đẹp có bầu tháng thứ 8 Nguyễn Hoàng Vi cũng mang ba lô trước to kềnh hành quân thành công xuống Đồng Tháp.

Nhóm nguyên lão thành cách mạng nay trở thành nhóm “phản phản động” lão thành Sài Gòn lên kế hoạch rất chi li từ hai tuần trước để đi Đồng Tháp. Nhóm gồm nhà văn đại tá anh hùng phản phản động Phạm Đình Trọng, hai nhà báo lão thành Lê Phú Khải – Kha Lương Ngãi, nhà thơ Phan Đắc Lữ (dòng dõi Phan Khôi), kỹ sư Tô Lê Sơn (nguyên hạt giống đỏ), ẩn sĩ không màng danh T.T.R, hai nguyên người vô cùng đẹp Sài Gòn gốc Bắc, Sương Quỳnh và Ánh Hồng, Nghệ sĩ Violon đường phố lừng lẫy Tạ Trí Hải và tôi. Kế hoạch vào giờ G ngày X tại tọa độ Y sẽ có xe Z đến đón, đưa đi ngay trong đêm để đúng 7 giờ sáng ngày 26 xe đến trước mặt tòa án Đồng Tháp dừng lại và một đoàn lão thành phàn phàn động sẽ uy nghi bước ra đi thẳng vào cổng tòa với hai nguyên người đẹp mặc áo dài Bùi Hằng đi đầu, kế tiếp nghệ sĩ violon Tạ Trí Hải vừa đi vừa kéo bài Tiến Quân Ca …

Thế nhưng kế hoạch thành công không vang dội. Cuối cùng chuyến xe bảo táp Z vào sáng 26 cũng có mặt tại Đồng Tháp đúng kế hoạch… nhưng trên xe chỉ có vỏn vẹn nguyên hạt giống đỏ Tô Lê Sơn. Còn Phạm Đình Trọng, Lê Phú Khải, Kha Lương Ngãi bị chặn lại trong nhà vào giờ chót; nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải bị bắt tống lên xe giữa đường phố Sài Gòn văn minh trước đó một ngày; nhà thơ già Phan Đắc Lữ cõng hai người đẹp Ánh Hồng và Sương Quỳnh chạy trước vào giờ G -5; ẩn sĩ không cần danh TTR lấy ngựa sắt ra quất truy phong độc hành, còn tôi đi trước vào giờ G- 10 như đã kể.

Biết rằng cùng lúc có đến 4,5 trăm người từ khắp mọi miền trên cả nước tập trung về Cao Lãnh vào đêm 24 và 25 sẽ gây nên sự chấn động không nhẹ, những ngươi đi dự “phiên tòa công khai” phải chia ra từng nhóm nhỏ, phân tán ém quân khắp nơi, có nơi cách xa Cao Lãnh trên 50 km. Đó là Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Sa Đéc, Chơ Mới… có những nhóm ém vào ngay tại trung tâm Cao Lãnh. Thế nhưng công an đã mở đợt giám sát và kiểm tra khách sạn, nhà trọ quy mô lớn trên toàn vùng lân cận Cao Lãnh trong 3 đêm 23, 24 và 25. Nhiều nhóm bị phát hiện. Nhóm Huỳnh Thục Vy bị khóa cửa nhốt luôn trong khách sạn. Nhóm Nguyễn Tường Thụy – Lyberty bị lực lương công an đông đúc bao vây từ tối 25 khi vừa đến khách sạn. Nhưng không hiểu sao, sáng 26 lại cho nhóm nầy di chuyển tự do đến tòa án. Sau nầy tìm hiểu ra khách sạn nhóm ấy trú ngụ là của một tay công an gộc ở Đồng Tháp, có lẽ vì uy tín làm ăn nên không cho công an ngăn chặn gây ồn ào.

Đến tối 25, nơi tôi ém quân cùng nhóm Hoàng Dũng tại Sa Đéc bị lộ. Công an đã nắm được nhóm nầy từ tối hôm trước, nay thêm tôi vào rọ. May mắn là Bạch Hồng Quyền phát hiện ra bọn tôi bị bí mật theo dõi. Chúng tôi bỏ ăn tối, lên kế hoạch trả khách sạn để đào thoát. Chia nhỏ ra và mạnh ai nấy biến. Do hành lý gọn nhẹ là chỉ có một bộ đồ trên người nên tôi thoát được đầu tiên, cắt đuôi thành công rồi thuê xe chạy vào Cao Lãnh. Bạch diện thư sinh Bạch Hồng Quyền cũng chuồn đẹp. Nhóm còn lại hành lý lỉnh kỉnh vì phải mang theo phương tiện cũng như băng rôn, biểu ngữ định di tản về Long Xuyên thì bị hốt trọn gói. Đó là chiến lược gia Hoàng Dũng của Con Đường Việt Nam, Thảo Theresa trưởng nữ đáng yêu của Mai Dũng, Miu Mạnh Mẻ và xinh đẹp, đại huynh Tiến Hưng của lái Gió và tráng sĩ luôn bị đánh bầm dập Trương Dũng. Trước khi chia tay để thoát vây, Thảo Theresa mếu máo nói với tôi một câu cảm động đến mức sau nầy tôi cứ ước chi mình bị bắt để đổi lại cho em được tự do: “Chúc chú thoát an toàn. Còn bọn cháu quyết phải thoát bằng mọi giá, chẳng lẽ đã tốn bao nhiêu tiền nong và công sức, vượt qua bao nhiêu thức thách để vào được đến đây rồi bị bắt. Cháu hứa với chú, cháu không để bị bắt” Thế nhưng em đã bị bắt. Không phải do các em bất tài mà do các em phải gánh vác nhiều hành lý khó xoay sở. Đã có phương án bỏ hành lý lại khách sạn, nhưng hành lý toàn là thứ quan trọng cho ngày mai nên không thề bỏ lại. Nếu cách đây chừng vài năm thì những phương tiện ghi hình, đường truyền trực tiếp, băng rôn, biểu ngữ đó cũng làm cho mỗi em lãnh vài chục năm tù như chơi vì tội âm mưu lật đổ chế độ. Nhưng ngày hôm nay cục diện đã thay đổi. (còn tiếp)

bài 2

Huỳnh Ngọc Chênh
27. 8. 2014

Tôi vượt 21 km trong đêm mưa gió trên xe ôm để đến thành phố hứa Cao Lãnh. Qua được phà Cao Lãnh, người tôi ướt như chuột lột, nhưng tôi lại gặp may mắn. Bạn tôi ẩn sĩ không màng danh TTR đã phi ngựa sắt xuống đến nơi và đang được bạn hiền sở tại mời ra quán nhậu đặc sản miền Tây. Tôi lại phi xe ôm đến đó ngay. Nào trâu tơ nướng tề thiên, nào cá linh chiên dòn với rau điên điển mùa nước nổi, nào gỏi khô cá lóc với lá thầu đâu, nào chuột đồng quê um nồi đất… được dọn ra linh đình để chiêu đãi hai nhà phản phản động tha hương.

Tráng sĩ bị “côn đồ” Sa Đéc đánh

Nào ngờ lúc tôi đang sung sướng thưởng ngoạn đặc sản miền Tây thì nhóm Hoàng Dũng bị chặn bắt ngay trên đường bôn tẩu khỏi Sa Đéc. Ban đầu bọn côn đồ giả dạng nhào vào tấn cống tráng sĩ Hà thành, chàng bị vật ngã xuống đường, bị bẻ ngoặc tay… Lại tráng sĩ bị đánh, các bạn Hà Nội tổng kết đây là lần bị đánh thứ 6 của chàng. Mà không hiểu sao, trong nhóm 5 người đứng chờ lên xe taxi thì chúng lại nhắm ngay vô chàng để tấn công trước (xem hình), có lẽ chúng thấy chàng nhỏ con nhất nên nhắm vào ra tay trước cho chắc cú?  Sau đó thì công an Sa Đéc đến can thiệp bằng cách chỉ hốt 5 nạn nhân về đồn công an. Theo lời thuật lại của Miu Mạnh Mẻ với báo chí (phe ta): cô bị bắt đưa về giam giữ tại trụ sở công an phường 2, thị xã Sa Đéc. Tại đây, hơn 4 công an cả nam lẫn nữ, cả hội phụ nữ lao vào giữ tay chân cưỡng chế kiểm tra tư trang và laptop của cô.  “Mình chống cự lại thì bị nhét giẻ vào miệng rồi bị đè xuống sàn một cách thô bạo. Sau đó bà trưởng CA phường là bà Nguyễn Thị Phượng còn đòi yêu cầu lột đồ mình ra vì nghi ngờ trong người có giữ thẻ nhớ ghi âm…”

Cố kéo dài cuộc nhậu, nhưng đến 10 giờ tôi không còn chịu nỗi, xin kiếu từ. Ẩn sĩ không màng danh TTR lấy ngựa sắt định đưa tôi ra khỏi Cao Lãnh 15 km để trú ngụ qua đêm. Tôi phản đối. Phải bám thắt lưng địch mà đánh, quyết không đi xa. Hai chúng tôi chạy vòng vòng thành phố mà cứ thấy bất kỳ người chạy xe theo sau nào cũng là người theo dõi. Tôi bị ám ảnh qúa nặng sau ba ngày đêm bị quần ở Sài Gòn, và hơn nữa tôi cũng không tự tin mấy về chuyện mình cắt đuôi được đám công an Sa Đéc. Sau khi làm mấy lần kiểm tra để chắc chắn là mình không bị theo dõi, tôi mới bảo ẩn sĩ không màng danh chở tôi đi tìm một quán cà phê có bóng đá. Đang mùa giải, những quán nầy sẽ thức suốt đêm với khách. Quả nhiên chúng tôi tìm được một quán như vậy ngay khu vực cạnh tòa án Đồng Tháp. May mắn hơn, quán nầy ngoài có ghế dựa để xem bóng đá, còn có cả võng treo bên hông nhà cho khách nghỉ mệt. Chúng tôi gởi xe, gọi hai chai nước rồi ra võng nằm cho đến sáng. Đúng nghĩa là nằm chứ chẳng ngủ nghê gì bao nhiêu vì muỗi đốt và đá bóng ồn ào quá.

Nhưng nhờ vậy mà chúng tôi thoát được cuộc vây ráp quy mô lớn mà nickname Sa Hy có mặt tại Cao Lãnh đêm đó mô tả qua một status trên facebook: “Công an Đồng Tháp đang mở một chiến dịch Tìm và Diệt du khách quyết liệt”. Nhiều nhóm ẩn mình chờ… bị bắt. Nhóm Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Phương Ngọc và vợ chồng Huỳnh Trọng Hiếu cùng đứa con trong năm tuổi bị công an khóa trái cửa phòng, giam hảm cả đêm không được đi đâu.  Nhiều nhóm khác cũng bị số phận tương tự.

Cũng nhờ bám thắt lưng địch nên sáng hôm sau tôi và ẩn sĩ không màng danh TTR có mặt trước cồng tòa khá sớm. Tôi cũng định ém quân trong quán cà phê gần đó để chờ đồng đội đến cho đông, nhưng vẫn không yên. An ninh, dân phòng đi lùng vào các quán sá để thấy ai lạ mặt là bám sát và tóm ngay. Quán cà phê nào cũng đông nghẹt an ninh chìm. Nhiều cuôc bắt bớ diễn ra ngay trước mắt tôi, tôi vẫn im thin thít. Nhiều thanh niên bị khóa tay cưỡng bức lên xe mang đi. Rồi khi tôi thấy một nhóm người Hòa Hảo gồm nhiều người tu hành, nhiều bà già trước cổng tòa bị hành hung thô bạo, bị trấn áp khiêng lên xe, thậm chí bị đánh đập nữa… tôi không thể nào lặng yên được, bèn bước qua bên kia đường định đến hỏi vài câu can thiệp. Nhưng chưa kịp hỏi han câu nào đã bị một nhóm cảnh sát cơ động và dân phòng túa đến khóa tay đẩy luôn lên xe cùng với các tu sĩ và người dân Hòa Hảo. Rồi họ tịch thu luôn cả điện thoại của tôi khi tôi lấy ra định gọi bạn bè. Hai chiếc xe 16 chỗ ngồi chở tôi và một người bạn trẻ có bí danh hoạt động phản phản động trên Facebook là Bia Ku cùng toàn bộ dân oan Phật Giáo Hòa Hảo, trong đó những người có giấy triệu tập đến tòa để làm chứng giải oan chạy đến công an phường 2. Chúng tôi là những người đầu tiên bị bắt đưa đến đây.

Nhóm tìn đồ PGHH sau khi xuống xe, cương quyết không chịu vào trong đồn công an, họ bám cứng bên ngoài. Và họ to tiếng phản đối công an đánh đập và cưỡng bức đưa họ về đồn trái pháp luật. Họ hô to khẩu hiệu đả đảo cộng sản và nhiều khẩu hiệu khác mà tôi không tiện nêu hết ra đây. Tôi và bạn Bia Ku ngồi im lặng nhưng lâu lâu chờ công an sơ hở nhảy vào dạy bảo vài câu cho họ thấy đúng sai. Viên chỉ huy công an tỉnh cú chúng tôi lắm.

Đang dằng co trước đồn công an phường 1 thì thấy có xe tiếp tục chở người bị bắt về đồn. Lần nầy rút kinh nghiệm, họ chở thẳng vào bên trong và áp tải người bị bắt vào trong phòng làm việc, không để đứng bên ngoài như bọn tôi.

Có vài chỉ huy công an nữa chạy đến, sau khi bàn bạc với nhau họ làm bộ xuống nước, nói rằng: Mời bà con lên xe, chúng tôi chở trở về chỗ cũ. Còn ai có giấy triệu tập thì chúng tôi sẽ cho vào tham dự phiên tòa. Một nữ tín đồ Hòa Hảo tỏ ra sắc sảo đến không ngờ: Quyền gì mà các ông cho phép, quyền vào dự tòa là quyền của chúng tôi, quyền của người dân, tòa xử công khai, chúng tôi muốn dự là vào dự, ai cho công an các ông cái quyền được cho. Chưa nói chúng tôi còn có giấy triệu tập của tòa đến làm nhân chứng.

Tôi chớp ngay cơ hội nhìn thằng vào mặt viên chỉ huy nói: Anh là cán bộ cao cấp của tình có ăn có học mà trình độ còn thua một bà già nhà quê. Các anh ăn nói bậy bạ để cho họ bắt bẻ làm xấu hổ cả bộ máy nhà nước. Anh có quyền gì mà nói cho thế này cho thế kia.

Viên chỉ huy công an, nếu lúc đó bắn được tôi, gã cũng bắn.

Cuối cùng, trước sự xuống nước dụ dỗ của công an, và cũng biết rằng nếu không nghe theo cũng bị đàn áp quyết liệt, các tín hữu PGHH đồng ý lên xe. Tôi và Bia Ku cũng bị buộc lên xe, nhưng chúng tôi phản đối nên chúng cho chúng tôi ở lại đồn. Tuy nhiên sau đó tôi bàn với Bia Ku, nếu chúng ta không đi theo thì làm sao biết họ đưa những người dân oan đáng thương nầy đi đâu. Thế là tôi và Bia Ku lên xe.

Một xe cảnh sát hụ còi dẫn đường, một xe tải chở một tiểu đội cảnh sát cơ động áp theo sau, hai xe chở chúng tôi bon bon chạy về hướng Tây, trong mỗi xe có đến 6 cảnh sát cơ động trang bị đến tận giái ngồi áp sát vào chúng tôi. Xe càng đi lâu càng vào con đường hoang vắng và gồ ghề. Tôi bất chợt nỗi lên cơn sợ hãi. Biết đâu họ không chở ra nơi hoang vắng rồi dàn dựng nên môt kịch bản Huỳnh Ngọc Chênh cấu kết với phàn động Hòa Hảo tổ chức gây rối chống chính quyền rồi đem tôi ra xét xử như Bùi Hằng hoặc như Lê Thị Phương Anh? Tôi sợ đến lạnh da gà. Nhưng sau đó dần bình tỉnh lại vì nghĩ rằng cùng lắm thì ở tù 5, 10 năm như Điếu Cày hay Trần Huỳnh Duy Thức chứ sá chi.

Sau một giờ rưỡi đi đường họ chở chúng tôi đến một bến phà nhỏ. Họ ra lệnh ngưng mọi chuyến phà qua lại, dành ưu tiên một chuyến phà đưa hai chiếc xe 16 chỗ chở chúng tôi qua sông. Phà vừa cập bến bên kia, thì tôi thấy một đoàn người đến gần 20 người, toàn thanh niên đầu gấu và hung hản ào ào kéo xuống. Viên chỉ huy công an tỉnh đến mở cửa xe nói lớn: “Chúng tôi đã đưa bà con trở lại Huyện Chợ Mới bàn giao lại cho chính quyền địa phương, mời bà con xuống xe, có đoàn nhân sĩ mặt trận các giới xuống tiếp đón bà con”.

Tôi nhìn cái gọi là “đoàn nhân sĩ mặt trận các giới” mà không khỏi bật cười trước cái sự hài hước vượt qua mọi giới hạn thô bỉ của người chính quyền mang ra ứng xử tử tế với dân lành. Trước đó trên xe, khi một người dân oan Hòa Hảo kể cho tôi nghe cuôc đời oan ức của chị đến đoạn nhà chị “bị côn đồ giả dạng đốt cháy với bao nhiêu tài sản, hai xe cứu hỏa vào chặn hai đầu hẻm, đã không xịt một giọt nước lại còn tìm cách ngăn cản người dân vào cứu…” thì bổng dưng nhạc trong xe nổi lên với công suất gần bằng với công suất của những cái loa bắt trên tàu cảnh sát biền yêu cầu giàn khoan Trung Cộng rút đi. Đến bây giờ tai tôi vẫn còn bị ù.

Rồi thì đoàn nhân sĩ mặt trận ra tay. Những gì diễn ra ở trước cổng tòa lại diễn ra tại bến phà hoang vắng. lần lượt từng người dân oan Hào Hảo, trong đó có cả đức Thầy Liêm mà sau nầy tôi mới biết bị áp giải thô bạo lên mặt đường cái, có người còn bị khiêng lên, rồi xua đuổi họ giải tán tìm đường về nhà. Tôi và Bia Ku chia tay họ mà không cầm được nước mắt.

Tôi hiểu vì sao mà Bùi Hằng đã phải chạy xuống tận nơi nầy để kết nghĩa với người dân khốn khó nầy, và vì sao hàng trăm người dân oan PGHH từ mọi vùng quê hẻo lánh đã không sợ bị đàn áp kéo lên dự phiên tòa xét xử Bùi Hằng.
(còn tiếp)

bài 3

Huỳnh Ngọc Chênh
28.8. 2014

Nếu không phải cần quay lại phiên tòa thì có lẽ tôi đi theo những người dân oan Hòa Hảo, đến tận từng nhà họ để biết họ bị áp bức như thế nào. Nhưng còn bạn bè đồng đội tôi chưa biết như thế nào trước sự đàn áp dữ dội của cường quyền.

Hỏi dân tình, biết nơi hẻo lánh nầy là huyện Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, cách Cao Lãnh 40 km, tôi và Bia Ku thuê xe ôm trở lại. Quay lại đường cũ, đi gần hơn nhưng nhìn qua bên kia bến phà vẫn còn công an canh gác để ngăn chặn đồng bào quay trở lại, nên chúng tôi phải đi đường vòng xa hơn.

Khi đến một bến phà khác, Bia Ku mở máy vào mạng mới hay rằng đã có trên 30 người bị bắt, phần lớn là các danh sĩ Bắc Hà như Nguyễn Tường Thụy, Liberty người đẹp, Lã Dũng, Mai Dũng, Vova Dũng, Lê Hoàng… rồi nhóm Sài Gòn thì đã có mặt Paulo Thành Nguyễn, Peter Lâm Bùi, Huỳnh Công Thuận, Bang Trần…Nhóm các tỉnh đã thấy Trương Minh Đức, Xuân Thùy, Nguyễn Công Khoa, Khúc Thừa Sơn, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Ngọc Lụa, chị Nhung mẹ Phương Uyên, Trần Ngọc Anh… được lên danh sách.

Té ra họ đẩy chúng tôi đi cho mau để lấy chỗ giam những người bị bắt khác. Ngày 26.8, TP Cao Lãnh phải huy động hết tất cả các đồn công an phường để giam giữ những người khắp mọi miền đất nước về tham dự phiên tòa công khai xét xử Bùi Hằng và hai người bạn. Bất cứ ai lạ mặt là hốt bắt. Bắt trong khách sạn, bắt tại bến xe, bắt trong quán cà phê, bắt trong lúc đang đi đường và bắt ngay trước cổng tòa án. Chị Trần Ngọc Anh, một dân oan là bạn chiến đấu kiên cường bên cạnh Bùi Hằng, dẫn được một đoàn dân oan trên 10 người, phá vây lọt vào trước cổng tòa tiếp xúc được với nhóm danh sĩ Bắc Hà thì tất cả bị bao vây chặn lại bởi cả trăm công an và dân phòng. Khi nhóm Bắc Hà bị hốt từng người lên xe thì nhóm dân oan có sáng kiến ngăn cản bằng cách ngồi bệt xuống lề đường lấy cơm đùm mang theo ra ăn và hô to: Trời đánh cũng tránh bửa ăn. Nhưng lực lượng công an đông như quân nguyên và bất chấp đạo trời, hung hãn ào vào túm từng người bỏ lên xe. Cơm canh văng tung tóe khắp mọi nơi. Chị Trần Ngọc Anh bị đánh đập tàn nhẫn.

Trước đó, mấy xe chở dân oan Long An vừa vào cửa ngõ thành phố cũng bị chặn bắt ngay. Nhóm dũng sĩ thành Vinh phân tán mỏng lọt vào Cao Lãnh được hơn chục người cũng bị bắt hơn một nữa. Đến chiều tối, danh sách người bị bắt bớ sai trái có thể lên trên 200. Rút kinh nghiệm lần xét xử Uyên – Kha ở Long An, công an đã được lịnh không cho người đi dự phiên tòa khắp nơi kéo về có cơ hội tập trung.

Tôi và Bia Ku vừa xuống xe ôm tại trung tâm Cao lãnh thì có người chạy theo nhận quen biết, mời hai chúng tôi vào quán cà phê, đó là một người có bí danh “hoạt động cách mạng” trên facebook là Sông Tiền. Anh đã để ý nhận ra tôi từ trên phà, nhưng sợ đồng chí xe ôm là địch nên không dám đến tiếp xúc. Quá nôn nóng với bạn bè ở tòa nên để Bia Ku lại đó tiếp “cơ sở”, tôi bươn bộ về phía tòa án. Bia Ku và người bạn mới nằn nì tôi ở lại “anh vào đó chúng lại bắt anh”. Biết thế nhưng tôi vẫn đi.

Đang xăm xăm còn cách cổng tòa chừng 50 mét thì nghe tiếng phụ nữ trong trẻo gọi giật ngược. Tôi quay lại nhìn về vào quán cà phê bên đường thì thấy sáng bừng một góc quán. Hai người đàn bà đẹp của tôi trong nhóm lão thành phản phản động Sài Gòn đã ngồi đó tự bao giờ. Ngồi bên cạnh hai nàng là nguyên hạt giống đỏ Tô Lê Sơn và nhà thơ “dòng Phan Khôi” Phan Đắc Lữ. Tôi bước vào quán thì thấy ngay một bầy đen tối hung hăng bố trí ngồi kín các bàn phía sau, bắn la phanh vào tôi hàng chục cặp mắt mang hình tên lửa.

Cả đám đang ngồi canh chừng nhóm bạn tôi. Nét sang trọng quyền quý của diễn viên Ánh Hồng và của nữ nhà báo Sương Quỳnh phát sáng lên che chắn cho tôi làn đạn thù. Bọn chúng ngồi canh nhưng chưa dám xông vào bắt 4 người bạn của tôi như bắt những người khác vì sự uy nghiêm đĩnh đạc của Tô Lê Sơn và Phan Đắc Lữ, và vì sự xinh đẹp sang trọng và quyền quý của hai người đàn bà đẹp Sài Gòn. Khi sáng tôi điện thoại hẹn họ ra đây, họ chưa kịp đến thì tôi đã bị bắt.

Ngồi trao đổi tin tức qua lại chưa được bao nhiêu thì tôi thấy diễn ra cảnh bắt người thô bạo trước cổng tòa, theo bản năng, tôi lại đứng dậy chạy đến mà cũng chẳng kịp suy nghĩ là đến để làm gì. Đám đông như quân nguyên ào đến xông vào tôi như bầy sói đói bắt gặp con mồi thơm. Chúng ngạm vào khắp nơi trên người tôi để lôi vào xe. Tôi la lớn thả tôi ra để tôi… tự bước vào xe. Viên chỉ huy bước tới hùng hổ chỉ vào tôi nói: Ông nầy tôi đã bắt khi sáng đưa đi An Giang rồi sao còn quay lại đây gây rối? Tôi nói: Các anh tước đoạt điện thoại của tôi, chừ tôi đến lấy lại. Yêu cầu trả lại điện thoại cho tôi. Hắn nói: Điện thoại của ông đang được đưa đi kiểm tra xét nghiệm. Không có ở đây.

Đang dằng co qua lại thì một viên chỉ huy cao cấp hơn bước đến, đây là người đã chỉ vào Bia Ku nói thằng nầy thằng kia tại đồn công an phường 1 khi sáng đã bị tôi lên lớp dạy dỗ về cách xưng hô lễ phép của công chức nhà nước đối với dân. Chừ hắn thấy mặt tôi bèn xáp đến trả thù: Bắt lên xe ngay không một hai gì hết. Chỉ chờ thế cả bọn ào vào đẩy tôi vào xe và đóng ầm cửa lại.

Lần nầy xe chở tôi về công an phường 4. Xe vừa dừng trong sân, cả một đám đông vừa công an vừa dân phòng đang chờ sẵn nhốn nháo ào tới. Cửa xe vừa mở ra, có hai đứa nhào lên định nắm tay kéo tôi xuống. Tôi dừng lại quắc mắt nhìn chúng và nói: Để yên cho tôi tự bước xuống, tôi có phải là tội phạm gì đâu mà các anh hùng hổ. Chúng chựng lại để tôi tự bước ra khỏi xe. Chính vì thế mà viên thượng tá trường đồn đứng từ xa quan sát, nay bước đến mời tôi vào ngồi trên ghế sa lông trong phòng trực ban với trà nước đầy đủ. Chưa ai đến hỏi han gì tôi thì thấy một xe, rồi một xe nữa chạy đến. Lại một nhóm người nữa, rồi một nhóm người nữa bị bắt đưa về đây. Hóa ra tôi là người đầu tiên bị bắt đưa về phường nầy. Hèn chi lúc nảy, cả đám công an và dân phòng đông đúc ngồi chờ trở nên nhốn nháo khi xe chở tôi vừa đến.
Nhóm đầu tiên đến sau tôi là 6 thanh niên Hòa Hảo quê ở An Giang còn rất trẻ và hai mẹ chị dân oan cũng người Phật Giáo Hòa Hảo. Nhóm tiếp theo là hai thanh niên dũng sĩ thành Vinh. Nhóm cuối cùng được chở đến vào lúc gần trưa là ba cô gái trẻ Cao Lãnh.

Ban đầu chúng tôi rất xa cách với nhau. Hơn nữa những bạn mới đến thấy tôi được ngồi xa lông phòng khách còn họ phải ngồi vật vờ trên ghế đá ngoài hiên nên tỏ ra nghi kị khi tôi tự giới thiệu mình cũng là người bị bắt. Tôi chỉ hỏi họ vài câu về gốc gác chứ không trò chuyện gì thêm. Còn hơn thế nữa khi tôi hỏi một dũng sĩ thành Vinh về nhóm của anh, anh gạt phắt: Chuyện ấy không nói ở đây. Ra ngoài muốn hỏi gì thì hỏi.

Anh chàng rất trẻ mà lên giọng như ông cụ ấy sau nầy tôi biết có bí danh hoạt động trên facebook là Thằng Quỷ Thánh Thiện. Đó là một tay mặt lạnh có triển vọng làm chính trị tốt. Tay này ít nói, khinh khỉnh bước lui bước tới một lúc thì làm quen và sà vào bàn cờ tướng của đám công an và dân phòng đang quá rảnh nên bày cuộc chơi. Hắn ngồi xem rồi một lát vào ngồi đánh chính, chấp hết cả bầy công an và dân phòng. Đến chiều thì tay trung tá trưởng đồn cũng xáp vào chơi. Hắn chấp tay nầy xe pháo gì đó rồi ra kèo: Nếu tui thắng, thì ông phải cho tất cả chúng tôi ra về. Tay trung tá cười: Mầy giỡn chơi mầy, thả ra phải có lệnh trên.

Dũng sĩ thành Vinh thứ hai trẻ hơn, tóc húi cua, mặt quần lửng áo thun, ngông nghênh đi lại khắp mọi nơi trong đồn công an như chỗ nhà riêng. Ban đầu tôi cứ lầm tưởng chàng là công an chìm. Sau nầy mới biết là dũng sĩ thành Vinh có nickname trên facebook là Việt Khang đã có trong friendlist của tôi mà tôi không biết. Hắn nhận ra tôi, chủ động đến xin thuốc và hỏi tôi có phải là tôi không. Thế là biết nhau.

Ngược lại với 2 dũng sĩ thành Vinh, các chàng trai trẻ Hòa Hảo rất hiền lành và chất phác. Họ ngồi túm tụm lại trên ghế đá trước hiên, nói năng với nhau nhỏ nhẹ, từ tốn, thỉnh thoảng cũng cười đùa vui vẻ nhưng không gây ồn ào. Phần lớn các chàng mặc bộ đồ vải lam theo kiểu tu hành, khoác ra ngoài áo khoác kiểu tân thời nhiều túi, trông rất luộm thuộm. Có chàng búi tó, có chàng cột đuôi tóc, có chàng hớt tóc ngắn. Họ tu hành theo Phật Giáo Hòa Hảo nên ăn chay trường. Tôi hỏi họ có lấy vợ được không, họ trả lời là lấy bình thường vì chỉ tu tại gia. Tôi chợt nhớ lại mấy cặp vợ chồng Hòa Hảo bị bắt với tôi khi sáng. Tôi không hiểu sao những người đó toàn mặc bộ đồ nâu, còn các chàng trai đây lại mặc đồ màu lam.

Cùng lứa tuổi với nhau mà hai lớp thanh niên ở hai vùng đất nước khác hẳn nhau. Một bên thì ngỗ ngáo, góc cạnh, xông xáo, một bên thì tỉnh tại, hiền lành, chân chất. Tôi nghĩ hai lớp thanh niên nầy sẽ chằng bao giờ gặp nhau nếu như không bị thu hút bởi tinh thần Bùi Hằng. Tất cả vì Bùi Hằng mà phải vượt hàng ngàn, hàng trăm cây số đến tại vùng Đồng Tháp nầy.

Ban đầu còn xa cách, nhưng sau bửa cơm trưa (do dân phòng mua về giùm) các chàng trai nhanh chóng hội nhập. Họ trao đổi với nhau như sáo, mà như sáo thật vì tôi chẳng nghe được các chàng của hai vùng miền nói gì.

Ba cô gái Cao Lãnh được mời vào phòng riêng của điều tra viên làm việc khá lâu. Sau nầy các cô cho tôi biết là thấy cảnh công an đánh bắt người khắp mọi nơi nên tò mò lấy máy ra quay thì bị bắt. Có lẽ các cô còn e ngại tôi và còn đang ở trong đồn công an nên chưa dám nói gì nhiều.

Mãi đến 6 giờ chiều, công an mới gọi từng người chúng tôi vào phòng để ký biên bản. Tôi dặn mọi người đọc kĩ biên bản và thấy ghi không đúng thì đừng ký. Các chàng trai Hòa Hảo trông hiền lành vậy nhưng rất bản lĩnh “họ làm trái, bắt người trái phép chứ mình có làm chi sai trái đâu mà phải ký”. Tôi vào ký thì thấy biên bản ghi sai phạm là tụ tập đông người chứ không phải ghi là gây rối trật tự, nhưng tôi vẫn kiên quyết không ký. Tay công an dọa tôi nếu không ký thì cũng có nhân chứng là người địa phương ký. Tôi cười khẩy rồi đi ra không cần thiết phải tranh cãi.

Bảy giờ thì nghe tin Bùi Hằng, Thúy Quỳnh và Văn Minh bị kêu án từ 2 đến 3 năm. Tôi không ngạc nhiên mấy vì cũng dự đoán trước mức án của Bùi Hằng. Đối với họ, chị là người rất nguy hiểm cho chế độ nên không dễ gì để cho chị hưởng án nhẹ khi đã dụng bao nhiêu công sức chụp được cho chị cái tội gây rối trật tự.

Hơn 7 giờ tối thì có xe đến đưa chúng tôi về công an phường Mỹ Phú nhập vào với nhóm bị giam tại đây rồi phân loại ra theo địa phương để đưa lên xe chở về tận nơi. Nhiều nhóm bị bắt đã được lần lượt đưa về theo kiểu đã đưa nhóm Hòa Hảo khi sáng.

Tại đồn công an Mỹ Phú tập trung khá đông nhóm Hà Nội – Sài Gòn – Miền Trung. Tại đây đang xảy ra sự cố đau lòng. Viên sĩ quan an ninh tỉnh có tên là Hà Quốc Trung khi gọi Nguyễn Ngọc Lụa đến ký biên bản, không hiểu vì sao lại nổi thú tính lên đánh vào mang tai của cô làm cô té xuống bất tỉnh. Sự việc xảy ra trước sự chứng kiến của rất nhiều người. Do áp lực của mọi người, Ngọc Lụa được chở đi cấp cứu, còn viên an ninh đánh người bỏ đi nơi khác để lẫn tránh.

Nhưng công an chỉ chở Ngọc Lụa đến một trạm xá nào đó cấp cứu cho tỉnh lại rồi chở về mà không khám nghiệm gì cả. Khi Lụa quay trở về đồn thì nhóm chúng tôi cũng vừa được chở đến. Lụa được đặt trên bàn nằm lăn lộn vì đau tai và đau đầu đến mức không chịu nỗi. Công an buộc chúng tôi lên xe ra về và đưa Lụa về, nhưng tất cả chúng tôi phản đối. Chúng tôi không chịu ra về đồng thời yêu cầu phải đưa Lụa đi cấp cứu. Cả đồn công an lúng túng, điện thoại khắp nơi xin ý kiến. Giằng co mãi, cuối cùng công an đồng ý gọi taxi đưa Lụa đi bệnh viện và lùa chúng tôi lên xe buýt để chở vế Sài Gòn. Chúng tôi chống cự đến cùng và đòi phải để chúng tôi cùng đến bệnh viện với Lụa. Và sau đó phải đưa Nguyễn Ngọc Lụa đi cấp cứu.

Cuối cùng một xe riêng của nhóm Hà Nội và một xe taxi được gọi đến chở được 14 người chúng tôi đến bệnh viện hữu nghị tỉnh. Nhóm còn lại taxi chưa kịp đến, chờ hai xe chúng tôi đi khuất, công an bèn đẩy hết lên xe lớn của công an rồi chở thẳng về Sài Gòn. Nhóm đó gom lại trên 50 người.

Khi chúng tôi đến phòng cấp cứu bệnh viện thì chỉ thấy Ngọc Lụa bị bỏ trơ vơ nằm đó một mình, hai công an đi theo đã bỏ trốn về mất. Liberty Hà Nội và Nhung mẹ bé Uyên Phan Rang phải vào chăm sóc cho Lụa và gọi bác sĩ khám. Bác sĩ khám qua rồi chích thuốc giảm đau cho Lụa và bảo với chúng tôi để Lụa nằm chờ đó để theo dõi vì chấn thương tai và não khá nặng.

Nhiều nhóm bị bắt mới được thả ra nữa kéo đến bệnh viện thăm Lụa. Gom lại có tới 35 người. Một bạn trẻ Đà Nẵng mà tôi quên tên đã gọi điện thuê một chiếc xe 30 chỗ ngồi đến đưa mọi người về Sài Gòn. Tôi quá mệt mỏi vì thức suốt đêm qua và bị giam cả ngày hôm nay, nhưng không đành lòng bỏ về trước. Tôi ở lại cùng Nguyễn Tường Thụy, Mai Xuân Dũng, Bang Trần, Liberty, Nhung mẹ bé Uyên để chờ Lụa.

Nhờ thuốc giảm đau, Lụa khỏe lại đôi chút, uống được chút sữa (trước đó Lụa ói ra mỗi lần đút gì vào miệng). Đến 11 giờ khuya thì chúng tôi quyết định đưa Lụa về vì bệnh viện cũng để Lụa nằm đó mà không có động thái khám chữa gì hơn. Lụa không ngồi dậy và đi được, may có lực sĩ đẹp Mai Xuân Dũng xung phong bế Lụa lên xe.

Chúng tôi chạy về đến nhà đúng hai giờ sáng.

Sáng hôm sau, khi về Sài Gòn, chấn thương do bị đánh của Lụa lại trở nên nghiêm trọng, bạn bè phải đưa Lụa vào cấp cứu tại bệnh viện 115 đường Sư Vạn Hạnh quận 10. Qua chẩn đoán, được biết Lụa bị tổn thương màng nhỉ và chấn thương não.

Tinh thần Bùi Hằng đã lay chuyển bạn bè khắp mọi miền đất nước. Bạn bè của Bùi Hằng chuyển động, lực lượng công an chuyển động theo. Một người bạn chuyển động làm kinh động hàng chục công an. Tôi có cảm giác những ngày qua, lực lượng công an rùng rùng khắp cả nước, và trọng điểm dồn về Đồng Tháp. Vào quán cà phê nghe người dân nói, công an chìm nổi được bố trí đều khắp hai bên đường từ trại giam giam Bùi Hằng về đến tòa án Cao Lãnh. Nhân dân Cao Lãnh lần đầu tiên thấy công an xuất hiện khắp mọi nơi trong thành phố. Cảnh sát giao thông và dân phòng đứng đầy các giao lộ. Cảnh sát cơ động chạy tới chạy lui khắp nơi. Các quán xá gần khu vực tòa án bố trí dày đặt công an chìm. Các đồn công an phường thì ngoài lực lượng công an biên chế, còn tăng cường thêm hàng chục dân phòng. Tôi bị bắt vào 3 đồn công an, đều thấy cả ba nơi đông đặc công an và dân phòng. Buổi sáng hai chiếc xe chở 20 người dân oan Hòa Hảo mà có đến 2 tiểu đội cảnh sát cơ động đi kèm. Một tiểu đội chia hai ra vào ngồi bên trong 2 xe, một tiểu đội đi trên xe riêng áp tải phái sau, chưa kể một xe chở các sĩ quan chạỵ trước hụ còi dẫn đường.

Một nhà nước mà lực lượng công an đông như quân Nguyên thì có nghĩa nhà nước đó đang rất sợ hãi.
Tôi thấy họ đang run.