Mỹ tự nhận thúc đẩy «thành công» hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị ASEAN

Cac Bai Khac

No sub-categories

Mỹ tự nhận thúc đẩy «thành công» hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị ASEAN

BBT: Thưa quí độc giả,
Hai điểm nổi bật được giới thạo tin ghi nhận tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa kết thúc hôm qua ở Naypyidaw, Miến Điện là:
1-  Mỹ đã thảo luận nghiêm túc với Trung Cộng về những vấn đề cấp bách tại Biển Đông và đề nghị “đóng băng” các hành vi khiêu khích.
2- Các đề nghị của Mỹ gieo mầm đã có quả qua Bản Thông cáo chung của Khối ASEAN cùng với phản ứng gay gắt của Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị.
Điều này sẽ đưa đến những biến chuyển gì trong những ngày sắp tới?
– Các hành vi khiêu khích mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đề nghị đóng băng ám chỉ đến việc hạ đặt giàn khoan HD981 (mà Trung Cộng vừa tạm rút đi), nhưng trong thực tế Trung Cộng đang gấp rút lắp ráp thêm nhiều giàn khoan mới dùng nó như công cụ để xác định chủ quyền và cùng lúc ồ ạt đưa hàng ngàn Tàu Cá đến đánh bắt nhằm chiếm biển, liệu Trung Cộng sẽ phải chịu bó tay hay sẽ đánh trả mà trong đó Biển Đông cùng với hướng đi mà Nhóm lảnh đạo tại Hà Nội chọn lựa là những con chốt lớn.
– Hà Nội Hình như đã chọn bên trước khi đến Naypyidaw và trong hướng đi của ASEAN sắp tới qua Thông Cáo chung nó mang  ý nghĩa gì trong việc chọn hướng trong nội bộ của CSVN.

– Cho dù CSHN tự thân muốn “Nô Trung”, cho dù Trung Cộng muốn CSVN thần phục, cho dù trào lưu khu vực cũng như toàn cầu đang thuận thoát Trung và cho dù Hànội  muốn hay không là chuyện của họ, nhưng Dân tộc Việt từ ngàn xưa đã quyết “Thoát” thì nay chính nhân dân VN phải đứng lên nắm lấy vận mạng của mình? 

BBT

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong Hội nghị ngoại trưởng Mỹ-Asean tại Naypyidaw, MiếnĐiện ngày 9/08/2014.
REUTERS/Nicolas Asfouri

Trọng Nghĩa

Ngoại trưởng Vương Nghị vào hôm nay, 11/08/2014 đã phản ứng gay gắt trước đề nghị «đóng băng» các hành vi khiêu khích tại Biển Đông đã được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thúc đẩy tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa kết thúc hôm qua. Phải chăng đây là một biểu hiện tức tối khi thấy Trung Quốc bị lép vế trên vấn đề Biển Đông?

Đây là một câu hỏi vẫn còn để ngỏ, nhưng đối với phía Mỹ, cuộc vận động ngoại giao mà ông John Kerry đã tiến hành tại hội nghị ASEAN là một thành công. Thành công này được thể hiện qua một số điểm cụ thể đã được hai quan chức Mỹ cao cấp – xin giấu tên – giải mã trong một cuộc tiếp xúc với báo chí tại Naypyidaw, thủ đô Miến Điện vào hôm qua, 10/08/2014.

Trước hết, về các hoạt động của Ngoại trưởng Mỹ liên quan đến hồ sơ Biển Đông, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết là ông John Kerry đã nêu lên vấn đề này trong các buổi tiếp xúc với các đồng nhiệm, mà đặc biệt là trong cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng như trong Hội nghị Ngoại trưởng Mỹ-ASEAN. Về nội dung cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, quan chức ngoại giao Mỹ xác nhận:

«Ngoại trưởng (John Kerry) đã nêu lên vấn đề Biển Đông, mô tả chiến lược của Hoa Kỳ, nói rõ về các khuyến nghị của Mỹ, về đề nghị «đóng băng», và giải tỏa một số câu hỏi và mối quan ngại của Trung Quốc… Hiệu quả của cuộc họp đặc biệt này, cũng như thông lệ tham vấn Mỹ-Trung trong bối cảnh này, cho thấy rằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không có sự tranh đua… và không hề có đọ sức tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN… mà là một cuộc thảo luận nghiêm túc về những vấn đề cấp bách».

ASEAN quyết tâm hơn trong hồ sơ Biển Đông

Về diễn biến của hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị ASEAN, quan chức cao cấp tại Bộ Ngoại giao Mỹ đã ghi nhận một chuyển biến được coi là tích cực trong nội bộ khối ASEAN, được cho là đã thể hiện được một sự nhất trí cũng như quyết tâm cao hơn để làm giảm nhiệt tại Biển Đông.

«Báo chí đã ghi nhận là các Ngoại trưởng ASEAN khi họp lại cách nay hai hôm (ngày 08/08) đã nắm bắt một số đề xuất khác nhau nhằm thúc đẩy việc xuống thang căng thẳng tại Biển Đông. Và một trong những đề xuất đó hiển nhiên đề nghị của Mỹ về việc « tự nguyện đóng băng »… Các ngoại trưởng ASEAN đã công bố một bản Thông cáo chung, trong đó… họ công nhận là đang hết sức quan ngại trước các diễn biến gần đây trong khu vực.

Họ đã trực tiếp gợi đến bản tuyên bố ứng xử mà ASEAN và Trung Quốc đã thông qua vào năm 2002, với Bản Thông cáo chung bao gồm nguyên văn một số đoạn quan trọng. Bản Thông cáo rất rõ ràng trong việc nhấn mạnh sự cần thiết phải tự kiềm chế, rõ ràng trong việc khẳng định rằng các bên cần tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc làm suy yếu hòa bình và an ninh.

Thông cáo đó cũng hậu thuẫn một cách rõ ràng cho các biện pháp và cơ chế để thực hiện các yếu tố mà họ muốn thấy trong một bộ quy tắc ứng xử. Họ kêu gọi tăng tốc độ và cường độ của các cuộc đàm phán, và trong thông cáo, họ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phải giải thích rõ ràng bản chất của các yếu tố cụ thể sẽ được ghi trong bộ quy tắc.»

Đối với quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ này, thì điểm đáng chú ý là 10 nước ASEAN đã thay đổi cách xử lý hồ sơ Biển Đông khi quan hệ với Trung Quốc:

«Chúng ta đang thấy một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận ngoại giao của các nước ASEAN đối với Trung Quốc liên quan đến Biển Đông. Họ đã quyết định rằng nếu chỉ nêu bật các khía cạnh tích cực mà thôi thì không còn đủ nữa. Hiện giờ, họ đã cho thấy rõ là họ ngày càng quan ngại trước các hành vi leo thang, và việc tập trung vào hành vi thay vì vào tiến trình, chính là tâm điểm trong tính toán của Mỹ khi đề xuất ý tưởng về việc ‘tự nguyện đóng băng’”.

Theo quan chức ngoại giao này, khi đề xuất khái niệm về sự đóng băng, Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt bất kỳ công thức có sẵn nào cho các nước trong khu vực, mà chỉ muốn cho các bên tranh chấp ở Biển Đông thấy rõ hai điểm : Một là xác định được là cái gì cần được giải quyết trước tiên, bước đi cụ thể mà các bên tranh chấp có thể theo hay không theo, để ngăn chặn căng thẳng xảy ra. Và hai là không cần phải chờ cho đến đạt được bộ quy tắc ứng xử rồi mới hành động. Thành công của Mỹ tại ASEAN lần này, theo nguồn tin trên, chính là ở các điểm đó.

«Rõ ràng là chúng ta đã thành công trong nhiệm vụ… cố gắng để gieo mầm cho những cuộc thảo luận giữa các nước ASEAN với nhau, giữa ASEAN với Trung Quốc, và tại hai diên đàn ARF và EAS, để tập trung vào hành vi, không chỉ đơn thuần là vào quá trình. Và tôi nghĩ rằng ngôn từ cụ thể (trong bản thông cáo chung) của ASEAN đã cho thấy rõ điều đó.

Cũng là một điều tốt khi mà những nước khác, như Philippines đã tiếp thu đề nghị của chúng ta và tái tạo lại theo điều kiện riêng của họ. Và điều đó (kế hoạch hành động của Philippines) cũng đã được thảo luận và đã được đề cập một cách rõ ràng trong Thông cáo chung của ASEAN».