Phái viên LHQ kể việc bị ‘cản trở’ ở VN

Cac Bai Khac

No sub-categories

Phái viên LHQ kể việc bị ‘cản trở’ ở VN

Ông Heiner Bielefeldt nói phái đoàn của ông đã bị công an chìm  theo dõi

 

Theo BBC

Cập nhật: 09:00 GMT – thứ  ba, 5 tháng 8, 2014

Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo Heiner Bielefeldt  nói ông bị ‘cản trở’ trong chuyến đi Việt Nam và không thể tiếp cận một số nhà  hoạt động trong nước.

Thông tin trên được ông đưa ra trong buổi phỏng vấn với đài Deutsche Welle  (DW) của Đức hôm 4/8.

Ông Bielefeldt đã có 10 ngày làm việc tại Việt Nam từ hôm 21/7.

Liên Hiệp Quốc nói mục tiêu của chuyến đi là để tìm hiểu việc “thúc đẩy và  bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng”.

“Các điều khoản quy định chuyến thăm một quốc gia của Báo cáo viên Đặc biệt  của Liên Hiệp Quốc đã bị vi phạm”, ông nói.

“Một số các cá nhân đã bị ngăn cản không cho gặp tôi, một số khác thì bị cảnh  cáo, đe dọa hoặc sách nhiễu”.

“Bên cạnh đó, phái đoàn của tôi còn bị công an hoặc an ninh ngầm theo dõi và  tính bí mật của các cuộc gặp riêng cũng bị vi phạm”.

“Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng đây chỉ là sự hiểu lầm và nói nước chủ nhà  có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của phái đoàn”.

“Tuy nhiên, tôi không xem sự quấy nhiễu này là hiểu lầm. Cho đến hôm nay, tôi  vẫn nhận được tin công an đang tiếp tục sách nhiễu những người tôi đã gặp trong  chuyến thăm”.

Trước đó, hãng thông tấn AFP hôm 31/7 dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê  Hải Bình nói với báo giới rằng chính phủ Việt Nam “đã làm mọi thứ trong khả năng  … để đáp ứng yêu cầu của phái đoàn” trong suốt chuyến thăm của ông  Bielefeldt.

‘Ngăn không cho ra khỏi nhà’

“Các điều khoản quy định chuyến thăm một quốc  gia của Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã bị vi phạm”

Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về tự do tín ngưỡng Heiner  Bielefeldt

Tuy nhiên, nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, nói công an TP HCM và một số địa phương khác đã “ngăn chặn không cho ra  khỏi nhà đối với những người đấu tranh dân chủ vào ngày 25/7/2014 và cả một số  ngày sau đó” để họ không thể tiếp xúc với đoàn đặc phái viên.

Ông Dũng cho BBC hay những người bị ngăn cản có bản thân ông, các  nhà hoạt động khác như bác sỹ Nguyễn Đan Quế, bà Dương Thị Tân (vợ ông  Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày), cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, và  hai mục sư Tin Lành là Nguyễn Hoàng Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng.

Những người này đều nằm trong số các chức sắc tôn giáo và nhân chứng  mà ông Bielefeldt có kế hoạch gặp gỡ nhằm kiểm chứng việc “Việt Nam chấp  nhận các khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền LHQ”.

Theo ông Phạm Chí Dũng, những người này “bị công an địa phương ngăn  chặn ngay tại nhà riêng” và khi họ “muốn rời khỏi nhà đều bị nhân viên an ninh  và cảnh sát xô đẩy bằng hành vi thô bạo và hoàn toàn bất hợp pháp”.

Phó giám đốc tại châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch  được AFP dẫn lời nói Việt Nam đã “tìm cách che giấu những tiếng nói trái chiều  trước đặc phái viên bằng cách ngăn cản các nhà hoạt động tự do tín ngưỡng”.

Trong cuộc phỏng vấn với DW, ông Bielefeldt nói các cộng đồng tôn giáo tại  Việt Nam phải báo cáo hoạt động hàng năm với chính quyền địa phương nếu không  muốn gây khó dễ.

Ông cũng cho biết nhiều người bị gây áp lực phải từ bỏ các hoạt động tôn giáo  nhật định để đi theo các kênh được nhà cầm quyền công nhận.

“Họ phải đối mặt với các đợt trấn áp mạnh tay của công an, bị liên tục mời  ‘làm việc’ với công an, các hoạt động tôn giáo bị giám sát chặt chẽ, các lễ hội  tôn giáo bị quấy rối,” ông nói.

“Bên cạnh đó, họ còn bị giam lỏng tại gia, bị bắt giữ, đánh đập, tấn công, bị  đuổi việc, mất phúc lợi xã hội, các thành viên trong gia đình bị gây áp lực, nơi  cầu nguyện bị phá hủy…”

Trước đó, trong tuyên bố báo chí, ông Heiner Bielefeldt phê phán việc ông “bị  giám sát chặt” bởi công an, và một số người ông muốn gặp bị “đe dọa, sách  nhiễu”.

Mặc dù nói Việt Nam đã có “một số chuyển biến tích cực”, ông nói mình tin  rằng “vi phạm nghiêm trọng…là thực tế” ở Việt Nam.

Ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay  tín ngưỡng, được Việt Nam mời thăm từ 21 đến 31/7.

Ngày 31/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chuyến thăm của ông Heiner Beilefeldt  thể hiện “thiện chí, thái độ hợp tác, cởi mở của Chính phủ Việt Nam”.

Ông Phạm Hải Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao, nói  “một số vấn đề” mà ông Beilefeldt nêu ra “đã có sự hiểu lầm, chưa trao đổi hết  thông tin”.

“Nước chủ nhà có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Báo cáo  viên đặc biệt trong suốt chuyến thăm.”

“Luật pháp Việt Nam bảo đảm mọi người dân có quyền tự do tiếp xúc, gặp gỡ với  bất cứ ai họ muốn,” ông Hải Anh nói