Những vấn đề xung quanh cuộc gặp giữa ông Tập và ông Tô Lâm
Nhận xét
Tin của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), sáng 19/8 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã hội đàm với ông Tô Lâm qua chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông nầy đến Trung Quốc,
Trước khi đến Bắc Kinh hôm Chủ nhật, ông Lâm đến thăm Quảng Châu nơi mà ông Hồ Chí Minh đã đến đây vào thế kỷ trước cho thấy ông thuộc phe bảo thủ của ĐCSVN tuy mặc dù là hai nước cộng sản nhưng vẫn có xung đột rất lớn về lợi ích quốc gia, kinh tế và cả quân sự khi Ðặng Tiểu Bình ra lịnh cho quân tràn sang tàn phá các tỉnh ở biên giới phía bắc Việt Nam giáp với TQ năm 1979 để dạy cho VN một bài học, đánh chiếm đảo Hoàng Sa năm 1973, Trường Sa 1988, đưa ra yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn vi phạm chủ quyền của VN… nhưng ĐCSVN vẫn muốn liên minh với ĐCSTQ.
Hà Nội tuy thể hiện lập trường chống lại các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông nhưng chỉ thông qua các tuyên bố ngoại giao lập đi lập lại khi xảy ra sự cố là VN có chủ quyền lịch sử không thể chối cãi yêu cầu BK tôn trọng mà không có hành động đáp trả tương xứng. Nhưng khi vừa hết vi phạm vùng đặc quyền kinh tế thì lại đến sự cố khác như mới đây cho máy bay do thám bay thẳng vào dọc bờ biển VN … nó cứ liên tục xảy ra hàng chục năm qua mà không có dấu hiệu gì sẽ dừng lại trong ngày tới
Nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái, đầu tư nước ngoài đang rút khỏi Đại Lục, một số chuỗi công nghiệp này đang đổ bộ vào Việt Nam cho nên họ cũng có mâu thuẫn lớn trong vấn đề này tức là “vừa đồng bệnh tương liên nhưng cũng lại vừa đồng sàng dị mộng.”
Khi Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam tháng 12 năm ngoái, ông tuyên bố rằng hai nước sẽ xây dựng một “cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam” thì truyền thông tại Việt Nam nói một cách mơ hồ là “cộng đồng tương lai chung”.
Ông Tô cũng tiếp tục “đốt lò không ngưng, không nghỉ, không có vùng cấm ” từ thượng tầng chóp bu xuống vì hệ thống cai trị đã quá bệ rạc vì tham nhũng, lợi ích phe nhóm, vùng miền, tranh ăn, giành quyền … thì liệu cây tre CS cắm trên rễ tham nhũng đã mục nát có trụ nổi được trước các cơn lốc xoáy liên tục khi ngược khi xuôi,
Nếu khách quan nhận xét cách đưa tin không thống nhứt giữa China News Service, CCTV và Tân Hoa Xã đã có vấn đề không bình thường nào đó cho nên phải cần thêm chút thời gian nữa mới biết.
Những vấn đề xung quanh cuộc gặp giữa ông Tập và ông Tô Lâm
Hải Chung, Lạc Á •Thứ Ba, 20/08/2024
Tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm thăm Trung Quốc 3 ngày liên tiếp bắt đầu từ 18/8, và đã hội đàm với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình hôm 19/8. Các chuyên gia phân tích, ông Tô Lâm vẫn sẽ duy trì chiến lược ngoại giao của ông Nguyễn Phú Trọng và qua lại giữa nhiều nước lớn, ĐCSVN và ĐCSTQ thực chất là đồng sàng dị mộng.
Các chuyên gia chỉ ra ĐCSVN và ĐCSTQ đồng sàng dị mộng
Theo tin tức của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), sáng 19/8 ông Tập Cận Bình đã hội đàm với ông Tô Lâm tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Ông Tô Lâm nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam hôm 22/5. Sau khi đảm nhận cương vị lãnh đạo tối cao của ĐCSVN hôm 3/8, thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, (nguyên Tổng Bí thư ĐCSVN qua đời vào tháng trước), ông Tô Lâm đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên, và đó chính là Trung Quốc, điều này đã thu hút được sự chú ý. Trước khi đến Bắc Kinh hôm Chủ nhật, ông Tô Lâm lần đầu tiên đến thăm một số địa điểm ở Quảng Châu, những nơi mà ông Hồ Chí Minh đã đến thăm trong thời gian ở Trung Quốc vào thế kỷ trước.
Ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), Phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney (Úc), nói với tờ Epoch Times rằng việc ông Tô Lâm chọn Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đến thăm, cho thấy ông thuộc phe bảo thủ của ĐCSVN. Bởi vì Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đều là chế độ cộng sản, mặc dù hai nước có xung đột rất lớn cả về mặt kinh tế và lợi ích quốc gia, nhưng ĐCSVN vẫn muốn thành lập liên minh với ĐCSTQ.
Tuy nhiên, ông Phùng tin rằng mối quan hệ tương tác giữa ĐCSVN và ĐCSTQ thực ra là đồng sàng dị mộng. “Nếu ĐCSTQ muốn chơi con bài dân tộc chủ nghĩa, họ cần phải mở rộng ở eo biển Đài Loan và mở rộng ở Biển Đông; ĐCSVN dùng lá bài cuộc chiến tranh chủ nghĩa dân tộc, đòi hỏi tranh giành chủ quyền ở Biển Đông, nên hai bên đã va chạm quyết liệt tại đây”.
Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp lâu dài về vấn đề Biển Đông và lãnh thổ biên giới. Kể từ khi ĐCSTQ phát động cuộc chiến “phản công tự vệ” nhắm vào Việt Nam năm 1979, Hà Nội đã duy trì lập trường cứng rắn chống lại các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Cảnh sát biển Việt Nam cũng xuất hiện trong cuộc tập trận chung ở Biển Đông cùng Philippines mới đây.
Philippines và Việt Nam lần đầu tiên diễn tập chung trên biển gây chú ý
Ông Phùng Sùng Nghĩa cho rằng chính vì cả hai bên đều đang chơi con bài dân tộc chủ nghĩa, nên họ đều có những cân nhắc thực tế của riêng mình. Ví dụ, ĐCSTQ muốn phát triển các dự án như Sáng kiến Vành đai và Con đường để củng cố nền kinh tế, trong khi Việt Nam đang đào chân tường của ĐCSTQ. “Bây giờ nền kinh tế Trung Quốc suy thoái, đầu tư nước ngoài từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan đã rút khỏi Trung Quốc (Đại Lục). Các chuỗi công nghiệp này đã đổ bộ vào Việt Nam, nên cũng có mâu thuẫn lớn trong vấn đề này, tức đồng bệnh tương liên, nhưng cũng lại đồng sàng dị mộng.
Cùng với xung đột thương mại Mỹ – Trung leo thang, Việt Nam đã thu được lợi ích kinh tế to lớn từ khoản đầu tư của các nhà sản xuất Trung Quốc. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.
Ông Củng Tường Sinh (Shan-Son Kung), nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan, tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đảm nhiệm việc di dời các ngành công nghiệp, sau sự mất kết nối giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, việc thực hiện hệ thống thuế tối thiểu gần đây có thể không thuận lợi cho việc Việt Nam tiếp tục chấp nhận các ngành công nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc Đại Lục.
Trong cuộc gặp với ông Tô Lâm lần này, ông Tập Cận Bình một lần nữa đề cập đến cái gọi là “cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam”, và cho rằng ĐCSTQ “coi Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao ngoại vi của mình”. Tân Hoa Xã cho biết, hai bên sẽ ra tuyên bố chung nhằm “tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc-Việt Nam”.
Khi ông Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, ông tuyên bố rằng hai nước sẽ xây dựng một “cộng đồng cùng chung vận mệnh”, tuy nhiên truyền thông tại Việt Nam khi đưa tin đã không dịch thẳng “cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam”. Mỗi lần nhắc đến, truyền thông Việt Nam đều nói một cách mơ hồ là “cộng đồng tương lai chung”.
Theo Tân Hoa Xã, ông Tập và ông Tô Lâm đã cùng tham dự lễ ký kết các văn kiện hợp tác sáng ngày 18/8. Sự hợp tác này liên quan đến các trường đảng, liên kết, công nghiệp, tài chính, các tổ chức tin tức, truyền thông và các lĩnh vực khác.
Reuters trước đó dẫn lời các quan chức Việt Nam cho biết, kết nối đường sắt Trung Quốc – Việt Nam sẽ là một chủ đề quan trọng trong chuyến thăm của ông Tô Lâm.
Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác, từ đào tạo cán bộ đến y tế, truyền thông
Trong những năm gần đây, cuộc cạnh tranh kinh tế và chiến lược giữa Mỹ và các đồng minh châu Á của họ là Nhật Bản, với chính quyền ĐCSTQ ngày càng gia tăng, và vai trò của Chính phủ Việt Nam trong vấn đề này rất phức tạp.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nắm quyền ở Việt Nam hơn chục năm, theo đuổi cái gọi là “ngoại giao cây tre” và qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tháng 9 năm ngoái, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Hà Nội, Việt Nam đã nâng Mỹ lên vị thế ngoại giao cao nhất cùng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc. 3 tháng sau, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam.
Việt Nam cũng đã nâng cấp mối quan hệ với Nhật Bản lên đối tác chiến lược toàn diện vào năm ngoái. Ông Tô Lâm cũng đã đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm vào tháng 6 năm nay, và hai bên đã thông qua tuyên bố chung về việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga.
Liệu ông Tô Lâm có duy trì được chiến lược giữ cân bằng giữa các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nga từ thời ông Trọng hay không?
Các bản tin công khai nói rằng trước khi ông Tô Lâm sang thăm Trung Quốc, ông đã cử một phái đoàn do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương ĐCSVN, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Lý luận Trung ương, dẫn đầu một phái đoàn đến thăm từ ngày 31/7 đến ngày 4/8.
Ông Cung Tường Sinh cho rằng trước chuyến thăm Trung Quốc lần này, ông Tô Lâm đã cử một phái đoàn sang thăm Mỹ, điều này rõ ràng nhằm tạo ra sự cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, giống như những gì ông Trọng đã làm trước đây, và sẽ không vì thay đổi tổng bí thư mà thay đổi theo.
Ông Ông Minh Hiền (Weng Ming-hsien), Giáo sư danh dự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Tamkang ở Đài Loan, nói với tờ Epoch Times rằng việc Việt Nam tiếp tục qua lại với ĐCSTQ là điều tất nhiên, nhưng Việt Nam cũng phải chú ý đến các hướng hành động Mỹ. Bởi vì xét cho cùng Mỹ vẫn là cường quốc quan trọng nhất thế giới, nên Việt Nam về cơ bản là một chiến lược hai tay. Do tình hình chính trị hiện tại ở Mỹ vẫn chưa rõ ràng, Việt Nam sẽ phải đợi đến tháng 11 để xác định liệu ông Trump hay bà Harris sẽ đắc cử tổng thống, rồi mới lại suy nghĩ làm thế nào để cân bằng mối quan hệ Mỹ và Trung.
Ông Phùng Sùng Nghĩa cho rằng “ngoại giao cây tre” của ông Nguyễn Phú Trọng chính là cắm rễ vào đất, chính là chủ nghĩa dân tộc, là trụ cột, gió thổi tới đâu thì nó cũng lắc lư qua lại, sức đàn hồi của nó rất tốt, chính là cái gọi là ngoại giao linh hoạt.
Cách đưa tin bất thường của truyền thông ĐCSTQ gây đồn đoán
Thời gian qua, dư luận trong người Hoa liên tục đặt câu hỏi về vấn đề sức khỏe và tình trạng chính trị của ông Tập Cận Bình, trên mạng đã xuất hiện những tin đồn tiêu cực như ông Tập bệnh nặng, phải ghép gan, thậm chí bị buộc phải chuyển giao quyền lực cho ông Hồ Xuân Hoa… Vậy nên, nhiều người dán mắt vào cuộc gặp giữa ông Tập và ông Tô Lâm, xem sự xuất hiện của ông Tập như một cơ hội xác minh tin đồn. Tuy vậy, đáng thất vọng là không có cảnh quay cận cảnh nào của ông Tập trong video đón tiếp ông Tô Lâm. Cho đến tận 4h chiều, Tân Hoa Xã mới chính thức công bố những hình ảnh cận cảnh của ông Tập, còn CCTV thì tận đến 6h chiều mới công bố. Trong khi phía Việt Nam vẫn công bố ảnh chụp chung như thường lệ. Điều này làm dấy lên nhiều đồn đoán.
Trước đây, khi các vị khách nước ngoài quan trọng đến thăm Bắc Kinh và có ông Tập Cận Bình tham dự lễ chào mừng hoặc hội đàm, được thực hiện theo kiểu chào của quân đội, CCTV trong thời gian ngắn sẽ phát một bản tin nhanh bao gồm những hình ảnh cận cảnh của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên hiện nay, CCTV và các kênh truyền thông khác đã đi ngược lại quy chuẩn cũ.
Trong hơn 3 phút cảnh quay cuộc họp được CCTV công bố vào buổi trưa, xuyên suốt là cảnh quay cả chiếc bàn dài, không có hình ảnh cận cảnh của ông Tập, ông Tô Lâm, và những người khác, mà chỉ có âm thanh bài đọc khai mạc của ông Tập. Khi ông Tập Cận Bình gặp ông Tô Lâm, Tân Hoa Xã và CCTV có đưa tin nhưng không có ảnh.
Trong đoạn phim chào mừng được CCTV công bố trước đó, chỉ có cảnh quay từ xa bên ngoài Đại lễ đường Bắc Kinh, hình người nhỏ đến mức không rõ có phải là ông Tập Cận Bình hay không. Phía Việt Nam công bố nhiều bức ảnh chụp chung giữa ông Tập Cận Bình và Tô Lâm cùng hai vị phu nhân, cũng như những bức ảnh cận cảnh ông Tập Cận Bình và ông Tô Lâm duyệt đội danh dự.
Ngoài CCTV, Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, các phương tiện truyền thông chính thức khác của Trung Quốc không ngay lập tức công bố những bức ảnh ông Tập chào đón ông Tô Lâm trong ngày. Điều này làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội ở Mỹ.
Dưới video cuộc gặp của ông Tập và ông Tô Lâm trên kênh YouTube của China News Service ở nước ngoài, một số cư dân mạng để lại bình luận:
“Trung Quốc ở bên nào nhỉ?”
“Không có hình cận cảnh thì chính là thế thân.”
“Chủ tịch ở đâu rồi?”
Trên mạng xã hội X, có người nói: “Màn hình quay quá nhỏ, thế thân của ông Tập giở trò gì?”
“Vụ ông Tập đón tiếp ông Tô Lâm chắc là do thế thân làm rồi. Nếu không sẽ không có kiểu chụp từ khoảng cách hơn 200 mét như vậy. Trông bé như 2 con kiến. Điều chưa từng có trong lịch sử báo chí!”
Nhà văn Thượng Quan (Shangguan) nhận xét: “Thật kỳ lạ. Đoạn video ông Tập Cận Bình gặp ông Tô Lâm do China News Service tung ra, chỉ nghe tiếng chứ không thấy người. Hơn nữa, từ đầu đến cuối chỉ có một ống kính toàn cảnh, không thể nhìn rõ ông Tập Cận Bình đang ngồi ở đâu. Điều này đã từng xảy ra trong quá khứ chưa?”
Sau khi các cuộc thảo luận dấy lên tại hải ngoại, phải đến gần 4h chiều, Tân Hoa Xã mới tung ra 9 bức ảnh sự kiện ông Tập Cận Bình chào đón ông Tô Lâm bằng kiểu chào quân đội và cuộc hội đàm giữa hai bên, bao gồm cả những cảnh quay xa và cận cảnh. Lúc 6h chiều, CCTV News cuối cùng đã phát sóng những hình ảnh cận cảnh có liên quan của ông Tập và ông Tô Lâm. Nhìn vào hình ảnh, trạng thái của ông Tập không khác nhiều so với trước đây.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ tại sao các phương tiện truyền thông chính thống của ĐCSTQ lại trì hoãn đăng tải những bức ảnh cận cảnh của ông Tập Cận Bình.
Trí Đạt (t/h) – https://zip.lu/3jXbm