Ván cờ chưa lật ngửa!

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ván cờ chưa lật ngửa!

* Futaba Ishizuka, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Phát triển có trụ sở tại Nhật Bản, người nghiên cứu về chính trị Việt Nam, cho biết: Tại một cuộc họp đảng hồi tháng Ba năm nay ông Tổng Bí thư đcsVN Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng “Nguyên nhân chính khiến chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô cũ và Đông Âu là do chọn nhầm người lãnh đạo”, người ta tin rằng những bình luận của ông ám chỉ đến Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo đã đưa ra chính sách cải cách glasnost  [“openness”] “cởi mở” và Perestroika [“restructuring”] “tái cơ cấu” cho Liên Xô và sau đó đã chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở đó. [trích https://asiạnikkeịcom/Politics/Vietnam-s-top-ousters-leave-Hanoi-ruđerless-on-economy]

Khi Brezhnev qua đời năm 1982, hầu hết các nhóm ưu tú đều hiểu rằng nền kinh tế Liên Bang Xô Viết [LBXV] đang gặp khó khăn và đầy bất trắc. Do tuổi già, Brezhnev đã không nắm quyền kiểm soát đất nước một cách hiệu quả trong vài năm cuối đời, và Kosygin đã qua đời vào năm 1980. Bộ Chính trị do những ông già thống trị, và họ phần lớn là người Nga. Sự đại diện của những người không phải người Nga ở cấp cao nhất của đảng và chính phủ đã giảm dần theo thời gian. Yury V. Andropov và sau đó là Konstantin Chernenko đã lãnh đạo đất nước từ năm 1982 đến năm 1985, nhưng chính quyền của họ đã không giải quyết được các vấn đề quan trọng.

Khi Gorbachev trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản vào năm 1985, ông đã phát động perestroika (“tái cơ cấu”). Đội ngũ của ông mang đậm chất Nga hơn so với những người tiền nhiệm. Có vẻ như ban đầu ngay cả Gorbachev cũng tin rằng cơ cấu kinh tế cơ bản của Liên Xô là vững chắc và do đó chỉ cần những cải cách nhỏ. Do đó, ông theo đuổi một chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời tăng vốn đầu tư. Đầu tư vốn nhằm cải thiện cơ sở công nghệ của nền kinh tế Liên Xô cũng như thúc đẩy những thay đổi cơ cấu kinh tế nhất định.

Song song đó ông Gorbachev đưa ra glasnost (“cởi mở”) như là trụ cột quan trọng thứ hai trong nỗ lực cải cách của ông. Ông tin rằng việc mở cửa hệ thống chính trị – về cơ bản là dân chủ hóa nó – là cách duy nhất để vượt qua sức ù ì trong bộ máy chính trị quan liêu, vốn có mối quan tâm lớn đến việc duy trì hiện trạng. Ngoài ra, ông tin rằng con đường phục hồi kinh tế và xã hội cần có sự tham gia của người dân vào tiến trình chính trị. Glasnost cũng cho phép giới truyền thông có nhiều quyền tự do ngôn luận hơn, và các bài xã luận phàn nàn về tình trạng suy thoái và việc chính phủ không có khả năng khắc phục chúng bắt đầu xuất hiện.

Quyết định của Gorbachev cho phép bầu cử với hệ thống đa đảng và tạo ra một Tổng thống cho Liên Xô đã bắt đầu một quá trình dân chủ hóa chậm chạp mà cuối cùng gây bất ổn cho sự kiểm soát của Cộng sản và góp phần vào sự sụp đổ của Liên Xô.

Nhận xét của ông Ishizuka về ám ảnh “chọn nhầm người lãnh đạo” của ông Trọng đã khiến cho ông phải nắm luôn ban công tác nhân sự trong kỳ đại hội đảng vừa qua và hệ quả hôm nay đã cho thấy là ông Trọng đã thất bại thảm hại, nhưng chưa hết Liên xô sụp đổ không phải vì ông Gorbachev tiến hành cải cách mà chính cái hệ thống của LBXV đã kiệt quệ, mục ruỗng về mọi mặt cho nên glasnost “cởi mở”  và perestroika (“tái cơ cấu”) chỉ là “cú hích” hay “cái đấm bồi” để biến các bế tắc, kiệt quệ và đầy bất trắc của thành trì Chủ Nghĩa Xã Hội thành sự sụp đổ tan tành của Liên Bang Xô Viết.

Liệu tứ trụ của Việt nam nay chỉ còn hai, trụ ba thì cũng là “cá mè một lứa” như hai trụ kia, còn trụ Trọng như ngọn đèn đầu sắp cạn nên mới xảy ra “đại loạn cung đình”, “đảng csVN đang tự ăn thịt mình” [David Brown https://www.asiasentinel.com/p/viet-communist-party-eats-its-own?utm_campaign=email-half post&r=2tarzz&utm_source=substack&utm_medium=email]

Ðảng csVN thoát được thảm họa sụp đổ như Liên Xô vào thập niên 90 là nhờ nhanh chân cải cách, mở cửa kinh tế … nhưng trong suốt 15 năm với tư cách là TBT, người nắm quyền quyết định tối hậu, ông Nguyễn Phú Trọng đã không tiếp tục mở cửa đúng mức, đầy đủ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời mở rộng không gian chính trị, xã hội dân sự, tôn giáo … cho tương xứng và đồng bộ với củng cố ổn định xã hội nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc cho tiềm năng phát triển đất nước, ngược lại ông vẫn kiên định theo tư duy giáo điều, hẹp hòi, bảo thủ, bám chặt lấy CNXH làm kim chỉ nam, tự nguyện phục chầu phương bắc, chủ động đặt vận mệnh dân tộc vào vận mệnh của thực dân XHCN mới, cả một hệ thống từ tuyên giáo, nhân sự đều phục vụ cho chính sách sai lầm đó cho nên trước các hệ quả thảm khốc nầy chính ông Trọng là người phải chịu phần lớn trách nhiệm chứ không ai khác .

Nền kinh tế, xã hội, chính trị của Việt nam hiện nay đang bế tắc, khó khăn và đầy bất trắc do chính bản chất của hệ thống chuyên chính cộng sản cùng chính sách sai lầm của ông Trọng, nhưng đặc biệt hơn Liên xô, trong hệ thống chính trị tại VN, đảng csVN là lực lượng duy nhứt lãnh đạo tuyệt đối toàn bộ xã hội đưa tới tệ nạn độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế tài chánh, nhứt là độc quyền tư pháp, công lý không bằng tiền, đạo đức không còn ý nghĩa, đạo làm người cao đẹp không còn chỗ dung thân … cộng với đội ngũ tham ô, hủ bại đã đưa nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đến bế tắc và thất bại, cho nên cuộc “đại loạn cung đình” hiện nay là “con chim báo bão” là “cú đấm bồi” để góp phần biến các thối nát của đảng csVN thành sự sụp đổ tất yếu vô phương cứu chữa như Liên xô trước đây … quả thật là điều rất đáng chú ý.!

Với thực tiễn hiện nay tại Việt Nam, từ CNXH chỉ là một khái niệm viễn vông, không tưởng, hầu hết các chóp bu đảng csVN đều tham lam, tha hóa, tham nhũng, lộng hành, đảng csVN là đảng của giai cấp công-nông, giai cấp vô sản không? – Không, đảng csVN là đảng của các nhóm tham nhũng, gian trá, tội phạm – Ðúng !

Những gì sai, không thích hợp sẽ bị đào thải theo luật tự nhiên của trời đất ! Cái gì sai từ gốc không thể chỉnh sửa được mà phải thay thế nó !

Lê Văn 12/5/2024