Thế hệ thứ ba sau chiến tranh Việt Nam và vấn đề “cờ”, “hoà hợp – hoà giải”.

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thế hệ thứ ba sau chiến tranh Việt Nam và vấn đề “cờ”, “hoà hợp – hoà giải”.

Về vấn đề “cờ”: Lá cờ là biểu tượng của quốc gia trong từng giai đoạn của lịch sử. Sau khi người Cộng Sản chiếm miền bắc Việt Nam năm 1954 “cờ” VNDCCH là cờ đỏ và “cờ” miền nam Việt Nam [Cộng Hòa] trước năm 1975 là lá “cờ” vàng. Mai đây khi chế độ Cộng Sản cáo chung, người dân sẽ quyết định vấn đề “cờ” qua Quốc Hội Lập Hiến mới do chính họ bầu lên chứ không do ai cả .

Về vấn đề “hoà hợp – hoà giải” : Hàng năm có rất nhiều người Việt ở nước ngoài về Việt Nam du lịch, thăm mồ mã ông bà, họ hàng nơi chôn nhao cắt rốn của mình hoặc giúp đỡ nhau, làm việc thiện và ngược lại cũng có rất nhiều người Việt trong nước đi ra hải ngoại du lịch, du học, làm việc, làm ăn buôn bán … bình thường cho nên giữa người Việt Nam không có vấn đề “hoà hợp hay hoà giải” với nhau cả.

Như vậy vấn đề “hoà hợp – hoà giải” chỉ có giữa người Việt Nam và người  Việt Nam Cộng Sản cùng tay chân của họ.

Về vấn đề nầy cần phải xác định rõ ràng nội dung của ý niệm “hoà hợp – hoà giải” một cách đúng đắn, chính xác và đầy đủ để tránh bị lợi dụng hay xuyên tạc đưa tới sự phân hóa không cần thiết và làm suy giảm các ước vọng chính đáng mãnh liệt của người Việt Nam chân chính – Nếu “hoà hợp – hoà giải” có nghĩa là chấp nhận cho đảng Cộng Sản tiếp tục thống trị nhân dân Việt Nam một cách công khai hay ngụy tạo thì không bao giờ có chuyện “hoà hợp – hoà giải”.

Ai cũng biết vì chế độ Cộng Sản được xây dựng trên một chủ thuyết chính trị sai lầm trái với nhân tính, gây thống khổ cho nhân dân Việt Nam suốt gần 70 năm ở miền bắc và 50 năm ở miền nam – xô đẩy đất nước vào hố sâu chiến tranh, áp bức, tàn bạo, lạc hậu và khốn cùng, đưa đất nước vào ngõ cụt cùng họa nô lệ, diệt vong cũng gần kề … cho nên để xây dựng một nước Việt Nam thực sự tự do, dân chủ, hòa bình và thịnh vượng, phải loại trừ chế độ Cộng Sản, là phế truất đảng Cộng Sản ra khỏi quyền hành bằng những phương cách thích hợp và thực tiễn.

Một khi bị loại khỏi chính quyền và mất hết nanh vuốt, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tự đào thải như các đảng Cộng Sản Ðông Âu. Người Việt Nam bỏ qua những dị biệt quá khứ, sẽ thực sự hòa hợp, hòa giải và cùng bắt tay vào việc tái thiết đất nước.

Ban Biên Tập

Thế hệ thứ ba sau chiến tranh Việt Nam và vấn đề “cờ”, “hoà hợp – hoà giải”

2024.04.25

Thế hệ thứ ba sau chiến tranh Việt Nam và vấn đề “cờ”, “hoà hợp - hoà giải”.
Người Việt diễu hành với lá cờ VNCH năm 2013

Gần nửa thế kỷ đã đi qua từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, vấn đề hoà hợp – hoà giải dân tộc lại được bàn luận mỗi dịp 30/4. Cho đến nay, điều này vẫn chưa đạt được với những người sống trong thời chiến hoặc thế hệ thứ hai sau chiến tranh.

Tuy nhiên, trong cái nhìn của các bạn trẻ thế hệ thứ ba thì sao? Họ nghĩ gì về cuộc chiến, về màu cờ của hai phía và nhìn nhận của họ về hoà hợp – hoà giải dân tộc?

Tôn trọng và chấp nhận giá trị của nhau

Phương Anh, 23 tuổi, lớn lên ở miền Nam California, nơi được mệnh danh là “Thủ phủ người Việt tị nạn Cộng sản”, và hẳn nhiên là khi còn nhỏ, Phương Anh mặc nhiên cho rằng lá cờ Việt Nam là cờ nền vàng với ba sọc màu đỏ:

“Từ lúc nhỏ cho tới lớn thì ở đâu em cũng thấy lá cờ vàng có ba sọc đỏ và đó là lá cờ mà em lớn lên và được hiểu biết là của người Việt Nam.

Chỉ có sau này khi em được coi trên YouTube và về Việt Nam thì em mới được thấy lá cờ đỏ có ngôi sao màu vàng thôi. Ở trong lớp tiếng Việt thì thầy của em cũng nói rằng ở bên đây cái cờ vàng là cờ mà mình muốn xài, nếu mình nói về lá cờ kia thì người ta có thể buồn.”

Ông nội của Phương Anh từng là một người lính Việt Nam Cộng Hoà. Tuy gia đình Phương Anh chưa bao giờ nói điều gì xấu về miền Bắc hay dạy cô phải ghét lá cờ của họ, nhưng tự cô cũng hiểu rằng người thân của cô sẽ không vui và không thoải mái nếu nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng:

“Mình không có được học để ghét một lá cờ nào hết, nhưng mà em đã hiểu biết ra là ở bên đây, nếu mà người ta thấy lá cờ đỏ thì người ta sẽ không được vui lắm tại vì người ta không muốn suy nghĩ về lá cờ đó.

Còn ở Việt Nam thì rất là khác. Em đi đâu cũng không thấy một cái dấu vết nào của hồi đó, lịch sử của lá cờ vàng nó đã mất hết ở Việt Nam.”

Không quá khó khăn để Phương Anh nhận biết được sự chia rẽ sâu sắc giữa hai ý thức hệ đại diện cho hai miền Nam – Bắc Việt Nam. Điều này khiến những người trẻ gốc Việt như Phương Anh gặp một chút khó khăn khi tìm hiểu về nguồn cội Việt Nam:

“Lá cờ là đại diện cho một nhóm hoặc là một quốc gia nhưng mà bây giờ mình lại có hai lá cờ, mà hai bên không có muốn công nhận cờ của nhau thì nó làm cho Việt Nam rất là chia rẽ.

Em là người Việt Nam, em rất muốn về Việt Nam để tìm hiểu về văn hóa, ăn được nhiều thức ăn của Việt Nam nhưng mà bây giờ mình đã bị chia rẽ quá thì cũng hơi khó.”

Với quan điểm của một người trẻ thế hệ thứ ba sinh ra sau chiến tranh Việt Nam, Phương Anh công nhận rằng “cờ đỏ-sao vàng” là cờ chính thức của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, với cô, cờ vàng vẫn là lá cờ đại diện cho mình và cho cộng đồng người Việt ở Mỹ:

“Tại vì cờ đỏ đã là cờ của Việt Nam hiện nay rồi, cái đó là một thực tế hiện tại. cho nên em nghĩ là mình phải chấp nhận điều đó.

Nhưng mà thậm chí với cái thực tế đó thì cái lá cờ vàng mà người Việt Nam dùng ở bên này là đại diện cho danh tính mà người ta đang nhớ về thời mà người ta sống ở bên Việt Nam, đó là cờ của người ta.”

Phương Anh cho biết cô chưa từng nghe tới cụm từ “hoà hợp – hoà giải dân tộc, nhưng theo cô, bất kỳ ai muốn sử dụng lá cờ đỏ ở Mỹ cũng không sao, điều quan trọng nhất vẫn là hai bên nên biết tôn trọng và chấp nhận những giá trị của nhau:

“Nếu như có một bạn nào chỉ muốn dùng lá cờ màu đỏ thì cũng không sao, nhưng mà phải biết rằng, phải hiểu suy nghĩ của những người Việt Nam ở bên này là người ta nếu nhìn thấy lá cờ màu đỏ có thể người ta sẽ cảm thấy buồn và khó chịu, cho nên hai bên cũng phải chấp nhận lẫn nhau.

Nếu mà người ta có thể hòa giải được với nhau thì đó là một điều tốt tại vì bây giờ mình đang rất là chia rẽ, nhưng mà em cũng hiểu điều đó sẽ rất là khó cho mọi người.

Em cảm thấy là ở bên đây người ta sẽ rất là khó để quên được chuyện đó.”

Thừa nhận, thấu hiểu nỗi đau của người ra đi

2015-04-26T120000Z_2101810577_GF10000073940_RTRMADP_3_USA-ANNIVERSARY.JPG
Thế hệ trẻ gốc Việt ở Mỹ. Ảnh: Reuters

Trái ngược với Phương Anh, Johnny Huy, 29 tuổi, là một người sinh ra và lớn lên ở Lào Cai, cho biết anh chưa hề thấy một lá cờ vàng ba sọc đỏ hay bất kỳ một di sản nào của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ngoài đời thực khi ở Việt Nam.

Từ tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ, Huy cho biết, lúc nhỏ, cũng như tất cả học sinh trên khắp Việt Nam, anh được học và được nghe nói về cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ một chiều: rằng chính quyền Việt Nam Cộng hoà chỉ là “bù nhìn, tay sai” cho Mỹ; và rằng miền Bắc, đại diện là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đã giải phóng miền Nam thoát khỏi sự cai trị của Mỹ.

Lớn lên, dù sống trong một đất nước có hệ thống thông tin bị kiểm duyệt chặt chẽ, Huy vẫn có cơ hội tiếp xúc với các thông tin đa chiều hơn về chiến tranh Việt Nam, thông qua các nền tảng mạng xã hội mà chính phủ Việt Nam chưa thể  chặn được một cách triệt để tại Việt Nam, ví dụ các bài báo, hình ảnh trên Facebook hay các phóng sự, phim ảnh quốc tế liên quan đến lịch sử Việt Nam.

Cũng từ đó, Huy biết được rằng sau cái ngày mà anh được dạy là “đại thắng mùa xuân” – 30/4/1975, có một làn sóng người hàng triệu người đã liều mình vượt biên đào thoát khỏi Việt Nam. Huy chia sẻ, nếu muốn hoà giải dân tộc sau hàng chục năm chia rẽ như vậy, chính phủ Việt Nam cần thừa nhận nỗi đau của những người rời bỏ Việt Nam sau 1975, phải cho người dân trong nước được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau về cuộc chiến này:

Mình hiểu được cái nỗi đau của dân tộc thì mới có cái sự hòa hợp được. Em thấy những cái chuyện này là những cái chuyện mà dân tộc mình cần phải biết, mình cần phải thừa nhận nó và mình phải  thừa nhận nỗi đau của những người  mà sau năm 75 họ phải chạy trốn, vượt biên.

Không phải là thấy kèo thơm thì gọi là người Mỹ gốc Việt còn kèo thối thì gọi là ba que.” 

Huy cho rằng cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, ngày càng có nhiều người, đặc biệt thuộc thế hệ trẻ như mình tìm hiểu và biết được một khía cạnh khác của chiến tranh Việt Nam mà vốn chưa từng được phổ biến trong nước:

“Sự thật nó là sự thật và sự thật mình không thể che giấu được. Càng ngày càng có nhiều bạn trẻ nhìn nhận được vấn đề và họ không còn thấy thù ghét nhau nữa.”

Tuy nhiên, Huy nhận thấy có vẻ như Hà Nội, ngoài mặt kêu gọi Hoà hợp – hoà giải bằng các chính sách được tuyên truyền trên các kênh truyền thông nhà nước; nhưng thực chất thì khác:

“Có thể việc hòa hợp hòa giải dân tộc chưa chắc đã là cái điều mà chính quyền Việt Nam mong muốn. Nếu người miền Bắc và người miền Nam, rồi Người Việt hải ngoại mà cùng hòa hợp hoà giải và có chung một tiếng nói là một mối nguy cho chính quyền Việt Nam. Thành ra, em nghĩ là chính phủ mong muốn những điều đang diễn ra hiện tại vì nó tốt cho chế độ.”

https://zip.lu/3iy4K