Vài quan điểm khác biệt về sự hâm nóng toàn cầu – Mai Thanh Truyết
Thursday, March 21, 2024
Vài quan điểm khác biệt về sự hâm nóng toàn cầu Trong suốt lịch sử 4,5 tỷ năm của Trái đất, khí hậu đã thay đổi rất nhiều. Điều nầy là đúng. Nhưng sự nóng lên nhanh chóng mà chúng ta đang thấy hiện nay không thể giải thích được bằng các chu kỳ nóng lên và làm mát tự nhiên. Những loại thay đổi thường xảy ra trong hàng trăm nghìn năm thì nay lại diễn ra trong nhiều thập kỷ. Nhiệt độ toàn cầu hiện đang ở mức cao nhất kể từ khi hồ sơ bắt đầu. Trên thực tế, 17 trong số 18 năm nóng nhất được ghi nhận đều diễn ra kể từ năm 2001. Sự nóng lên nhanh hơn nhiều này tương ứng với mức độ carbon dioxide trong khí quyển, vốn ngày càng tăng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Vì vậy, khi mọi người nói về biến đổi khí hậu ngày nay, họ có nghĩa là biến đổi khí hậu do con người tạo ra. Đây là sự nóng lên của nhiệt độ trung bình của Trái đất do hoạt động của con người, chẳng hạn như đốt than, dầu và khí đốt để tạo ra năng lượng cung cấp nhiên liệu cho ngôi nhà của chúng ta và vận chuyển và chặt cây để sản xuất thực phẩm chúng ta ăn. Thực vật cần carbon dioxide (CO2) để sống. Thực vật và rừng loại bỏ và lưu trữ một lượng lớn carbon dioxide khỏi khí quyển mỗi năm. Nhưng vấn đề là, chúng chỉ có thể hấp thụ một lượng carbon dioxide nhất định và lượng này ngày càng ít đi khi ngày càng có nhiều khu rừng bị chặt phá trên khắp thế giới. Hãy trực diện rõ ràng, bản thân CO2 không gây ra vấn đề gì. Đó là một phần của hệ sinh thái tự nhiên toàn cầu. Vấn đề là lượng CO2 mà con người ta đang tạo ra, ngày càng nhiều thêm theo thời gian, đồng biến với việc gia tăng dân số trên thế giới. 800.000 năm qua, bầu khí quyển trái đất không có mức CO2 nầy. 1- Những nhận xét qua các nghiên cứu của TS Willie Soon Vào năm 2003, TS Soon và đồng nghiệp của ông đã công bố một nghiên cứu hiện đã được vạch trần kỹ lưỡng trên tạp chí Climate Research’ “Những thay đổi về khí hậu và môi trường trong 1000 năm qua,” Nghiên cứu này đã được tái lập lại với tiêu đề:”Tác động của Mặt trời đến khí hậu trong 1000 năm qua” và “1000 năm biến đổi của Mặt trời”. Bài báo Soon-Baliunas cho rằng thế kỷ 20 không phải là thế kỷ ấm nhất trong 1.000 năm qua và khí hậu không thay đổi đáng kể trong thời gian này. Gần đây nhứt 2024, TS Willie Soon, một nhà vật lý thiên văn và kỹ sư hàng không vũ trụ, đã đưa ra nhiều tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với Tucker Carlson phủ nhận vai trò của các khí nhà kính như carbon dioxide (CO2) và methane trong việc thúc đẩy sự hâm nóng toàn cầu. “Chúng tôi không biết điều gì đang gây ra biến đổi khí hậu, nhưng chúng tôi chắc chắn khoảng 90% đó là Mặt trời. Khí methane có trên Sao Thổ (Saturn) nhưng không gây ra hiện tượng nóng lên trên đó. Cũng không có sự đồng thuận về vai trò của CO2. Các vấn đề ảnh hưởng lên khí hậu của khí carbonic là do nhân tạo và bịa đặt (made-up); nó không gây ra các vấn đề như axit hóa đại dương hay tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào đối với quần thể gấu Bắc Cực – There’s also no consensus on the role of CO2. The climate problems of CO2 are artificial and made-up; it does not cause issues like ocean acidification or make any difference to polar bear populations.” “Và thực sự, cuộc vận động về khí hậu đã trở thành tôn giáo mới của thế kỷ 21 – những người ngoại đạo không được chào đón và không được phép đặt câu hỏi,” ông Soon nói với The Epoch Times. 2- Phản bác quan điểm của hành pháp Hoa Kỳ và Liên HIệp Quốc Chính phủ TT Biden dựa vào báo cáo Đánh giá Khí hậu Quốc gia – National Climate Assessment mới nhất của để làm bằng chứng cho thấy hiện tượng ấm lên toàn cầu đang gia tăng do các hoạt động của con người. Báo cáo mới nhất nêu rõ: “Các hoạt động của con người đang làm thay đổi khí hậu.” Tài liệu này nêu rõ rằng lượng phát thải “khí nhà kính” của con người như carbon dioxide đang làm Trái đất ấm lên một cách nguy hiểm. Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ cũng có quan điểm tương tự và các nhà lãnh đạo của tổ chức này đang thúc đẩy những thay đổi lớn về chính sách toàn cầu để ứng phó. Nhiều nhà khoa học, những người đã công bố các nghiên cứu mới đây về vấn đề này, nói với The Epoch Times rằng, số ghi nhiệt độ được các nhà khoa học khí hậu và chính phủ xử dụng để xây dựng các mô hình dự báo hậu quả nguy hiểm của hiện tượng hâm nóng toàn cầu do con người gây ra có vấn đề nghiêm trọng và thậm chí có sai sót trong dữ liệu này. Nhưng các chuyên gia khoa học từ khắp nơi trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau đang phản đối. Trong các nghiên cứu được bình duyệt, họ trích dẫn một loạt sai sót trong dữ liệu nhiệt độ toàn cầu được sử dụng để đưa ra những kết luận nghiêm trọng nêu trên; họ nói đã đến lúc phải xem xét lại toàn bộ luận điệu này. The Epoch Times đã đưa tin, dẫn nguồn từ các nhà khoa học và một nghiên cứu khác kiểm tra những ghi chép về nhiệt độ của NOAA – National Oceanic and Atmospheric Administration, rằng NOAA đã bị chỉ trích vì đã để hơn 90% trạm khí hậu của mình bị ảnh hưởng bởi sự thiên lệch theo nhiệt độ đô thị. Các vấn đề trên với dữ liệu nhiệt độ bao gồm thiếu dữ liệu mang tính đại diện về mặt địa lý và lịch sử, sự nhiễu loạn của các số ghi [nhiệt độ] do sức nóng từ các khu vực thành thị, và sự thao túng dữ liệu do một quy trình được gọi là “đồng nhất hóa” đưa ra. Trong một loạt cuộc phỏng vấn về nghiên cứu của mình, các nhà đã khoa học giải thích rằng, nếu không có khủng hoảng khí hậu, thì việc biện minh cho con số hàng tỷ dollar trong chi tiêu của chính phủ và những thay đổi đầy tốn kém trong chính sách công cộng để hạn chế lượng phát thải carbon dioxide (CO2) sẽ sụp đổ. “Trong 35 năm qua, những lời của IPCC của LHQ đã được coi là phúc âm,” theo nhà vật lý thiên văn và người sáng lập CERES Willie Soon. Cho đến gần đây, ông là một nhà nghiên cứu làm việc với Trung tâm Vật lý thiên văn, Harvard & Smithsonian. TS Ronan Connolly, một nhà khoa học độc lập tại CERES nói với The Epoch Times: “Mặc dù cộng đồng khoa học đã nghiện xử dụng các chương trình máy điện toán này một cách mù quáng để khắc phục các sai lệch dữ liệu, nhưng cho đến gần đây, vẫn chưa có ai bận tâm đến việc xem xét kỹ lưỡng rằng liệu các chương trình này có hoạt động hay không khi áp dụng cho dữ liệu nhiệt độ thực tế.” Ông Ronan Connolly cho biết thêm: “Nếu chúng ta xem xét dữ liệu nhiệt độ không bị gây nhiễu bởi sự ấm lên của đô thị, thì có vẻ những đợt thay đổi nhiệt độ kể từ trước Cách mạng Công nghiệp [cho đến nay] gần như theo chu kỳ – sau các giai đoạn ấm lên thì đến các giai đoạn lạnh xuống.” Điều này không thể giải thích với lý do là lượng khí nhà kính ngày càng tăng, chỉ vì lượng khí này ngày càng tăng lên. Thay vào đó, điều này gợi ý rằng các nhà khoa học, những người đã nhầm lẫn khi trộn lẫn giữa sự hâm nóng ở đô thị với sự thay đổi nhiệt độ ngoài khu vực đô thị, đã đi lệch khỏi trọng tâm của vấn đề khi họ tin rằng CO2 là yếu tố chính tác động đến khí hậu. Một nghiên cứu mới ước tính rằng có tới 40% dữ liệu quan sát về sự hâm nóng toàn cầu được IPCC xử dụng thực sự là do bị thiên lệch bởi nhiệt độ ở các biến đổi nhiệt độ ở đô thị chứ không phải do khí CO2. Vì vậy, rõ ràng là có một cái gì “lấn cấn’ qua giả thuyết về sự hâm nóng toàn cầu hay sự biến đổi khí hậu đã được thế giới chú tâm kể từ khi có Thượng đỉnh về Khí hậu ở Rio de Janeiro, Brasil năm 1992. 3- Sự nóng lên toàn cầu không có thật Sự hâm nóng toàn cầu đang khiến nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất tăng lên. Điều này không chỉ khiến các đợt nắng nóng và hạn hán dễ xảy ra hơn mà còn gây ra những thay đổi đối với hệ thống khí hậu tự nhiên của chúng ta. Những thay đổi này đang làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan dễ xảy ra hơn và nghiêm trọng hơn. Ví dụ, các trận cuồng phong và bão tố ngày càng dữ dội hơn, di chuyển chậm hơn và mất nhiều thời gian hơn để lắng xuống. Nhận định trên chỉ là kết luận võ đoán…của các hiện tượng bất thường kể trên. Thực tế, tùy theo vị trí địa lý của mỗi vùng, trong cùng một thời điểm, Vương quốc Anh và Ireland có thể sẽ có nhiều mưa và gió hơn do “cái gọi là” biến đổi khí hậu trong khi New York sẽ có nhiều tuyết hơn, và Houston nhiệt độ không khí có thể tăng lên hơn 1000F. Nói như vậy, không có nghĩa là không làm gì cả mặc cho “con Tạo” xoay dần. Đây cũng không còn là cái cớ để không hành động cả vì sự thay đổi thời tiết trên. Năm 2023, các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới trong kỳ Thượng đỉnh COP 28 đã cảnh báo chúng ta chỉ có 12 năm để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức tối đa 1,5oC nhằm tránh biến đổi khí hậu. Chúng ta đã chứng kiến những tác động tàn khốc trong những năm gần đây đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu, gia tăng di cư, xung đột, bệnh tật và bất ổn toàn cầu, và điều này sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ. Cần phải hành động, cần phải làm gì trước những xáo trộn của thế giới, chứ không phải các biến động trên là “sản phẩm/hậu quả” của sự biến đổi khí hậu. 4- Nói về năng lượng tái tạo – Renewable energy Người ta thường tin rằng năng lượng tái tạo rất đắt tiền, nhưng điều này đơn giản là không đúng! Năng lượng mặt trời và gió là những cách tạo ra điện rẻ nhất; có nghĩa là năng lượng được sản xuất ra rẻ hơn so với việc xử dụng nhiên liệu hạt nhân, khí đốt và hóa thạch. Chi phí năng lượng tái tạo đã giảm nhanh hơn bất cứ ai có thể dự đoán. Tuy nhiên, đa số chính phủ các quốc gia vẫn đang ủng hộ nhiên liệu hóa thạch. Bạn có biết Vương quốc Anh có trợ cấp nhiên liệu hóa thạch lớn nhất ở EU? Đúng vậy, họ chi 12 tỷ euro (10,5 tỷ bảng Anh) mỗi năm để hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch. Xin đan cử một thí dụ, phần lớn các ngôi nhà ở Vương quốc Anh nhận được điện từ Lưới điện Quốc gia đến từ năng lượng hóa thạch. Nếu được chuyển sang một việc dùng năng lượng tái tạo, nhà sản xuất/cung cấp loại năng lượng trên phải bảo đảm rằng lượng điện vĩnh viễn bạn lấy ra khỏi lưới điện (grid) sẽ đưa lại lượng năng lượng sạch tương đương vào lưới điện, giúp làm sạch nguồn cung cấp năng lượng của chúng ta. Trên thực tế, việc đó sẽ không bao giờ thực hiện được vì: 1- Giá thành thực hiện mạng lưới điện mới đòi h3i một thời gian dài và chi phí rất cao, cao gấp nhiều lần hơn giá thành sản xuất ra năng lượng tái tạo; 2- Phải mất bao nhiêu thời gian để sản xuất đủ lưới diện tái tạo nhằm thay thế toàn thể điện năng từ năng lượng hóa thạch. Vì vậy, chuyện thực hiện có chăng chỉ là … Huyền Thoại mà thôi! Và, sự việc LHQ “hứa”:”Công nghệ và hệ thống mà chúng ta cần để chuyển sang xử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2045 và xử dụng bền vững các nguồn tài nguyên của hành tinh chúng ta đã có sẵn. Điều cần thiết hiện nay là các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp phải có hành động táo bạo và khẩn cấp nhằm xử dụng các giải pháp này để giải quyết khủng hoảng khí hậu và khôi phục thiên nhiên.” Xin hỏi có phải lời hứa trên là … lời hứa ”lèo” không? 5- Bắt tay hành động Bạn có thực sự muốn giúp giảm thiểu sự hâm nóng toàn cầu (!) không? Thay vì hứa và hứa, mỗi người trong chúng ta cần làm/điều chỉnh những hành động hàng ngày nhằm để giảm thiểu sự phung phí trong sinh hoạt như: • Thay đổi ánh sáng: Thay thế một bóng đèn thông thường bằng bóng đèn LED sẽ tiết kiệm được 150 lbs CO2/năm; • Giảm thiểu việc lài xe như: Đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc xử dụng phương tiện công cộng thường xuyên hơn. Bạn sẽ tiết kiệm được ½ lb CO2 cho mỗi dặm bạn không lái xe! • Tái chế nhiều hơn: Bạn có thể tiết kiệm 2.400 lbs khí CO2/ năm bằng cách tái chế chỉ một nửa số rác thải sinh hoạt. • Kiểm soát bánh xe của bạn: Giữ cho bánh xe của bạn được bơm căng đúng cách trong mùa đông và mùa hè… có thể cải thiện khả năng tiết kiệm xăng của bạn hơn 3%. Mỗi gallon xăng tiết kiệm được sẽ loại bỏ 20 lbs CO2 khỏi bầu khí quyển. • Xử dụng ít nước nóng hơn: Phải mất rất nhiều năng lượng để làm nóng nước. Xử dụng ít nước nóng hơn bằng cách tắm ngắn hơn và mát hơn và giặt quần áo bằng nước lạnh hoặc ấm thay vì nước nóng. Tiết kiệm hơn 500 lbs CO2/năm. • Tránh những sản phẩm có nhiều bao bì: Bạn có thể tiết kiệm được 1.200 lbs CO2 và giảm 10% lượng rác thải. • Điều chỉnh bộ điều nhiệt của bạn: Giảm 2 độ máy điều nhiệt vào mùa đông (điều chỉnh máy sưởi ở mức 65oF), và tăng 2 độ vào mùa hè (diều chỉnh 75oF) có thể tiết kiệm khoảng 2.000 lbs CO2/năm. • Trồng thêm một cây nếu điều kiện nhà ở cho phép: Một cây sẽ hấp thụ một tấn CO2 trong suốt cuộc đời của nó. • Tắt các máy móc điện tử: Chỉ cần tắt tivi, đầu DVD, dàn âm thanh nổi và máy tính khi không xử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng nghìn lbs CO2/năm. • Bạn có biết rằng thực phẩm chúng ta ăn có tác động lớn đến sức khỏe của trái đất chúng ta không? Sản xuất thực phẩm chịu trách nhiệm cho 37% tổng lượng khí thải nhà kính. Vậy thì, nếu muốn có một hành tinh khỏe mạnh, tất cả chúng ta cần phải thông minh hơn về những gì chúng ta tiêu thụ, và phương cách sản xuất thực phẩm. Hy vọng bài góp nhặt cát đá trên sẽ giúp bạn có một tầm nhìn chính xác hơn về sự hâm nóng toàn cầu hay sự biến đổi khí hậu. Cũng cần nên nhắc bạn là Nhóm Toàn cầu hóa – Globalists dùng “vũ khí biến đổi khí hậu” để kiểm soát dân số trên thế giới và xã hội hóa (socializing) theo ý hướng xã hội hóa toàn cầu – global socialization.
Mai Thanh Truyết Xuân phân 2024