THIẾU SINH QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Cac Bai Khac

No sub-categories

THIẾU SINH QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA.

[Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hòa – Nam Kỳ Lục Tỉnh]

Trường Thiếu sinh quân VNCH…. Nơi đã đào tạo cho quân đội mà về sau họ đã trở thành những quân nhân ưu tú, trong đó có các hạ sĩ quan xuất sắc, các sĩ quan chỉ huy giỏi và nổi tiếng (không những là các sĩ quan cấp úy, cấp tá mà còn có cả các tướng lĩnh nữa).. Trường TSQ đã cung cấp cho Quân Lực VNCH hàng ngàn chiến sĩ, nhiều TSQ đã vinh thăng đến tột cùng như Thống Tướng Lê Văn Tỵ, các tướng Nguyễn Văn Vận, Nguyễn Văn Là, Trương Quang Ân, Đoàn Văn Quảng, Lý Tòng Bá, Hoàng Văn Lạc v.v… Các Thiếu sinh quân đàn anh cấp tá khác giữ chức vụ Sư Đoàn Trưởng, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn ,Trung Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, Hạm Trưởng, Đại Đội Trưởng, Phi công v.v.. nhiều vô số kể.

Năm 1956 Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho qui tụ các trường TSQ Huế, Mỹ Tho, Đông Dương, Ban Mê Thuột lại thành một. Ngài đã chọn một đồn binh Pháp đẹp nhất nước Việt Nam để ân thưởng và đổi tên thành Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Lúc bấy giờ người Mỹ không muốn chu cấp ngân khoản cho trường TSQ, nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhất định trích ngân khoản Quốc Gia để tài trợ nuôi nấng TSQ. Suy nghĩ cho cùng mới thấy Tổng Thống Ngô Đình Diệm quả rất anh minh và thâm thúy trong việc ban thưởng trọng hậu trường TSQ Vũng Tàu cho miền Nam Việt-Nam nói chung và cho Quân đội VNCH nói riêng.

Thiếu sinh quân VNCH đã để lại nhiều hình ảnh rất đẹp trong huy hiệu, ý nghĩa của nó, trong tác phong và trong những sinh hoạt rèn luyện chuẩn bị để vào các trường Hạ Sĩ Quan, Sĩ Quan, hay các Đại học sau này.

Có lẽ trong chúng ta đã có nhiều người đọc được nhiều bài viết về cuộc chiến đấu Bi Hùng của Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu Tháng 4 1975. Đó là cuộc chống trả của các THIẾU SINH QUÂN ở Vũng Tàu trong đêm 29 và gần trọn ngày 30-4-75, khi cộng quân xâm nhập và chiếm đóng các vị trí trọng yếu trong Thị Xã Vũng Tàu coi như bỏ ngỏ và rơi vào tay cộng quân. Ngoại trừ một cứ điểm duy nhất còn chống cự do những thiếu niên tuổi 12, 13… đến 17 tự lập phòng tuyến quyết tâm tử thủ. Cứ điểm đó là trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và những chiến sĩ gan dạ anh hùng đó là những Thiếu sinh quân trẻ của trường.

Địch đã tung hai tiểu đoàn xung kích bao vây cứ điểm cuối cùng này nhưng chúng đã gặp phải một lực lượng vũ trang đáng kể hiên ngang đương đầu với chúng. Cộng sản đã coi thường những chú lính sữa chưa bao giờ biết mùi trận mạc. Chúng bắt loa kêu gọi các em đầu hàng và buông lời hăm doạ… Tiếng loa vừa dứt, Viêt Cộng nhận ngay một tràng đại liên thay cho câu trả lời, gọn gàng và cương quyết của gần 700 tay súng tí hon. Tiếp theo là hàng trăm mũi súng nhắm thẳng vào bọn VC bên ngoài, phẫn nộ lảy cò. Vài tên Bộ Đội bị đốn ngã ngay trong loạt đạn đầu tiên. Bọn Việt Cộng phải đứng khựng lại trước tinh thần quyết tử của 700 hậu duệ anh hùng Trần Quốc Toản. Chúng không giám tấn công ngay vì các em quá nhỏ và vì có sự hiện diện của đồng bào. Mặc VC kêu gọi và đe doạ, Thiếu Sinh Quân vẫn kiên trì tử thủ, khiêng chướng ngại vật làm lũy phòng ngự, tổ chức giao liên, tiếp tế đạn dược, nước uống và lương khô, cứu thương và cứu hoả… Anh lớn chỉ huy các em nhỏ, áp dụng tuyệt vời những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đã được giảng dậy ở quân trường.

Sáng ngày 30-4. Cộng quân ra lệnh gọi đầu hàng lần chót nhưng các chiến sĩ tí hon vẫn kiên quyết kháng cự, trả lời chúng bằng những loạt đạn dữ dội hơn. VC nổi cơn khát máu. Chúng khai hoả, mở cuộc tấn công ào ạt mong giải quyết chiến trường nhanh chóng. Nhưng chúng phải lập tức dội ngược lại, không ngờ sức chống cự quá mãnh liệt và hoả lực từ bên trong bắn ra vô cùng chính xác vào những bia sống, những cái bia người “SINH BẮC TỬ NAM”. Các TSQ chưa bao giờ được bắn, nay các TSQ đã bắn với tất cả căm thù, mong dành lại những gì sắp bị cướp mất.

Đây là trận đánh thực sự đầu tiên và cũng là trận đánh cuối cùng của các TSQ còn đang giở khoá học. Trận đánh QUYẾT TỬ đã đi vào lịch sử. Các Thiếu Sinh Quân đã chiến đấu không nao núng dù có nhiều em ngã gục. Những đứa con bé bỏng của quê hương đã chết trong giờ phút cuối cùng của miền Nam, khi tóc còn xanh, mộng đời chưa trọn. Các Thiếu Sinh Quân chiến đấu với tất cả nhiệt tình và sinh lực của tuổi trẻ hăng say hào hứng như đang tham dự một trò chơi lớn. Cuộc chống cự kéo dài đến 30-04 chiều. Cho đến khi kho đạn dược đã cạn và kho lương thực bị bốc cháy, các Thiếu Sinh Quân mới bằng lòng cho VC thương thảo. Họ đòi hỏi VC chấp nhận một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng…Và các TSQ đã dùng một giờ ngưng bắn để thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội bị thương, gói liệm thi hài những vị tiểu anh hùng đã gục ngã, và chuẩn bị làm lễ hạ kỳ. Họ KHÔNG ĐỂ CHO BỌN CS làm nhục lá cờ VÀNG BA SỌC ĐỎ, lá cờ biểu tượng thiêng liêng gói ủ hồn dân tộc mà họ đã thề nguyền PHẢI THƯƠNG YÊU và BẢO VỆ.

Có chừng hơn một Trung Đội TSQ đã tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nhìn lên lá Quốc Kỳ còn nguyên vẹn màu tươi thắm bay phất phới trên nền mây xanh, các TSQ đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, dơ tay chào. Tất cả TSQ từ trong các tầng lầu, từ các hố cá nhân, các giao thông hào, sau những gốc cây, bờ tường, sau những mái nhà…., không ai bảo ai, đồng loạt đứng bật dậy đồng thanh cất tiếng hát bài quốc ca. Họ từ từ nắm từng nấc giây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm và từ tốn như cố kéo dài giây phút thiêng liêng cảm động này, nước mắt đầm đìa. Gần 700 giọng hát hùng tráng cất lên, vang khắp sân trường. Tiếng hát phủ tràn trên tuyến địch vang đến tận bến Dâu, bến Đình… Mọi người dân Vũng Tàu đã đều nghe và rung động. Tiếng hát bay ra biển khơi, bay lên trời cao, âm thanh lồng lộng theo gió chiều, đất trời cùng ngẩn ngơ rớm lệ theo tiếng hát.Các Thiếu Sinh Quân đã làm lễ mai táng đất nước, đã TRANG NGHIÊM RỬA SẠCH tấm bia DANH DỰ của QLVNCH, đã vuốt mắt cho Mẹ Việt Nam yên nghỉ qua lễ hạ kỳ lần cuối chỉ một không hai này. Họ hát bằng tiếng nấc thê lương và phẫn uất từ sâu thẳm trái tim, với những nghẹn ngào cùng dàn dụa của nước mắt đau thương của họ và của đồng bào miền Nam. Thời gian như ngưng đọng lại trong giờ khắc thiêng liêng và bi thảm, xúc động cùng lẫm liệt đó vẫn còn trong ký ức của những chiến sĩ tí hon oai hùng.

Ngày nay. … Lịch sử đã sang trang… Hơn 44 năm, một phần tư thế kỷ đã trôi qua. .. tuy nhiên, trong lòng thế hệ hậu duệ VNCH và hậu thế con cháu, những hình ảnh hào hùng của những Thiếu Sinh Quân trong trận đánh giữ trường lịch sử mãi mãi sẽ không bao giờ phai nhạt. Tổ Quốc sẽ ghi danh trong quân sử những người con Thiếu Sinh Quân vũ dũng, kiêu hùng đã viết nên thiên anh hùng ca bất khuất cho Quân Lực Việt-Nam Cộng Hòa.

* Lưu ý hình 4: Ý nghĩa trên phù hiệu trường Thiếu sinh quân VNCH:

-Thanh kiếm bạc: Biểu dương tinh thần thượng võ, dũng cảm và uy quyền của người chỉ huy

-Nền trời màu xanh, màu trẻ trung, hy vọng và đầy nhiệt huyết

-Ba chữ Nhân, Trí, Dũng:

-Nhân: Là một đạo đức lớn bao trùm trên hết các đạo làm người

-Trí: Là óc thông minh biết xét đoán người và việc

-Dũng: Là sự can trường, đảm lược.

Tóm lại: Nhân, Trí, Dũng là sống làm sao cho đúng ĐẠO LÀM NGƯỜI