GIÁO SƯ LÊ MẠNH THÁT (Tức HT Thích Trí Siêu)
Là một nhà tu hành xuất gia từ bé, nhưng HT Thích Trí Siêu vẫn để tóc.Thú thật là quá tò mò về chuyện đó, một phật tử mạnh dạn hỏi ông vì sao như vậy.Ông cười phá lên, chỉ vào bức ảnh Đức Bồ đề Đạt Ma:“Ông ấy có cạo đầu đâu! Tôi còn thua ông ấy một bộ râu”. HT Thích Trí Siêu không chỉ là Thiền sư mà còn là Giáo sư, Tiến sĩ, Sử gia, là nhà khoa học có nhiều bằng Tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, Hy Lạp, Ả Rập, Tây Tạng, chữ Phạn, chữ Hán cổ…), ông còn là một người Việt Nam “nguyên chất” với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông.
Ông là người được biết nhiều bởi những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử Việt Nam.Một số các phát hiện mới của ông về lịch sử Việt Nam gây chấn động giới nghiên cứu sử.Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận ông là:”Người viết sách về văn học và lịch sử Phật giáo nhiều nhất Việt Nam.
Tuy xuất thân từ Ðại Thừa, nhưng thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như:Nguyên Thủy, Zen, Kim Cang Thừa Tây Tạng. Nhờ kinh nghiệm tu học với nhiều truyền thống khác nhau nên thầy có một cái nhìn tổng quát và dung hợp về Ðạo Phật, không phân chia tông phái Ðại thừa hay Tiểu thừa, Tịnh Ðộ hay Thiền Tông, không chủ trương xiển dương riêng một pháp môn nào.
Mục đích của thầy là giảng nói về Ðạo Phật để mọi người nương theo đó tu tập. +Thi sĩ, nhà văn, triết gia, học giả, và cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện: Tôi được may mắn quen biết Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát khi hai vị này còn rất trẻ và còn dưới 20 tuổi. Lúc tôi quen biết hai vị thì hai vị hãy còn là những chú tiểu ở chùa; Bây giờ thì hai vị đã trở thành hai vị Thiền sư lỗi lạc và lại cũng là Anh hùng dân tộc của Lịch sử Việt Nam hiện đại.
Tại sao “gọi là Anh hùng dân tộc” thì rất dễ nhận thấy.Nhưng tại sao gọi Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ là “hai vị Thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt Nam hiện nay”?”Thiền sư” à?Chỉ nội cái danh hiệu “thiền sư” đã là mệt rồi, lại còn thêm mấy chữ mơ hồ như “lỗi lạc nhất, thông minh nhất…”?
Tôi muốn nói về Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát với tất cả thận trọng và suy nghĩ chín chắn cặn kẽ, và tôi xin chịu mọi trách nhiệm về cái nhìn khác thường của tôi đối với nhị vị. Tại sao là “thiền sư”?Và “thiền sư”:Là thế nào? Không cần trả lời trực tiếp về những câu hỏi bất thường này.Nơi đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh đôi điều gián tiếp và ai muốn hiểu gì thì cứ hiểu.
Không ai có thể tự nhận đủ thẩm quyền tôn giáo và tâm linh để trả lời dứt khoát những câu hỏi bất thường trên.Chỉ có những người bỏ cả trọn đời mình lặng lẽ sống chết với cái gọi là “Bồ Đề tâm” hay “Phát Bồ Đề Tâm” thì may ra mới trực nhận đâu đó khí phách và thần dụng bảng lảng của “nghịch hành thiền”.
Ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương:”Tôi không phải là người nghiên cứu lịch sử, tuy nhiên tôi đã đọc bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam và Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta của thiền sư Lê Mạnh Thát.Với cảm nhận của bản thân, tôi cho rằng những giả thiết mà thiền sư đặt ra là rất đáng trân trọng.
Trước hết phải ghi nhận là thiền sư đã có một tinh thần dân tộc, luôn mong muốn làm sáng tỏ lịch sử nước nhà.Thiền sư đã cất công tìm tòi, dò sâu vào lịch sử, đọc những tài liệu, những công trình khoa học từ nhiều nguồn, nhiều quốc gia, nhất là trong các tạng kinh Phật. Đây là một cơ duyên mà không phải ai cũng có được.Trong bối cảnh mà nhiều nguồn tài liệu khác đã bị tiêu hủy, thì việc phát hiện những vấn đề lịch sử tiềm tàng trong kinh Phật là điều rất quý”..”Đây là một vấn đề lịch sử cần trao đổi cởi mở, rộng rãi để nhân dân được nghe, được biết.Qua đó, biết đâu chúng ta sẽ có thêm được nhiều nguồn thông tin mới khác nữa từ trong nhân dân”…
Nguồn: KHO SÁCH PHẬT HỌC* Ảnh: Giáo sư Lê Mạnh Thát tại Học viện PGVN TP HCM