Quân phiệt Myanmar Junta trên bờ sụp đổ, kêu gọi một giải pháp chính trị.
Lịch sử rắc rối của Myanmar: Đảo chính, cai trị quân sự và xung đột sắc tộc [ảnh minh họa trên internet].
Lãnh đạo tập đoàn quân sự Junta Miến Điện hôm nay, 05/12/2023, đưa ra tuyên bố kêu gọi các lực lượng vũ trang một số sắc tộc thiểu số đàm phán để tìm ‘‘giải pháp chính trị’’
Theo Reuters, ông Kyaw Zaw, phát ngôn viên của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (National Unity Government – NUG), lực lượng kháng chiến chống đảo chính, ngay lập tức đã bác bỏ kêu gọi của lãnh đạo tập đoàn quân sự.
Người phát ngôn của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc khẳng định : ‘‘Tập đoàn quân sự đang thất bại nặng trên thực địa vì vậy họ phải cố gắng tìm lối thoát. Sẽ có đối thoại thực sự, nếu quân đội đảm bảo không còn đóng vai trò gì trong chính trị nữa, và chấp nhận dưới quyền một chính phủ dân cử.’’
Quân đội bộ tộc Arakan đã cáo buộc Chính quyền Myanmar tiến hành chiến tranh hóa học nhưng chưa có sự xác định độc lập nào,
Khi nhóm quân phiệt Junta của Myanmar mất quyền kiểm soát, thì thủ lĩnh cuộc đảo chính bắt đầu trò chơi đổ lỗi của mình,
Tướng Min Aung Hlaing lảnh tụ của Junta nói với nội các của mình rằng ông và Myanmar đang bị phản bội và làm suy yếu bởi các nhóm vũ trang sắc tộc, máy bay không người lái nước ngoài, nhân viên ngân hàng, sự lười biếng không làm việc,
Ông nói, Myanmar có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đất đai màu mỡ … nhưng người dân nước này đang bán rẻ đất nước vì họ không làm việc chăm chỉ.
Mặc dù đã nắm quyền trong một cuộc đảo chính chống lại chính phủ dân sự được bầu vào tháng 2 năm 2021, nhưng Tướng Min Aung Hlaing hiện đang cáo buộc các tổ chức vũ trang sắc tộc – Ethnic Arms Organization – (EAO) đang cố gắng giành lấy quyền lực bằng súng đạn.
Hiện nay quân đội Junta Myanmar đang kiệt sức và lên tiếng kêu gọi những người đào ngũ quay trở lại doanh trại cũng như đã ngừng cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy ở thủ đô cũ Yangon,
Tập đoàn quân sự Miến Điện ngày 27/11/2023 loan báo, ba tầu chiến Trung Quốc đã đến Rangoon để tham gia đợt thao dượt chung với hải quân Miến Điện. Theo thông báo của chính quyền quân sự Miến Điện, được AFP trích dẫn, một khu trục hạm, một tầu hộ tống chống tầu ngầm và một tầu tiếp liệu đã cập cảng Thilawa (miền trung Miến Điện) vào chiều tối thứ Hai 27/11.
Báo Global New Light of Myanmar, được tập đoàn quân sự hậu thuẫn, cho biết, Trung Quốc điều một « lực lượng hải quân tác chiến » gồm 700 lính thủy đến tham gia cuộc tập trận.
Trung Quốc là một trong số các đồng minh, bên cung cấp vũ khí chính cho tập đoàn quân sự Miến Điện, đồng thời cũng là quốc gia từ chối xem việc tập đoàn quân sự chiếm quyền lực năm 2021 là một cuộc đảo chính.
Những nhóm vũ trang này đã sử dụng nhiều loại drone do Trung Quốc sản xuất, cho phép họ chiếm được nhiều trục giao thương chiến lược và hàng chục đồn biên phòng ở phía bắc bang Shan. Đầu tháng 11/2023, một cuộc biểu tình hiếm có, được tập đoàn quân sự cho phép, đã diễn ra ở Rangoon tố cáo Trung Quốc hậu thuẫn các nhóm vũ trang.
Theo trang mạng Irrawaddy ngày 6/12/2023, chính quyền Junta Myanmar và các quan chức Nga đã gặp nhau để tham vấn về an ninh, quân sự. Truyền thông quân đội cho biết, hai bên đã thảo luận về quan hệ quân sự và thực thi pháp luật cũng như ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác song phương và an ninh thông tin.
Liên minh quân đội các Dân tộc gồm quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang, KIA, quân đội Arakan, các nhóm vũ trang dân tộc Kokang cho biết Chiến dịch 1027 sẽ không kết thúc cho đến khi quân phiệt Junta của Myanmar bị lật đổ .
Ban Biên Tập