Liệu có phải Trung Quốc tiếp tay Hamas tấn công Israel và khuấy đảo Trung Đông?
Bình luận Viên Minh • 16:27, 12/10/23
Hệ thống phòng không Iron Dome của Israel đánh chặn tên lửa phóng từ Gaza vào ngày 11 tháng 10 năm 2023. (Ảnh: MAHMUD HAMS/AFP via Getty Images)
Hệ thống phòng không Iron Dome của Israel đánh chặn tên lửa phóng từ Gaza vào ngày 11 tháng 10 năm 2023. (Ảnh: MAHMUD HAMS/AFP via Getty Images)
Trung Đông đang nóng hơn bao giờ hết. Dường như cả thế giới đã quên rằng nhân loại vẫn đang trải qua những ngày tháng đau thương của chiến tranh Ukraine. Sự cường bạo của Hamas, thương vong quá lớn và hàng loạt chuyện khó tin khác đã xảy ra chỉ trong ít ngày giao tranh. Lúc này, khi đã trầm tĩnh lại suy ngẫm, người ta mới nhao nhác hỏi nhau rằng: Rốt cuộc ai đã đứng đằng sau hỗ trợ cho Hamas thực hiện một hành động táo tợn nhường ấy? Iran, Nga hay là Trung Quốc? Quân đội Nga đã xâm lấn Ukraine ngay sau khi kết thúc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2022. Còn năm nay, Hamas tấn công Israel chỉ một ngày trước khi kết thúc Thế vận hội châu Á ở Hàng Châu vào tháng 10. Tất cả đều có yếu tố Trung Quốc ở đó. Liệu tất cả có phải là điều trùng hợp?
Ngày 7/10, phiến quân Hamas ở Dải Gaza bất ngờ tiến hành một vụ đột kích chưa từng có tiền lệ vào lãnh thổ Israel. 5000 quả rocket đã tấn công Israel chỉ trong vài giờ. Thường dân đổ máu vô số, thậm chí cả binh lính, sĩ quan cũng không thoát khỏi cảnh bị bắt làm con tin. Ngày 7/10 cũng là sinh nhật của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Lẽ ra ông ấy phải chiếm sóng truyền thông vì cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang được cả thế giới theo dõi. Nhưng một đám phiến quân ở Trung Đông đã làm hỏng bữa tiệc sinh nhật đó.
Nhưng từ điểm gợi nhớ Putin, ta sẽ lần lại những gì mới xảy ra cách đây hơn 1 năm. Putin từng tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2/2022. Sau lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông, Nga đã xua quân xâm lấn Ukraine. Tổng thống Syria Bashar al-Assad đến dự lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á ở Hàng Châu, Trung Quốc. Và một ngày trước khi Đại hội thể thao châu Á bế mạc, Hamas đã tấn công Israel. Quý vị đã lờ mờ nhìn thấy những điểm trùng hợp chưa?
Gần đây, Israel đã lên kế hoạch để hướng tới một thỏa thuận lịch sử là bình thường hóa quan hệ với Ả Rập Saudi – nước có vị thế lãnh đạo Trung Đông. Nhưng trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Putin rằng 2 nước sẽ hợp tác để thúc đẩy sự thay đổi thế kỷ. Cả Trung Quốc và Nga đều hậu thuẫn mạnh mẽ cho Syria và Iran – những kình địch hàng đầu của Israel ở Trung Đông. Bây giờ chúng ta đã thấy được rằng cuộc chiến Israel – Hamas phức tạp hơn là một tranh chấp về tôn giáo và sắc tộc!
Sau vụ tấn công khủng bố của Hamas, Liên hợp quốc và nhiều nước trên thế giới đã nhanh chóng đưa ra phản ứng và lên án hành động của phiến quân nhằm vào dân thường. Tổng thống và chính phủ các nước lên án Hamas và ủng hộ Israel bao gồm: Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Anh, Đức, Pháp, Ý, Ba Lan, Ukraina, Cộng hòa Séc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Brazil, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc, New Zealand, Nepal, v.v…
Nhưng hãy nhìn thái độ của Trung Quốc. Sau vụ tấn công của Hamas, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng: “Chúng tôi bày tỏ quan ngại và kêu gọi tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế, ngừng bắn ngay lập tức, bảo vệ dân thường và ngăn chặn tình hình xấu đi”. Israel là đồng minh với Mỹ, còn Mỹ lại là kẻ thù của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh không dùng 1 chữ nào lên án Hamas cũng là chuyện có thể đoán được. Các báo cáo liên quan của Tân Hoa Xã cũng hạ thấp tầm ảnh hưởng của các cuộc tấn công và những vụ thảm sát thường dân Israel của Hamas. Điều tưởng chừng như “khách quan” này thực tế lại đang có lợi cho Hamas. Tại sao Bắc Kinh lại làm như vậy?
Tương tự như phản ứng của Trung Quốc, Nga cũng “kêu gọi cả hai bên kiềm chế” và nói rằng Nga “đang duy trì liên lạc với Israel, Palestine và các nước Ả Rập về tình trạng leo thang xung đột giữa Israel và Palestine”.
Ngược lại với sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc và Nga dành cho Hamas, Palestine và Iran lại công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Hamas. Chẳng hạn, truyền thông Iran cho biết: “Chúng tôi sẽ sát cánh cùng các chiến binh Palestine cho đến khi Palestine và Jerusalem được giải phóng”. Truyền hình nhà nước Iran cũng chiếu cảnh các thành viên quốc hội đứng dậy khỏi ghế và hô vang “Tiêu diệt Israel”.
Không khó để nhận thấy Trung Quốc, Nga, Iran vốn ưu ái và ủng hộ Hamas và luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ. Đặc biệt sau khi Nga xâm chiếm lãnh thổ Ukraine, họ đã phải chịu các lệnh trừng phạt toàn diện của phương tây. Thế nhưng Moscow nhưng lại nhận được sự ủng hộ vững chắc từ Trung Quốc và Iran về mặt chính trị, kinh tế, quân sự. Ba nước này cộng thêm Triều Tiên đã tạo nên một “Phe Trục” mới của thế kỷ 21.
Vậy chúng ta quay lại câu hỏi ở phần đầu chương trình: Ai đứng đằng sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel lần này? Là Iran? Trung Quốc? Hay là Nga?
Trước hết, điều mà thế giới bên ngoài khó hiểu là tại sao cả Israel, Mỹ và các cơ quan tình báo châu Âu đều không thể có được thông tin tình báo kịp thời? Trong số các cơ quan tình báo toàn cầu, không thể đánh giá thấp Viện tình báo Mossad của Israel, tổ chức này luôn nổi tiếng về tốc độ, độ chính xác và hiệu quả cao nhưng lần này lại không nhận được bất kỳ thông tin tình báo nào trước cuộc tấn công. Tương tự, các cơ quan tình báo Mỹ và châu Âu cũng không nhận được cảnh báo sớm nào.
Cựu giám đốc Viện tình báo Mossad của Israel là ông Efraim Halevy, nói với kênh CNN ngày 7/10 rằng: “Chúng tôi không nhận được bất kỳ hình thức cảnh báo nào. Cuộc chiến nổ ra vào sáng sớm nay rất bất ngờ, và gây sốc cho mọi người. Họ đã bắn hơn 3.000 quả rocket trong vòng chưa đầy 24 giờ. Theo quan điểm của chúng tôi, điều đó nằm ngoài sức tưởng tượng. Chúng tôi không hề biết rằng họ có nhiều tên lửa đến vậy”.
Rõ ràng tình báo Israel không hề biết rằng Hamas có số lượng tên lửa lớn như vậy tập kết ngay dưới mũi mình. Vậy rốt cuộc là chúng đến từ đâu? Ông Halevy nghi ngờ rằng những tên lửa này được sản xuất ở Dải Gaza sau khi được “buôn lậu bằng đường biển” và Hamas có thể đã được “huấn luyện thử” mà không bị quân đội Israel phát hiện. Nói cách khác, các vật liệu và linh kiện liên quan đến tên lửa đã được bí mật đưa vào Dải Gaza rồi sau đó được lắp ráp bí mật.
Hơn nữa, theo các hãng thông tấn Trung Quốc, thì tên lửa do Hamas phóng lần này không phải là tên lửa cấp thấp tự chế trước đây. Mà đó là hệ thống tên lửa phóng loạt khá mạnh mẽ, có thông số kỹ thuật rất gần với loại mà quân đội chính quy sử dụng. Nó có thể chọc thủng hệ thống phòng không Vòm Sắt của quân đội Israel. Hamas rõ ràng không thể làm được điều này bằng khả năng của mình nếu không có sự trợ giúp đằng sau.
Ai giúp đỡ Hamas? Chúng ta có thể lần theo manh mối được truyền thông Trung Quốc tự phô bày ra. Không khó để tìm được các bài viết của Trung Quốc khẳng định nước này là “đội quân có nhiều pháo phản lực nhất trên thế giới”. Truyền thông đại lục còn khẳng định, loại pháo phản lực mà lực lượng vũ trang Hamas sử dụng lần này e rằng đều là những hàng cấp thấp mà Bắc Kinh coi thường. Bởi vậy, việc đột phá Vòm Sắt thật dễ như trở bàn tay!
Vậy thì liệu Trung Quốc có cung cấp pháo phản lực cho Hamas hay không? Chúng ta biết rằng, Hamas đã liên kết với Trung Quốc từ lâu và Trung Quốc là bên hỗ trợ tài chính lớn nhất cho Hamas. Năm 2009, một phương tiện truyền thông Đức từng đăng bài viết khẳng định “Pháo phản lực của Hamas được sản xuất tại Trung Quốc”. Israel cũng phát hiện ra Hamas sở hữu rất nhiều tên lửa “Made in China”.
Ngoài ra, vào năm 2006, một cơ quan tình báo có trụ sở tại Pháp tuyên bố rằng có một sự hợp tác khá chặt chẽ giữa Trung Quốc và Hamas. Đồng thời Bộ trưởng Ngoại giao của Hamas cũng đã từng đến thăm Bắc Kinh. Ngoài ra, các ngân hàng Trung Quốc cũng đã giúp Hamas chuyển tiền. Mối quan hệ giữa hai bên vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Vì vậy, chúng ta đã lờ mờ nhận ra rằng rất có thể Trung Quốc đứng sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel.
Chỉ mới tháng 6 năm nay, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas có chuyến thăm đến Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-Pakistan. Ông Tập cũng nói rằng ông “luôn kiên quyết ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của người dân Palestine nhằm khôi phục các quyền dân tộc hợp pháp của họ”.
Cũng giống như trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, Trung Quốc ngoài mặt thì cố gắng tránh trực tiếp hỗ trợ Nga những vũ khí quan trọng, nhưng sau lưng lại bí mật hỗ trợ thông qua Iran, Triều Tiên và các nước Trung Á. Vậy nên, viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Hamas cũng rất có khả năng được thông qua nước thứ ba như Iran và Syria.
Ngay từ năm 2014, Israel đã chặn một tàu chở hàng dân dụng chở 40 tên lửa M-302 ở Biển Đỏ gần cảng Sudan. Xuất xứ của lô vũ khí này là Syria và điểm đến là Gaza. Khoảng cách đất liền từ Syria đến Gaza nhiều nhất cũng chỉ có một một hai trăm cây số, nhưng để vòng qua Israel, thực tế phải đi vòng tới hàng chục nghìn cây số. Bởi xuất phát điểm của chúng rất có thể là ở bên kia bán cầu.
Như chúng ta đã biết, Tổng thống Syria vừa đến thăm Trung Quốc vào 2 tuần trước. Ông Tập không chỉ điều động một chiếc máy bay hàng không dân dụng đặc biệt của Trung Quốc đến đón và tiếp đãi nồng nhiệt, mà cánh cửa lớn chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu vốn đã đóng kín hàng trăm năm, nay lại được đặc biệt mở ra để nghênh đón ông Assad. Hơn nữa ông Tập còn nâng mối quan hệ giữa hai nước lên tầm “Đối tác chiến lược” và dành cho ông Assad một phần quà lớn, bao gồm hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi văn hóa. Cuối cùng dưới sự hộ tống của các máy bay chiến đấu từ nhiều quốc gia trên suốt chặng đường, ông Assad đã trở về nước.
Hamas, vốn từng có mối quan hệ không tốt với Syria, song đã khôi phục quan hệ với nước này vào năm 2022. Thông qua Syria và Iran, Trung Quốc rất có thể đã tháo dỡ và vận chuyển số vũ khí mà Hamas cần đưa vào Dải Gaza mà không để Israel và các cơ quan tình báo Mỹ, châu Âu phát hiện. Chuyện đó hẳn đã phải tốn rất nhiều công sức.
Tại sao Hamas, vốn từng bị Israel đánh bại và nhượng bộ, lại vâng lời Trung Quốc mà nhảy ra khuấy đảo vùng Trung Đông? Đại khái có mấy nguyên nhân sau:
Đầu tiên là Ả Rập Saudi, một nước lớn ở Trung Đông, dưới sự nỗ lực của Mỹ mà có ý định thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel. Có thông tin cho rằng lý do Ả Rập Saudi, đồng ý là do Mỹ hứa sẽ coi nước này như một đồng minh giống như Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này đối với Trung Quốc, vốn đang không ngừng lôi kéo Ả Rập Xê Út và can thiệp vùng Trung Đông mà nói, chắc chắn không phải là tin tốt. Trung Quốc hy vọng thông qua các hành động của Hamas sẽ làm suy yếu việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ả Rập Saudi và Israel.
Thứ hai là giải quyết vấn đề cho Trung Quốc. Bề mặt thì là Iran ủng hộ Hamas, nhưng vì Trung Quốc đứng sau Iran, hơn nữa Trung Quốc cấu kết với Hamas đã lâu. Hamas nhân lúc Trung Quốc đang gặp khủng hoảng cả trong và ngoài nước, đối mặt với sự bao vây và đàn áp của thế giới, đã kích động một làn sóng chiến tranh mới ở Trung Đông, thật không thể không khiến người ta phải nghĩ ngợi.
Đánh giá từ thái độ cứng rắn hiện nay của Israel, nhiều nước trên thế giới lo ngại rằng chiến tranh sẽ mở rộng, dẫn đến bùng nổ Chiến tranh tại Trung Đông thêm một lần nữa. Một khi chiến tranh mở rộng và Iran, Syria cùng các nước khác tham chiến, Mỹ và các nước châu Âu sẽ buộc phải tham gia hòa giải ngoại giao vì lợi ích của chính họ. Có một sự thật rất rõ ràng rằng, việc kích động chiến tranh ở Trung Đông và những nơi khác sẽ chuyển hướng sự chú ý của Hoa Kỳ và thế giới ra khỏi Trung Quốc. Nó cũng ảnh hưởng đến tinh thần và sức lực của Hoa Kỳ, khiến nước này không thể còn tâm trí nào đối phó Bắc Kinh. Đây luôn là thủ đoạn quen dùng xưa nay của Bắc Kinh.
Theo Epochtimes – Viên Minh (biên dịch)