Paul Krugman: Trung Quốc bên bờ vực khủng hoảng tài chính giống như năm 2008

Cac Bai Khac

No sub-categories

Paul Krugman: Trung Quốc bên bờ vực khủng hoảng tài chính giống như năm 2008

Nhận xét :

Một khác biệt nổi bật giữa các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trước đây ở các nước theo kinh tế thị trường trong cơ chế chính trị đa đảng có nền tảng xã hội tương đối ổn định – với – cuộc khủng hoảng tài chính đang ló dạng tại Trung Quốc hiện nay là … nền kinh tế thị trường được cai trị bởi một đảng cộng sản [kinh tế thị trường theo định hướng XHCN] cho nên vì chưa có tiền lệ nào đã xảy ra cho một hình thái giống như nền kinh tế tại TQ, mặt khác mọi dữ liệu kinh tế thực sự tại TQ lại thuộc về bí mật nhà nước và thường được công bố có chủ ý hơn là các con số thống kê thực sự khách quan nên rất khó tiên liên liệu những gì sẽ xảy diễn

Hệ thống kinh tế TQ bị chi phối và điều hành bởi các nhóm quyền lực khác nhau trong đcs từ trung ương đến địa phương hơn nữa vì phạm vi kinh tế quá rộng lớn cùng sự khác biệt phức tạp giữa các địa phương, giữa các lĩnh vực với nhau, cho nên các liều thuốc chữa trị đưa ra không chắc luôn được hữu hiệu.

Kinh tế thị trường tại TQ được điều khiển và quyết định bởi các cán bộ đảng CS [đảng trị] hơn là các chuyên viên kinh tế [kỹ trị] nhưng vì bản chất của hệ thống tổ chức CS là quyền lực tập trung quá lớn vào một hay vài cá nhân trên chóp bu nên cách xử lý khủng hoảng sẽ dễ rơi vào thế không chuyên môn, võ đoán, dễ đưa đến chỗ không đúng cách, không đúng thuốc, không đúng chỗ hay quá chậm, quá ít hoặc thậm chí không đúng mức hay quá mức như chính sách quá khắc nghiệt “Zero Covid” sau hai năm đã phải lật ngược là thí dụ điển hình do đó dễ tạo ra tình trạng mất thăng bằng, bất định, vuột tay vì không điều chỉnh kịp thời như chiếc tàu quá lớn muốn đổi hướng phải cần thời gian và mã lực cho nên vì mức độ khủng hoảng quá rộng và quá lớn đang xảy ra cho nên hiện tượng domino rất có thể xảy ra mà không biết trước được.

Một Trung Quốc cường thịnh là thử thách cho thế giới Dân chủ, nhưng khi nó suy thoái lại càng nguy hiểm hơn nhiều nhứt là cho các láng giềng đang có vấn đề với nó như Ðài Loan hay Việt Nam.

Ban Biên Tập

Paul Krugman: Trung Quốc bên bờ vực khủng hoảng tài chính giống như năm 2008.

Bình Minh • Thứ năm, 24/08/2023

Ngày 22/8, ông Paul Krugman, người đoạt giải Nobel về kinh tế, đã công bố một phân tích rằng Trung Quốc đang lơ lửng trong một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự như tình hình của các nền kinh tế Bắc Đại Tây Dương (bao gồm cả Hoa Kỳ và Châu Âu) vào năm 2008.

(Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Bài viết “Khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc đáng sợ đến mức nào?” của ông Paul Krugman đăng trên tờ New York Times chỉ ra, Trung Quốc dường như đang mấp mé bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng có vẻ rất nghiêm trọng, giống như những gì đã xảy ra ở những nơi khác trên thế giới vào năm 2008.

Ông phân tích rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 được kích hoạt bởi sự bùng nổ của bong bóng bất động sản khổng lồ ở cả hai bờ Đại Tây Dương. Sự hỗn loạn tài chính đã khuếch đại tác động bùng nổ của bong bóng, đặc biệt là sự sụp đổ của “ngân hàng ngầm”.

Ông Krugman đề cập rằng vào thời điểm đó, các tổ chức này ở Châu Âu và Hoa Kỳ hoạt động giống như ngân hàng, tạo ra rủi ro tương đương với việc ngân hàng tháo chạy. Nhưng phần lớn chúng không được kiểm soát, và thiếu mạng lưới an toàn do các ngân hàng truyền thống cung cấp.

Ông tin rằng hiện đã đến lượt Trung Quốc. Trước năm 2008, ngành bất động sản của Trung Quốc thậm chí còn bị thổi phồng hơn so với các nước phương Tây. Trung Quốc cũng có một ngành công nghiệp ngân hàng ngầm lớn với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nước này cũng có một số vấn đề đặc biệt, nhất là các khoản nợ khổng lồ của chính quyền địa phương.

Bài viết nghi ngờ liệu Chính phủ Trung Quốc có đủ năng lực quản lý loại tái cơ cấu tài chính mà nền kinh tế của họ cần không? Quan chức có đủ quyết tâm, đủ sáng suốt để làm những việc cần làm không?

Ông Krugman đặc biệt lo ngại về nhu cầu thay thế đầu tư bất động sản không bền vững của Trung Quốc bằng nhu cầu tiêu dùng cao hơn.

Nhưng một số báo cáo cho thấy, các quan chức hàng đầu vẫn hoài nghi về chi tiêu lãng phí của người tiêu dùng, và chùn bước trước ý tưởng “cho phép các cá nhân kiểm soát nhiều hơn cách họ tiêu tiền”.

Điều đáng lo ngại là các quan chức Trung Quốc đang đối phó với một cuộc khủng hoảng tiềm tàng bằng cách thúc đẩy các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Về cơ bản là họ đang đi trên con đường đưa Trung Quốc rơi vào tình cảnh khủng hoảng như ngày nay.

Gần đây, liên tiếp xuất hiện những tin xấu về kinh tế Trung Quốc, cùng hàng loạt số liệu kinh tế sụt giảm trên diện rộng, đặc biệt là sự bùng nổ hàng loạt của các đại gia bất động sản đã thu hút sự chú ý của thế giới.

Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp trung ương Trung Quốc liên tiếp vỡ nợ trái phiếu.

“Quả bom nợ” China Evergrande nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ
Trung Quốc ngừng công bố tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua
BĐS chìm trong nợ nần, nhiều tổ chức giảm dự báo kinh tế Trung Quốc

Một báo cáo gần đây trên tờ New York Times đã mô tả tình hình kinh tế của Trung Quốc đang “ngoài tầm kiểm soát”,  với rất ít nhà hoạch định chính sách hành động.

Ngày 21/8, New York Times đưa tin với tiêu đề “Khủng hoảng thị trường nhà ở nhanh chóng mất kiểm soát, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đi về đâu?”

Báo cáo chỉ ra rằng vào tháng 8 năm nay, thị trường nhà đất và nền kinh tế của Trung Quốc đã xảy ra một số sự cố chóng mặt, và dẫn lời ông Trương Tích Hào, Giám đốc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của S&P Greater China, rằng tình hình này quả thực xưa này chưa từng có.

Báo cáo cho biết, từ 3 năm trước, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu trấn áp các hoạt động kinh doanh sử dụng đòn bẩy cao của các công ty bất động sản, khiến thị trường bất động sản suy yếu ngay lập tức.

Điều này đe dọa nền kinh tế rộng lớn hơn của đất nước, và làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà đầu tư… Vậy nên, cuộc khủng hoảng thị trường nhà ở là do chính phủ tạo ra.

Theo báo cáo, khi cuộc khủng hoảng bong bóng bất động sản xuất hiện vào năm 2020, Chính phủ ĐCSTQ bất ngờ can thiệp mạnh tay để ngăn dòng tiền lãi suất thấp chảy vào các công ty bất động sản Trung Quốc, dẫn đến một lượng lớn các công ty bất động sản cạn kiệt tiền mặt và phá sản vì mất khả năng trả nợ.

Cùng với chính sách zero-COVID kéo dài suốt 3 năm đã tác động mạnh đến nền kinh tế, khiến thị trường nhà ở Trung Quốc càng khó xoay chuyển hơn.

Theo thống kê của S&P, hơn 50 công ty bất động sản ở Trung Quốc đã vỡ nợ, hoặc mất khả năng thanh toán trong 3 năm qua. Tập đoàn bất động Evergrande nợ nhiều nhất thế giới, đã vỡ nợ 300 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021. Gần đây họ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Hoa Kỳ. Trong khi Country Garden từng được liệt vào danh sách công ty bất động sản kiểu mẫu của ĐCSTQ, có thể lỗ tới 7,6 tỷ đô la Mỹ vào nửa đầu năm nay, hơn nữa họ còn nợ hàng trăm tỷ đô la.

Báo cáo cho biết cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hầu như không có biện pháp nào để giải tỏa khó khăn, kể cả việc không can thiệp giải cứu dự án quy mô lớn, mà chỉ giảm áp lực vay nợ, nới lỏng yêu cầu thế chấp và hạ lãi suất.

Ông Lục Đĩnh, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại công ty Nomura Securities, cho biết các nhà hoạch định chính sách “chưa tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề”. Doanh số bán nhà giảm và vỡ nợ của nhà phát triển có thể gây ra phản ứng dây chuyền, đe dọa nền kinh tế rộng lớn hơn của Trung Quốc.

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tăng tốc khó khăn, chuyên gia nổi tiếng quốc tế về vấn đề Trung Quốc, ông Gordon G. Chang, đã cảnh báo: So với bối cảnh Trung Quốc cường thịnh thì tình hình suy thoái của họ hiện nay nguy hiểm hơn đối với thế giới dân chủ.

Bởi thế lực cầm quyền của ĐCSTQ có thể thúc đẩy những bước đi phiêu lưu quân sự liều lĩnh, như đánh chiếm Đài Loan. Trước nguy cơ này, ông kêu gọi các nước phương Tây hành động để răn đe nhằm bảo vệ nền dân chủ và kinh tế thế giới.

Bình Minh (t/h)