Ra mắt sách chủ nhật 10am 2 tháng 7-2023 Santa Clara County.

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ra mắt sách chủ nhật 10am 2 tháng 7-2023 Santa Clara County.

RA MẮT SÁCH hay Mở phiên tòa lịch sử ?

Ra mắt sách chủ nhật 10am 2 tháng 7-2023 Santa Clara County.

Gioi thieu cua Giao Chi, San Jose.

Chương trình độc đáo nhất chưa từng xảy ra tại San Jose.

RMS dưới hình thức một phiên tòa lương tâm sau chiến tranh.

Viet Museum tổ chức nhân danh Thuyền nhân và VNCH.

Bị can là tổng trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger

Vật chứng là tác phẩm “Tên phản bội Kissinger”

                 Thủ phạm làm Hoa Kỳ bại trận tại Việt Nam.

Chưởng lý công tố là học giả Harvard, Stephen B. Young

                 Stephen B. Young là ai? 

22 tuổi qua Việt Nam 4 năm làm cố vấn bình định tỉnh Vĩnh Long, con rể Việt Nam, học trò thầy Nguyễn Ngọc Huy.

Về Mỹ ra luật sư trở thành giáo sư phụ tá khoa trưởng luật khoa Harvard. Tác giả RMS tiếng Mỹ nhưng giới thiệu và trả lời hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Trong số hơn 3 triệu người Mỹ tham dự chiến tranh Việt Nam, Steven là người suốt đời quan tâm đến VNCH. Ông là người Mỹ thành danh tố cáo ông ngoại trưởng danh tiếng của Hoa Kỳ là tên phản bội.

Chương trình:

1- Nghi lễ khai mạc.                                                                                                 

2- 12 phút chiếu phim ghi lai 2 thập niên chiến tranh Việt Nam. 

Tài liệu của Dân Sinh Media do Phạm Phú Nam tổng hợp từ 30 bộ DVD trong 30 năm sáng tác.                                                                                                       

3) Giới thiệu tác phẩm: Thẩm phán tòa di trú SF Phan Quang Tuệ. 5 phút.

4) Giới thiệu tác giả: Tổng trưởng Nguyễn Đức Cường, chủ tịch IRCC  5’   

5) Thuyết trình của tác giả 30 phút.

6) Tác giả ký tên bán sách

7) Hỏi đáp và thảo luận.

 ########################################

IRCC–Viet Museum – Dan Sinh Media

Cordially Invite You to a Book Presentation and Signing Event
with the Presence of the Author*
KISSINGER’S BETRAYAL
How America Lost the Vietnam War

Stephen B. Young

Sunday July 2nd , 2023 at 10:00am
SANTA CLARA COUNTY
70 W. Hedding St. San Jose CA 95110
Light Refreshment Free Admission Ample Parking

Cost of Book: $40 ea.

*About the Author
Stephen B. Young is a graduate with honors from Harvard College
and Harvard Law School. He is a former Assistant Dean of the
Harvard Law School and Dean and Professor of Law at the
Hamline University School of Law.
Stephen B. Young served with the CORDS program in the
Republic of Vietnam from 1967 to 1971 as a Deputy District
Advisor in Vinh Long province and as Chief, Village Government
Branch.
Stephen B. Young currently is the Global Executive Director 

#################################

Đọc sách : Kissinger’s Betrayal,                                                                               How America Lost the Vietnam War của Stephen B. Young

Phan Quang Tuệ, June 2023

(Tưởng nhớ cố Đại Uý Không Quân Phan Quang Tuấn đã gẫy cánh hy sinh trên bầu trời Cam Lộ, Quảng Trị, ngày 6 tháng 4, 1972, Mùa Hè Đỏ Lửa.  Người điểm sách.  PQT)

Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa

Thiện căn ở tại lòng ta,

chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.”

Ba câu thơ Kim Vân Kiều trên được Stephen B. Young dùng làm câu kết cho chương cuối (chương 8) của sách Kissinger’s Betrayal, How America Lost the Vietnam War.  Nguyên văn bằng Việt ngữ đã được chuyển sang Anh ngữ như sau:

Don’t reproach Heaven for being too near or too far;

The source of good-heartedness is in all of us,

One good heart can do more than great talent and ability.”

Trước đó, trong  phần cuối của chương 7, đoạn mở đầu của Đoạn Trường Tân Thanh, cũng được trích:

Trăm năm trong cõi người ta

chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc biển dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

Và bốn câu thơ trên mà hầu hết người Việt đều thuộc nằm lòng cũng đã được chuyển ngữ:

As we watch the decades pass us by,

We see justice and destiny adroitly at cross-purposes;

Watching the tides of history ebb and flow,

Everything we see brings pain to our hearts.”

Xuất thân từ một gia đình mà thân phụ là một nhân viên ngoại giao cao cấp, tác giả là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, một giáo sư luật, và là một khoa trưởng luật khoa tốt nghiệp từ Đại Học Luật Khoa Harvard.  Stephen Young đã phục vụ tại Việt Nam trong chức vụ Cố Vấn Dân Sự Vụ và Phát Triển Nông Thôn (CORDS, Civil Operations and Rural Development Support) tại Vĩnh Long 5 năm (1967-1972).  Ông còn được biết đến như là một học giả có uy tín trong lãnh vực lịch sử, xã hội Việt, quen thuộc với phong tục tập quán, viết và nói thông thạo tiếng Việt.

Hai đoạn thơ Kiều thượng dẫn trích trong hai chương cuối phản ảnh tâm tư của ông trước hành động phản bội của Kissinger đối với dân tộc Việt Nam.Kissinger Betrayal, How America Lost the Vietnam War là kết quả của 40 năm trải qua trong miệt mài cô đơn để tra cứu, chuẩn bị, theo lời của tác giả. Tác phẩm gồm hơn 400 trang, chia ra làm 8 chương trong hơn 350 trang, phần còn lại gồm có bổ túc, tài liệu, và phụ chú.

Tại sao phải có sách này là câu hỏi của tác giả?  Trả lời là tất cả chúng ta cần có một thái độ nghiêm túc với lịch sử.  Bởi lịch sử là một điều gì cao hơn là công việc máy móc chép lại những lời tường thuật các sự việc, ghi lại những quan điểm, ý kiến. Tìm hiểu sự thật và suy nghĩ dựa trên đó không phải là những lợi ích duy nhất cho bài học rút từ kinh nghiệm đau buồn khi một quốc gia thiếu sót trong bổn phận bảo vệ một đồng minh. Bài học này có thể áp dụng ngay cho hậu quả thực tế với cuộc liên minh giữa Nga và Trung Cộng vào ngày 4 tháng 2, 2022 và gần như ngay sau đó là cuộc xâm lăng của Nga với Ukraine từ ngày 24 tháng 2, 2022 và vẫn tiếp tục cho tới bây giờ.

Đã có rất nhiều sách viết về biến cố 30 tháng 4, 1975,phần lớn nói về những trận đánh.  Kế đó là những biến chuyển chính trị tại Việt Nam và Hoa Kỳ.  Rất ít sách nói về những hoạt động trong hậu trường ngoại giao và những chuyến đi thoi đưa giữa các trung tâm quốc tế từ Paris, Moscow, qua Hà Nội, Saigon.  Sách này theo dõi những bước đi ngoại giao của Kissinger, phần lớn âm thầm, ít khi công khai, mà đối tượng đổi chác và nạn nhân sau cùng là người Việt Quốc Gia và lý tưởng tự do và độc lập của họ.

Đây là câu chuyện giải thích bằng cách nào Cộng sản Hà Nội đã xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam Việt Nam vào tháng 4, 1975, đánh bại cả Nam Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến đấu chung nhằm bảo vệ phe Việt Nam tự do.  Chuyện tiết lộ vào ngày 9 tháng Giêng, 1971, trong một cuộc tiếp xúc riêng với Anatoly Dobrynin, Đại Sứ Nga Xô tại Hoa Kỳ, Kissinger đã thông báo một cách bán chính thức rằng Hoa Kỳ sẽ chấp nhận nhượng bộ quân sự tạo điều kiện cho Hà Nội xâm chiếm Miền Nam Việt Nam.

Trước khi triển khai thêm về cuộc tiếp xúc giữa Kissinger và Dobrynin, tác giả trình bày bối cảnh lịch sử Việt Nam từ khi chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp.  “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư” được nêu lên như bằng chứng tinh thần độc lập của người Việt phe Quốc Gia.Cả Nguyễn Trãi lẫn Nguyễn Thái Học đều được nêu lên và trích dẫn để chứng minh cho tinh thần dân tộc tự quyết.  Tự do nói chung và tự do cá nhân (liberty and freedom) là những nét đặc thù ăn sâu vào cội rễ tâm linh người Việt.  Chính nhờ vào lòng yêu chuộng tự do thiết tha này mà Việt Nam đã đứng vững và tồn tại sau ngàn năm Bắc thuộc.

Phong tục, tập quán của người Việt như tin vào số mạng, thích coi tướng, tử vi, lá số, dịch lý là những đặc tính thể hiện trong đời sống hằng ngày.  Uy tín và phúc đức cá nhân cộng với yếu tố thời thế là những yếu tố cần có để lãnh đạo.  Một điểm khác biệt lớn phân biệt văn hoá Việt với văn hoá Tàu là vai trò và vị trí lãnh đạo của phụ nữ trong xã hội.  Gia đình Việt Nam xem phụ nữ như là một “nội tướng” (nguyên văn trong sách.)  Tác giả là một người Mỹ “CVV” (có vợ Việt, chữ tắt của người điểm sách) nên hội đủ thẩm quyền trong nhận xét này!

Thực dân Pháp phần lớn có khuynh hướng coi thường văn hoá Việt, xem như thứ yếu và tùy thuộc văn hoá Tàu.  Rất nhiều sách báo Tây phương viết về những vấn đề như chính sách Mỹ tại

Việt Nam, về đường lối và các nhân vật lãnh đạo Hà Nội.  Nhưng hầu như không có bao nhiêu sách báo đề cập đến chủ nghĩa quốc gia và ảnh hưởng của chủ nghĩa này trong đời sống tại Miền Nam Việt Nam.

Nixon đắc cử tháng Giêng 1969 và bổ nhiệm Kissinger làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia.  Theo khuyến cáo của Kissinger, Nixon chấp thuận cho mở một đường thương thuyết mật với Hà Nội, song song với những cuộc thương thuyết chính thức.  Kissinger liên lạc với Jean Sainteny, một người bạn Pháp lâu năm của yvà khởi sự các cuộc tiếp xúc mật với Hà Nội.  Sainteny là con rể của Albert Sarraut, Tổng Đốc Đông Dương.  Claude, vợ của Sainteny, từng theo học một khóa giảng của Kissinger tại Harvard từ năm 1953.  Kissinger thú nhận đã chịu ảnh hưởng của Sainteny là người đã mang những thành kiến đầu tiên khi nhận xét về người Việt Nam.  Theo Sainteny,hàng ngũ người Việt quốc gia gồm đa số những người không khả tín vì họ đã chối bỏ  vai trò mở mang văn hoá (mission civilisatrice) của thực dân Pháp.  Chỉ có Hồ Chí Minh và Cộng sản Việt Nam, theo Sainteny, là những người xứng đáng để Kissinger nói chuyện.Khi Kissinger chọn Sainteny để tham khảo và phụ giúp tiếp xúc thương thảo với Cộng sản Việt Nam, y đã đồng lúc đặt mình và đem theo những thiên kiến của người Pháp trong mối liên lạc tương quan với phe quốc gia.  Từ đầu Kissinger đã không có cảm tình với phe quốc gia, xem phe này và Tổng Thống Thiệu như những người theo cơ hội chủ nghĩa, tư cách lố bịch và “vô phương hy vọng” (hapless).

Ngày 9 tháng Giêng, 1971, Kissinger gặp Đại Sứ Nga Sô Anatoly Dobrynin tại Hoa Thịnh Đốn.  Y đưa đề nghị rút quân Mỹ khỏi Việt Nam và để nguyên lực lượng Cộng Sản tiếp tục đánh chiếm Nam Việt Nam sau khi quân đội Mỹ rút. Y nói thêm là ý kiến này được đưa ra như một giả thuyết.Dobrynin chuyển tức khắc nội dung đề nghị của Kissinger về Mạc Tư Khoa và từ đó đến Hà Nội qua đường lối ngoại giao.  Mỹ bằng lòng rút quân mà không đòi Cộng Sản phải cùng rút, và Cộng Sản đồng ý sau một cuộc ngưng bắn sẽ để một thời gian vừa phải (decent interval) sau đó cho các phe người Việt tại Miền Nam tự giải quyết tranh chấp nội bộ với nhau. Tổng Thống Thiệu e ngại nhất là điều khoản rút quân Mỹ đơn phương trong khi để lại Miền Nam Việt Nam các đơn vị chính quy của Hà Nội.

Trong những phúc trình sau đó với Nixon về nội dung cuộc tiếp xúc với Dobrynin, Kissinger đã lờ không nhắc đến ý kiến về số phận y đã dành cho tương lai của đồng minh Nam Việt Nam.  Khi dấu không cho Nixon biết đề nghị nhượng bộ trong bí mật với Dobrynin, Kissinger đã vi phạm trách nhiệm và lạm dụng quyền hành được giao phó.  Đảm trách một nhiệm vụ công, y có bổn phận thi hành nhiệm vụ với mọi sự cẩn trọng của một nhân viên cao cấp. Kissinger đã dành quyền thương thuyết hầu như tuyệt đối ngoài vòng kiểm soát và hiểu biết ngay cả của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Tháng 7, 1971, Kissinger lên đường đi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh Nixon-Mao Trạch Đông.  Y ghé Sài Gòn để gặp Tổng Thống Thiệu.  Y cho TT Thiệu biết “không có gì mới” trong cuộc thương thuyết mật với Hà Nội.  Nhưng chỉ ba ngày sau tại Bắc Kinh chính cá nhân y đã tin cho Chu Ân Lai biết Hoa Kỳ long trọng bảo đảm rút toàn bộ lực lượng quân sự vào một thời điểm nhất định.Mối đe dọa lớn nhất cho Miền Nam Việt Nam là những cuộc thương thuyết kín giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội trong đó phe Miền Nam Việt Nam quốc gia hoàn toàn mất kiểm soát đối với những lời nói và hành động của phái đoàn Mỹ.  Các phiên họp chính thức được diễn ra tại khách sạn Majestic, Paris.  Tại các phiên họp này mỗi phái đoàn lần lượt đọc những bài diễn văn đã soạn sẵn. Trong thực tế đã không có gì là thương thuyết trong những phiên họp chính thức này. Phía Mỹ phái đoàn tham dự thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.  Phía Miền Nam Việt Nam thuộc Bộ Ngoại Giao VNCH.  Phía Cộng Sản hai phái đoàn.  Một đại diện Hà Nội và một đại diện Mặt Trận Giải Phóng với danh nghĩa Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời.Cách thức sắp xếp này đã nâng Mặt Trận Giải Phóng lên ngang hàng với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.  Đây là một sản phẩm thành công của Hà Nội và là kết quả của những phiên họp kín giữa Kissinger và Cộng Sản.Chính phủ Cách Mạng Miền Nam đã biến mất sau khi Hà Nội xâm chiến Việt Nam. 

Những cuộc biểu tình ngày càng lan rộng của phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ có lúc đã lên đến 250,000 người đòi hỏi chính phủ của họ phải rút quân, ngưng mọi viện trợ TT Thiệu.  Tại Hoa kỳ, chấm dứt chiến tranh bất kể hậu quả cho Miền Nam Việt Nam được xem như là một hành động chính đáng.Các cuộc thương thuyết mật được tổ chức riêng giữa Mỹ và Cộng Sản Việt Nam, không có sự tham dự của Việt Nam Cộng Hòa. TT Thiệu được Bunker cho biết là những cuộc họp kín chỉ nhằm mục đích “thăm dò” (explore) mọi cách nhằm chấm dứt chiến tranh.  Thực tế Kissinger đã cho Hà Nội biết những phiên họp kín giữa y và Hà Nội sẽ quyết định tất cả.  Ngay phiên họp kín đầu tiên với Xuân Thuỷ tại biệt thự riêng của Sainteny ở đường Rue de Rivoli, Paris, Kissinger xác nhận Mỹ sẵn sàng rút tất cả lực lượng quân sự không phân biệt.  Các phiên họp kín được Kissinger thông báo cho Đại Sứ Bunker và Bunker sau đó tóm tắt lại với TT Thiệu.  Nhưng khi Bunker gặp TT Thiệu ngày 4 tháng 8, 1971, cả hai đều không hề biết vấn đề rút quân Bắc Việt đã không cần phải bàn cãi nữa!  Kissinger không còn đòi hỏi Bắc Việt phải rút quân.TT Thiệu về sau đã phát biểu “Kissinger đến với Việt Nam không phải như một chiến hữu đồng minh mà là một nhà thuyết khách cho lập trường của Hà Nội.  Tôi có cảm tưởng hắn thay mặt cho Hà Nội không phải cho Hoa Kỳ.  Tôi không biết hắn làm việc cho ai? Cho chúng tôi hay cho Bắc Việt?”

TT Thiệu từ chức ngày 21 tháng 4, 1975 sau khi Xuân Lộc bị tràn ngập.  TT Ford tuyên bố ngày 23 là đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam xem như đã chấm dứt.  Cùng ngày 23, TT Thiệu, nay đã từ chức để “trở về quân đội”, và cựu Thủ Tướng Khiêm, được Mỹ đưa ra khỏi Việt Nam.  Ngày 27, TT Trần Văn Hương từ chức, trao quyền cho Đại Tướng Minh.  Ngày 30, TT Minh tuyên bố đầu hàng.  Và như vậy Nam Việt Nam bỗng chốc biến hẳn trên chính trường.  Mọi việc diễn tiến như Kissinger đã thông đồng với Đại sứ Nga Sô Dobrynin và Thủ Tướng Chu Ân Lai rằng Mỹ sẽ rút quân và để lại những vấn đề chính trị cho người Việt giải quyết giữa họ với nhau.

Tất cả tài liệu tra cứu đều đưa tác giả đến kết luận là Kissinger đã âm mưu phản bội phe người Việt quốc gia.  Nhưng vẫn không trả lời được câu hỏi tại sao hắn có thể bỏ rơi một đồng minh một cách hoàn toàn vô tâm, không hề bày tỏ một nổi ăn năn, hối hận, cắn rứt.  Hắn từng so sánh mình với hình ảnh hào hùng của một tay súng cao bồi một thân một mình cưỡi ngựa thong dong đi qua một thành phố nhỏ mà không cần ai khác.  Tin tức cho biết tháng 5 vừa qua Kissinger vừa đúng 100 tuổi.  Câu nói của người xưa “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” có lẽ không áp dụng với nhà ngoại giao gian hùng này.

PQT–

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393