Thơ cho Thầy ngày giỗ [28-7-2014]
Long lanh hột [1] nắng lưng trời
Gom mây [2] tôi viết đôi lời cho anh
Sinh tồn dân tộc đấu tranh [3]
Ba sanh hương lửa [4] bình minh quê nhà
Giáo Già Trần Minh Xuân
Chú giải:
1. Chứ hột người Miền Nam VN thường dùng có 3 mẫu tự h, ộ, t; không như chữ hạt được người Miền Bắc VN và nhiều người thường dùng, nhưng mẫu tự thứ hai là ạ không mang ý nghĩa như chữ ộ [xin giải thích sau].
– 3 mẫu tự tượng trưng theo văn hóa đông phương, đúng hơn là văn hóa VN, xây dựng trên lối sống chịu ảnh hưởng của tam giáo: Phật, Lão, Khổng; tam giáo đồng qui nhứt thể;
– 3 mẫu tự tượng trưng cho tam tài là Thiên, Địa, Nhơn; tức gồm Trời, Đất và Người; trên có Trời, dưới có Đất và ở giữa là Người; 3 mẫu tự này cũng tượng trưng cho ước vọng của con người ở đời là tam đa, tức Phước, Lộc và Thọ; nó cũng theo văn hóa “triangle” của tây phương là hình tam giác với cạnh dưới nằm ngang làm chân đế thăng bằng cho 2 cạnh còn lại chụm đầu thành góc nhọn vươn lên cao; hình ảnh của các “kim tự tháp” đời đời vươn cao và bền vững;
– Chữ ộ ở giữa khởi đi từ chữ o, mang hình ảnh tròn đầy, kín đáo không có chỗ hở; cũng là hình ảnh của “mẹ tròn con vuông” trong văn hóa VN;
– Chữ ộ gồm chữ o trên có dấu mũ, tức là trên có trời che chở; và dưới có dấu nặng, tức là dưới có đất làm nền tảng cho người đứng vững;
– Chữ hột cũng mang ý nghĩa của hột giống, nó được gieo trồng cho thành cây, ra bông, kết trái, truyền thừa đời đời, miên viễn…
2. Lấy ý từ câu: “Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa”; lấy ý từ Thơ Hàn Dũ đời Đường: “Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại?” Nghĩa là: Mây che ngang núi Tần, biết quê nhà ở đâu? ý nói Kiều nhớ nhà.
3. Đấn tranh theo chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn.
4. Theo “Từ điển truyện Kiều” của cụ Đào Duy Anh thì sách “Truyền đăng lục” chép là: có người mộng thấy một vị lão tăng, trước mặt có tia khói rất nhỏ. Vị tăng nói rằng: “Đó là khói hương của một người đàn việt kết nguyện, người đàn việt đã trải qua ba kiếp mà hương vẫn còn“. Trong tiếng Việt, thành ngữ “hương lửa ba sinh” được dùng để chỉ lời nguyền, lời thề có ứng nghiệm đến ba kiếp, ba đời người.