Đoàn nghị sĩ Mỹ sắp thăm Việt Nam, nêu vấn đề nhân quyền, Trung Quốc.
Không biết phía Mỹ co mang theo “cú hích ấn tượng” hoặc “cú karate Z-28 của Tống Văn Bình” khi đến VN hay chỉ nhận được hết cam kết nầy đến ghi nhận khác để rồi cũng chỉ theo bước chân chim của Đoàn nghị sĩ EU ‘thất vọng’ vì Việt Nam chưa cải thiện nhân quyền như cam kết.
BBT
07/04/2023
Một phái đoàn lưỡng viện do Thượng nghị sĩ Jeff Merkley dẫn đầu sẽ
thăm Việt Nam vào cuối tuần này và tuần sau, với mục đích thúc đẩy quan
hệ song phương và quan hệ đa phương với các quốc gia thành viên ASEAN,
trong đó sẽ nêu vấn đề nhân quyền và sự gây hấn của Trung Quốc.
Một thông cáo của các thượng nghị sĩ và các dân biểu hôm 5/4 cho biết
phái đoàn lưỡng viện đến Việt Nam và Indonesia vào tuần tới. Ngoài
Thượng nghị sĩ Merkley, còn có Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen, và các
dân biểu Pramila Jayapal, Lloyd Doggett, và Ilhan Omar.
Mục tiêu của chuyến đi nhằm hỗ trợ các thành viên của Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á “bảo vệ và tăng cường chủ quyền và an ninh của họ
trước sự gia tăng gây hấn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, thông cáo
cho biết. Các nhà lập pháp sẽ tham dự hơn 35 cuộc họp với các quan chức
chính phủ và các nhà lãnh đạo trong ASEAN, cùng với đại diện của các tổ
chức xã hội dân sự và giám đốc điều hành doanh nghiệp.
“Việt Nam và Indonesia là những đối tác quan trọng của Hoa Kỳ, và chỉ
khi cùng nhau, chúng ta mới có thể giải quyết những thách thức nhiều
mặt của thế kỷ này”, ông Merkley nói trong thông cáo báo chí. “Chuyến đi
của chúng tôi sẽ là cơ hội để tăng cường không chỉ mối quan hệ với
chính phủ hai nước đó mà còn giữa người dân các nước chúng ta”.
Thượng nghị sĩ Van Hollen cho biết trong thông cáo: “Tăng cường quan
hệ đối tác của chúng ta trên khắp thế giới sẽ giúp chúng ta xây dựng một
tương lai tốt đẹp hơn cho người Mỹ cũng như cộng đồng toàn cầu. Điều
này đặc biệt đúng ở Đông Nam Á khi chúng ta nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ
chặt chẽ hơn giữa các quốc gia và giải quyết khủng hoảng khí hậu, bảo vệ
nhân quyền và củng cố an ninh chung của chúng ta. Chuyến đi này sẽ là
cơ hội để giải quyết những lĩnh vực này và hơn thế nữa”.
Tại Việt Nam, phái đoàn sẽ tìm hiểu về những vấn đề còn phải giải
quyết sau chiến tranh, bao gồm các dự án tìm cách xử lý chất da
cam/dioxin, rà phá bom mìn và tìm kiếm các tù nhân chiến tranh và quân
nhân mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài ra, dự kiến trong chuyến đi này, đoàn sẽ đến thăm một địa
phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để hiểu rõ hơn về tác động của
biến đổi khí hậu đối với các cộng đồng và hệ sinh thái địa phương.
Trước chuyến thăm, Thượng nghị sĩ Merkley – ủy viên Uỷ ban Đối ngoại
Thượng viện, và Thượng nghị sĩ Van Hollen – Chủ tịch Tiểu ban Quan hệ
đối ngoại Đông Á của Thượng viện, đã đưa ra một nghị quyết tái khẳng
định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với vai trò trung tâm của ASEAN, Tầm nhìn
của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt
trong kiến trúc thể chế của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ông Merkley cùng với Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Dan Sullivan cũng đã đưa
ra một nghị quyết lưỡng đảng nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề môi
trường, nhân đạo và kinh tế mà sông Mekong đang phải đối mặt, cũng như
công nhận tầm quan trọng thiết yếu của Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ
trong việc hỗ trợ sự thịnh vượng ở khu vực.
Đoàn nghị sĩ EU ‘thất vọng’ vì Việt Nam chưa cải thiện nhân quyền như cam kết trong EVFTA
07/04/2023
Các thành viên của Nghị viện châu Âu vừa nêu lên những quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội từ ngày 4/4 đến ngày 6/4, sau hơn hai năm Việt Nam thực thị Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-EU (EVFTA).
Trong thông cáo báo chí hôm 6/4, phái đoàn gồm 6 nghị viên Liên hiệp
Châu Âu (EU) ghi nhận những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong cuộc
chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng, giúp cải thiện chất lượng cuộc
sống của người dân Việt Nam, nhưng đồng thời bày tỏ “quan ngại sâu sắc
về tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam”.
Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti hôm 7/4 viết trên Twitter:
“Phái đoàn quan trọng của Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội châu Âu tới Việt
Nam để thảo luận về cách thức phát triển hơn nữa sự hợp tác của chúng ta
về các vấn đề nhân quyền và đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết”.
Thông cáo của các nghị viên EU đặc biệt quan ngại về không gian dành
cho xã hội dân sự bị thu hẹp, việc lạm dụng “các quy định mơ hồ” của bộ
luật hình sự để đàn áp những tiếng nói phản biện, sách nhiễu các nhà
hoạt động, đàn áp về quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là trong không gian
trên mạng, và quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Các nghị viên nhấn mạnh niềm tin mạnh mẽ của họ rằng quyền tự do của
các cá nhân là nền tảng cho sự thịnh vượng chung, và rằng các tổ chức xã
hội dân sự độc lập và mạnh mẽ là rất quan trọng để vượt qua các thách
thức cả ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
“Phái đoàn tái xác nhận đề nghị của EU về tăng cường hợp tác với Việt
Nam để cải thiện tình hình nhân quyền ở nước này”, thông cáo viết.
Phái đoàn cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất
cả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam, bao gồm cả
lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ, các nhà báo và các nhà hoạt động môi
trường. Ngoài ra, liên quan vấn đề này, phái đoàn nhấn mạnh sự cần
thiết phải đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho họ.
“Họ nhấn mạnh rằng là một phần quan trọng của thỏa thuận này, Việt
Nam đã cam kết cải thiện tình hình nhân quyền và nhấn mạnh sự thất vọng
của họ vì điều đó vẫn chưa được thực hiện”, thông cáo viết.
Uỷ ban EU điều trần về việc thực thi các công ước lao động ở Đông Nam Á, nêu tình hình Việt Nam
27/03/2023
Phái đoàn Nghị viện Liên minh châu Âu đặc trách khu vực Đông Nam Á
vừa tổ chức phiên điều trần về việc thực hiện các công ước của tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO), trong đó các diễn giả nói rằng Việt Nam “vẫn có
các vi phạm, dù có chút tiến triển”.
Phiên điều trần được tổ chức vào ngày 23/3 dưới sự chủ trì của Nghị
sĩ Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các
quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, cùng với sự tham gia của ông Tim De Meyer,
cố vấn cấp cao của ILO; ông Sơn Trần, phó giám đốc của tổ chức Bảo vệ
Người lao động Việt Nam (VWP), và ông Jordi Curell, Vụ trưởng Lao động
và Việc làm (DG Empl) của Uỷ ban châu Âu.
Từ Anh Quốc, ông Sơn Trần, đại diện của tổ chức Bảo vệ Người lao động
Việt Nam (VWD), một tổ chức xã hội dân sự có trụ sở ở Mỹ chuyên vận
động việc tuân thủ các nguyên tắc của ILO, nói với VOA về nội dung điều
trần của ông:
“Các điểm tôi trình bày, về điểm tích cực, nhà cầm quyền ở Hà Nội đã
có thay đổi Luật Lao động bằng một đạo luật mới 2019, có tiến triển về
việc tôn trọng nghĩa vụ lao động của chính phủ Việt Nam nhưng chưa đủ.
Bởi vì trong Luật Lao động đó có những điểm vi phạm công ước lao động
quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn, đó là Công ước 87, Công ước
105, Công ước 138, và Công ước 97”.
Tại phiên điều trần, ông Sơn Trần cho biết Bộ luật Lao động của Việt
Nam 2019 quy định rằng các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
được thành lập sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký (Điều
172.1). Ông cho rằng quy định này của Việt Nam đã “vi phạm Điều 2 Công
ước 87 của ILO”, mà theo đó quy định rằng “Người lao động và người sử
dụng lao động tham gia các tổ chức do họ lựa chọn mà không cần xin phép
trước”.
Đại diện của VWD cho rằng Việt Nam nên phê chuẩn Công ước 87 trước
khi phê chuẩn Công ước 98 để người lao động thành lập công đoàn trước,
vì chỉ khi có công đoàn, người lao động mới có quyền thương lượng tập
thể với chủ. “Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã làm ngược lại, đã phê
chuẩn Công ước 98 nhưng chưa phê chuẩn Công ước 87 của ILO”, ông Sơn nói
tại phiên điều trần.
Công ước 98 được xem là công ước cốt lõi, bản lề của ILO trong khuôn
khổ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, trở thành một cấu
phần quan trọng của các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới, như Hiệp
định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp
định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), cũng như trong phần
lớn chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các công ty đa
quốc gia.
Ngoài ra, ông Sơn cũng chỉ ra rằng các quy định tại khoản 4, Điều 172
của Bộ luật Lao động Việt Nam 2019 về hồ sơ, thủ tục đăng ký và thẩm
quyền cấp, hủy bỏ đăng ký tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp đã
vi phạm Điều 3.2 của Công ước 87 của ILO.
Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1992, nhưng sau 31 năm cho đến
nay ở Việt Nam chưa hề có một tổ chức công đoàn nào độc lập với tổ chức
công đoàn nhà nước, đại diện của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam
cho biết thêm.
Đồng thời ông cho biết rằng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL)
là một tổ chức chính trị – xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
hoàn toàn không phải là một tổ chức độc lập để bảo vệ quyền lợi của
người lao động.
Ông Sơn cũng trình bày vấn đề lao động cưỡng bức, ông Sơn nói:
“Vấn đề tôn trọng quyền của người lao động khi tham gia vào sản xuất
các sản phẩm theo các hiệp định CPTPP và EVFTA với những điều chúng tôi
trình bày được hoan nghênh bởi vì nó là những sự kiện – chúng tôi có dẫn
chứng – về những vi phạm về cưỡng bách lao động tại Việt Nam, ví dụ như
cưỡng bách tù nhân phải lao động lột hạt điều để xuất khẩu hay trẻ em
phải lao động trong ngành thủy sản và ở các lò gạch”.
Ông Curell phát biểu:
“Chúng tôi có một hiệp định thương mại với Việt Nam, nhưng mặc dù vậy vẫn còn những lỗ hổng, giới hạn của các nguyên tắc lao động”.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh, và Xã hội Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến về các phát biểu trên, nhưng chưa được phản hồi.
Từ năm 1992 cho đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 25 công ước của ILO,
bao gồm 7/8 công ước cơ bản, trong đó có liên quan đến các lĩnh vực
thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và
lao động cưỡng bức. Công ước105 về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức là công ước
mới nhất được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tháng 6/2020, theo trang ILO.
“Việt Nam cũng đã nỗ lực triển khai việc thực thi các công ước, trong
đó bao gồm việc nội luật hóa các quy định của công ước trong hệ thống
pháp luật quốc gia, đặc biệt là Bộ luật Lao động năm 2019”, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong một tuyên bố trước đây.
Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn công ước cơ bản còn lại – Công ước 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức – vào năm 2023.
Nghị viên EU Vind phát biểu tại phiên điều trần: “Chính sách của EU
quy định rằng thương mại phải đi đôi với công bằng xã hội, tôn trọng
nhân quyền và mức độ bảo vệ lao động cao và bảo vệ môi trường cao.
“Sức mạnh thương mại đáng kể của EU trên thị trường quốc tế là một
yếu tố duy nhất giúp EU tham gia một cách có ý nghĩa hơn vào các nỗ lực
chống chế độ nô lệ so với các định chế quốc tế khác.
“Đó là lý do tại sao Nghị viện Châu Âu vào tháng 6 năm ngoái đã thông qua nghị quyết cấm các sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra”.